Đề tài " NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT CĂN BẢN VỀ HỢP ĐỒNG " docx

19 312 0
Đề tài " NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT CĂN BẢN VỀ HỢP ĐỒNG " docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM KHOA QTKD ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT CĂN BẢN VỀ HỢP ĐỒNG Môn học: Luật Kinh Doanh GVHD: Ths. Châu Quốc An Nhóm thực hiện: Nhóm 8 Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 1 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An DANH SÁCH NHÓM 8 Stt Họ và tên MSSV Ghi chú 1 Bạch Thị Thu Hà 0964012055 Nhóm trưởng 2 Hà Quốc Hòa 40701151 3 Mai Công Hòa 4 Đỗ Phi Hùng 0964012080 5 Vũ Huy Thành 1164010065 6 Nguyễn Chí Thảo 1164010066 7 Ngô Phi Thụy Vũ 1164010096 8 Hoàng Trung Quân 0964012168 9 Nguyễn Quốc Tường 0964012238 10 Đỗ Văn Thành 1064012105 11 Nguyễn Thanh Toàn 116400078 BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 2 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An Stt Họ và tên Diễn giải Ghi chú 1 Bạch Thị Thu Hà Phụ trách cơ sở lý luận và tổng hợp toàn bộ bài tiểu luận Nhóm trưởng 2 Hà Quốc Hòa Phụ trách phần thực trạng 3 Mai Công Hòa Phụ trách tìm hiểu tài liệu 4 Đỗ Phi Hùng Phụ trách tìm hiểu tài liệu 5 Vũ Huy Thành Phụ trách nghiên cứu phần kiến nghị 6 Nguyễn Chí Thảo Phụ trách phần thực trạng 7 Ngô Phi Thụy Vũ Phụ trách nghiên cứu phần kiến nghị 8 Hoàng Trung Quân Phụ trách tìm hiểu tài liệu 9 Nguyễn Quốc Tường Phụ trách tìm hiểu tài liệu 10 Đỗ Văn Thành Phụ trách tìm hiểu tài liệu 11 Nguyễn Thanh Toàn Phụ trách tìm hiểu tài liệu Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 3 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An MỤC LỤC Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng Chương 3: Kiến nghị và kết luận CHƯƠNG I: Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 4 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An CƠ SỞ LÝ LUẬN Thuật ngữ “hợp đồng”, khế ước” được sử dụng rất phổ biến trong các quan hệ dân sự giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Tuy nhiên hợp đồng được xem là một giao ước theo đó các bên bị ràng buộc về mặt pháp lý với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ. Do đó có thể nói rằng hợp đồng phải là một loại giao ước được điều chỉnh bởi pháp luật. 1. Khái niệm hợp đồng: Theo Điều 388 Bộ luật dân sự 2005, Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực:  Chủ thể hợp pháp  Chủ thể tự nguyện  Nội dung không trái pháp luật và đạo đức xã hội  Thủ tục và hình thức phù hợp với quy định Phân loại hợp đồng: Căn cứ:  Theo nội dung của hợp đồng  Theo lĩnh vực đời sống  Theo nghĩa vụ trong hợp đồng  Theo hình thức của hợp đồng  Theo sự phụ thuộc về hiệu lực của hợp đồng  Theo đối tượng của hợp đồng  Theo tính chất đặc thù của hợp đồng  Theo tính thong dụng (quy định của Bộ luật dân sự 2005) 2. Giao kết hợp đồng: 2.1. Nguyên tắc gia kết:  Tự do giao kết nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội  Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng 2.2. Chủ thể giao kết:  Cá nhân  Pháp nhân  Các chủ thể khác 2.3. Nội dung giao kết: Theo Điều 402 Bộ luật dân sự, nội dung hợp đồng bao gồm: 1. Đối tượng của hợp đồng (là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm) 2. Số lượng, chất lượng 3. Giá, phương thức thanh toán 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thức hiện hợp đồng 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 5 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An 7. Phạt vi phạm hợp đồng 8. Các nội dung khác 2.4. Hình thức giao kết:  Là phương tiện ghi nhận thức thực tế sự cam kết của các bên  Có hai cách xác định: - Là hình thức do các bên tự lựa chọn - Là hình thức do nhà nước quy định Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn:  Hình thức giao kết bằng hình thức cụ thể  Hình thức giao kết miệng  Hình thức giao kết bằng văn bản Trường hợp nhà nước quy định  Phải là hình thức văn bản  Phải có chứng thực, đăng ký hoặc xin phép. Ví dụ: công chứng, UBND, cục sở hữu trí tuệ. 2.5. Trình tự giao kết:  Đề nghị giao kết • Theo khoản 1 điều 390 Bộ luật dân sự 2005 thì: đề nghị giao kết Hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. • Yêu cầu khi đưa ra đề nghị giao kết • Giới hạn của đề nghị giao kết  Chấp nhận đề nghị giao kết • Chấp nhận toàn bộ đề nghị • Thời hạn của sự chấp nhận Lưu ý: - Trường hợp chậm trả lời - Trường hợp chỉ chấp nhận một phần đề nghị 2.6. Địa điểm giao kết: Địa điểm giao kết Hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận dân sự do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. 2.7. Thời điểm giao kết: • Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời hoặc chấp nhận giao kết • Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 6 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An • Thời điểm giao kết Hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng • Thời điểm giao kết Hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. 2.8. Hiệu lực của hợp đồng: • Điều kiện có hiệu lực (giao dịch dân sự) •Thời điểm có hiệu lực (Điều 405) • Sự vô hiệu của hợp đồng (giao dịch dân sự vô hiệu) 3. Thực hiện hợp đồng: Khi tham gia giao kết hợp đồng, các chủ thể đều nhằm thỏa mãn mục đích kinh doanh hay dân sự của mình. Mục đích này chỉ có thể đạt được qua việc nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Thực hiện hợp đồng là mỗi bên thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, chẳng hạn trả tiền khi mua hàng, giao hàng hóa cho người mua trong quan hệ mua bán, thực hiện dịch vụ theo thỏa thuận với người thuê dịch vụ, … Việc thực hiện hợp đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc luật định và được đảm bảo bằng các biện pháp tài sản như thế chấp, cầm cố. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể phát sinh việc sửa đổi, hủy bỏ chấm dứt hợp đồng. 3.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng Theo Điều 412 Bộ Luật Dân sự 2005 đề cập đến các nguyên tắc sau:  Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng , số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;  Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;  Không được xâm hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi hợp pháp của người khác. 3.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng  Là các biện pháp tác động mang tính dự phòng do các bên thỏa thuận đặt ra nhằm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, ngăn ngừa và khắc phục hậu quả xấu do vi phạm nghĩa vụ.  Bao gồm: • Cầm cố tài sản • Thế chấp tài sản • Ký cược • Ký quỹ • Bảo lãnh • Tín chấp 3.3. Sửa đổi hợp đồng  Các bên có thể thỏa thuận Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 7 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An  Hình thức ghi nhận sửa đổi phải phù hợp với hình thức hợp đồng đã giao kết  Giải quyết hậu quả của việc sửa đổi (chi phí bỏ ra để thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện, tiền bồi thường thiệt hại do sửa đổi hợp đồng) 3.4. Nội dung thực hiện:  Đối với hợp đồng đơn vụ: (Điều 413 Bộ luật dân sự 2005)  Đối với hợp đồng song vụ: (Điều 414 Bộ luật dân sự 2005)  Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 4. Chấm dứt – hủy bỏ hợp đồng Theo quan điểm của luật dân sự, chấm dứt hợp đồng là dấu hiệu chỉ báo quyền và nghĩa vụ của các bên không còn tồn tại. 4.1. Chấm dứt hợp đồng:  Các trường hợp: - Hợp đồng đã hoàn thành - Do các bên đã thỏa thuận - Chủ thể giao kết chết hoặc chấm dứt - Bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt - Không thực hiện được vì đối tượng không còn  Đơn phương chấm dứt thực hiện • Điều kiện: khi có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định • Thủ tục: Phải thông báo • Trách nhiệm: - Bên nào có lỗi bên ấy phải bồi thường 4.2. Hủy bỏ hợp đồng:  Điều kiện: có sự vi phạm hợp đồng  Yêu cầu: Phải thông báo  Trách nhiệm: - Phải hoàn trả tài sản đã nhận từ khi giao kết - Phải bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo (và gây thiệt hại) 5. Trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng 5.1. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng  Áp dụng khi có vi phạm và cho người vi phạm  Biểu hiện sự cưỡng chế của nhà nước  Là hậu quả bất lợi cho người vi phạm  Luôn liên quan trực tiếp đến tài sản Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 8 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An  Vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng 5.2. Các loại trách nhiệm  Trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng (nghĩa vụ giao vật, nghĩa vụ thực hiện hay không thực hiện một công việc)  Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng  Phạt hợp đồng  Trách nhiệm bồi thường thiệt hại CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Trong thực tiễn đời sống hiện nay, có nhiều mối quan hệ như mua bán hàng hóa, trao đổi, vay mượn, và ngày càng có nhiều loại giao dịch khác do tính chất phát triển đa dạng của các quan hệ xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, các giao dịch đều phải được thực hiện bằng hợp đồng. Hợp đồng là kết quả của sự ưng thuận giữa các bên. Tuy nhiên, trong thực tế, không hiếm trường hợp sự ưng thuận này có “khiếm khuyết” và nhìn chung, pháp luật hợp đồng các nước đều dự liệu ba trường hợp “khiếm khuyết” cho phép tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Đó là nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa trong quá trình giao kết hợp đồng. Ở Việt Nam, vấn đề xử lý lừa dối hay đe dọa trong giao kết hợp đồng đã tồn tại khá sớm Do đó, khi vấn đề nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng được đặt ra, Tòa án thường “mượn” các quy định của Pháp lệnh HĐDS hay của BLDS để giải quyết. Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 9 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An BLDS 2005 đã có sự sửa đổi so với BLDS năm 1995 và Pháp lệnh HĐDS về nhầm lẫn. Cụ thể, Điều 131 BLDS năm 2005 về “giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn” quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này”. Trong quá trình vận dụng chế định này chúng ta thấy thể hiện một số bất cập về nguyên nhân gây nhầm lẫn, đối tượng của nhầm lẫn, xử lý vấn đề nhầm lẫn cũng như về khái niệm nhầm lẫn. 1. Về nguyên nhân của sự nhầm lẫn 1.1. Nguyên nhân BLDS đưa ra hai nguyên nhân của sự nhầm lẫn làm cho hợp đồng vô hiệu. Theo đoạn 1 của Điều 131, nhầm lẫn do lỗi vô ý hay cố ý của bên kia và thực tế cho thấy hai loại nhầm lẫn này hoàn toàn có thể tồn tại. Tuy nhiên, ngoài hai nguyên nhân trên, BLDS không có đưa ra một nguyên nhân nào khác nữa và đây chính là một bất cập. 1.2. Thiếu nguyên nhân Trong thực tế có thể xảy ra một bên nhầm lẫn mà bên kia hoàn toàn “không có lỗi”; bên kia không có lỗi cố ý hay lỗi vô ý. Bởi, cả hai cùng có nhầm lẫn và không thể suy luận rằng một ai trong hai bên có lỗi. Ví dụ, bên bán nghĩ rằng tài sản của mình bán là đồ cổ của thế kỷ thứ 15 và người mua cũng nghĩ là như vậy. Một thời gian sau, cả hai bên được biết rằng đây là đồ cổ của thế kỷ thứ 12. Như vậy, bên bán có nhầm lẫn, bên mua cũng vậy và nhầm lẫn của bên bán hoàn toàn không có “lỗi” của bên mua. Những ví dụ loại này không hiếm trong thực tế. Ví dụ, ngày 15/11/1998, anh Mạnh mua của anh Thắng một chiếc xe Dream với giá là 28 triệu đồng. Ngày 8/12/1998, khi vợ anh Mạnh sử dụng thì Công an kiểm tra giấy tờ và phát hiện xe máy này là tang vật của một vụ án đang điều tra. Theo Tòa án, “thực tế chiếc xe Dream II anh Thắng đã bán cho anh Mạnh không phải là của anh mà là tang vật của vụ cướp tài sản của công dân nên hợp đồng mua bán xe giữa anh Thắng với anh Mạnh là vô hiệu. Buộc anh Thắng phải có trách nhiệm trả anh Mạnh số tiền 28 triệu đồng”. Cũng theo Tòa án, “việc anh Thắng mua chiếc xe máy Dream II của anh Quang cũng là anh bị nhầm lẫn và không biết chiếc xe này là tang vật của vụ án hình sự”. Từ đó, Tòa án đã căn cứ vào “điều 136 và 141-146 BLDS (năm 1995)” để “xác định giao dịch dân sự giữa anh Thắng và anh Mạnh là vô hiệu ( ); chấp nhận yêu cầu của anh Mạnh đòi anh Thắng số tiền 28 Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học mở Tp. HCM 10 [...]... định về nhầm lẫn tại Điều 131 và ở đây chúng ta cũng chỉ thấy đề cập tới nhầm lẫn về nội dung” của hợp đồng Một vấn đề đặt ra là khi có sự nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng thì phải giải quyết như thế nào? 2.2 Chủ thể của hợp đồng Trong thực tế, hoàn toàn có thể xảy ra nhầm lẫn về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng Vụ việc sau đây dường như là một ví dụ Ngày 21/4/2006, ông Trường và bà Thu có lập hợp đồng. .. Châu Quốc An môn về phẫu thuật thẩm mỹ Như vậy, nếu có nhầm lẫn như Tòa án đã nhận định thì đây là nhầm lẫn về chủ thể giao kết hợp đồng BLDS chỉ đề cập đến nhầm lẫn về “nội dung” của hợp đồng còn vụ việc vừa rồi dường như có nhầm lẫn về chủ thể Mặc dù vậy, Tòa án vẫn cho tuyên bố hợp đồng vô hiệu Xét về góc độ văn bản thì Tòa án đã thiếu cơ sở pháp lý Trong vụ việc sau đây, dường như hợp đồng đã được... định giao kết hợp đồng Giải pháp này vẫn được giữ lại và bổ sung trong dự thảo sửa đổi BLDS Pháp về hợp đồng Với việc so sánh và phân tích thực tiễn Việt Nam ở trên, thiết nghĩ, chúng ta nên bổ sung quy định về nhầm lẫn về chủ thể: một bên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng khi nhân thân của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là quan trọng... quyết của mình về nhầm lẫn đối với trường hợp như ở trên, chúng ta nên sửa đổi BLDS Nên thêm quy định cho phép tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn về chủ thể Không hiếm hệ thống luật đã quy định rõ khả năng tuyên bố hợp đồng vô hiệu do có nhầm lẫn về chủ thể tham gia hợp đồng BLDS Pháp cho phép tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn về chủ thể nếu đó là nhầm lẫn về những yếu tố quan trọng của đối tác... Tp HCM 11 Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An hợp đồng mới cho anh Vương theo đúng địa chỉ căn nhà số 29/11, Phạm Thái Bường, phường 3, thị xã Trà Vinh Xét thấy việc thỏa thuận giữa anh Vương với ông Hòa, bà Phương là sự tự nguyện đúng pháp luật nghĩ nên công nhận”8 Ba văn bản về hợp đồng có quy định về nhầm lẫn là Pháp lệnh HĐDS, BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều chỉ đề cập tới nhầm lẫn về “nội... thấy, văn bản chỉ giới hạn ở nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng trong khi đó thực tế có thể tồn tại nhầm lẫn về chủ thể Mặc dù văn bản chỉ giới hạn ở nhầm lẫn về nội dung, thực tiễn xét xử vẫn cho phép tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn về chủ thể Tòa án dường như đã “vượt rào”, thiếu cơ sở “văn bản cho quyết định của mình Để thực tiễn có “cơ sở pháp lý” cho những phán quyết của mình về nhầm lẫn... vấn đề nội tâm Nếu các bên nêu rõ “nhận thức” này trong hợp đồng thì chúng ta chỉ việc căn cứ vào hợp đồng để biết được nhận thức của các bên Tuy nhiên, có những trường hợp nhận thức này không nói rõ trong hợp đồng Chẳng hạn, khi mua chiếc xe máy thì người mua không nêu rõ trong hợp đồng là chiếc xe này không là đối tượng của vụ cướp Do vậy, trong những trường hợp đó, chúng ta nên dùng phương pháp. .. trả ½ số nợ là phù hợp Ở đây, Tòa án đã áp dụng “Điều 131; Điều 137 BLDS”10 năm 2005, tức các quy định về nhầm lẫn trong BLDS Trong vụ việc vừa nêu, Tòa án cho rằng có nhầm lẫn và tuyên bố vô hiệu hợp đồng, nhưng với thông tin của bản án thì khó có thể khẳng định có nhầm lẫn về “nội dung” của hợp đồng Nếu có nhầm lẫn ở đây thì đó dường như là nhầm lẫn về “chủ thể” của hợp đồng 3 Về khái niệm nhầm lẫn... là Pháp lệnh HĐDS, BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều chỉ đề cập tới nhầm lẫn về “nội dung” của hợp đồng Cụ thể, theo khoản 3, Điều 15, Pháp lệnh HĐDS, hợp đồng vô hiệu “khi một bên hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng và theo khoản 1, Điều 141, BLDS năm 1995, “khi một bên do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của giao dịch mà xác lập giao dịch, thì có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội... ông Thuận phù hợp với lời khai của bị đơn (bút lục 95) là bị đơn (ông Huỳnh Tô) đề nghị ký hợp đồng tặng cho để dễ dàng thực hiện việc vay tiền Ngân hàng, do vậy cấp sơ thẩm xác định người ký hợp đồng cho tặng bị nhầm lẫn khi giao dịch dân sự này là có cơ sở Do đó, cấp sơ thẩm xác định hợp đồng cho tặng nêu trên vô hiệu và chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (bà Ngọc Lan) tuyên huỷ hợp đồng là có đúng”6 . Luật kinh doanh GVHD: Ths Châu Quốc An TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM KHOA QTKD ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT CĂN BẢN VỀ HỢP ĐỒNG Môn học: Luật Kinh Doanh GVHD: Ths đúng pháp luật nghĩ nên công nhận”8. Ba văn bản về hợp đồng có quy định về nhầm lẫn là Pháp lệnh HĐDS, BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều chỉ đề cập tới nhầm lẫn về “nội dung” của hợp đồng. . kết Hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng • Thời điểm giao kết Hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. 2.8. Hiệu lực của hợp đồng: •

Ngày đăng: 27/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan