Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương

131 0 0
Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện bàu bàng, tỉnh bình dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, các trường tiểu học không chỉ quan tâm đến việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thoáng mát, rộng rãi và an toàn mà còn phấn đấu đổi mới, đổi mới mỗi ngày để nâng cao chất lượng

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH NGỌC ANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA HUYỆN BÀU BÀNG,

TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH NGỌC ANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA HUYỆN BÀU BÀNG,

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được nghiên cứu và thu thập từ thực tiễn và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình

Tác giả

Huỳnh Ngọc Anh

Trang 6

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Ý nghĩa đóng góp mới của đề tài 6

9 Cấu trúc của đề tài 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 8

1.1 Tổng quan các nghiên khảo sát về quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học 8

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 8

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 10

1.2 Các khái niệm chính của đề tài 12

1.2.1 Quản lý 12

1.2.2 Quản lý trường tiểu học 12

1.2.3 Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực 13

1.2.4 Quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học 14

1.3 Hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học 15

1.3.1 Vai trò hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học 15

1.3.2 Mục tiêu hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học 15

Trang 7

1.3.3 Nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở

trường tiểu học 16

1.3.4 Phương thức xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc 21

1.3.5 Các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực 22

1.4 Quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học 24 1.4.1 Tâm quan trọng của quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học 33

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 33

1.5.2 Các yếu tố khách quan 33

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG 36

2.1 Khái quát về kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Bàu Bàng, tình Bình Dương 36

2.2 Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng 36

2.2.1 Mục đích khảo sát 36

2.2.2 Nội dung khảo sát 37

2.2.3 Phương pháp khảo sát 37

2.3 Thực trạng hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 40

2.3.1 Thực trạng nhận thức về vai trò, mục tiêu hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 40

Trang 8

2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động xây trường học thân thiện học

sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 43

2.3.3 Thực trạng phương thức hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 46

2.3.4 Thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 47

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 49

2.4.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng quản lý hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 49

2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 51

2.4.3 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 53

2.4.4 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 62

2.4.5 Thực trạng kiểm tra – đánh giá hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 70

2.4.6 Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 72

2.5 Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 73

2.5.1 Các yếu tố khách quan 73

2.5.2 Các yếu tố chủ quan 74

2.6 Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 75

2.6.1 Đánh giá chung thực trạng 75

2.6.2 Nguyên nhân hạn chế 77

Tiểu kết chương 2 78

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC Ở BẬC TIỂU HỌC CỦA HUYỆN BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG 80

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 80

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 80

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 80

Trang 9

3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 80

3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động xây trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương 81

3.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học 81

3.2.2 Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học cho cán bộ quản lý, giáo viên 83

3.2.3 Huy động các nguồn lực xây dựng môi trường cảnh quan, môi trường học tập, môi trường giao tiếp thân thiện ở bậc tiểu học 86

3.2.4 Quyết liệt chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học 87

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực 89

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 92

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 92

3.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát 92

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm các biện pháp 93

Tiểu kết chương 3 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 10

5 GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 6 THTT Trường học thân thiện

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1 Thông tin về khách thể điều tra 38 2.2 Thang đo các nội dung khảo sát 39 2.3 Thang đánh giá các nội dung khảo sát 39 2.4

Thực trạng nhận thức về vai trò hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của CBQL,GV ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

41

2.5

Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của CBQL,GV ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

42

2.6

Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

44

2.7

Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện phương thức hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

46

2.8

Thực trạng đánh giá mức độ đáp ứng của các điều kiện hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

48

2.9

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trong trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

49

2.10 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động xây dựng

trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học 51 2.11 Thực trạng tổ thức môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp

xanh, sạch, đẹp, an toàn ở các trường tiểu học 54

2.12 Thực trạng tổ thức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho

2.13 Thực trạng tổ thức hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc

điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học ở các trường tiểu học 57 2.14 Thực trạng tổ thức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho HS

tiểu học ở các trường tiểu học 58

Trang 12

Số hiệu

2.15 Thực trạng tổ thức các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân

gian, vui chơi, lành mạnh ở các trường tiểu học 59 2.16

Thực trạng tổ thức các hoạt động tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương ở các trường tiểu học

61

2.17 Thực trạng chỉ đạo xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan

trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn ở các trường tiểu học 62 2.18 Thực trạng chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện cho

2.19 Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp đặc

điểm lứa tuổi HS, chương trình môn học ở các trường tiểu học 66 2.20 Thực trạng chỉ đạo các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho

HS tiểu học ở các trường tiểu học 67

2.21 Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giữ gìn, phát huy văn hóa dân

gian, vui chơi, lành mạnh ở các trường tiểu học 68 2.22

Thực trạng chỉ đạo các hoạt tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương ở các trường tiểu học

69

2.23 Thực trạng kiểm tra – đánh giá hoạt động xây dựng trường học

thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học 70

2.24 Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng trường

học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học 72

2.25

Thực trạng tác động các yếu tố khách quan đến quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

74

2.26

Thực trạng tác động các yếu tố chủquan đến quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

75

3.1 Quy ước thang đo đánh giá các biện pháp 93 3.2

Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết biện pháp “Cải tiến lập kế hoạch xây dựng VHƯX ở các trường tiểu học thông qua phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường”

94

Trang 13

Số hiệu

3.3

Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết biện pháp “Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học cho cán bộ quản lý, giáo viên”

95

3.4

Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết biện pháp “Huy động các nguồn lực xây dựng môi trường cảnh quan, môi trường học tập, môi trường giao tiếp thân thiện ở bậc tiểu học”

96

3.5

Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết biện pháp “Quyết liệt chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học”

97

3.6

Kết quả đánh giá tính khả thi và cần thiết biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

98

Trang 14

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2.1

Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

46

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được mỗi quốc gia quan tâm xây dựng, phát triển một nền giáo dục vững mạnh Ở Việt Nam, giáo dục được xem là “quốc sách hành đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” [2] Thực hiện theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về “đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục” [2], các cơ sở giáo dục Việt Nam ở các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng không ngừng thay đổi, trong đó không chỉ đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mà còn đổi mới về môi trường giáo dục, hướng đến xây dựng một nền giáo dục hiện đại, nhân văn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế

Ngày nay, các trường tiểu học không chỉ quan tâm đến việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thoáng mát, rộng rãi và an toàn mà còn phấn đấu đổi mới, đổi mới mỗi ngày để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo cơ hội tương tác và trải nghiệm của học sinh trong từng hoạt động, giữa các học sinh với nhau, học sinh với giáo viên, đặc biệt chú ý đến “xây dựng trường học thân thiện, lành mạnh, an toàn giúp học sinh hứng thú với việc đến trường” [21, tr26], khả năng tương tác của học sinh với thế giới thực tế bên ngoài, yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè, khuyến khích học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo cũng như đáp ứng nguyên vọng của phụ huynh học sinh, góp phần xây dựng môi trường lí tưởng cho các em học sinh tiểu học

Giải quyết những vấn đề trên là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, lâu dài đối với các cơ sở giáo dục tiểu học nói chung và các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương nói riêng hiện nay Để thực hiện được yêu cầu trên về vấn đề xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, học sinh tích cực trong học tập, trong các trường tiểu học được đặc lên hàng đầu Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đổi mới, xây dựng một trường học thân thiện học sinh tích cực và những vấn đề liên quan như: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD DT9 ngày 22 tháng 8 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; Công văn số 3869/BGDĐT-GDTH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm 2019-2020 Đồng thời, theo Công văn số 1428/BGDĐT-CSVTTBTH, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học tăng cường cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục mầm non Theo Công văn số 3712/BGDĐT-CSVT, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các trường tiểu học thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non Theo Công văn số 4470/BGDĐT-CSVT, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện nhiệm vụ về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường mầm non thực

Trang 16

hiện đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 -2025 Ngoài ra, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học [7] Như vậy, những chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào giáo dục đã tạo cơ hội cho nhiều hệ thống trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được thành lập và hoạt động với mục đích đảm bảo chất lượng giáo dục theo chương trình giáo dục tiểu học

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã đạt được những thành tựu đáng kế Trong đó có sự đóng góp lớn lao từ bộ phận quản lý ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, từng bước đưa hoạt động nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước, đáp ứng mục tiêu yêu cầu về đổi mới giáo dục Tuy nhiên, công tác triển khai các hoạt động nói chung và hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực còn nhiều bất cập Trong 11 trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương [12] có rất ít trường có sân chơi, thiết bị vui chơi ngoài trời, nhiều trường chưa có đủ diện tích cho học sinh hoạt động trải nghiệm, thiếu thốn sân chơi và các phòng chức năng chưa đáp ứng yêu cầu mong đợi trong chương trình giáo dục cấp tiểu học [8] Bên cạch đó, tuy được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Sở, Phòng Giáo dục – Đào huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương trong việc thực hiện đâu tư, phát triển môi trường vật chất, môi trường tâm lý xã hội, thân thiện, tích cực trong các trường tiểu học trong thời gian qua, cũng như tổ chức hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm và cách thức thực hiện cho các trường tiểu học về xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, hiệu quả đạt được chưa cao Các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến môi trường giáo dục (môi trường vật chất), sự đổi mới trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động huy động các nguồn lực, khả năng đâu tư, trang bị cơ sở vật chất, thiết kế môi trường, xây dựng không gian cho các hoạt động giáo dục, trải nghiệm trong và ngoài lớp trong nhà trường còn chậm Sự phân công, giao nhiệm vụ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường chưa hợp lý, đồng bộ Đặc biệt, việc sử dụng, khai thác các nguồn lực, vật lực cho hoạt động xây dựng trường học thân thiện,, học sinh tích cực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ít hiệu quả, chưa thể hiện sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện, quá trình tổ chức hoạt động xây dựng môi trường còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng về môi trường vật chất, đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học

Trang 17

thân thiện, học sinh tích cực, chúng ta cần phải củng cố và đổi mới nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Đây là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết của các trường tiểu học, cũng như là trách nhiệm của UBND, ngành GD&ĐT huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Từ đó, cần có nghiên cứu một cách hệ thống về công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương nhằm phát huy những ưu điểm đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tổ chức các hoạt động xây dựng trường học thân thiện, tích cực cho học sinh Từ đó, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện học sinh tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường

Với những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Quản lý xây dựng trường học thân

thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương,

luận văn đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích

cực ở các trường tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương hướng đến mục tiêu “chuẩn hóa, hiện đại hóa” môi trường vật chất và môi trường tâm lý xã hội đáp ứng yêu cầu trường học thân thiện học sinh tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học hiện nay

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Pham vi nghiên cứu của đề là khảo sát thực trạng quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học về xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trên điạ bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020 và đề xuất biện pháp quản lý giai đoạn 2020 -2025 Các biện pháp được đề xuất cho các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Trang 18

- Địa bàn nghiên cứu và đối tượng khảo sát: Các đối tượng tham gia khảo sát là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh của 05 trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương (Trường TH Hưng Hòa, Trường TH Cây Trường, Trường TH Lai Hưng A, Trường TH Lai Hưng B, Trường TH Lai Hưng C)

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài khảo sát thực trạng trong thời gian: năm học 2020-2021

5 Giả thuyết khoa học

Các trường tiểu học huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã thực hiện mục tiêu, nội dung xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực khá hiệu quả, tuy nhiên so với mục tiêu đề ra còn nhiểu hạn chế, môi trường vật chất, không gian trong lớp học và môi trường vật chất ngoài lớp học trong nhà trường (sân trường, sân chơi, sân thể dục, thể thao ) chưa được đầu tư, xây dựng hiện đại, sinh động Công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực còn nhiều bất cập trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá và quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học huyện Bàu Bàng phù hợp mang tính cấp thiết và khả thi

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

- Đề xuất biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp này được sử dụng để phân tích tài liệu lý thuyết về quản lý phát triển môi trường giáo dục, chỉ ra các yếu tố hợp thành của tổ chức môi trường cơ sở vật chất, môi trường tâm lý xã hội, cho phép người nghiên cứu tìm ra những dấu hiệu đặc trưng, cấu trúc bên trong của lý thuyết này Nghiên cứu, hệ thống hóa, khái quát các tài liệu, văn bản, lý luận về công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực Sử dụng phương pháp này nhằm sắp xếp các tài liệu khoa học liên quan đến hoạt động xây dựng môi trường giáo giáo dục theo không gian, thời gian, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết làm cho nội dung lý luận dễ hiểu, dễ nhận biết, dễ sử

Trang 19

dụng theo những yêu cầu đề tài

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Đây là phương pháp để thu thập chứng cứ định lượng về thực trạng

quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường tiểu học thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương để chứng minh cho giả thuyết của đề tài

- Nội dung: Thực hiện xây dựng bảng khảo sát dành cho các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh Nội dung phiếu hỏi về nhận thức về hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và quản lý hoạt động này của các đối tượng khảo sát; nhận định về thực trạng hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Theo đó, thực hiện khảo sát với số mẫu được tính theo công thức chọn mẫu gần đúng

trong đó: n là cỡ mẫu, e=0.05, N: tổng thể - Cách tiến hành: Xây dựng phiếu khảo sát thực trạng về quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực dành cho các đối tượng tham gia khảo sát dựa trên cơ sở lý luận đã được hệ thống ở chương 1, tiến hành gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng tham gia khảo sát ở 5 trường tiểu học thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương một cách ngẫu nhiên và khách quan

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích: Phỏng vấn nhằm thu thập thêm chứng cứ về định tính, câu hỏi –trả lời để chứng minh cho giả thuyết

- Nội dung: Phỏng vấn là hỏi về việc thực hiện các nội dung, phương pháp, điều kiện hỗ trợ cũng như những khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch, tổ chức, thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực Đối tượng phỏng vấn sâu gồm 5 Hiệu trưởng và 10 GV tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

- Cách thực hiện: Chuẩn bị trước một số câu hỏi liên quan về nhận thức hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, trao đổi về những thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động này, chuẩn bị về thiết bị ghi âm, ghi hình, sổ ghi chép Liên hệ các đối tượng được chọn phỏng vấn để có kế hoạch về thời gian, địa điểm phỏng vấn phù hợp Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

- Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin, minh chứng,các tư liệu cần thiết để hiểu rõ hơn hình thức xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại các trường tiêu học nhằm chứng minh cho giả thuyết của đề tài nghiên cứu

Trang 20

- Nội dung: Nội dung thực hiện phương pháp này là phân tích các hồ sơ, kế hoạch giáo dục theo năm, theo tháng, theo tuần và kế hoạch ngày; các báo cáo tổng kết và phương hướng tổ chức môi trường học tập cho học sinh tiểu học, các hoạt động và sản phẩm của học sinh trong các giờ học, các hoạt động lễ hội, ngoài giờ lên lớp tại trường

- Cách thực hiện: Tiến hành phân tích hồ sơ tại 5 trường trường tiểu học thuộc huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

7.3 Phương pháp thống kê toán học

- Mục đích: Phương pháp nhằm thống kê, xử lý số liệu các thông tin thu được một cách chính xác, khoa học để đưa ra kết luận cụ thể, thực tiễn về các đối tượng nghiên cứu

- Nội dung: Thống kế, xử lý các thông tin định lượng từ các bảng hỏi, thống kê xử lý thông tin định tính từ phỏng vấn, phân tích hồ sơ, sản phẩm

- Cách tiến hành:

Đối với dữ liệu định lượng, thực hiện nhập dữ liệu đã được thu thập, tiến hành thống kê dữ liệu theo các phép tính như: tần số, phần trăm, điềm trung bình, độ lệch chuẩn và đánh giá dữ liệu thông qua sử dụng phần SPSS 22.0

Đối với dữ liệu định tính: Các câu hỏi - trả lời trong phỏng vấn, kết quả tìm hiểu, phân tích hồ sơ, sản phẩm được ghi chép, chọn lọc và loại bỏ các câu trả lời trùng lấp nội dung

8 Ý nghĩa đóng góp mới của đề tài

8.1 Về lý luận

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học; Hình thành khung lý thuyết về quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở ở các trường tiểu học của huyện Bàu Bàng, tình Bình Dương

8.2 Về thực tiễn

Phân tích, đánh giá được thực trạng về quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở ở các trường học tiểu học của huyện Bàu Bàng, tình Bình Dương

Đề xuất được một số biện pháp cần thiết và khả thi trong quá trình thực hiện quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở ở các trường học tiểu học của huyện Bàu Bàng, tình Bình Dương

Đề xuất các khuyến nghị cần thiết cho các cấp, ngành liên quan về vấn đề nghiên cứu

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các

Trang 21

phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

ở các trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

ở các trường tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở

các trường tiểu học của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Phần kết luận và khuyến nghị

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Tổng quan các nghiên khảo sát về quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học luôn được sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều nhà chuyên môn nhằm phát triển toàn diện cho học sinh Trong phần này, người nghiên cứu trình bày những công trình liên quan đến nghiên cứu vấn đề, cụ thể như:

Trong cuốn “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” của tác giả Tsunesaburo Makiguchi, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là tạo dựng môi trường giáo dục thuận lợi để giúp học sinh được tham gia vào quá trình học tập, hình thành kinh nghiệm thực tiễn thông qua những trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp với những giáo cụ, trang thiết bị thực hành đầy đủ và có sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên [23] Như vậy, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là xây dựng một môi trường giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường phải đầu tư xây dựng môi trường vật chất, trang thiết bị dạy học an toàn, sạnh, đẹp, tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, được tương tác tích cực trong môi trường giáo dục thực tiễn, thu hút học sinh đến trường

Trong bài viết “Working Towards Inclusive Education – Hướng đến giáo dục hòa nhập” của Peter Mittler, sự thay đổi môi trường giáo dục nhà trường là rất quan trọng đối với kết quả giáo dục học sinh Việc thay đổi này bao gồm việc sửa đổi chương trình và đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy sự tham gia của phụ huynh vào quá trình học tập của học sinh Tuy nhiên, việc thay đổi này cần được thực hiện, điều chỉnh như thế nào cho phù hợp, đồng thời giáo viên cần lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học như thế nào cho hiệu quả [36] Qua đó, xây dựng trường học thân thiện là việc thay đổi môi trường giáo dục giáo dục theo hướng tích cực, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển theo mục tiêu chương trình giáo dục, nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Trong bài viết “The effects of academic environment and bacground characteristics on students’ satisfaction and performance – Ảnh hưởng của môi trường học tập và các đặc điểm cơ bản đến sự hài lòng và hiệu suất của học sinh” của Karemera, môi trường vật chất, trang thiết bị dạy học ảnh hưởng đến kết quả học tập

Trang 23

của học sinh Xây dựng trường học thân thiện là xây dựng tòa nhà thích hợp, đủ và an toàn, cũng như xây dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh, sạch sẽ, an ninh và bảo vệ học sinh Trường học được xem là thân thiện với học sinh khi không có rào cản, thúc đẩy tiếp cận hòa nhập và quyền bình đẳng của mọi học sinh, đặc biệt trường học phải có đầy đủ và trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ học sinh trong học lý thuyết và thực hành [35]

Trong bài bài viết “Child-Friendly Schooling for Peacebuilding – Trường học thân thiện với học sinh để xây dựng hòa bình” của UNICEF, trường học thân thiện về cơ bản là trường học được xây dựng dựa trên quyền của trẻ em với những đặc điểm và nguyên tắc như: Lấy học sinh làm trung tâm; Hòa nhập (hòa bình, khoan dung, bình đẳng và hữu nghị); Sự tham gia của dân chủ (tạo sự cởi mở cho trẻ có tiếng nói trong đàm phán về nội dung chương trình giảng dạy và lựa chọn phương pháp, quy trình học tập); Bảo vệ (trường học là nơi lành mạnh về thể chất và tình cảm xã hội, hợp vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý xã hội, học kỹ năng sống và bảo vệ học sinh khỏi bị lạm dụng và tổn hại, kể cả trên đường đến và đi học) [39] Như vậy, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là đồng nghĩa với việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học an toàn, hiện đại, xây dựng một đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, hỗ trợ mọi yêu cầu học tập của học sinh

Theo bài viết “Giving creativity room to students through the friendly school’s program – Mang đến không gian sáng tạo cho học sinh thông qua chương trình trường học thân thiện ” của Bukman Lian, Muhammad Kristiawan và Rosma Fitriya cho thấy, việc xây dựng trường học thân thiện là tạo ra môi trường học tập thuận lợi để học sinh học hiệu quả trong bầu không khí mang lại cảm giác an toàn, phần thưởng mà không có sự đe dọa và khuyến khích, không có sự phận biệt đối xử Học sinh được giáo dục và bảo vệ trong một môi trường lành mạnh với sự tham gia của cha mẹ học sinh và công đồng xã hội Một số đặc điểm của trường học thân thiện: Thái độ đối với học sinh, đối xử cân bằng giữa nam-nữ, thông minh-yếu, giàu-nghèo, bình thường-khuyết tật, viên chức lao động, tôn giáo, xã hội và chuẩn mực văn hóa, tình cảm với học sinh; Phương pháp học tập được áp dụng các PPDH đa dạng và đổi mới; Phương tiên học tập, quá trình học tập được hỗ trợ bằng các phương tiện giảng dạy như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, giáo cụ trực quan giúp học sinh dễ tiếp thu; Thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động làm, thực hành khác nhau để phát triển năng lực; Sắp xếp lớp học, bàn, ghế, hình minh họa khoa học; Học sinh được tham gia bày tỏ ý kiến trong xây dựng trường, lớp thông qua hòm thư góp ý, báo tường; Nước sạch, công trình vệ sinh, các thiết bị y tế được trang trí, điều chỉnh theo tư thế và đặc điểm tuổi của học sinh [34]

Trang 24

Bài viết của Yulia Stukalina liên quan đến việc quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục nhằm giúp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Theo Yulia Stukalina, môi trường giáo dục cho học sinh bào gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lý xã hội Để quản lý hoạt động tạo dựng môi trường giáo dục trong nhà trường lành mạnh, học sinh học tập tích cực, nhà quản lý giáo dục phải xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, kế phải phải gắn với xu hướng phát triển nhà trường, bối cảnh xã hội và các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường ảnh hưởng đến quá trình quản lý xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện Đồng thời, nhà quản lý cần phải quan tâm phát triển nguồn lực bên trong nhà trường, bởi đây là nguồn lực cần thiết để duy trì quá trình giáo dục và các mối quan hệ xã hội Đặc biệt, để quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục tích cực người học phải tập trung vào chất lượng các hoạt động giáo dục, thú hút học sinh thông qua tương tác với các bên liện quan và tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin trong quản lý [40]

Như vậy có thể thấy, các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới về việc tổ chức xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực có vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, tạo niềm tin và sự an toàn cho học sinh, thu hút học sinh tham gia trong các hoạt động trải nghiệm trong quá trình học tập trong các môn học Bởi xây dựng trường học thân thiện và việc đầu tư, thiết kế không gian trường lớp, trang bị trang thiết bị dạy học đầy đủ, an toàn thu hút học sinh, cũng như phát triển đội ngũ giáo viên tạo dựng môi trường tâm lý thỏa mái cho học sinh khi tìm hiểu, khám phá trong học tập và nâng cao kết quả học tập Tuy các công trình trên chưa tập trung nghiên cứu đầy đủ về quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học, nhưng các công trình nghiên cứu đã tổng quan được những yếu tố quyết định đến sự thành công trong quá trình tổ chức xây dựng trường

học thân thiện góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Trong phần này, người nghiên cứu xin trình bày tổng quan nghiên cứu vấn đề qua một số bài báo và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực cũng như quản lý về hoạt động này, cụ thể như:

Trong bài viết “Trường học thân thiện, học sinh tích cực, từ lý luận vững chắc đến hiệu quả lâu bền” của Nguyễn Huy Huấn và Đặng Hồng Điều cho thấy, mỗi quốc gia thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực theo cách riêng của mình, nhưng tất cả đều hướng đến chất lượng của môi trường giáo dục bao gồm vật chất và tinh thần Ở Việt Nam, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực được thực hiện theo phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” do Bộ

Trang 25

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động với 5 nội dung: Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn; Dạy và học hiệu quả, phù hợp với học sinh; Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh; Học sinh tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng ở địa phương Như vậy, yếu tố học sinh tích cực chính là một sự sáng tạo, phát triển của Việt Nam, để khắc phục một nhược điểm chung của học sinh Á Đông là lụt rè, thiếu tự tin [17]

Trong bài viết “Xây dựng lớp học thân thiện trong các trường tiểu học” của Phan Duy Nghĩa cho thấy, học sinh yêu trường, yêu lớp, gắn bó với trường, lớp mới đem lại hiệu quả cao trong giáo dục Để tạo sự gắn kết giữa học sinh với trường lớp, nhà trường phải được bố trí lớp học thân thiện, thay đổi cách cư xử của giáo viên, thực hiện thường xuyên việc khen ngợi, không nên chê bai học sinh, đặc biệt luôn tạo tiếng cười trong mỗi tiết học và quan tâm, chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập của học sinh [26]

Trong bài viết “Triển khai xây dựng trường học thân thiện ở tiểu học đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục” của Nguyễn Trung Kiên và Nguyễn Thị Phương Lan cho thấy, xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ Đồng thời, nhóm tác giả đã chỉ ra được yếu tố về văn hóa nhà trường ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực [21] Như vậy, trong quá trình xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, nhà trường cần chú ý đến giá trị văn hóa nhà trường

Trong bài viết “Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học tại thành phố Đã Nẵng – Nhìn từ góc độ học đường” của Trần Thị Thúy Hà cho thấy, các nội dung quản lý hoạt động giáo dục môi trường tại các trường tiểu học được tác giả tiếp cận như: nhận thức của CBQL,GV về giáo dục môi trường cho học sinh, công tác chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá của BGH, việc soạn giảng nội dung giáo dục môi trường vào các bài học chính khóa của giáo viên, sự phối hợp giữa BGH với các lực lượng ngoài nhà trường, cơ sở vật chất hỗ trợ giáo dục môi trường, trang thiết bị hỗ trợ giáo dục môi trường như tài liệu, trang ảnh, video [13, tr32] Qua đó, để quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, BGH nhà trường bên cạnh tạo điều kiện giúp CBQL,GV nhận thức đúng về vai trò, mục tiêu quan trọng của hoạt động xây dựng trường học thần thiện, học sinh tích cực, còn phải xây dựng kế hoạch đâu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển đội ngũ giáo viên cũng như thực hiện công tác chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động này trong trường tiểu học

Trang 26

Quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường cũng như phát triển toàn diện học sinh, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước Bởi lẽ, khi cơ sở hạ tầng trường lớp, trang thiết bị dạy học trong nhà trường được xây dựng xanh, sạch đẹp, an toàn, đầy đủ, cũng như không gian học tập trong và ngoài lớp được thiết kế phù hợp, sinh động sẽ tạo sự hứng thú, thu hút học sinh tham gia học tập, trải nghiệm Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài này, để mang lại hiệu quả trong quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học, nhà trường phải đảm bảo các kiều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhân lực để mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào và xuất phát từ học sinh tiểu học

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Quản lý

Hiện nay, khái niệm về quản lý được nhiều người quan niệm khác nhau Trong đó, những quan niệm về quản lý được sử dụng nhiều nhất như:

Quan lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào

bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất [38]

Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất Với kiến thức thì quản lý là một khoa học, còn với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật [15]

Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến [18]

Quản lý là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường [27]

Qua đó, quản lý được hiểu là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể

quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu dự kiến

1.2.2 Quản lý trường tiểu học

Nhà trường là một cơ sở giáo dục, ở đó, con người được học cùng nhau, nhà trường là nơi sản sinh ra tài năng cho đất nước và là nơi mà ở đó tất cả những người thầy tự nguyện đến với nhau, là cơ sở đúng đắn duy nhất cho một trung tâm giáo dục thực sự [23]

Quản lý nhà trường là nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng nhà trường, là tổ

Trang 27

chức được các hoạt động dạy và học, cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đất nước [18]

Quản lý trường tiểu học với mục tiêu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và

các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở [2]

Quản lý nhà trường là thực hiện theo đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và từng học sinh cụ thể [19]

Như vậy, quản lý trường tiểu học là thực hiện quản lý nhà trường nói chung, là sự tác động có kế hoạch, có mục đích của Hiệu trưởng trường tiểu học đến các hoạt động trong nhà trường, thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và

kiểm tra - đánh giá các hoạt động trong nhà trường tiểu học nhằm đạt mục tiêu giáo

dục tiểu học Quản lý trường tiểu học với những nội dung như: quản lý hoạt động dạy học, giáo dục, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, quản lý tài sản, quản lý cơ sở vật chất, quản lý môi trường, quản lý bán trú, quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi, quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, quản lý phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường…nhằm giúp học sinh tiểu học hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để chuẩn bị tốt cho bậc học tiếp theo

1.2.3 Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

Thân thiện là có tình cảm, đối xử tử tế và thân thiết với nhau Trường học thân thiện tiếp cập trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em, đảm bảo cho học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tập, được các giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng Trường học thân thiện thực hiện giáo dục theo tính tổng thể về chất lượng Yếu tố thân thiện trong trường học thể hiện ở việc động viên, khuyến khích học sinh, giáo viên và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môi trường giáo dục với tình thương yêu và trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường [1]

Trường học thân thiện là trường học mà học sinh có quyền được học hết khả năng của mình trong một nơi an toàn và được chào đón [37, tr10]

Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là tạo môi trường giao tiếp tốt giữa học sinh với giáo viên, học sinh với nhân viên và giáo viên với nhân viên, xây dựng bầu không khí mang lại cảm giác an toàn, không có sự đe dọa và khuyến khích, không có sự phận biệt đối xử Đồng thời, cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học, cơ sở

Trang 28

vật chất giúp học sinh cảm thấy thỏa mái, bình tĩnh, thu hút tham vào quá trình dạy học, nâng cao kết quả học tập của học sinh [34]

Như vậy, trường học thân thiện là trường học được thực hiện giáo dục theo tính tổng thể về chất lượng Học sinh trong trường được tôn trọng, được đảm bảo quyền trẻ em, được động viên, khuyến khích, hỗ trợ trong học tập để phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn, đầy đủ

Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là hoạt động có mục đích, kế hoạch, nội dung và phương thức cụ thể của tập thể sư phạm nhà trường làm cho môi trường vật chất (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, không gian, cảnh quan trong và ngoài lớp học) xanh, sạch, đẹp, an toàn Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh Đồng thời, môi trường học tập (tinh thần), giao tiếp thân thiện trong tập thể sư phạm, giao tiếp thân thiện giữa học sinh với giáo viên, giáo viên với cha me học sinh, học sinh với học sinh, nhà trường với tổ chức xã hội, cũng như xây dựng bầu không khí mang lại cảm giác an toàn, không có sự đe dọa và khuyến khích, không có sự phận biệt đối xử của học sinh Cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian, hát dân ca, các hoạt động văn nghệ, đồng thời cho học sinh tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn học, lịch sử, cách mạng địa phương giúp học sinh nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của ông cha, tích cực bảo vệ môi trường, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

1.2.4 Quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học

Theo các khái niệm trên, có thể hiểu quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học là những tác động có mục đích, kế hoạch của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trong trường tiểu học đến tập thể sư thạm tham gia xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất

lượng giáo dục và đào tạo nhà trường Công tác quản lý hoạt động này bao gồm: quản

lý xây dựng môi trường cảnh quan, môi trường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, không gian trường lớp; quản lý dạy học hiệu quả học sinh; quản lý xây dựng môi trường học tập (tinh thần) thân thiện, đảm bảo các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ, đa dạng, an toàn, khả năng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên; quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ, hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát triển di tích lịch sử, cách mạng địa phương; quản lý môi trường giao tiếp, ứng xử trong tập thể sư phạm nhà trường; quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng bầu không khí thân thiện, an toàn, không phân biệt, đối xử học sinh, khuyến khích, giúp học sinh thỏa mái trong học tập, trải nghiệm

Trang 29

nâng cao kết quả học tập và áp dụng vào thực tiễn đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học qua công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra - đánh giá hoạt động này

1.3 Hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học

1.3.1 Vai trò hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học

Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường tiểu học có ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển trí tuệ, sức khỏe và tình cảm cho học sinh tiểu học Ngoài ra, trong chương trình đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay, học sinh được coi là trung tâm trong các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường Học sinh được khuyến khích, được bình đẳng tham gia tích cực trong hoạt động, được làm việc, được tham gia trải nghiệm, được tìm tòi khám phá thế giới xung quanh nhằm phát triển toàn diện, phát huy tính tích cực, hình thành năng lực chuẩn bị tốt cho bậc học trung học cơ sở Trường học được xây dựng với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ, an toàn, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, đạt chuẩn sẽ góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, bầu không khí thân thiện, cởi mở học sinh được phát huy tối đa mọi tiềm năng sẵn có của mình [21] Như vậy, vai trò của việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực bao gồm:

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng cho việc dạy và học của thầy cô giáo và học sinh;

Tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học;

Tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân thiện, môi trường giao tiếp hoà đồng, cởi mở với học sinh;

Tăng khả năng tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh và giáo viên với cha mẹ học sinh;

Tạo cho học sinh cảm giác được an toàn, bình đẳng, tự tin và đảm bảo quyền được đi học, học hết cấp học của học sinh;

Khuyến khích đội ngũ giáo viên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn,

nghiệp vụ

1.3.2 Mục tiêu hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học

Trường học thân thiện, học sinh tích cực là trường học đảm bảo được cho học sinh an toàn, khỏe mạnh, hài lòng với việc học, được hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ giáo viên trong quá trình học tập Qua đó, hoạt động xây dựng trường học thân thiên học

Trang 30

sinh tích cực trong trường tiểu học có các mục tiêu như:

Cảnh quan sân trường an toàn, sạch, đẹp, có cây xanh, thảm cỏ, sân chơi, bãi tập thoáng mát;

Không gian lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học và trang thiết bị dạy học đa dạng, an toàn, thu thút học sinh tham gia học tập;

Khu vực nhà vệ sinh, thiết bị vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ, an toàn phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học;

Khu vực ăn uống, nhà bếp được giữ gìn sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm;

Giáo viên được nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học; Phòng chống bạo lực học đường, xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực trong nhà trường;

Học sinh sáng tạo, chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và trong cuộc sống;

Học sinh được thỏa mái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học

Tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

1.3.3 Nội dung hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường tiểu học

- Môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:

Môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp bao gồm: cơ sở hạ tầng trường, lớp,

trang thiết bị dạy học trong và ngoài lớp học Môi trường, cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn là cơ sở hạ tầng trường, lớp, trang thiết bị dạy học trong và ngoài lớp học được đầu tư, xây dựng đáp ứng được yêu cầu xanh, sạch, đẹp, an toàn cụ thể:

+ Trường học xanh: Nhà trường đảm bảo trường học đủ diện tích theo quy định,

được quy hoạch Trường tiểu học được thiết kế tối đa 30 lớp với số học sinh mỗi lớp không lớp hơn 35 học sinh Đối với khu vực thành phố, thị xã 6m2/học sinh, khu vực nông thôn, miềm núi 10m2/học sinh Nếu học 2 buổi/ngày tiêu chuẩn điện tích/học sinh tăng thếm 25% so với quy định [32] Trường có tường xây hoặc hàng rào cây xanh bao quanh, cây xanh chiếm 40% diện tích sân trường, cây có rễ cọc không dễ bị đổ gẫy; trong khuôn viên có hệ thống xây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường Vườn trường được bố trí khoa học, hợp lý, phục vụ cho việc dạy học và các hoạt động giáo dục khác; Hệ thống cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa phải được nhà trường quan tâm, chăm sóc, bảo dưỡng [11]

Trang 31

+ Trường học sạch: Trường học sạch là trường được bố trí, sắp xếp phù hợp các khối công trình phục vụ dạy học, sinh hoạt của CBQL,GV,HS, không bị viết, vẽ bậy trên tường; Có hệ thống xử lí rác thải, không có rác, có thùng đựng rác được đặt vị trí hợp lý đảm bảo mĩ quan, có nắp đậy; rác được tổ chức phân loại và xử lý trong ngày Hệ thống cống, rãnh nước thải có tấm đậy an toàn, ngăn được mùi hôi; không có hố nước đọng gây ôi nhiễm; Nguồn nước sạch đủ sinh hoạt, nước uống hàng ngày cho CBQL,GV,NV,HS; Có đủ nhà vệ sinh cho CBQL,GV,NV,HS theo quy định; Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh phải phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh tiểu học; Nhà vệ sinh phải thoáng, đủ ánh sáng, có mái che, thường xuyên được giữ gìn sạch sẽ, không có mùi hôi; Thực hiện tốt công tác y tế trường, thực hiện khám sức khỏe cho học sinh định kỳ, cũng như thực hiện truyền thông giáo dục về vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch, bệnh; Bếp ăn tập thể phải được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền [11]

+ Trường học đẹp: Trường có quy định hợp lý, khoa học đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục và sự phát triển dài hạn; Trong các phòng học, phòng chức năng được bài trí gọn gàng, thẩm mỹ, có ý nghĩa giáo dục; CBQL,GV,NV,HS đoàn kết, tương thân, tường ái, biết sống hài hòa thân thiện với thiên nhiên; tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, bảo vệ môi trường; Trang phục của CBQL,GV,NV,HS gọn gàng, sạch đẹp; hành vi, ngôn ngữ ứng xử thực hiện theo đúng những chuẩn mực nhà giáo và học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [11]

+ Trường học an toàn: Để trường học được an toàn, nhà trường phải đảm bảo thực hiện các nội dung như: Cơ sở vật chất bảo đảm an toàn trong các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục; Trường học có kè, tường bảo vệ xung quanh, trồng những cây có rẽ cọc, khó gẫy; Có hệ thống phòng cháy, chống cháy nổ; Các bảng biểu hướng dẫn được bố trí, sắp xếp hợp lý, tiện dụng; Đối với các khu vực mà lối đi có bậc phải đảm bảo các bậc không lớn 300mm, không nhỏ hơn 150mm Nếu có quá 3 bậc phải bố trí tay vịn; Học sinh được bồi dưỡng kỹ năng phòng chống tai nan thương tích, kỹ năng tự giác, tự quản, tự bảo vệ, không có biểu hiện, hành vi bạo lực trong nhà trường [32]

Như vậy, môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn như: Nhà vệ sinh, xung quanh nhà trường, cổng trường được xây an toàn, sạch, đẹp, không có nguy cơ tiểm ẩn, gây nguy hiểm cho học sinh Trong lớp học có đầy đủ bàn ghế, bảng chống lóa, đèn chống cận, quạt, máy chiếu…; Không gian lớp học phù hợp, khoảng cách chỗ ngồi từ học sinh đến bảng là 1.6m; Lớp học sạch sẽ, trang trí thẩm mỹ, phù hợp với tâm lý học sinh tiểu học; Có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng dạy học hiện đại và tối thiểu cho học sinh và giáo viên; Đảm bảo sĩ số 30-40 học sinh/lớp

Trang 32

- Môi trường học tập tích cực (tinh thần), giao tiếp thân thiện:

Môi trường học tập tích cực (tinh thần), giao tiếp là toàn bộ quan hệ tác động qua lại giữa GV,HS, nhà trường, gia đình và cộng đồng Môi trường học tâp tích cực, giao tiếp thân thiện là các mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm tạo điều kiện để học sinh được học tập có kết quả, được an toàn trong sự bảo vệ, được coi trọng, công bằng, dân chủ, thân ái, chan hòa, bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, gia đình, không có tệ nạn xã hội, học sinh được khuyến khích học tập và phát triển hết năng lực tiềm năng của mình, được đảm bảo phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần [31, tr14]

+ Mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh: Môi quan hệ giữa giáo viên và học sinh là một trong những nội dung của môi trường tình thần trong lớp học thân thiện [31, tr15] Môi quan hệ giữa giáo viên và học sinh được biểu hiện qua sự tôn trọng, thương yêu học sinh, hết lòng vì học sinh; Sự tâm huyết, đầu tư thực hiện kế hoạch dạy học, xây dựng giáo án, đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện thái độ, hành vi ứng xử, sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực của giáo viên để tạo cơ hội, sự tin tưởng, gần gũi, hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học; Bố trí chỗ ngồi hợp lý cho học sinh, giúp học sinh quan sát sõ, thỏa mái, tự tin, mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, nguyên vọng của mình trong môn học; Quan tâm về giới, công bằng giới giữa học sinh nam và nữ, không phân công nhiệm vụ có tính khuôn mẫu về giới; Học sinh được tham gia quyết định trang trí, sử dụng không gian lớp học, các học sinh được phép bày tỏ ý kiến; cử chỉ, lời nói, việc làm phải mẫu mực của giáo viên; gần gũi, thân thiện, không xúc phạm, miệt thị với học sinh; học sinh được rèn luyện những thói quen, hành vi văn hoá ứng xử, sự quan tâm, thông cảm, hợp tác với các bạn trong nhóm, trong tập thể lớp

+ Mối quan hệ thân thiết giữa học sinh với học sinh: Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh trong tập thể lớp học thân thiện ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh Bởi đây là mối quan hệ được biểu hiện vừa là bạn bè, vừa là anh em, mối quan hệ không chỉ dừng lại trong khi học tập mà còn tồn tại đến khi trưởng thành hay về già [31] Chính vì vậy, giáo viên cần tạo mọi điều kiện và hướng dẫn vun đắp mối quan hệ này cho học sinh, giúp học sinh làm việc hợp tác với nhau trong học tập, trong các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, rèn luyện các em biết chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ nhau khi bạn gặp khó khăn trong học tập, không hiểu bài Thường xuyên theo dõi, quan sát học sinh, góp ý học sinh khi có sự cạnh tranh, ganh đua không lành mạnh trong học tập, hay khi gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt người yếu thế

+ Mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội: Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, thân thiết giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng

Trang 33

đồng xã hội sẽ tạo sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện hoạt động giáo dục – dạy học cho học sinh [31] Tạo mối quan hệ thân thiết này không chỉ là trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, cha mẹ học sinh và cả cộng đồng Qua đó, mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội đáp ứng yêu cầu trường học thân thiện, học sinh tích cực được thể hiện qua các nội dung như: Giáo viên liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh để trao đổi thông tin về kết quả học tập của học sinh; Cán bộ địa phương nắm được hoạt động giáo dục của nhà trường và hỗ trợ nhà trường; Cộng đồng xã hội (hàng xóm học sinh) quan tâm và theo dõi, phản ánh hoạt động của nhà trường; Cha mẹ học sinh không nên giao phó việc học tập của con cho nhà trường; Nhà trường luôn có sự liên hệ,có sự hỗ trợ, tham gia của chính quyền địa phương

- Dạy học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, mục tiêu

chương trình môn học:

Để nâng cao hứng thú và động lực trong học tập hình thành nên những kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng những dòi hỏi của xã hội hiện đại, mỗi nhà giáo phải cố gắng nỗ lực hơn trong quá trình dạy học, giáo viên tích cực trong tìm kiếm, khai thác thông tin, thiết kế bài giảng và trình bày bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp, lấy người học làm trung tâm, đảm bảo mục tiêu chương trình môn học, đảm bảo tính vừa sức với học sinh Trong đó, “đổi mới phương pháp dạy học là chuyển từ dạy sang hưỡng dẫn, từ nghe và tiếp thu một cách thụ động sang tự học Tạo sự tương tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, cũng nhau bàn bạc, thảo luận tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề tối ưu, hiệu quả nhất” [24, tr51] Như vậy, để đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao kết quả học tập cho học sinh tiểu học, cũng như đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường, đội ngũ giáo viên phải biết khai thác triệt để những ưu điểm trong những phương pháp dạy học, vận dụng những phương pháp dạy học mới, tích hợp, hiệu quả, đặc biệt đổi mới trong việc lập kế hoạch, thiết kế bài dạy, phương pháp dạy trên lớp cũng được thay thế linh hoạt, phù hợp, đổi mới trong cách kiểm tra – đánh giá học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn, khả thi nhà trường

- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng,

giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng sống cho học sinh Đây là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường, bởi đây là rèn luyện cho học sinh cách sống tích cực trong xã hội, trang bị cho học sinh những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội, học sinh có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, nâng cao khả

Trang 34

năng xử lý những tình huống, thể hiện những hành vi chuẩn mực trong cuộc sống Từ đó, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp phải có sự dẫn dắt, định hướng, tổ chức cho học sinh rèn luyện hành vi, trách nhiệm thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hay thông qua tích hợp trong các môn học giúp học sinh hình thành và phát triển hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng; có khả năng ứng phó trong các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người [29]

- Cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian, hát dân ca, các hoạt động văn

nghệ, thể thao:

Việc đưa các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, các hoạt động văn nghệ vào

trường tiểu học được xem như là một hoạt động vui tươi lành mạnh, giúp học sinh hướng về cội nguồn và hiểu hơn về những giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tránh xa tệ nạn xã hội Bởi vì, đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian được nhân dân sáng tạo, lưu truyền rộng rãi trong xã hội bằng tất cả sự say mê của tâm hồn và trí tuệ [22] Qua đó, các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca thực hiện hiệu quả trong nhà trường, thu hút được học sinh tham gia trải nghiệm, góp phần nâng cao kỹ năng tự tin, nhanh nhẹn, cảm nhận được đời sống tinh thân, tuổi thơ, học sinh biết cách chia sẻ, hợp tác, cảm thông với bạn bè, thầy cô giáo và người thân, trò chơi phải được chọn lựa phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, như ô ăn quan, kéo cưa lừa xẻ, kéo co, chơi nu na, nu nống, cờ tướng, cơ vua Đồng thời, giáo viên chú ý một số vấn đề trước, trong và sau khi chơi như: Trước khi chơi GV lựa chọn tiết học phù hợp, chuẩn bị nội dung trò chơi học tập, đồ dùng, ghi chép lài những khó khăn và hợp lý, điều chỉnh trò chơi, đưa các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca thông qua các cuộc thi giữa các lớp, lồng ghép các trò chơi, hát dân ca vào các hoạt động ngoại khóa; Trong khi chơi GV theo dõi, kiểm tra, uốn nắn học sinh, đảm bảo an toàn cho học sinh, giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng trong học tập và găn kết tình bạn, phát triển tình cảm, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước Kết thúc, GV cần nhận xét việc thực hiện trò chơi, bài hát, động viên học sinh tích cực tham gia, không chê trách khi các em mắc lỗi, khéo léo hướng dẫn học sinh, lôi cuốn học sinh tham gia hoạt động, vui

chơi, trải nghiệm

- Cho học sinh tìm hiểu, chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch

sử, văn hóa, cánh mạng địa phương: Di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương là

một bộ phận cấu thành của di tích lịch sử, văn hóa dân tộc và những di tích, sự kiện lịch sử dân tộc cũng đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định Việc đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo, trung tu và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa địa phương luôn được các cấp, ban, ngành địa phương quan tâm thực

Trang 35

hiện “tăng cường chất lượng biểu diễn nghệ thuật, bảo tồn, bảo tàng, di tích lịch sử, lễ hội, thư viên, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, nâng cao phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa…; phát triển hệ thống thư viện, nhiều tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, chương trình biểu diễn, lệ hội với chất lượng cao ” [16] Qua đó, để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cánh mạng địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhà trường thường xuyên tuyên truyền, giáo dục rộng rãi đến học sinh những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của ông cha thông qua tích hợp trong việc dạy văn hóa, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, như: hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “tiếp lửa truyền thống” hàng năm, hay vào những ngày lễ, hội, ngày 3/2; 30/4;2/9’22/12 Tổ chức các hoạt động tặng quà, thăm hỏi, thăm quan, thăm khu di tích…cho học sinh

1.3.4 Phương thức xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc

- Tổ chức môi trường vật chất, cảnh quan ngoài lớp học thân thiện:

Tổ chức môi trường vật chất ngoài lớp học trong nhà trường thân thiện, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, an toàn bao gồm các tiêu chí như sau: Thiết kế môi trường vật chất ngoài lớp học an toàn, vệ sinh, thân thiện với những cây xanh, cỏ, hoa, cây leo và ánh sáng tự nhiện; Xây dựng hàng rào bao quanh khuôn viên nhà trường và cổng có biểu hiệu tên trường/điểm trường đẹp, an toàn; Xây dựng nhà vệ sinh, nước sạch, hố rác và được giữ gìn sạch sẽ, không có mùi hôi; Trang bị tủ thuốc với một số thuốc thông dụng để có thể sơ cứu cho học sinh tạm thời như: thuốc cảm, dầu, bông băng, thuốc sát trùng; Xây dựng sân chơi, sân tập thể dục an toàn và có thể tổ chức các hoạt động giáo dục trong mọi thời tiết; Xây dựng sân trường có nhiều loại học liệu, phương tiện đặc trưng cho từng nội dung hoạt động; Sân trường được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi thể thao kích thích sự khám phá, hứng thú cho học sinh tham gia hoạt động; Lắp đặt hệ thống camera quan sát, theo dõi đảm bảo an ninh cho học sinh hoạt động trong sân trường, trước cổng trường [31, tr26]

- Tổ chức môi trường vật chất, không gian trong lớp học thân thiện:

Tổ chức môi trường vật chất, không gian trong lớp học thân thiện bao gồm các tiêu chí như sau: Xây dựng phòng học có diện tích đủ rộng thoáng mát và đủ ánh sáng, sàn lớp bằng phẳng, có cây xanh trong lớp; Thiết kế bàn ghế chắc chắn, phủ hợp với học sinh tiểu học, bảng viết chữ rõ ràng, dễ nhìn; Sắp xếp không gian/khu học tập với nhiều thông tin, hiện tượng gần gũi đời sống học sinh; Phân công quét dọn vệ sinh lớp, ngăn bàn đảm bảo không có mạng nhện, vết loang lỗ, cửa sổ và cửa ra vào, bàn ghế không có bụi đất bám; Trang bị thùng/giỏ đựng rác và chổi quét để gọn gàng; Thiết kế môi trường góc hoạt động theo chủ đề giáo dục; Xây dựng không gian đủ rộng cho học

Trang 36

sinh thực hiện các trò chơi, hoạt động nhóm; Trang bị trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thực hành phù hợp với nội dung trong các chủ đề hoạt động; Thiết kế các dụng cụ, học liệu, tài liệu đáp ứng yêu cầu của chủ đề hoạt động, không gian hoạt động; Tìm kiếm, khai thác tài liệu, các đoạn video, nhạc, hình ảnh sinh động phù hợp nội dung hoạt động [31]

- Tổ chức môi trường học tập thân thiện, cởi mở:

Tổ chức môi trường học tập, giao tiếp thân thiện là xây dựng môi trường tâm lý xã hội, tạo mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học, giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội với phương thức thực hiện như: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và học sinh, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh; Xây dựng bầu không khi vui vẻ, yêu thương, tôn trọng, công bằng, thân ái, chan hòa, bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, gia đình; Tổ chức các hoạt động giáo dục, giao tiếp thân thiện, hoà đồng, ấm cúng, cởi mở; Động viên, khuyến khích và tạo cơ hội để tất cả học sinh học tập và phát triển hết năng lực tiềm ẩn của mình; Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong giao tiếp và sử dùng lời nói và hành động chuẩn mực [31,tr30]

- Tổ chức huy động các nguồn lực trong nhà trường và cộng đồng xã hội:

Xây dựng mối quan hệ lành mạnh, chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

là điều kiện để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh tham gia hiệu quả trong các hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường Các mối quan hệ được xây dựng thông qua nhiều hình thức, trong đó việc tổ chức thăm hỏi, chuyên đề, hội thảo là rất quan trọng, bởi đây là hoạt động để các bên có điều kiện trao đổi, giao lưu, thăm hỏi, chia sẽ kinh nghiệm cũng như khó khăn và thống nhất mục tiêu thực hiện [30] Qua đó, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là sự hợp tác giữa giáo viên với cha mẹ học sinh, giữa nhà trường với cộng đồng xã hội (hàng xóm, người thân của học sinh, cán bộ chính quyền địa phương), cụ thể: Huy động nguồn lực từ ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình học sinh; Huy động nguồn lực từ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường; Huy động nguồn lực từ chính quyền, Đoàn Thanh niên địa phương; Huy động nguồn lực từ ban, ngành, đoàn thể, cơ quan chủ quản; Huy động

nguồn lực từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, mạnh thường quân

1.3.5 Các điều kiện hỗ trợ hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

Xây dựng trường học thân thiện là nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng của tập thể sư phạm nhà trường, đồng thời nó mang lại ý nghĩa quan trọng, tâm lý tích cực học tập

Trang 37

cho học sinh Bởi ở môi trường đó, học sinh được thỏa mái học tập và sinh hoạt trong một bầu không khi thân thiện, gẫn gũi như ở gia đình [26, tr57] Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong học tập, cần đáp ứng các điều kiện như:

Điều kiện về cơ sở vật chất: Trường học được xây dựng đảm bảo đúng, đủ về kích thước, diện tích, trang thiết bị dạy học, cảnh quan, xây xanh, không gian hoạt động đạt chuẩn quy định Đặc biệt, các công trình về sinh được giữ gìn sạch sẽ, vệ sinh Đồng thời, những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học luôn được khắc phục đảm bảo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ;

Điều kiện về môi trường học tập, mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục: Môi trường học tập của học sinh luôn được củng cố, xây dựng đảm bảo thân thiện, hứng thú, luôi cuốn học sinh tham gia trong các hoạt động Đồng thời, công tác xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong trường luôn được duy trì thực hiện Các phong trào thi đua không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường

Điều kiện về dạy học hiệu quả: Các hoạt động dạy học trong các môn học luôn được tổ chức đa dạng về phương pháp và hình thức theo hướng lấy người học làm trung tâm Đội ngũ giáo viên luôn được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Công tác đổi mới trong sinh hoạt tổ chuyên được triển khai thực hiện, cũng như thực hiện chế độ, khen thưởng để khuyến khích đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phát huy sự chủ động, sáng tạo cho học sinh, nâng cao kết quả học tập trong các môn học;

Điều kiện về giáo dục kỹ năng kỹ năng sống cho học sinh: Các nội dung giáo dục dục kỹ năng sống được chọn Điều kiện về giáo dục kỹ năng kỹ năng sống cho học sinh lựa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng học sinh, điều kiện kinh tế gia đình và nguồn lực nhà trường Kết quả trong các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phải đảm bảo mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;

Điều kiện về trò chơi dân gian, các hoạt động chăm sóc và bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa địa phương: Các trò chơi dân gian được chọc lựa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học Các trò chơi dân gian, hát dân ca được lồng ghép trong các môn học, các hoạt động ngoài giờ phải phù hợp, không ảnh hưởng đến nội dung môn học trên lớp, đảm bảo an toàn, thu hút được học sinh tham gia Đồng thời, quá trình tổ chức các hoạt động thăm quan, tìm hiểu và phát huy giá trị di tích, lịch sử văn hóa địa phương cần có kinh phí, thời gian thực hiện, chính vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để huy động nguồn lực hỗ trợ [3]

Trang 38

1.4 Quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở các trường tiểu học

1.4.1 Tâm quan trọng của quản lý xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học

Nhà trường là nơi cung cấp kiến thức một cách hệ thống cho học sinh, là nơi giáo dục các phẩm chất đạo đức của nhân cách cho học sinh, nhà trường giúp cho người học tự chủ và đào tạo người học trở thành một công dân có trách nhiệm Việc xây dựng trường học thân thiện có vai trò to lớn trong quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục [31] Chính vì vậy, quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường tiểu học bao gồm: Nâng cao hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả; Nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên; Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

1.4.2 Lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học

Lập kế hoạch “là làm cho việc thực hiện có kế hoạch trên diện rộng, quy mô lớn” [33, tr780]

Lập kế hoạch là công cụ cần thiết giúp nhà quản lý định hướng thực hiện mục tiêu đề ra Lập kế hoạch hoạt động là thực hiện phân tích, xác định chính xác mục tiêu, nội dung hoạt động đạt được Đây là chức năng có vai trò rất quan trọng trong việc xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức [19] Bởi lẽ lập kế hoạch “là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó” [20, tr134] Từ đó, thực hiện công tác lập kế hoạch hoạt động nói chung, thực hiện lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói riêng trong trường tiểu học, Hiệu trưởng trường tiểu học có quan hệ với những mục tiêu giáo dục, quản lý giáo dục và phương tiện giáo dục nhà trường để đạt mục tiêu như các văn bản pháp quy, chỉ thị của các cấp, nguồn lực vật chất và tinh thần nhà trường

Như vậy, lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học là việc thực hiện lập kế hoạch, vạch ra mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai xa và gần của nhà trường, có ý nghĩa xác định trước việc sẽ làm, làm như thế nào và ai sẽ là người thực hiện trong quá trình diễn ra hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường

Trang 39

học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học còn là chức năng quan trọng nhất của quản lý nhà trường, nó gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành thực hiện các hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học trong tương lai của nhà trường Ngoài ra, lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giúp Hiệu trưởng thấy được các tình huống quản lý, nhìn nhận các vần đề cụ thể, xác định chính xác nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân trong tập thể sư phạm nhằm đảm bảo sự phù hợp công việc của họ Đây là điều kiện quan trọng để nhà trường cân đối tài chính, nguồn vật lực, nhân lực, đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, đáp ứng khả năng ứng phó với sự thay đổi của môi trường, sự chủ động của nhà trường và là công cụ để điều chỉnh, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia thực hiện hoạt động, cụ thể như:

- Kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được lồng ghép trong kế hoạch năm học của trường tiểu học;

- Xác định thực trạng về môi trường vật chất, cảnh quan, không gian trong và ngoài lớp học;

- Xác định thực trạng về biểu hiện hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong tập thể sư phạm nhà trường;

- Xác định mục tiêu, nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường tiểu học;

- Kế hoạch trồng cây xanh trong và ngoài lớp học phù hợp với điều kiện nhà trường;

- Kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm;

- Kế hoạch lồng ghép trò chơi dân gian, hát dân ca vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các môn học phù hợp;

- Xác định thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các hoạt động ngoại khóa đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;

- Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

- Kế hoạch tuyên truyền, tìm hiểu về di tích, lịch sử cách mạng địa phương cho học sinh

Trang 40

1.4.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở bậc tiểu học

Chức năng tổ chức trong quản lý là chức năng quan trọng, giúp nhà quản lý sử dụng phù hợp nguồn lực của nhà trường vào mục tiêu hoạt động Trong đó, nhà quản lý phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ, người vận hành các bộ phận của tổ chức [19, tr50] Đồng thời, tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức, để họ phối hợp hoạt động với nhau theo một cơ chế đã được thiết lập nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch [14, tr84]

Như vây, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tổ chức, bố trí nhân lực đúng người đúng việc trong từng nội dung, điều kiện cụ thể của hoạt động để khẳng định rõ cho những bộ phận về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện, biên chế mỗi bộ phận là bao nhiêu người, từng bộ phận có những phương tiện gì, cần chỉ rõ những mối quan hệ giữa các bộ phận trong tập thể sư phạm, cụ thể:

- Tổ chức xây dựng môi trường vật chất, cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: Tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu và sắp xếp, bố trí số lượng học sinh/lớp

phù hợp với diện tích, không gian trường lớp; Phân công chăm sóc, bảo dưỡng khuôn viên nhà trường (hàng rào, cổng trường, biển trường) an toàn, thân thiện;

Phát động phong trào trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường; Tổ chức tuyên truyền giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Trang bị, sắp xếp bàn ghế, bảng, đèn, quạt, máy chiếu phù hợp, an toàn; Tổ chức phân loại và xử lý rác, cung cấp nước sạch, nước uống hàng ngày cho CBQL,GV,NV,HS; Lắp đặt thiết bị vệ sinh phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh tiểu học, phân công bảo dưỡng, giữ gìn sạch sẽ công trình vệ sinh và nước sạch; Tổ chức thăm khám sức khỏe cho học sinh định kỳ; Thiết kế không gian hoạt động của giáo viên và học sinh phù hợp, thân thiện; Thiết kế trang phục của CBQL,GV,NV,HS gọn gàng, sạch, đẹp, lịch sự

-Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh: Tổ chức

tuyên truyền bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường cho tập thể sư phạm; Tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong các môn học phù hợp, hiệu quả; Tổ chức theo dõi, uốn nắn hành vi ứng xử, gây gỗ, đánh nhau, bắt nạt của học sinh; Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội thông qua câu lạc bộ, hội thi, thể dục thể

thao, văn nghệ;

Ngày đăng: 02/04/2024, 19:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan