Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cadong cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi

137 0 0
Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cadong cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện sơn tây tỉnh quảng ngãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những năm gần đây, các trường học đã chú trọng đến hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh như: Tổ chức các hoạt động giao lưu, biểu diễn văn nghệ với các bản sắc dân tộc địa phư

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM VĂN NAM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC CADONG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN SƠN TÂY TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM VĂN NAM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC CADONG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN SƠN TÂY TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ QUANG SƠN

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN ii

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Giả thuyết nghiên cứu 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 6

1.2 Các khái niệm chính của đề tài 7

1.2.1 Quản lý 7

1.2.2 Quản lý giáo dục 7

1.2.3 Văn hoá dân tộc 8

1.2.4 Hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc 9

1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh 10

1.3 Hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở 11

1.3.1 Đặc điểm tâm lý học sinh trung học cơ sở người Cadong 11

1.3.2 Đặc điểm văn hoá dân tộc Cadong 12

1.3.3 Thiết kế chương trình giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở 14

1.3.4 Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở 14

1.3.5 Đánh giá kết quả giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở 17

1.3.6 Các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở 18

Trang 7

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ

1.4.4 Quản lý các điều kiện tổ chức giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh 23

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở 25

1.5.1 Yếu tố chủ quan 25

1.5.2 Yếu tố khách quan 26

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC CADONG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN SƠN TÂY TỈNH QUẢNG NGÃI 29

2.1 Khái quát quá trình khảo sát 29

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 29

2.1.2 Nội dung khảo sát 29

2.1.3 Đối tượng khảo sát 29

2.1.4 Phương pháp khảo sát 29

2.1.5 Xử lý kết quả khảo sát 29

2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi 30

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi 30

2.2.2 Tình hình giáo dục và đào tạo huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi 31

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi 35

2.3.1 Thực trạng nhận thức về mục tiêu, vai trò của giáo dục văn hoá dân tộc Cadong trong các nhà trường 35

2.3.2 Thực trạng thiết kế chương trình giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh trung học cơ sở 36

2.3.3 Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh trung học cơ sở 39

2.3.4 Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh trung học cơ sở 41

2.3.5 Thực trạng các điều kiện tổ chức giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh trung học cơ sở 43

Trang 8

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở

các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi 47

2.4.1 Thực trạng quản lý thiết kế chương trình giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh trung học cơ sở 47

2.4.2 Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh trường trung học cơ sở 49

2.4.3 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh trung học cơ sở 51

2.4.4 Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh 54

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh trường trung học cơ sở 57

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC CADONG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI 63

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 63

3.1.1 Đảm bảo tính kế thừa 63

3.1.2 Đảm bảo tính thống nhất 63

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 64

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 65

3.2 Các biện pháp quản lý giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi 65

3.2.1 Biện pháp 1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho lực lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh 65

3.2.2 Biện pháp 2 Chỉ đạo xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục văn hoá dân tộc Cadong phù hợp cho học sinh 66

3.2.3 Biện pháp 3 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để triển khai thực hiện hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh 69

3.2.4 Biện pháp 4 Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu phục vụ hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh 71

3.2.5 Biện pháp 5 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh 73

Trang 9

3.2.6 Biện pháp 6 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục

văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh 77

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 78

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 79

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 79

3.4.2 Nội dung và phương pháp khảo nghiệm 79

3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 79

3.4.4 Đối tượng khảo nghiệm 80

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 80

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTC-BGDĐT : Ban tổ chức - Bộ Giáo dục Đào tạo

CBQL - GV THCS : Cán bộ quản lý – Giáo viên trung học cơ sở CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

GDVHDT : Giáo dục văn hóa dân tộc GV, CNV : Giáo viên, công nhân viên GV, NV, HS : Giáo viên, nhân viên , học sinh

THCS-DTNT : Trung học cơ sở - Dân tộc nội trú

TT-BGDĐT : Thông Tư - Bộ Giáo dục Đào tạo

Trang 11

2.2 Thông tin về chất lượng HK1 năm học 2022-2023 34 2.3 Thông tin về CBQL - GV THCS năm học 2022 – 2023 35 2.4 Bảng kết quả đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động

2.5

Đánh giá nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về mức độ quan trọng của việc thiết kế chương trình giáo dục văn hóa dân tộc

37

2.6 Mức độ thực hiện chương trình giáo dục văn hoá dân tộc cho

2.7 Nhận thức về việc thực hiện chương trình giáo dục văn hoá dân

2.8 Mức độ thực hiện chương trình giáo dục văn hoá dân tộc cho

2.9 Nhận thức về việc đánh giá kết quả giáo dục văn hoá dân tộc

2.10 Mức độ thực hiện việc đánh giá kết quả giáo dục văn hoá dân

2.11 Nhận thức về các điều kiện tổ chức giáo dục văn hoá dân tộc

2.12 Mức độ thực hiện về các điều kiện tổ chức giáo dục văn hoá

2.13 Nhận thức về quản lý thiết kế chương trình giáo dục văn hoá

2.14 Mức độ thực hiện việc quản lý thiết kế chương trình giáo dục

văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở 48 2.15 Nhận thức về quản lý tổ chức thực hiện giáo dục văn hoá dân

2.16 Mức độ thực hiện việc quản lý tổ chức thực hiện giáo dục văn

hoá dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở 51 2.17 Nhận thức về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục văn

2.18 Mức độ thực hiện việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo

dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở 53

Trang 12

Số hiệu

2.19 Nhận thức về quản lý các điều kiện tổ chức giáo dục văn hoá

2.20 Mức độ thực hiện việc quản lý các điều kiện tổ chức giáo dục

2.21 Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của yếu tố khách quan 57 2.22 Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan 59

3.1 Đối tượng tham gia khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi

3.2 Kết quả kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 80 3.3 Kết quả kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 82 3.4 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi 83

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 81 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất 82 3.3 Tương quan giữa tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giữ gìn văn hóa dân tộc không phải là trách nhiệm của riêng ai mà nó là của cả

một dân tộc, một quốc gia và trong đó đóng vai trò quan trọng của các thế hệ trẻ mai sau Giá trị truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc là vấn đề căn cốt nhất, nền tảng nhất để tạo nên những nét riêng của mỗi dân tộc Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII năm 1993 và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [5] Đây là những nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng ta đã chọn 8 lĩnh vực để tập trung chỉ đạo, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội năm 1991 và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã xác định, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một

trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và

thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức

mạnh nội sinh quan trọng của phát triển Tiếp đó là Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội

nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI năm 2014 về xây dựng và phát

triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Trong Nghị quyết này, Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã nêu; đồng thời bổ sung, nhấn mạnh một số vấn đề mới, khẳng định mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ của văn hoá Về mục tiêu chung, Đảng

ta chỉ rõ: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hoá phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh Đảng ta nhấn mạnh, văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; làm rõ đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là dân tộc, nhân văn, dân chủ và

khoa học; nhấn mạnh trọng tâm của việc xây dựng văn hoá là xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp…

Điều 7 Luật Giáo dục năm 2019 quy định: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và

Trang 15

phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của

người học”

Huyện Sơn Tây là một huyện miền núi ở phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi Huyện có 9 xã, diện tích tự nhiên 382,21km2, Dân số tính đến 31/12/2021 là: 21522 người; Tộc người Cadong: 17681 người chiếm 82,2; hộ nghèo 2745 (số liệu Phòng Thống kê huyện) Huyện Sơn Tây là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo 67,01% Đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn

Các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Tây thực hiện sứ mệnh của mình là giảng dạy chương trình phổ thông từ tiểu học đến Trung học phổ thông cho con em các dân tộc trong huyện, đào tạo cán bộ nguồn cho địa phương Ngoài việc dạy các kiến thức khoa học, các trường còn phải quan tâm đến giáo dục toàn diện cho học sinh Đặc biệt là giáo dục văn hoá dân tộc Những năm gần đây, các trường học đã chú trọng đến hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh như: Tổ chức các hoạt động giao lưu, biểu diễn văn nghệ với các bản sắc dân tộc địa phương; tổ chức trưng bày các sản vật, trang phục, dụng cụ trong lao động sản xuất của mỗi dân tộc; tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm các hoạt động văn hóa, lễ hội ở địa phương như: Lễ hội “ Ăn trâu”, Tết mừng lúa mới, Tết cổ truyền người Cadong, Bên cạnh đó, Người Ca Dong có tri thức dân gian phong phú, độc đáo về cuộc sống để sinh tồn phát triển Có một nền văn hóa nghệ thuật đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc Trong đó có truyện cổ vừa kể vừa hát, kể mấy đêm liền không hết một câu chuyện Có thành ngữ, câu đố, đồng giao đúc kết từ trong quan hệ ứng xử, từ kinh nghiệm lao động sản xuất, chiến đấu Có dân ca mượt mà, độc đáo: kalêu, ra ngêq, ru con Có múa dân gian “ka cheu” xung quanh cây nêu ngày lễ đâm trâu Đặc biệt dân tộc CaDong có một nền âm nhạc phong phú, nhiều loại hình đánh, gõ, thổi, vỗ, kéo rất độc đáo Tuy nhiên, hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong trong các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Tây hiện nay chưa toàn diện, chưa có tính hệ thống, phù hợp thực tế ở địa phương và chưa đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách quy mô về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu

trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên

cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục cho bản thân

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Cadong ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh

Trang 16

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh ở

các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc

Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 9/9 trường trung học cơ sở huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi

Đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS từ năm học 2017-2018 đến năm học 2022-2023 của các trường trung học cơ sở huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong các trường trung học cơ sở giai đoạn 2023-2027

5 Giả thuyết nghiên cứu

Trong những năm qua, quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Cadong ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những bất cập, hạn chế Nếu hệ thống hóa được lý luận và đánh giá đúng thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Cadong thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong một cách cấp thiết và khả thi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho

học sinh các trường THCS

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù bên trong và trên cơ sở đó tổng hợp tạo ra hệ thống, đồng thời thấy được mối quan hệ, tác động biện chứng của các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy định của Ngành có liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc tại trường THCS

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phỏng vấn

Trang 17

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học, nhận xét mang tính khái quát

8 Cấu trúc luận văn

Gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh ở các trường THCS

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc là sức mạnh, là tài sản “vô hình” của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng để gắn kết giữa cộng đồng trong nước và cộng đồng ở nước ngoài Một số quốc gia trên thế giới, thậm chí, coi tài sản “vô hình” này là sức mạnh mềm của quốc gia Theo Joseph Nye, lý thuyết gia người Mỹ, người khởi xướng lý thuyết này, “sức mạnh mềm” gồm: văn hoá, hình thái ý thức, quy tắc và chế độ của thể chế quốc tế, chế độ kinh tế chính trị của quốc gia đó Sau này, vào năm 2006, ông

đã chỉ ra ba nguồn chủ yếu của sức mạnh mềm là: văn hoá, giá trị quan quốc

gia và chính sách đối ngoại Với Việt Nam, cộng đồng 54 dân tộc đều có một kho tàng

di sản văn hóa giàu bản sắc và truyền thống lâu đời Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, văn hoá là một lĩnh vực rất dễ bị tổn thương, trong đó bản sắc văn hoá và văn hoá truyền thống dễ bị tổn thương hơn cả Chính vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các chiến lược, chính sách để bảo vệ bản sắc văn hoá quốc gia, phát huy truyền thống dân tộc ở trong và ngoài nước [26]

Theo các tư tưởng giáo dục thời hiện đại, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá truyền thống là vấn đề được nhiều nhà tư tưởng giáo dục thời hiện đại quan tâm Johann Pestalozzi (1746-1827), được coi như bậc tiền bối của khoa học giáo dục hiện đại Cốt lõi của hệ thống tư tưởng giáo dục của ông là lý thuyết về giáo dục sơ đẳng, trong đó quá trình giáo dục cần phải được bắt đầu từ những yếu tố đơn giản nhất rồi dần tiến tới những yếu tố ngày càng phức tạp hơn Lý thuyết này được thấm nhuần trong tất cả các mặt giáo dục: Thể chất, lao động, đạo đức và trí tuệ Tất cả các mặt giáo dục này được thực hiện hiện trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, nhằm đảm bảo sự phát triển hài hoà của con người [13, tr.76]

Robert Owen (1771-1858) cho rằng giáo dục trí tuệ phải gắn liền với lao động sản xuất, với giáo dục thể chất, giáo dục đạo đức thực hiện trên tinh thần của chủ nghĩa tập thể [13, tr.80]

Emile Durkheim (1858-1917) - Nhà xã hội học - Nhà sư phạm người Pháp đã đưa ra định nghĩa giáo dục là một hành động được tiến hành bởi người lớn đối với những người còn chưa sẵn sàng đối với đời sống xã hội Mục đích của giáo dục là làm khơi dậy và phát triển ở trẻ em một số nhất định những trạng thái đạo đức, trí tuệ và thể chất mà xã hội trong toàn bộ cũng như môi trường cụ thể nơi các em sẽ được gắn kết vào đòi hỏi phải có, giáo dục bao gồm việc xã hội hóa có phương pháp cho thế hệ

Trang 19

trẻ [13, tr.94]

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc nói chung và văn hoá của mỗi dân tộc nói riêng cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh hiện nay được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đi trước đã đề cập đến với nhiều mức độ khác nhau

Nghiên cứu về giá trị văn hóa, giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam Có rất nhiều các công trình nghiên cứu như: Công trình nghiên cứu của Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang với “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” [9]; Huỳnh Khái Vinh: Giá trị VHTT (2000)[23]; TS Hồ Bá Thâm: Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (2012)[16]; Trần Ngọc Bình: Đời sống văn hóa các dân tộc Việt Nam (2013) [2]; Trần Mạnh Thường có tác phẩm “Việt Nam văn hóa và Giáo dục” [21];

Công tác nghiên cứu về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cũng được quan tâm Có nhiều văn bản, Nghị quyết, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đề cập đến vấn đề giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên ở những mức độ khác nhau Vấn đề này được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII; Chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác tư tưởng, văn hóa, giáo dục Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: “Bàn về công tác giáo dục’’(NXB Sự thật, Hà Nội,

1970)[11],“về giáo dục thanh niên’’ (NXB Sự thật, Hà Nội, 1992)[12]…

Các nghiên cứu về giáo dục VHTT trong bối cảnh đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế như: ‘‘Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị VHTT Việt Nam trong đổi mới

và hội nhập’’ của Ngô Đức Thịnh[20]; “Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh

xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Duy Bắc [1]; “Hệ giá trị Việt Nam : từ truyền thống đến hiện đại” của Trần Ngọc Thêm [19];…

Các nghiên cứu về giáo dục văn hóa dân tộc Cadong tại huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi cũng được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều bài viết quan tâm như: “ văn hoá tín ngưỡng dân tộc Cadong huyện Sơn Tây-tỉnh Quảng Ngãi” của Nga Ri Vê [22]; “Lưu truyền và gìn giữ văn hoá các dân tộc vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi” của Hoàng Ngân[24]; “Giữ gìn văn hoá các dân tộc” của Kim Ngân[25]; “Quảng Ngãi: Góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Ca Dong” của Đinh Hương[26]

Hầu hết các tài liệu, công trình nghiên cứu đã đề cập đến những nét văn hóa của các dân tộc, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó Mặc dù các vấn đề liên quan đến đề tài khá phong phú Tuy nhiên, việc nghiên cứu về Quản lý hoạt động giáo

dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh

Quảng Ngãi hiện nay chưa thu hút sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học Do

Trang 20

vậy, đề tài quan tâm đến việc “Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong

cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi” có ý nghĩa cả về

mặt lý luận và thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu này, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc Cadong cho học sinh ở các trường THCS huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Quản lý

Từ xưa đến nay rất nhiều nhà khoa học quản lý đã đưa ra rất nhiều khái niệm liên quan đến quản lý khác nhau như:

Theo Mary Parker Follet "Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác”

Theo F.Taylor (1856 - 1915) "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất"

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”[14]

Theo tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những hoạch định của chủ thể

quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất"[8]

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [4, tr.9]

Các quan niệm nêu trên về quản lý tuy có không giống nhau nhưng có cùng những quan điểm chủ yếu sau: Quản lý là những tác động có tính hướng đích; được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức

Như vậy, từ sự phân tích trên ta có thể nêu khái quát quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức, thông qua công cụ và phương pháp quản lý nhằm làm cho tổ chức đó vận hành thuận lợi và đạt mục tiêu đề ra và đồng thời phải làm cho tổ chức ngày càng phát triển

1.2.2 Quản lý giáo dục

Từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm quản lý giáo dục, sau đây là một số định nghĩa có liên quan:

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục,

với thế hệ trẻ và với từng học sinh" [14]

Trang 21

Theo Trần Kiểm (2004): Quản lý giáo dục (QLGD) là hệ thống những tác động

có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục đến toàn bộ các phần tử và các lực lượng trong hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đúng tính chất, nguyên lý và đường lối phát triển giáo dục, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu đề ra” [8, tr.36]

Đối với cấp vĩ mô, quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục [8, tr.36-37] Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên (GV), công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường [8, tr.37-38]

Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục cấp độ vi mô được nhìn nhận ở góc độ quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục (trường học) và được thực hiện bởi chủ thể quản lý của các cơ sở đó (gọi chung là quản lý nhà trường)

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý giáo dục vi mô được hiểu là những tác

động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tập thể GV, CNV, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển dục của nhà trường"[8]

Như vậy, có thể nói quản lý giáo dục là quá trình chủ thể quản lý vận dụng các chức năng quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch đảm bảo quá trình giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra

1.2.3 Văn hoá dân tộc

Văn hóa dân tộc không chỉ chứa đựng những tinh hoa của nhân loại mà nó còn là một niềm tự hào cũng như là món ăn tinh thần của mỗi người dân của dân tộc ấy Có nhiều khái niệm về văn hoá dân tộc, dưới đây là một vài khái niệm liên quan

Theo Federico Mayor: Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho một dân tộc này khác với một dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động

Ở Việt Nam, văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: Ở phạm vi hẹp, văn hóa của dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một tộc người, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa tộc người là một phạm vi của văn hóa nói chung Phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của cả cộng đồng người sống trong cùng một quốc gia Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần,

Trang 22

cũng như những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụ của một tộc người, phản ánh những nhận thức, tâm lý, tình cảm, tập quán riêng biệt được hình thành trong lịch sử của tộc người đó Ở các quốc gia đa dân tộc, văn hóa các tộc người đan xen, hấp thụ lẫn nhau nên nét chung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng của nó

Như vậy có thể nói: Văn hóa dân tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được dân tộc sáng tạo ra trong lịch sử Xét về bản chất, nó không chỉ thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của một dân tộc mà còn là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác

1.2.4 Hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc

Văn hóa dân tộc là đặc trưng cơ bản, là cốt lõi của bản sắc dân tộc Mỗi dân tộc đều có di sản và văn hoá dân tộc riêng Văn hoá dân tộc của mỗi dân tộc được tồn tại nhờ giáo dục là con đường chuyển tải, là cầu nối giữa tri thức văn hóa với con người Nội dung văn hóa dân tộc được giáo dục và giảng dạy có định hướng với một số hệ thống chuẩn mực các giá trị hàm chứa trong nó sẽ đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách cho học sinh và góp phần đáng kể vào việc giữ gìn bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc

Giáo dục văn hóa dân tộc ở trường THCS là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hóa riêng của các dân tộc trên quê hương mình như kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, tín ngưỡng, tôn giáo, sử thi,

Từ các tri thức trên dẫn tới hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hóa riêng của mỗi dân tộc của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này

Giáo dục truyền thống văn hóa, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hóa dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở học sinh phẩm chất tâm hồn tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương gắn bó với cộng đồng

Giáo dục văn hóa dân tộc làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường THCS, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hóa, đáp ứng công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi Giáo dục VHDT là giáo dục cho học sinh nhận thức được “Nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” Trên cơ sở đó các em không mơ hồ hay chối bỏ đối với văn hóa dân tộc mình, đồng thời biết tôn trọng cả văn hóa của các dân tộc khác, vừa biết làm chủ di sản văn hóa do ông cha để lại, vừa

biết sáng tạo và tiếp thu những giá trị văn hóa mới

Hoạt động giáo dục VHDT là chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội Hoạt động giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất Bằng con đường giáo dục và thông qua hoạt động giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn

Trang 23

ngữ, phong tục, tập quán của các dân tộc được lưu truyền, giữ gìn, vận hành nối liền các thế hệ Giáo dục VHDT giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống, văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác Giáo dục VHDT cho học sinh trong các trường THCS nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về giá trị văn hoá dân tộc, truyền thống của dân tộc; Hình thành và phát triển cho HS những kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và giá trị văn hoá truyền thống của địa phương Tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại và tương lai; Giáo dục văn hoá dân tộc, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng giá trị văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương Hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng; Làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường THCS, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi

Hoạt động giáo dục VHDT là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch và có mục đích, nhằm đào tạo ra những con người có phẩm chất phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn cụ thể Việc chăm lo cho giáo dục, nhằm phát triển nguồn lực con người cho xã hội là mục tiêu hết sức quan trọng của sự phát triển cho xã hội Hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao được tiến hành từ các chủ thể giáo dục mà chủ yếu là từ gia đình, nhà trường và xã hội

Hoạt động giáo dục VHDT là hoạt động của các chủ thể giáo dục, nhằm truyền bá những giá trị văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc cho người học Thông qua hoạt động này, nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, lối sống, đạo đức cho các thế hệ con người và dân tộc ở mỗi thời đại [10]

1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh

Quản lý giáo dục văn hóa dân tộc cho HS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục văn hóa dân tộc đề ra góp phần hình thành phát triển nhân cách người học một cách toàn diện Trong khuôn khổ của đề tài luận văn nghiên cứu, đây là hoạt động của hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở, đối tượng quản lý là các quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào quá trình đó

Để đảm bảo việc quản lý giáo dục VHDT cho học sinh đạt hiệu quả tốt, cần phải quản lý tất cả yếu tố cơ bản sau:

Nội dung, chương trình các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Nhiệm vụ trọng tâm của năm học phải gắn với tình hình và nhiệm vụ chính trị của địa phương

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã

Trang 24

hội của địa phương

Năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường

Văn bản chỉ đạo của các cấp về hoạt động giáo dục VHDT cho học sinh

Đặc điểm về tâm sinh lý học sinh lứa tuổi THCS

1.3 Hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

1.3.1 Đặc điểm tâm lý học sinh trung học cơ sở người Cadong

Cộng đồng dân cư ở Huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi có: Cadong, Hrê, Cor, Kinh nhưng cư trú lâu đời là người dân tộc Cadong, một chi của dân tộc Xơ Đăng ở bắc Tây nguyên [22, tr.7] Hiện nay dân tộc Cadong chiếm trên 80% dân số toàn huyện

Ở các trường trung học cơ sở huyện Sơn Tây, các em học sinh phần lớn là con em dân tộc thiểu số tộc người dân tộc Cadong có gia đình định cư lâu dài ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa hình đồi núi cao, cách trở Phần lớn các em đều ngoan, biết nghe lời khuyên bảo dạy dỗ của thầy cô và người lớn tuổi Chăm chỉ, cần cù trong lao động sản xuất, rất ham thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động tập thể khác

Hầu hết học sinh là người dân tộc Cadong sinh ra và lớn lên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chưa phát triển Năng lực học tập của học sinh không đồng đều, khả năng tư duy còn hạn chế, nhất là ở lớp đầu cấp Một số ít chưa chăm chỉ học tập, chưa xác định động cơ học tập, còn ham chơi hoặc một thành phần nhỏ các em đã bắt đầu tiếp xúc với điện thoại thông minh, mạng xã hội…

Các phong tục tập quán lạc hậu cũng có ảnh hưởng xấu nhất định đến nề nếp sinh hoạt của học sinh như: tác phong chậm chạp, làm việc theo sở thích, thích uống rượu, hút thuốc lá, kết hôn sớm, không ham mê học văn hóa, không thích bị ràng buộc…

Với đặc điểm đối tượng như trên đã cho thấy các em học sinh dân tộc Cadong khi hòa nhập với cuộc sống tập thể còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, nhiều mặt chưa có mục tiêu phấn đấu, đó chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến động lực học tập, rèn luyện của các em Vì vậy, ngoài việc đáp ứng yêu cầu dạy học còn phải đáp ứng được các năng lực khác cho các em, như: có vốn hiểu biết về tâm lý, ngôn ngữ, phong tục, tập quán đặc trưng của dân tộc mình, biết khơi dậy cho các em lòng tự hào dân tộc và hướng phấn đấu đúng đắn Giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Đặc biệt việc giúp các em khắc phục, sửa chữa những phong tục tập quán, thói quen lạc hậu là điều gặp nhiều khó khăn Điều đó đặt ra cho công tác quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học cơ sở của huyện phải phù hợp với đặc thù của địa phương, với công tác quản lý và giáo dục của nhà trường

Trang 25

1.3.2 Đặc điểm văn hoá dân tộc Cadong

Về ngôn ngữ: Cũng giống hai dân tộc anh em Hrê, Cor, dân tộc Cadong thuộc ngôn ngữ Môn Khmer hệ Nam Á Cho đến nay dân tộc Cadong chưa có chữ viết, nhưng có tiếng nói, có phong tục tập quán tín ngưỡng, có lễ hội, có nhạc cụ mang đậm bản sắc của dân tộc mình[22, tr.7]

Nơi ở: Nơi ở của người Cadong thường là sườn đồi thoáng đãng, có nguồn nước và ở theo làng, nhiều nhà cùng dòng máu hoặc không cùng dòng máu Làng (plây) có chủ làng đứng đầu gọi là già làng…Già làng đại diện cho cả làng, có nhiệm vụ xử lý, quyết định mọi vấn đề của làng như chăm nom, bảo vệ địa giới làng, quyết định chiến đấu hay hoà giải, giao tiếp khác, dạy bảo con cháu giữ gìn phong tục tập quán, đôn đốc sản xuất, chủ trì các lễ tín ngưỡng, xử lý tranh chấp, vi phạm luật tục…[22, tr.12]

Nhà ở: Bằng tre nứa, cây mây, cây rừng với chiếc rựa và đôi tay khéo léo, người Cadong đã dựng nên những ngôi nhà sàn vững chắc và đẹp mắt Một nhà có thể chung sống, sinh hoạt hai, ba thế hệ Mọi người trong nhà cùng làm, cùng hưởng, sống hoà thuận, bình đẳng, hạnh phúc[22, tr13] Các ngôi nhà được quần tụ theo chiều ngang của triền đất thấp hoặc đất đồi, từ thấp lên cao, quay theo một hướng và ở nơi cao ráo, mặt phía đông, lưng phía tây Nóc nhà hai bên không được quay đâm vào hướng đỉnh núi…[22, tr.172]

Hôn nhân, gia đình: Tộc người Cadong không có chế độ mẫu hệ nhưng người phụ nữ trong gia đình được coi trọng và sự phân công lao động rất hợp lý, người đàn ông được coi là trụ cột gia đình làm những công việc nặng nhọc như phát rẫy, quốc ruộng, làm nhà cửa, lo cúng bái… người phụ nữ trong gia đình làm những công việc nội trợ, chăn nuôi, dệt vải, thu hoạch… nếu người cha dạy con trai biết làm ruộng rẫy, nhà cửa, săn bắn, đánh bắt cá, đang lát mây tre, đánh chiêng, đánh đàn… thì người mẹ dạy con gái cần cù, siêng năng, biết dệt vải, biết công việc nội trợ, chăn nuôi heo, gà, nuôi dạy con cái[22, tr 12] Chế độ hôn nhân của người Cadong cũng như người Hrê, nhà trai bao giờ cũng đi hỏi vợ Kén vợ chọn chồng theo tiêu chuẩn đạo đức tốt, sức khỏe tốt, lao động cần cù, chăm chỉ siêng năng và trai gái thành vợ thành chồng phải có người mai mối Người mai mối thường là người đàn ông từng trải, ăn nói khéo léo, tâm lý chân thành, hết lòng với nhà trai Đối tượng đi hỏi có thể là đôi nam nữ đã quen biết nhau, cũng có khi chưa quen biết, chỉ ông bà hoặc cha mẹ hai bên thích nhau, đôi nam nữ vẫn lấy nhau, có con rồi sẽ ưng nhau[22, tr 94-95]

Trang phục, trang sức: Đàn ông đeo khố, ở trần, hoặc choàng tấm vỏ cây quanh mình Đàn bà quấn váy, ở trần hoặc choàng vải vỏ cây che ngực, thắt gút một bên vai Hiện nay không còn dùng vỏ cây mà vải tự dệt bằng bông vải (ka paih) với hoa văn

họa tiết đẹp độc đáo [22, tr 184] Đàn bà đeo chuỗi cườm nut ra vua đeo chéo từ vai

ra hai thắt lưng, đó là loại cườm nút áo dài hình thoi Cổ tay người đàn ông đeo vòng to làm bằng đồng, vòng có ngạnh nhọn có thể dùng làm vũ khí…Người đàn ông

Trang 26

Cadong còn đeo cườm, đeo kiềng ở cổ Phụ nữ Cadong cổ đeo kiềng bạc kiềng đồng, kiềng và cườm các loại đủ màu sắc sặc sỡ và kích cỡ nhỏ lớn đến vừa…[22,tr 185]

Ẩm thực: Ẩm thực người Cadong rất đơn giản cũng như ẩm thực của người Hrê, Sơ sài, mộc mạc, thanh đạm, mang dấu vết cổ xưa thời sơ khai của tổ tiên loài người Để chấm các nguyên liệu luộc là muối ớt hoặc giả muối sả, giã lá é thơm, giã với hạt tiêu rừng Những lúc khan hiếm thức ăn, người Cadong thường ăn cơm chay hoặc ăn với muối, với chuối chín, với mật ong rừng [22 tr 151] Trong văn hóa giao tiếp đi cùng với nước chè là thuốc lá, trầu cau, chủ nhà bao giờ cũng bưng ra đầy đủ mời khách uống nước chè ăn trầu hút thuốc lá…Đi kèm với ăn trầu là ăn thuốc Thuốc lá được trồng nhiều trên nương, trong vườn, khi đến thời gian thu hoạch họ bẻ từng lá mang về nhà, dùng lạt mây xâu lại treo khô trên giàn bếp[22, tr 154-155] Uống rượu cần là một trong nét văn hóa truyền thống của người Cadong, đó là đồ uống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, có vị trí vô cùng quan trọng trong văn hóa ẩm thực Cũng như các dân tộc thiểu số lân cận, uống rượu cần trở thành một phong tục tập quán truyền thống, không có rượu sẽ không có tết, không có lễ hội, đám hỏi, đám cưới, đám tang, cúng kiến thần linh, ăn mừng nhà mới, lúa mới và giải quyết các công việc của làng Rượu cần được coi như chiếc cầu nối giữa con người trong cộng đồng, giữa con người với tổ tiên thần linh[22, tr 157]

Lễ hội: Cúng đâm trâu là lễ cúng lớn nhất, quan trọng nhất, mang tính cộng đồng dân tộc cao nhất, đồng thời cũng là lễ hội lớn nhất hội tụ lan tỏa tinh hoa văn hóa Cadong nên mang đậm bản sắc dân tộc Bản sắc đó thể hiện rõ ở trang phục, trang sức ở trang trí hoa văn cây nêu, ở nghệ thuật diễn xướng, nhạc chiêng, điệu múa, lời khấn cúng[22, tr 30] Người Cadong có rất nhiều lễ hội nhưng, lễ hội lớn nhất hội tụ lan tỏa được văn hóa Cadong là lễ hội ăn trâu và lễ hội ăn Tết cổ truyền dân tộc Ăn tết theo làng, làng này ăn xong tới làng khác, nhà nào thu hoạch xong trước ăn trước, trước khi ăn Tết người Cadong có tục ăn lúa thừa không tỉa[22, tr 43]

Âm nhạc, nhạc cụ: Người Ca Dong có tri thức dân gian phong phú, độc đáo về cuộc sống để sinh tồn phát triển Có một nền văn hóa nghệ thuật đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc Trong đó có truyện cổ vừa kể vừa hát, kể mấy đêm liền không hết một câu chuyện Có thành ngữ, câu đố, đồng giao đúc kết từ trong quan hệ ứng xử, từ kinh nghiệm lao động sản xuất, chiến đấu Có dân ca mượt mà, độc đáo: kalêu, ra ngêq, ru con Có múa dân gian “ka cheu” xung quanh cây nêu ngày lễ đâm trâu Đặc biệt tộc CaDong có một nền âm nhạc phong phú, nhiều loại hình đánh, gõ, thổi, vỗ, kéo rất độc đáo Về chiêng loại 6 chiếc gọi là ching kan, loại 12 chiếc gọi là ching hlinh, loại 3 chiếc gọi là ching piq katah Trống có tên là hơ gâr Đàn có đàn vroac 3 dây, vroac goang 8 dây, vroac krâu từ 8 đến 16 dây (làm bằng lồ ô) Đàn kéo ra đong, đàn môi ra ngoiq, đàn ngậm nói a vam Đàn nước…[22, tr.15]

Trải qua các thế hệ nối tiếp nhau cộng đồng cư dân Cadong cùng với cộng đồng Hrê, Cor, Kinh đã tiếp thu, học hỏi, xây đắp cho nhau tính cách cần cù, kiên nhẫn

Trang 27

trong lao động sản xuất, trọng danh dự Nói là làm, tin là theo, không ưng lá chống đến cùng Có tinh thần thượng võ, có ý chí chiến đấu Chung lưng đấu cật trong lao động, trong đấu tranh với thiên nhiên và xã hội, tạo dựng, bảo vệ và phát triển cuộc sống cho đến ngày hôm nay Những mặc tích cực đó đã từng bước đẩy lùi các phong tục tập quán lạc hậu, mê tín, dị đoan làm cho đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân Sơn Tây ngày càng tiến bộ và phát triển không ngừng[22, tr.16]

1.3.3 Thiết kế chương trình giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

Thiết kế chương trình là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó cần xác định những vấn đề chẳng hạn: nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo khả năng; lựa chọn, xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như: xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra

Yêu cầu Thiết kế chương trình giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở phải được xây dựng phù hợp với thực tế của từng trường, địa phương, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của năm học Tránh tình trạng xây dựng kế hoạch không đồng nhất với phân phối chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Phải có kế hoạch riêng cho từng khối lớp trong mỗi nhà trường, cho từng đối tượng cá biệt cần quan tâm trong nhà trường

Để thực hiện được chức năng này, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch tổng thể của nhà trường bao gồm: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn Yêu cầu của một kế hoạch là tính thực tiễn, tính khoa học, tính khả thi, tính linh hoạt trong giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh của nhà trường

1.3.4 Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

Theo Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”[15, tr.27]; Khoản 1, điều 56: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, ”[15, tr.24] Từ nội dung trên cho thấy chất lượng giáo dục được tạo ra bởi tương tác giữa người dạy và người học, giữa người quản lý và người thực thi công việc trong nhà trường, quản lý đổi mới quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh Để thực hiện giáo dục văn hóa dân tộc đạt hiệu quả cao, trước hết các trường trung học cơ sở phải đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên tốt về phẩm chất, năng lực, đồng bộ về cơ cấu và đủ về số lượng để có thể tự tin, sáng tạo đứng trên bục giảng và thông qua các hoạt động trải nghiệm để phân tích những giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh để trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa dân tộc người Cadong nói riêng Hiệu trưởng nhà trường phải phân công phân nhiệm cụ

Trang 28

thể, rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh; giao nhiệm vụ cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổng phụ trách Đội trong việc đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh của từng giáo viên trong nhà trường Đồng thời, hiệu trưởng nhà trường cần tạo điều kiện, môi trường và đưa ra các kỹ thuật học tập tích cực nhằm kích thích tinh thần, động cơ dạy học của thầy và tạo được hứng thú, động cơ học tập của trò ở mọi môn học, mọi hoạt động ngoại khóa

a Nội dung giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh

- Giáo dục học sinh truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và đường lối chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước

- Tổ chức đời sống văn minh, tiến bộ với văn hoá dân tộc tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

- Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về văn hóa của các dân tộc trên quê hương mình

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, tham gia du lịch, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa và các hoạt động xã hội khác nhằm bảo tồn và khuyến khích học sinh tự hiểu, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh

b Phương pháp giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh

Để giáo dục văn hóa dân tộc ở trường trung học cơ sở có tính hiệu quả cao cần phải có phương pháp đó là:

Phương pháp tích hợp đối với các môn học đặc biệt là các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân

Phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc trong hoạt động trải nghiệm

Mời các chuyên gia, nghệ nhân hoặc các nhà văn hóa am hiểu về văn hóa dân tộc của người Cadong về nói chuyện trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa

Phương pháp thực hành: truyền dạy cách đánh cồng chiêng, hát dân ca…cho học sinh sưu tầm, biên soạn bài giới thiệu về lễ hội cồng chiêng của dân tộc mình, của buôn làng mình sinh sống

Cho học sinh thăm quan bảo tàng văn hóa dân tộc tỉnh và tham dự các lễ hội dân gian của địa phương, của buôn làng gần địa điểm trường

Tổ chức cho học sinh tập những điệu múa đơn giản, bài Ka lêu, ra ngêq, sử dụng các nhạc cụ dân tộc… liên quan đến lễ hội của dân

c Hình thức giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh

Để tổ chức tốt giáo dục VHDT, ngoài việc phải nắm vững các nội dung đã nêu trên, cần nắm được và đề xuất cách thức thực hiện giáo dục VHDT trong nhà trường Hiện nay có một số cách thực hiện đã được nhiều trường THCS vận dụng đem lại hiệu

Trang 29

quả trong việc giáo dục VHDT và giáo dục toàn diện cho học sinh là: Lồng ghép, tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc vào một số môn học phù hợp và hoạt động trải nghiệp, tổ chức các cuộc thi, tham gia hội thi văn hóa thể thao các dân tộc, hội thi văn hóa, thể thao các trường, hoạt động ngoại khóa; giáo dục văn hóa dân tộc gắn liền với phong

trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như: tổ chức tìm hiểu và chơi

các trò chơi dân gian, sử dụng nhạc cụ dân tộc, học hát dân ca và các điệu múa dân tộc, ; xã hội hóa trong giáo dục VHDT thông qua việc mời các nghệ nhân tổ chức dạy các bài hát dân ca, các điệu múa dân tộc và xây dựng các tiết mục văn nghệ điển hình Lồng ghép, tích hợp vào các môn học như: Văn, Nhạc, Hoạ, TDTT, lịch sử địa phương …

d Các lực lượng giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh

- Lực lượng giáo dục tuyên truyền văn hóa dân tộc ở trong nhà trường + Giáo viên chủ nhiệm

+ Giáo viên các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân… + Tổ chức Đoàn, Đội của trường

+ Tổ chức Công đoàn của nhà trường

+ Các cán bộ, công nhân viên khác trong nhà trường - Lực lượng giáo dục VHDT ở ngoài nhà trường + Các nghệ nhân cồng chiêng

+ Các già làng của các làng gần địa điểm trường đóng + Các nhà nghiên cứu về VHDT thiểu số ở địa phương

+ Các cán bộ văn hoá đã nghỉ hưu, các giáo viên có tâm huyết với VHDT ở địa phương

+ Phụ huynh học sinh

e Các điều kiện giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh

Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục VHDT cho học sinh, điều kiện phục vụ để tổ chức đóng vai trò rất quan trọng Các điều kiện để tổ chức gồm:

Khai thác triệt để mọi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường nhằm thực hiện tốt hoạt động giáo dục

Khai thác cơ sở vật chất ngoài nhà trường: các khu du lịch, khu di tích lịch sử, làng văn hóa truyền thống

Khai thức và sử dụng nguồn chính hợp lý: Đảm bảo về ngân sách Nhà nước để trang bị, mua sắm, cải tạo các thiết bị giáo dục Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham gia đầy đủ và có hiệu quả đối với các hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống

Ngoài các yếu tố trên, việc ban hành cơ chế, chính sách động viên, khích lệ giáo viên có tinh thần, cống hiến vì giáo dục VHDT cho HS tại các trường là vấn đề hết sức cấp thiết Cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, dạy và học Ngoài ra, tăng nguồn lực tài chính cho

Trang 30

công tác tuyên truyền, giáo dục Bảo đảm nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học Huy động có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài tham gia vào hoạt động tuyên truyền, giáo dục Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục như phòng sinh hoạt, tài liệu, ấn phẩm, truyền thông thì các hoạt động giáo dục cho học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được

1.3.5 Đánh giá kết quả giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

Đánh giá kết quả giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở là việc đánh giá về nhận thức, kĩ năng và thái độ của mỗi học sinh tham gia vào hoạt

động giữ gìn và phát phát huy giá trị văn hoá dân tộc của dân tộc Việt Nam

Hình thức kiểm tra, đánh giá được thực hiện thông qua kế hoạch dạy học và thông qua việc quan sát các hành vi trong việc giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc

- Đánh giá kết quả giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở thông qua giảng dạy các môn học có ưu thế

+ Để tiến hành đánh giá mức độ đạt được của việc giáo dục văn hóa văn hóa dân tộc thông qua dạy học, Hiệu trưởng cần phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường và các ban ngành văn hóa, các nghệ nhân tại địa phương… xây dựng chuẩn đánh giá kết quả giáo dục văn hóa dân tộc thông qua hoạt động dạy học Chỉ có xây dựng chuẩn đánh giá bằng các mức độ, chỉ số cụ thể thì việc đánh giá mới khách quan, chính xác, đảm bảo tính công bằng được

+ Việc đánh giá cần được tiến hành qua tổ chuyên trách gồm Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có chuyên môn, nghệ nhân tại địa phương

+ Hiệu trưởng chỉ đạo lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giá phù hợp với từng bộ môn: qua đánh giá hồ sơ chuyên môn, qua dự giờ, thăm lớp, qua kiểm tra kết quả học tập của học sinh…

+ Sau đánh giá, Hiệu trưởng cần lên kế hoạch sử dụng kết quả đánh giá để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học, tăng cường giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh THCS

- Đánh giá kết quả giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở qua các hoạt động trải nghiệm:

+ Xây dựng chuẩn đánh giá kết quả các hoạt trải nghiệm: với giáo viên và nhà trường, chuẩn đánh giá phải tập trung vào đánh giá khâu lập kế hoạch tổ chức, nội dung hoạt động, phương pháp, hình thức tiến hành, hiệu quả giáo dục văn hóa dân tộc thông qua hoạt động Chuẩn đánh giá với hoạt động của học sinh phải tập trung về kiến thức, sự hiểu biết của các em về giá trị văn hóa dân tộc; thái độ của các em đối với giá trị văn hóa đó; mức độ tham gia của các em trong các hoạt động giáo dục; nhận thức về trách nhiệm của bản thân và cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc…

Trang 31

+ Tổ chức đánh giá: thành phần đánh giá là Ban Giám hiệu, đại diện các tổ chuyên môn, Đoàn Thanh niên, đại diện cơ quan văn hóa địa phương

+ Chỉ đạo lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá và xử lý kết quả sau đánh giá Bên cạnh đó, có thể đánh giá công tác phối hợp, cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục, để tìm ra những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện công tác giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh Từ đó có các hình thức khen thưởng, khích lệ các thành viên thực hiện tốt, đồng thời chấn chỉnh các hoạt động kém hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch giáo dục đã đề ra

1.3.6 Các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

Ban giám hiệu căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho HS thông qua các hình thức chính khóa và ngoại khóa mà dự trù kinh phí trang bị, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy, đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động GDVHDT sao cho phù hợp với điều kiện của lớp, của trường và hoàn cảnh của địa phương

- Nguồn nhân lực: đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện công tác giáo dục văn hóa dân tộc; năng lực, phẩm chất, khả năng đáp ứng, sở trường, kinh nghiệm, Có kế hoạch đề xuất xây dựng đội ngũ triển khai nhiệm vụ giáo dục VHDT Hoạt động giáo dục văn hóa trong nhà trường trung học cơ sở đòi hỏi người tổ chức, người giảng dạy phải có chuyên môn Không những thế hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc đòi hỏi nhiều người tham gia thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau Để có thể thực hiện tốt hoạt động này cần xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có đủ năng lực để triển khai nhiệm vụ Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia triển khai nhiệm vụ giáo dục văn hóa cần chú ý cả việc xây dựng đội ngũ chuyên gia và xây dựng tập thể sư phạm Đội ngũ chuyên gia phải là những người hiểu biết sâu, có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục học sinh về giá trị văn hóa dân tộc Tập thể sư phạm phải có nhận thức cơ bản và có khả năng tham gia, khả năng hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc

- Cở sở vật chất của trường THCS bao gồm trường học, nhà ở cho học sinh, nhà ăn, nhà sinh hoạt, cơ sở thiết bị như: phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng đọc sách, phòng trưng bày tài liệu văn học truyền thống dân tộc Cơ sở vật chất của nhà trường có sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo về VHDT Tất cả những cơ sở vật chất trên phải đảm bảo chất lượng thì mới phục vụ tốt cho công việc giảng dạy và học tập của học sinh trong nội dung giáo dục VHDT ở địa phương

- Về tài chính ngoài nguồn tài chính do nhà nước cung cấp còn có nguồn tài chính do các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm yêu thích VHDT đóng góp giúp đỡ Cán bộ quản lý phải có kế hoạch quản lý các nguồn tài chính trên một cách hợp lý trong công tác giáo dục VHDT Trên cơ sở quản lý các nội dung giáo dục VHDT trong nhà

Trang 32

trường, cán bộ quản lý và GV cốt cán cũng phải nắm rõ các điều kiện cần thiết để thực hiện GDVHDT trong nhà trường

- Sự phối hợp các lực lượng giáo dục Giáo dục học sinh là một quá trình tác động tổng hợp, cần đến sự tham gia của các nhân tố gia đình, nhà trường, xã hội Đối với hoạt động giáo dục văn dân tộc cho học sinh, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục là điều vô cùng cần thiết Bởi khác với các tri thức khoa học ít nhiều mang tính sách vở, văn hóa dân tộc được đem vào quá trình giáo dục là những cái “hiện tồn”, đang được bảo lưu, gìn giữ và phát triển ngoài môi trường xã hội, hàng ngày hiện hữu trong đời sống của học sinh Nhà trường không thể giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh nếu không để các em tiếp xúc với môi trường sinh thành giá trị văn hóa đó Sự hỗ trợ của các lực lượng như gia đình, các cơ quan, ban, ngành văn hóa, môi trường dân cư… sẽ giúp nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh, đặc biệt là với các hoạt động trải nghiệm các giá trị văn hóa

Có thể khẳng định rằng để tổ chức hoạt động GDVHDT cho HS thì cần đảm bảo các điều kiện sau: điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện về nguồn nhân lực, sự tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục…

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở

1.4.1 Quản lý thiết kế chương trình giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

Quản lý thiết kế chương trình GDVHDT cho học sinh là những tác động có kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường, của địa phương, phù hợp với tâm lý của học sinh và chương trình dạy học đối với học sinh bậc THCS

Để quản lý tốt thiết kế chương trình GDVHDT cho học sinh đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người Hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung công việc cụ thể sau:

- Căn cứ vào nội dung yêu cầu về kiến thức, kỹ năng được quy định bởi các văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành Thiết kế chương trình giáo dục VHDT cho học sinh tại đơn vị

- Lập kế hoạch một cách cụ thể và chi tiết về giáo dục VHDT cho học sinh, xác định rõ nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục cụ thể

+ Về nội dung, bao gồm: giáo dục nhận thức về văn hóa dân tộc; giáo dục thái độ đối với văn hóa dân tộc; và giáo dục các hành vi tích cực trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc Trên cơ sở đó, hình thành ở các học sinh tình yêu quê hương, yêu dân tộc, đất nước, yêu gia đình; sự khiêm tốn, thật thà, cần cù, sáng tạo, có ý chí vươn lên; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán dân tộc; phòng tránh các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, văn hóa ứng xử, giao tiếp lệch chuẩn xã hội

+ Về hình thức, thông qua các giờ dạy văn hóa trên lớp, các bài giảng môn Giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt trên lớp và sinh hoạt Đội; các hoạt động văn hóa văn

Trang 33

nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; các hoạt động tình nguyện, từ thiện, dã ngoại, ngoại khoá, tham quan, tìm hiểu phong tục, tập quán dân tộc và các hoạt động mang ý nghĩa giáo dục khác

+ Về phương pháp, giáo dục lồng ghép trong các môn học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm Nêu gương cá nhân, tập thể có hành vi tốt trong hoạt động giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Nhắc nhở, động viên, khen thưởng và kỷ luật kịp thời những hành vi tiêu cực Thông qua tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề Giao lưu văn hóa dân tộc giữa các học sinh Tìm hiểu bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc ở địa phương

- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục văn hóa dân tộc, cơ cấu nguồn lực để thực hiện

- Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình giáo dục văn hóa dân tộc, các điều kiện có thể hỗ trợ hoạt động một cách hiệu quả nhất

- Kiểm tra, đánh giá chương trình giáo dục văn hóa dân tộc, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả thực hiện hoạt động GDVHDT trong nhà trường

1.4.2 Quản lý tổ chức thực hiện giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở

Quản lý là công việc mà người cán bộ quản lý phải thiết lập bộ máy hoạt động cơ cấu các bộ phận chức năng, tùy theo tính chất công việc có thể tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân quy định trách nhiệm cho từng bộ phận Xây dựng mối quan hệ trách nhiệm giữa các bộ phận hoặc cá nhân với nhau, nói cách khác là bố trí nhân lực, thiết lập cơ chế phối hợp và phân bổ nguồn lực cho từng hoạt động giáo dục trong nhà trường

Đối với công tác quản lý giáo dục VHDT, khi tiến hành hoạt động cần đưa cán bộ, giáo viên có năng lực nhiệt tình công tác vào cơ cấu nhân sự, đặc biệt phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tự quản của học sinh Hoạt động GDVHDT là một loại hình kết hợp cả chương trình chính khóa với chương trình ngoại khóa nên đòi hỏi khả năng linh hoạt và ý thức tổ chức rất cao

- Trước hết, với việc tích hợp giáo dục văn hóa dân tộc trong dạy học các môn văn hóa với các hình thức tích hợp như:

+ Với bộ môn Lịch sử, giáo dục văn hóa dân tộc thể hiện thông qua truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, truyền thống nhân đạo sâu sắc và rất nhiều những truyền thống, giá trị cao đẹp khác của dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc nói riêng Hơn tất cả, bộ môn Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh

+ Với bộ môn Giáo dục công dân, giáo dục văn hóa dân tộc thể hiện thông qua việc giáo dục kiến thức, kỹ năng, thái độ hướng học sinh vươn tới những giá trị cơ bản của người công dân Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế Đó là những giá trị tốt

Trang 34

đẹp của dân tộc trong sự hòa nhập với tinh hoa văn hóa nhân loại, thể hiện được sự thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại Nội dung môn Giáo dục công dân phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, thực tiễn của học sinh, gắn liền với những sự kiện trong đời sống pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước

+ Với bộ môn Âm nhạc, giáo dục văn hóa dân tộc thể hiện thông qua việc dạy các bài hát dân ca, Ka lêu, ra ngêq… các điệu múa cổ truyền của dân tộc, dạy sử dụng nhạc cụ dân tộc Cadong Qua đó các em thêm yêu các nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình

+ Với bộ môn Thể dục, đưa nội dung dạy các trò chơi dân gian như: Kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, võ dân tộc vào nội dung tự chọn của môn học

- Bên cạnh đó, cần kết hợp giáo dục văn hóa dân tộc với việc tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa giáo dục cao như:

+ Tổ chức các câu lạc bộ: Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác Có thể tổ chức một số câu lạc bộ như: Câu lạc bộ văn hóa nghê thuật; Câu lạc bộ trò chơi dân gian; Câu lạc bộ thể thao; Câu lạc bộ âm nhạc dân gian…

+ Tổ chức các trò chơi: Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc biệt đối với thanh thiếu niên học sinh nói riêng, những trò chơi phù hợp nhiều khi có tác dụng giáo dục rất tích cực Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”

+ Tổ chức diễn đàn Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha me và những người lớn khác có liên quan Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh

+ Tham quan, dã ngoại Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức giáo dục thực tế hấp dẫn đối với học sinh Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc một địa danh nổi tiếng của đất nước ở

Trang 35

xa nơi các em đang sống và học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em Các chuyến tham quan, dã ngoại sẽ tăng cường cơ hội cho học sinh được giao lưu, chia sẻ và thể hiện những khả năng vốn có của mình, đồng thời giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, hiểu được các giá tri văn hóa dân tộc truyền thống và hiện đại Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội

+ Hội thi,cuộc thi Hội thi,cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người chơi hoặc đội chơi thắng cuộc Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục văn hóa dân tộc nói riêng Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức

Trong quá trình hoạt động học sinh phải luôn là chủ thể từ việc bàn bạc cách thức tổ chức phân công, chuẩn bị đến việc điều hành và khắc phục khó khăn Cán bộ đoàn, tổng phụ trách đội có sự theo dõi giúp đỡ các em xác định mục đích yêu cầu định hướng hoạt động trao đổi kinh nghiệm,

Trong nội dung chương trình giáo dục VHDT chính khóa ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, âm nhạc, thể dục…cán bộ quản lý phải thường xuyên theo sát nội dung theo kế hoạch đã đưa ra, nhắc nhở giáo viên bám sát chương trình để học sinh dễ tiếp thu

1.4.3 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng và xuyên suốt trong quá trình quản lý Đây là chức năng của mọi cấp quản lý phải thực hiện để kiểm soát điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu, nội dung là công đoạn cuối cùng của quy trình quản lý, đồng thời là khâu bắt đầu của một quy trình mới

Việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục VHDT cho học sinh phải có kế hoạch và đảm bảo đúng quy định Huy động đông đủ các lực lượng phù hợp để tham gia vào hoạt động kiểm tra đánh giá Nhằm xác định kết quả và phân loại mức độ đạt được, cung cấp thông tin phản hồi có tính xây dựng, giúp cho mỗi giáo viên cải thiện

Trang 36

hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục VHDT cho học sinh trong nhà trường nói riêng đảm bảo yêu cầu

Các hình thức kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng nhằm thực hiện vai trò quản lý như sau:

Kiểm tra đánh giá thông qua hoạt động dự giờ, lên lớp Từ đó rút kinh nghiệm các tiết dạy của từng giáo viên Kiểm tra giáo án, chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ, tổ chức hội thảo, thảo luận, thao giảng để rút kinh nghiệm Phát hiện, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục VHDT trong nhà trường, tham mưu cho Hiệu trưởng kịp thời để có biện pháp bổ sung, sửa đổi những mặt hạn chế, phát huy tính tích cực Đồng thời đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, giúp các bộ phận và các giáo viên đạt được mục tiêu đề ra

Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh nhằm để kiểm soát được mức độ tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng của học sinh thông qua hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Kết hợp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất Kết quả kiểm tra được công khai và được giữ lại để đối chiếu với kết quả kiểm tra lần sau Từ đó rút ra kết luận về sự tiến bộ của học sinh

Hoạt động kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng cần được thực hiện thường xuyên để nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, khách quan để có quyết định điều chỉnh hoạt động giáo dục VHDT phù hợp với thực tế tại đơn vị

Hiện nay, việc đánh giá xếp loại phẩm chất học sinh được thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 07 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Giáo dục VHDT là một trong những nội dung giáo dục phẩm chất cho học sinh THCS Việc quản lý, đánh giá mức độ tích cực, chủ động của học sinh trong khi tham gia các hoạt động GDVHDT được xem là một

kênh thông tin để GV đánh giá, nhận xét kết quả rèn luyện của học sinh

1.4.4 Quản lý các điều kiện tổ chức giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh

Với học sinh THCS ngoài việc giáo dục nhận thức, cần quan tâm đến đời sống tâm lý của các em để giúp các em khắc phục sự tự ti, mặc cảm vì học tập chưa tốt Tạo môi trường sống và học tập cho các em thật sự thân thiện, gần gũi cũng chính là giúp các em biết lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa dân tộc của dân tộc mình, đồng thời biết loại bỏ những phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu để phù hợp với thời đại Quản lý điều kiện giáo dục văn hóa dân tộc trong nhà trường bao gồm:

Trang 37

- Quản lý nhân lực (con người, bộ máy): đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh; các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện công tác giáo dục văn hóa dân tộc; năng lực, phẩm chất, khả năng đáp ứng, sở trường, kinh nghiệm, Có kế hoạch đề xuất xây dựng đội ngũ triển khai nhiệm vụ giáo dục VHDT Hoạt động giáo dục văn hóa trong nhà trường THCS đòi hỏi người tổ chức, người giảng dạy phải có chuyên môn Không những thế hoạt động giáo dục văn hóa đòi hỏi nhiều người tham gia thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau Để có thể thực hiện tốt hoạt động này cần xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có đủ năng lực để triển khai nhiệm vụ Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia triển khai nhiệm vụ giáo dục văn hóa cần chú ý cả việc xây dựng đội ngũ chuyên gia và xây dựng tập thể sư phạm Đội ngũ chuyên gia phải là những người hiểu biết sâu, có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục học sinh về giá trị văn hóa dân tộc Tập thể sư phạm phải có nhận thức cơ bản và có khả năng tham gia, khả năng hỗ trợ hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc

- Quản lý vật lực: Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện đáp ứng khác như tài liệu, học liệu, hiện vật, phục vụ giáo dục văn hóa dân tộc

+ Về cơ sở vật chất, thiết bị: theo qui chế tổ chức và hoạt động của trường THCS, cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các trang thiết bị kèm theo

+ Về tài liệu, học liệu: Sưu tầm, biên soạn tài liệu, học liệu về giáo dục văn hóa dân tộc Do mỗi địa phương có đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, cơ cấu thành phần dân tộc khác nhau Vì vậy, không thể có tài liệu, giáo trình chung, cụ thể cho tất cả các trường mà chỉ có hướng dẫn chung, còn nội dung cụ thể phải do từng trường tự xây dựng, biên soạn và thực hiện

- Về tài chính ngoài nguồn tài chính do nhà nước cung cấp còn có nguồn tài chính do các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm yêu thích VHDT đóng góp giúp đỡ

Cán bộ quản lý phải có kế hoạch quản lý các nguồn tài chính trên một cách hợp lý trong công tác giáo dục VHDT Trên cơ sở quản lý các nội dung giáo dục VHDT trong nhà trường, CBQL và giáo viên cốt cán phải biết, nắm rõ các điều kiện cần thiết để thực hiện giáo dục VHDT trong nhà trường Từ đó, có kế hoạch để quản lý các điều kiện này, nhờ quản lý các điều kiện thực hiện giáo dục VHDT, CBQL chủ động trong việc đề xuất xây dựng các điều kiện, đảm bảo thực hiện tốt giáo dục VHDT cho học sinh, quản lý các điều kiện thực hiện giáo dục VHDT bao gồm:

+ Trường THCS DTNT: Theo thông tư số 109/2009/TTLT//BTC-BGDĐT về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường THCS DTNT, chi cho hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao, được dự toán chi trong phạm vi 5% quỹ học bổng của học sinh

+ Trường THCS bán trú: Theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh THCS bán trú Hàng năm nhà

Trang 38

trường được mua sắm, bổ sung sửa chữa dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, ti vi phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho học sinh nội trú với mức 100 ngàn đồng / học sinh / năm học

+ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thể hiện qua Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường thống nhất trong từng năm học

Ngoài ra còn có thể trích sử dụng nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác của nhà trường cho hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc

- Về công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh Tổ chức và cơ chế phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh Hiệu trưởng muốn đạt hiệu quả cao trong việc quản lý thì cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường với các bộ phận đó là các lực lượng tham gia giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh bao gồm: Lực lượng giáo dục trong nhà trường; lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

Các lực lượng giáo dục phối kết hợp với nhau trong quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh, cần phải xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục; tổ chức hoạt động giáo dục một cách có kế hoạch, có phương pháp hợp lí, khoa học và có hệ thống; phát huy ý thức tự giáo dục của học sinh; kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá kết quả giáo dục học sinh Mỗi lực lượng giáo dục có vai trò riêng, trong đó

lực lượng giáo dục trong nhà trường giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt là Hiệu trưởng 1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh trung học cơ sở

1.5.1 Yếu tố chủ quan

Việc tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở là tuyên truyền cho học sinh các dân tộc bậc trung học cơ sở biết về truyền thống văn hóa của các dân tộc, tôn trọng, giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa của dân tộc Đây là những hoạt động diễn ra từ gia đình, dòng họ, thôn, bản nơi các em sinh sống đến nhà trường nơi các em học tập nên cơ bản các em đã biết, có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc và những bản sắc văn hóa của chính dân tộc các em

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cán bộ quản lý, giáo viên một số trường và còn một bộ phận không nhỏ học sinh trường trung học cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của việc giữ gìn văn hóa của dân tộc Còn có cán bộ quản lý cho rằng đây không phải là nhiệm vụ chuyên môn, khối lượng chương trình dạy học lớn nên không còn thời gian để tổ chức các hoạt động khác Có giáo viên ngại tham gia các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh vì nghĩ rằng bản thân còn hạn chế về kiến thức về văn hóa truyền thống, văn hóa của địa phương, kỹ năng tham gia các hoạt động giáo dục còn hạn chế, một số còn ngại xây dựng kế hoạch và thực hiện, cho rằng

Trang 39

chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy bộ môn được phân công Còn có học sinh nghĩ rằng mọi hoạt động văn hóa, những phong tục tập quán của dân tộc mình từ xưa cho đến nay luôn đúng, không thể chắt lọc để phù hợp với thời đại Nhưng có em lại mang tính tự ti dân tộc, không muốn nhận mình là người dân tộc thiểu số, ngại mặc trang phục, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình, Một bộ phận là con em dân tộc thiểu số, kể cả những người đã trưởng thành đã quên hoặc không sử dụng tiếng dân tộc mình; xu hướng không thiết tha, mặn mà với các hoạt động văn hóa dân gian, truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng Những bản sắc văn hóa của mỗi tộc người hay sự đồng hóa tự nhiên theo xu hướng “Kinh hóa” là một thực trạng trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có các học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở

Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh của đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên ở một số trường còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo trong việc chỉ đạo, tổ chức, đánh giá hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh một cách thường xuyên, hiệu quả

Ý thức, thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc chưa tốt, còn tham gia như sự bắt buộc, học tập tiếp thu các nội dung về văn hóa dân tộc chưa nghiêm túc, tham gia các hoạt động còn mang tính đối phó, chiếu lệ, bản thân không chịu khó tự học, tự rèn

Chính vì vậy, việc giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở kết quả đạt được chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh

1.5.2 Yếu tố khách quan

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Hội nghị Ban Chấp hành trung ương 5, khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33 ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Nhà nước ta đã có Luật giáo dục năm 2019 và nhiều văn bản của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó đã nêu rõ các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ, nhất là trong các trường phổ thông Tỉnh Quảng Ngãi đã có Kế hoạch số 5250/KH-UBND ngày 20/12/2013 về việc thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 về việc Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển văn hoá, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập và phát triển bền vững, theo

Trang 40

đó các nhiệm vụ giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông đã được đề cập và đặt ra các chỉ tiêu cụ thể cho giáo dục của tỉnh Huyện Sơn Tây đã ban hành dự thảo Đề án “Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa đồng bào Ca Dong, giai đoạn 2021 - 2025” Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Những phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chưa được xóa bỏ dứt điểm như: phong tục cưới tảo hôn, ma chay kéo dài, cúng giỗ linh đình, ; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân các dân tộc cơ bản được nâng lên xong chưa đồng đều giữa các vùng; một số dân tộc thiểu số chưa có tư duy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, sản xuất chủ yếu tự cung, tự cấp, chưa tạo ra sản phẩm có giá trị và thu nhập cao Điều kiện tự nhiên, địa lý khí hậu có những thuận lợi, song cũng nhiều khó khăn; thiên tai, địch họa thường xuyên xảy ra gây thiệt hại đến đời sống, sinh hoạt, học tập của người dân Trình độ dân trí còn thấp, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội gặp nhiều khó khăn ở các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số

Cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu cho hoạt động giáo dục Bên cạnh đó công tác phối hợp giữa nhà trường với cấp ủy, chính quyền, các lực lượng ngoài nhà trường chưa được tốt, chưa tạo ra nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho các hoạt động của nhà trường

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở như nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh của đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên; ý thức, thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Các chủ trương, quan điểm của Đảng; đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương về giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh; những phong tục, tập quán của địa phương; cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho văn hóa dân tộc

Ngày đăng: 02/04/2024, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan