Giới thiệu về honda việt nam

21 0 0
Giới thiệu về honda việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đầu tiên, đã xác định được sự phát triển đáng kể của cả TikTok và Livestream như là những phương tiện truyền thông xã hội ngày càng được sử dụng phổ biến. TikTok không chỉ là một nền tảng giải trí mà còn trở thành một kênh quảng cáo và bán hàng quan trọng thông qua các tính năng như TikTok Shop và TikTok Live. Tiếp theo, nghiên cứu về tầm quan trọng của TikTok và Livestream trong việc quảng cáo và bán hàng cho thấy rằng TikTok đang có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam, và việc sử dụng Livestream trên TikTok mang lại nhiều lợi ích đối với các doanh nghiệp, từ việc tăng tương tác đến việc thúc đẩy doanh số bán hàng. Cũng đã đi sâu vào các yếu tố quyết định quyết định mua hàng qua livestream trên TikTok. Nhận thức về sự hữu ích của sản phẩm, sự tin cậy vào người bán hàng, khuyến mãi, phản hồi từ người mua, và ảnh hưởng xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của sinh viên tại Cần Thơ. Thông qua phương pháp nghiên cứu kỹ thuật số, đã áp dụng các mô hình hồi quy đa biến để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố này và quyết định mua hàng. Kết quả cho thấy rằng tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng, đồng thời cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách mà TikTok và Livestream đang thay đổi cách thức tiếp cận và quảng cáo sản phẩm.

Trang 1

Giới thiệu về Honda Việt Nam

Công ty Honda Việt Nam được thành lập vào năm 1996, là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.

 Tên đầy đủ của doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH HONDA VIỆT NAM  Công ty mẹ: HONDA MOTOR CO., LTD

 Tên viết tắt: HONDA

Gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam Honda phát triển với 2 ngành sản phẩm chính và tương ứng với mỗi ngành xe đều có logo Honda được thiết kế riêng chứ không phải là 1 logo duy nhất Chúng đều mang thiết kế khá đơn giản nhưng đầy tinh tế, toát lên giá trị thương hiệu và mang nhiều ý nghĩa mà người sáng lập Honda muốn gửi gắm đến khách hàng của mình Với dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ lắp ráp tiên tiến, Honda Việt Nam tự hào cung cấp cho sự phát triển và phồn vinh của đất nước Việt Nam như: đẩy nhanh tiến trình nội địa hóa, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tích cực tham gia các hoạt động xã hội và nhân văn

Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam – đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng trong sự phát triển của Công ty Bắt đầu hoạt động kinh doanh ô tô từ năm 2006, chỉ sau hơn 1 năm, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên là Honda Civic vào tháng 8 năm 2006 Không ngừng nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm, mẫu xe Honda CR-V tiếp tục được Honda Việt Nam giới thiệu vào tháng 12 năm 2008 và Honda City vào tháng 6 năm 2013.

Ngoài những dòng xe sản xuất trong nước, Honda Việt Nam còn nhập khẩu thêm các mẫu xe sedan và mẫu xe đa dụng cao cấp lần lượt là Honda Accord và Honda Odyssey nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Năm 2016,

Trang 2

Honda Việt Nam chuyển sang nhập khẩu mẫu xe Honda Civic thay vì sản xuất trong nước Tính đến nay, Honda Việt Nam đã cung cấp cho thị trường ô tô Việt Nam 3 dòng xe phục vụ cho các nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng: dòng sedan (cỡ lớn, cỡ vừa và cỡ nhỏ), dòng SUV và MPV.

Với những nỗ lực không ngừng, Honda Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất xe máy danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín hàng đầu tại thị trường Việt Nam Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Công ty Honda Việt Nam đã xác định sự phát triển của Công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung của xã hội 11 năm phát triển tại Việt Nam, Honda Việt Nam luôn nỗ lực vì hạnh phúc và an toàn của người Việt với mong muốn trở thành một thành viên tích cực của đất nước.

Thông điệp “Tôi yêu Việt Nam” và các hoạt động trong chương trình “Tôi yêu Việt Nam” chính là thay cho lời muốn nói của Honda Việt Nam Với động lực và mong muốn đó, trong 11 năm qua, Honda Việt Nam đã liên tục phấn đấu cung cấp cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Honda toàn cầu, hợp thời trang và giá cả hợp lý, vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng.

PHẦN MỞ ĐẦUI Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khi được hỏi về các thương hiệu sản xuất xe nổi bật nhất trên thế giới Thương hiệu Honda tại Nhật Bản luôn là thương hiệu sản xuất xe máy và xe ô tô được người tiêu dùng ưu ái nhắc đến nhiều nhất Đối với tiếng vang về sự thành công của Honda trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam không ai là không biết Hơn thế, có một khoảng thời gian tên gọi của Honda còn được thay thế như một khái niệm khác để chỉ xe máy trong tâm trí của người Việt Vì vậy Honda hiện nay đang là thương hiệu xe máy được yêu thích nhất tại thị trường Việt Nam Trong vài chục năm trở lại đây, các mẫu xe máy số và xe tay ga của Honda luôn trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Có thể nói, trong mỗi hộ gia đình là người Việt có sử dụng xe máy hoặc xe ô tô tại thị trường Việt Nam hầu như trong nhà đều có từ một đến hai hoặc ba các sản phẩm xe thuộc thương hiệu xe Honda Thêm vào đó, từ các số liệu thống kế đã cho ra được trong

Trang 3

năm 2022 thị phần của thương hiệu Honda tại thị trường xe máy Việt Nam đã đạt đến 80,2%, tương đương với 4/5 tổng số xe máy được bán ra tại thị trường trong nước ( Theo tạp chí Điện Tử Kinh Tế Công Nghệ, 2023) Để có được những thành tựu to lớn như vậy, một phần là dựa vào các sản phẩm được sản xuất từ Honda đều là những sản phẩm đạt chất lượng cao, có độ bền bỉ mà giá thành lại hợp lý phù hợp với văn hóa tiêu dùng của người Việt, bên cạnh đó còn dựa vào việc Honda đã đưa ra được chiến lược Marketing quốc tế phù hợp, từ đó đã lấy được lòng tin của một bộ phận lớn người tiêu dùng Việt Nam dành cho thương hiệu Với vai trò là những sinh viên đang theo học ngành Marketing nói chung và môn học Marketing Quốc Tế nói riêng đi kèm theo mong muốn có thể tìm hiểu sâu hơn về chiến lược Marketing của Honda đang sử dụng tại thị trường Việt Nam nhóm đã quyết định chọn đề tài “Phân tích chiến lược Marketing quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam” Từ đó đồng thời đưa ra được những đề xuất cũng như giải pháp có thể góp phần vào việc xây dựng phát triển thương hiệu của Honda trong tương lai tại thị trường Việt Nam.

1 Mục tiêu nghiên cứu1.1 Mục tiêu chung

Phân tích chiến lược Marketing quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam

1.2 Mục tiêu cụ thể

 Tìm hiểu về các nhân tố, thành phần của chiến lược Marketing

 Phân tích và đưa ra đánh giá tổng quan về thực trạng của doanh nghiệp Honda và chiến lược Marketing quốc tế của thương hiệu.

 Đề xuất ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing của thương hiệu tại thị trường Việt Nam.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Chiến lược Marketing quốc tế của Honda Phạm vi nghiên cứu: Thị trường Việt Nam.

Chương II: Cơ sở lý thuyết 1 Khái niệm về Chiến lược

Trang 4

Chiến lược là một khái niệm mà đối với từng người từng thời điểm cũng như hoàn cảnh khác nhau mà từ đó sẽ đưa ra được những định nghĩa khác nhau Và sau đây là những định nghĩa về khái niệm chiến lược khác nhau đã được đưa ra và được công nhận trước đó

Theo Alfred Chandler(1962) định nghĩa chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này

Tiếp đến theo Jame B Quinn (1980) đã đưa ra định nghĩa có tính kháiquát hơn “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”.

Sau đó, Johnson và Scholes (1999) định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “ Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường”

Barney & Hesterly ( 2012) đã cho rằng chiến lược của một công ty được định nghĩa là lý thuyết về cách đạt được lợi thế cạnh tranh Một chiến lược tốt là một chiến lược tạo ra được lợi thế cạnh tranh Đối với Hill & cộng sự ( 2013) cho rằng chiến lược là một tập hợp các hành động liên quan mà người quản lý thực hiện để đạt được một mục tiêu hoặc các mục tiêu và là một tập hợp các cam kết được tích hợp và phối hợp các hành động được thiết kế để khai thác năng lực cốt lõi và đạt được lợi thế cạnh tranh.

1.2 Khái niệm về Chiến lược Marketing

Theo Philip Kotler đã định nghĩa thì “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu,hệ thống Marketing Mix và mức chi phí cho Marketing”

Bên trong một chiến lược Marketing thì tổng thể sẽ bao gồm 4 chiến lược khác nhau chính là chiến lược Giá, chiến lược Sản Phẩm, chiến lược Phân Phối và chiến

Trang 5

lược Chiêu Thị Đây là 4 yếu tố được cho là quan trọng nhất trong việc hình thành lên một chiến lược Marketing thành công của một doanh nghiệp.

1.2.1 Chiến lược Giá

Đầu tiên đến với chiến lược về giá thì theo định nghĩa của Kotler và Armstrong (2010), giá là số tiền phải trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.Nói cách khác, giá là tổng hợp của tất cả các giá trị mà người tiêu dùng bỏ ra để đạt được những lợi ích của việc có hay sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Để có thể định giá cho sản phẩm cũng như là dịch vụ chúng ta sẽ có 33 phương pháp định giá bao gồm:

Định giá dựa trên giá trị khách hàng : Theo quan điểm của Kotler và Armstrong (2010) thì định giá dựa trên giá trị khách hàng nghĩa là hiểu được lượng giá trị người tiêu dùng đặt trên những lợi ích mà họ nhận được từ các sản phẩm và thiết lập một mức giá mà nắm bắt được giá trị này.

Định giá dựa trên phân tích điểm hòa vốn và định giá hướng lợi nhuận: Theo quan điểm của Kotler và Armstrong (2010) thì định giá điểm hòa vốn là giá mà tại đó tổng chi phí bằng với tổng doanh thu và không có lợi nhuận.

Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh: Là định giá dựa trên chiến lược, chi phí, giá cả và các sản phẩm đã tung ra trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh Và từ đó doanh nghiệp có thể định giá được sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường trong thời gian sắp tới.

Mục đích của chiến lược giá (price):

Giá là yếu tố duy nhất trong hỗn hợp tiếp thị tạo ra doanh thu Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng vì tâm lý người tiêu dùng khá nhạy cảm về giá nên trước khi quyết định mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ nào đó, họ đều sẽ cân nhắc đến giá cả đầu tiên.

Tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Bởi vì, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với nhiều khó khăn từ phía người tiêu dùng mà còn từ đối thủ cạnh tranh Do đó, việc áp dụng một mức giá hợp lý cho sản phẩm/dịch vụ giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn so với những đối thủ cùng ngành hàng.

Trang 6

Phản ánh giá trị của thương hiệu mình Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có chất lượng tốt nhưng lại có mức giá rẻ có thể gây nên sự hoài nghi về chất lượng trong tâm trí người tiêu dùng Tuy nhiên, nếu định giá quá cao nhưng chất lượng không như những gì khách hàng kỳ vọng thì rất có thể sẽ không bán được hàng Do đó, việc thiết lập một mức giá phù hợp với giá trị mà doanh nghiệp cung cấp sẽ phản ánh đúng giá trị thương hiệu của doanhnghiệp đó Từ đó mà khách hàng cũng thêm tin tưởng sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

1.2.2 Chiến lược Sản phẩm

Tiếp đến với khái niệm về chiến lược sản phẩm thì theo Philip Kotler và Gary Armstrong (1960), sản phẩm là mọi thứ mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể bán ra thị trường để thu hút sự chú ý, tiếp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ và có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hoặc mong muốn nào đó

Sản phẩm có thể là hàng hóa hữu hình (vật chất) hoặc vô hình (phi vật chất) Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ, đồng thời có thể chào bán trên thị trường Sản phẩm theo nghĩa rộng là tập hợp các thuộc tính hữu hình và vô hình, bao gồm: dịch vụ, con người, sự kiện, nơi chốn, tổ chức, ý tưởng hoặc tổ chức các ý đó Sản phẩm liên quan đến nhiều vấn đề, kể cả bao gói màu sắc, giá cả, chất lượng, thương hiệu cộng với dịch vụ và tiếng tăm của người bán Như vậy, bất cứ một sự thay đổi nào, trong đặc điểm (thành phần, kiểu dáng, màu sắc, bao bì, ) đều tạo ra một sản phẩm mới và mang lại cho người bán một cơ hội mới để tiếp cận thị trường

Mục đích của chiến lược sản phẩm (Product):

Một sản phẩm thành công nếu nó giải quyết được một vấn đề nào đó cho khách hàng hay thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng Sản phẩm được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing và đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Mục tiêu chính của chiến lược sản phẩm là tăng doanh thu và lợi nhuận bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo giá trị đối với doanh nghiệp.Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác

Trang 7

định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, để từ đó thực hiện các chiến lược còn lại trong marketing hỗn hợp.Việc xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.

1.2.3 Chiến lược Phân phối

Theo Philip Kotler, Chiến lược kênh phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó doanh nghiệp có thể thực hiện được các mục tiêu tại thị trường mục tiêu Ngoài ra, Theo báo Brands Vietnam (2021), Chiến lược phân phối là một bộ tài liệu, nhằm triển khai và định hướng quá trình cung ứng hàng hoá ra thị trường, bao gồm mô hình kênh phân phối, hướng dẫn, quy định và chính sách Mục tiêu của chiến lược phân phối là phổ biến sản phẩm, từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.Việc xác lập chiến lược kênh phân phối cần được đặt trong mối quan hệ với mục tiêu các chiến lược marketing của doanh nghiệp Các doanh nghiệp với vị thế khác nhau trên thị trường, sẽ có những mục đích marketing khác nhau, dẫn đến thực hiện chiến lược phân phối cũng sẽ khác nhau.

Trong chiến lược phân phối hiện nay, có hai cách thức phân phối chính là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp Hai cách thức này được coi là chiến thuật phân phối, một thành phần trong chiến lược phân phối để các doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng ( Theo báo Brands VietNam 2021)

Mục đích của chiến lược Phân phối: Mục đích của chiến lược phân phối là để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty đến với khách hàng một cách hiệu quả và có lợi nhất Chiến lược phân phối bao gồm quyết định về cách thức đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua các kênh phân phối khác nhau như bán lẻ, bán sỉ, trực tuyến hoặc các kênh phân phối đặc biệt khác.

1.2.4 Chiến lược Chiêu thị

Theo Philip Kotler (2018) Chiêu thị hay còn được gọi là truyền thông Marketing là một hoạt động nhằm thông báo, giới thiệu, quảng bá, thuyết phục, khuyến khích thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Chiêu thị gồm có 06 công cụ chính đó là: quảng cáo, khuyến mãi, khuyến mại, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp và quan hệ công chúng Mỗi một công cụ

Trang 8

đều có những nét đặc trưng riêng và nó có thể phát huy hiệu quả tốt nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau.

Chiêu thị có vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing -Mix (4P), là công cụ tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh như: gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng nhân thức về sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hiệu, duy trì niềm tin, thái độ tốt đẹp của công chúng về doanh nghiệp Thông qua các hoạt động chiêu thị thì doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng tiềm năng của mình.

Mục đích của chiến lược chiêu thị: Chiêu thị có 03 mục đích cơ bản đó là: thông báo, thuyết phục và nhắc nhở

Một sản phẩm tốt, có tính năng rất tuyệt vời vẫn sẽ không có ai mua nếu như không ai biết nó là gì, được bán ở đâu, tính năng của nó như thế nào Vì lẽ đó mà nhà sản xuất cần thông báo cho cả nhà trung gian lẫn người sử dụng cuối cùng về sản phẩm mà mình sắp tung ra thị trường Không chỉ thông báo cho người tiêu dùng mà doanh doanh nghiệp còn cần chứng minh sự ưu việt của sản phẩm và làm họ tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn các sản phẩm cạnh tranh Khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thì cũng cần nhắc nhở để họ nhớ đến sự tồn tại của sản phẩm, không bị

lãng quên sản phẩm này trên thị trường Những hoạt động này nhằm giữ chân khách hàng, làm cho họ ít suy nghĩ về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tiếp tục mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp khi có nhu cầu Mục đích cuối cùng của chiến lược chiêu thị đó là tăng doanh số, tăng lợi nhuận, bảo vệ và phát triển thị phần, nâng cao vị thế uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Chương 2: Phân tích thực trạng và Chiến lược Marketing Quốc tế

Trang 9

của Honda tại thị trường Việt NamI Giới thiệu về thực trạng của Honda 1.1 Honda đối với thị trường toàn cầu

Honda là một tập đoàn đa quốc gia đại chúng về lĩnh vực xe máy và thiết bị điện, có trụ sở tại Minato, Tokyo, Nhật Bản Honda là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới kể từ năm 1959 Vào năm 2001, Honda trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản Năm 2015, Honda đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ tám trên thế giới.Năm 1986, Honda là nhà sản xuất ô tô đầu tiên của Nhật Bản tung ra nhãn hiệu xe sang chuyên dụng Acura Ngoài mảng kinh doanh cốt lõi là ô tô và xe máy, Honda còn sản xuất thiết bị làm vườn, động cơ hàng hải, tàu thủy cá nhân, máy phát điện và các sản phẩm khác.Từ năm 1986, Honda tham gia nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và người máy và cho ra mắt người máy ASIMO vào năm 2000 Họ cũng mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực hàng không vũ trụ với việc thành lập GE Honda Aero Engines vào năm 2004 và Honda HA-420 HondaJet, bắt đầu sản xuất từ năm 2012 Honda có hai liên doanh tại Trung Quốc: Dongfeng Honda và Guangqi

Honda Cũng trong năm 2013, Honda trở thành nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tiên trở thành nhà xuất khẩu ròng từ Hoa Kỳ, xuất khẩu 108.705 mẫu xe Honda và Acura, trong khi chỉ nhập khẩu 88.357

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

● Năm 1948: Công Ty TNHH Honda Motor được thành lập bởi Soichiro Honda và

Takeo Fujisawa Năm 1949: công ty giới thiệu sản phẩm được thiết kế và chế tạo đầu tiên được ông Honda đặt tên là xe máy loại D “Dream”

● Năm 1959: Vào ngày 11 tháng 6, American Honda Motor Co., Inc được thành lập tại Los Angeles, California, với tư cách là công ty con đầu tiên ở nước ngoài của Honda Motor Co., Ltd.

● Năm 1984: Quỹ Honda Hoa Kỳ được thành lập với cam kết hỗ trợ các cộng đồng nơi Honda làm việc và sinh sống.

● Năm 1986: Honda bắt đầu nghiên cứu máy bay nhỏ gọn và động cơ phản lực máy bay.

● Năm 2000: Honda công bố ASIMO, robot hình người.

Trang 10

● Năm 2008: Honda tạo bước đột phá khi giới thiệu mẫu xe chạy pin nhiên liệu FCX Clarity 2009.

● Năm 2014: Honda Transmission Mfg của Mỹ khởi động các tua-bin gió hoàn toàn mới của mình ở Russells Point, Ohio.

● Năm 2015: HondaJet đạt được chứng nhận loại từ Cục Hàng không Liên bang và đi vào hoạt động.

● Năm 2017: Honda trưng bày cả ba loại xe trong dòng sản phẩm Clarity – Xe chạy pin nhiên liệu Clarity, Xe điện Clarity và Xe hybrid cắm điện Clarity – chỉ ra con đường hướng tới một tương lai ô tô sạch hơn và xanh hơn.

● Năm 2020: Ra mắt xe điện mới “Honda e”.

● Năm 2021: Honda Legend cấp độ 3 đầu tiên trên thế giới được bán.

● Năm 2022: Oracle Red Bull Racing, được hỗ trợ kỹ thuật bởi HRC, giành được danh hiệu nhà xây dựng và tay đua Công thức 1

1.1.2 Tình hình hoạt động

Honda là một trong những công ty sản xuất xe máy và ô tô lớn nhất thế giới.Honda đã có mặt ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, bao gồm cả Nhật Bản, Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ Hiện Honda đang mở rộng hoạt động của mình tại các thị trường mới, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á

Trong năm 2022, tổng doanh số bán hàng của Tập đoàn Honda bao gồm xe máy, ô tô và sản phẩm máy động lực đạt khoảng 27,3 triệu sản phẩm mặc dù môi trường sản xuất tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức bởi sự thiếu hụt nguồn cung về linh kiện bán dẫn và sự trở lại của làn sóng COVID-19.

Trong đó lĩnh vực kinh doanh xe máy, doanh số bán hàng xe máy toàn cầu của tập đoàn Honda đạt 17 triệu xe, tăng 12,5% so với năm tài chính 2021 Với lĩnh vực kinh doanh ô tô,doanh số bán hàng ô tô toàn cầu của tập đoàn Honda đạt gần 4,1 triệu xe, giảm 10,4% so với năm tài chính 2021 chủ yếu do thị trường Bắc Mỹ và châu Á cũng như ảnh hưởng của việc thiếu hụt nguồn cung linh kiện bán dẫn và trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm máy động lực, doanh số bán hàng của tập đoàn Honda đạt khoảng 6,2 triệu sản phẩm, tăng 10,3% so với năm tài chính 2021 chủ yếu từ thị trường Bắc Mỹ và châu Âu Tuy nhiên, như nhiều công ty khác,

Ngày đăng: 02/04/2024, 18:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan