Nghiên cứu lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông thành phố đà nẵng

129 0 0
Nghiên cứu lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tiễn trên đặt ra nhiệm vụ “tối thượng” cho các nghiên cứu về lo âu là tập trung vào việc khảo sát, đánh giá đúng mức độ lo âu học đường của học sinh, các tác nhân gây lo âu cho các

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG THẾ HẢI

ĐÀ NẴNG, NĂM - 2023

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ii

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu đề tài 4

8 Đóng góp của đề tài 4

9 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về lo âu học đường ở học sinh 5

1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam 8

1.2 Những lý luận về lo âu 12

1.3 Đặc diểm tâm – sinh lý của học sinh lứa tuổi trung học phổ thông 24

1.4 Lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông 27

1.4.1 Khái niệm lo âu ở học sinh trung học phổ thông 27

1.4.2 Biểu hiện lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông 28

1.4.3 Nguyên nhân gây lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông 30

1.4.4 Hậu quả lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông……… ………33

1.4.5 Các biện pháp hỗ trợ tâm lý làm giảm thiểu mức độ lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông 34

Tiểu kết chương 1 44

CHƯƠNG 2.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 45

2.1 Vài nét chung về địa bàn thành phố Đà Nẵng 45

2.2 Tổ chức nghiên cứu 45

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 45

2.2.2 Triển khai nghiên cứu 46

2.3 Phương pháp nghiên cứu 48

2.3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 48

2.3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 49

Trang 7

2.3.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu thống kê toán học 56

Tiểu kết chương 2 56

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

3.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng 58

3.1.1 Thực trạng lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông 58

3.1.2 Mức độ lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng59 3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 61

3.1.4 Ứng phó với lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông 66

3.1.5 Nghiên cứu trường hợp điển hình 66

3.2 Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa lo âu học đường cho học sinh trung học phổ thông68 3.2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 68

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

DSM

Hướng dẫn ch n đoán và thống kê các rối loạn tâm thần

của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (Diagnostic and statistical manual of mental disorders)

TT PTCĐ FPT Trung tâm Phổ thông cao đẳng FPT

Trang 9

2.1 Các thành tố trong thanh đo lo âu học đường 54 2.2 Bảng phân chia mức độ lo âu theo các thành tố 55 3.1 Các biểu hiện về mức độ lo âu học đường ở học sinh THPT 59 3.2 Sự khác biệt ở các biến nhân kh u 60 3.3 Các nguyên nhân gây nên lo âu học đường ở học sinh THPT 62 3.4 Nguyên nhân về học tập gây lo âu học đường cho học sinh

3.9 Nguyên nhân gây lo âu học đường cho T.N.V 68 3.10

Bảng kết quả đánh giá bằng thang đo lo âu học đường của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

76

3.11 Sự khác biệt của nhóm đối chứng- nhóm thực nghiệm trước và

3.12 Bảng so sánh sự thay đổi của nhóm thực nghiệm trước và sau

thực nghiệm – nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm 79

Trang 10

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Số hiệu

3.1 So sánh nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm 78 3.2 So sánh nhóm đối chứng trước và sau khi thực nghiệm 78

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Rối loạn tâm thần là một khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong xã hội công nghiệp hiện đại Hiện nay, do áp lực của học tập, cuộc sống, sự lây lan của dịch bệnh, tác động của suy thoái kinh tế và nhiều nguyên nhân khác khiến cho số người bị các rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng Trên thế giới cứ 3 người là có một người mắc bệnh (ở hầu hết các nước có tiêu chí đầy đủ) tại một thời điểm nào đó trong đời họ (Nguyễn Thị Vân, 2014) [25] Tại Việt Nam, theo Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế (2015) ước tính gần 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần hoặc liên quan đến sức khỏe tâm thần, như trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện, chậm phát triển trí tuệ, 3 triệu người mắc các rối loạn tâm thần nặng

Đáng báo động nhất là các rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng trong giới trẻ Nhiều công trình nghiên cứu về sức khỏe tâm thần học đường cho thấy có khoảng 20% trẻ em ở độ tuổi học đường đang gặp rối nhiễu tâm lý và khoảng 19,5% học sinh tiểu học và học sinh phổ thông có vấn đề về sức khỏe tâm thần, 96,2% học sinh có trạng thái lo lắng ở các mức độ khác nhau; 30,5% khó khăn học tập (Lê Nguyên Phương, 2011); 25,1% vấn đề phát triển tâm sinh lý; 20% khó khăn mối quan hệ (Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự, 2007)… Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương tại Hà Nội cho thấy, có đến 19,46% học sinh trong độ tuổi 10 - 16 gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần (Geneva, 1992) [7] Thực tế cho thấy, giới trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng, là một trong những đối tượng dễ bị những tác nhân gây lo âu, stress tấn công hơn những người đối tượng khác Bởi các em đang ở thời kỳ biến đổi tâm lý phức tạp để từng bước phát triển, hoàn thiện nhân cách, phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống và trong hoạt động học tập như : áp lực thành tích học tập, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và liên quan đến bản thân cá nhân, (Nguyễn Thị Vân, 2014) [25] Trong khi đó, các em lại chưa hoàn thiện những kỹ năng để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống Những đặc điểm đó khiến HS THPT dễ nhạy cảm với những thay đổi và trong những hoàn cảnh nhất định dễ chịu tác động của các tác nhân gây lo âu, stress Khi không vượt qua được tác động của các tác nhân gây lo âu, stress thì họ dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, mức độ nặng hơn có thể là rối nhiễu hành vi, thậm chí là tìm đến cái chết để giải thoát Vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ thanh thiếu niên luôn nhận được sự quan tâm không chỉ riêng gia đình mà cả xã hội Theo tổ chức Y

tế thế giới, "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và

xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế" (WHO, 2006) Tuy

nhiên, so với việc chăm sóc sức khỏe thể chất, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần là một lĩnh vực mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức

Trang 12

Theo nhiều chuyên gia tâm lý học và xã hội học, thực trạng đáng tiếc này có thể sớm được cải thiện nếu học sinh đánh giá đúng trạng thái tinh thần của bản thân và biết sử dụng các chiến lược ứng phó tích cực và hiệu quả một cách kịp thời Tuy nhiên, họ thường không nhận thức đúng đắn về các rối loạn liên quan đến lo âu, stress và tự thử nghiệm với đủ loại ứng phó một cách may rủi, vừa có lợi, vừa có hại khiến cho trạng thái căng thẳng dường như càng thêm phức tạp (Barba, Kahloon, Kazmi, Khalid, Nawaz, Khan & Khan, 2004) Quan trọng hơn, các nhà quản lý giáo dục, HS và các bậc phụ huynh dường như cũng không nắm vững các chiến lược ứng phó với lo âu để giúp HS giảm thiểu các rối nhiễu tâm lý này (Abdulganni, 2008) Không có đủ nội lực ứng phó, ít nhận được sự hỗ trợ thiết thực của xã hội, hệ luỵ mà HS nhận lấy là ốm đau, bệnh tật, kết quả học tập sa sút, chán chường, trầm cảm, sa vào các tệ nạn xã hội và thậm chí tìm đến cái chết

Thực tiễn trên đặt ra nhiệm vụ “tối thượng” cho các nghiên cứu về lo âu là tập trung vào việc khảo sát, đánh giá đúng mức độ lo âu học đường của học sinh, các tác nhân gây lo âu cho các em, cũng như các cách ứng phó hiện có của học sinh để đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu lo âu cho học sinh, giúp các em sống một cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần (Robotham, 2008)

Các em học sinh có vấn đề về lo âu học đường được biểu hiện đa dạng ở các mặt khác nhau như về mặt nhận thức, thái độ và hành vi Các em thường đánh giá thấp bản thân, tự cho mình là kém cỏi và cho dù có cố gắng thì cũng không bằng bạn bè, các em có cái nhìn sai lệch về bản thân mình; các em tỏ ra bi quan, chán nản thậm chí muốn bỏ học khi gặp những khó khăn trong vấn đề học tập hoặc có khó khăn trong quan hệ với thầy cô giáo Khi gặp các lo âu xảy ra trong môi trường học đường có không ít các em học sinh đã tự tìm cho mình các biện pháp để khắc phục tình trạng đó thay vì đến gặp một chuyên gia tâm lý trường học Các em giải tỏa lo âu bằng cách nghe nhạc, xem phim, thậm chí có những em đi tập thiền hoặc Yoga như là phương thức hữu hiệu nhất

Trong số những rối loạn tâm lý thường được ch n đoán ở học sinh THPT, lo âu là một trong những vấn đề thường gặp nhất Các nghiên cứu dịch tễ ở một số thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) ở Việt Nam cho thấy khoảng 16% học sinh THPT có các biểu hiện triệu chứng đáp ứng các ch n đoán về rối loạn cảm xúc, trong đó có các rối loạn lo âu

Theo bà Thạch Ngọc Yến, chuyên viên phụ trách văn phòng tư vấn trẻ em tại TP.HCM cho biết mỗi năm văn phòng tiếp nhận khoảng 1.000 ca tư vấn, trong đó có 45% trẻ bị sức ép học tập dẫn đến tình trạng lo âu quá mức

Theo bác sĩ Lâm Xuân Điền – bệnh viện Tâm Thần TP.HCM cho biết: “thời gian gần đây, học sinh đến khám bệnh ngày càng đông, nhất là vào mùa thi (từ tháng 3 đến tháng 9), trung bình bệnh viện tiếp nhận từ 80-100 bệnh nhân mỗi ngày Nguyên nhân do

Trang 13

HS bị ép học hành quá mức, không được quan tâm về tinh thần, không có thời gian vui chơi, giải trí”(Theo cổng thông tin của Bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh)[51]

Để góp phần khảo sát những vấn đề khá cấp thiết về lo âu học đường của học sinh

THPT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu lo âu học đường ở học sinh trung

học phổ thông thành phố Đà Nẵng” như một hướng tiếp cận có ý nghĩa về lý luận và

thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng lo âu học đường ở học sinh THPT trên thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu lo âu học đường ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông

3.2 Khách thể nghiên cứu

Học sinh ở lứa tuổi THPT tại 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Trung tâm giáo dục thường xuyên số 2 TP Đà Nẵng và Trung tâm Phổ thông cao đẳng FPT Đà Nẵng

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu:

Câu 1: Học sinh THPT thành phố Đà Nẵng đang gặp lo âu như thế nào?

Câu 2: Có những yếu tố nào đang tác động đến lo âu học đường ở học sinh THPT thành phố Đà Nẵng

Câu 3: Khi gặp các vấn đề lo âu các em đang ứng phó như thế nào?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu:

- Có sự khác nhau trong lo âu học đường của học sinh thành phố Đà Nẵng ở các mức độ khác nhau theo hệ đào tạo, khối lớp, giới tính, học lực

- Tác nhân về học tập ảnh hưởng lớn nhất đến lo âu học đường ở học sinh THPT - Học sinh vẫn chưa xác định rõ ràng cách ứng phó, phòng ngừa với lo âu học đường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về lo âu học đường ở học sinh THPT;

- Nghiên cứu thực trạng lo âu học đường ở học sinh tại trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng;

- Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa giảm thiểu lo âu học đường cho học sinh THPT

Trang 14

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu lo âu học đường ở học sinh THPT ở các khía cạnh: Thực trạng lo âu học đường ở học sinh THPT, các tác nhân gây lo âu học đường cho học sinh THPT, cách ứng phó của học sinh THPT khi gặp lo âu học đường và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu lo âu học đường ở học sinh THPT thành phố Đà Nẵng

6.2 Phạm vi về địa bàn

Học sinh lứa tuổi THPT tại 03 trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Trung tâm giáo dục thường xuyên số 2 TP Đà Nẵng và Phổ thông cao đẳng FPT Đà Nẵng

7 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ 03 nhóm phương pháp: 7.2.1 Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp trắc nghiệm, Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, Phương pháp thực nghiệm

7.2.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu thống kê toán học: Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học và phần mềm SPSS22 để xử lý số liệu

8 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa được một số vấn đề về lo âu; lo âu học

đường; lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông và các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa biểu hiện cho học sinh có lo âu học đường

Về mặt thực tiễn: Cung cấp số liệu về thực trạng mức độ lo âu học đường ở học

sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng Giúp cho các ngành liên quan đến sức khỏe tâm thần trong trường học nói riêng và lĩnh vực giáo dục nói chung có một cái nhìn chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở học sinh trung học phổ thông Từ đó, có những biện pháp phòng ngừa giảm thiểu lo âu học đường cho học sinh trung học phổ thông

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục thì cấu trúc luận văn có 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề lo âu học đường ở học sinh THPT Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về lo âu ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về lo âu học đường ở học sinh

1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

* Nghiên cứu về lo âu

Lo âu được phát hiện và nghiên cứu từ rất sớm bởi Hypocrate (460 và mất khoảng năm 38-370 TCN) ông đã đề cập đến sự “lo âu với ý nghĩa là một bệnh lý” Trong tác ph m “Aphorism” ông đã mô tả rõ lại sự sợ hãi của những đứa trẻ như một bệnh lý với các triệu chứng: sinh lý như nôn mửa và tâm lý sợ bóng tối (Wendy K.Silverman và cộng sự, 2001) [43] Trong suốt thời gian này, lo âu được nói rất nhiều nhưng chủ yếu vẫn trong lĩnh vực đạo đức, tư tưởng, văn học – vẫn được xem như dục vọng trong tâm hồn, suy nghĩ của ma quỷ Người ta không chú ý nghiên cứu về bản chất các loại cảm xúc mà chỉ tìm cách kìm hãm nó Lo âu dần được thần thoại hóa và lãng mạn hóa, được cho là cách thể hiện sự u sầu, lo lắng chứ không phải là bệnh lý cần nghiên cứu (dẫn theo Lương Hữu Thông,2005) [13]

Năm 1621, Robert Burton đã viết cuốn sách "The Anatomy of Melancholy” ông đã chia sẻ gợi ý về mối liên hệ chặt chẽ giữa cảm giác lo lắng và sợ hãi với các biểu hiện cơ thể như khó thở, mạch nhanh, đau tức vùng ngực, chóng mặt Richard Younge (1671) cho rằng lo âu chính là trạng thái phiền muộn, mệt mỏi với các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, lo âu là sự bất thường về mặt tâm lý Đầu thế kỷ XVIII, thuật ngữ lo âu được y học nhắc tới và được cho là rối loạn tâm thần Sách giáo khoa về tâm thần học đầu tiên ở Anh quốc do tác giả William Batter (1703-1776) viết, ông đã phân biệt được sự khác nhau giữa "điên loạn” và “lo âu" Khi nghiên cứu về các biểu hiện của lo âu, Benedict Morel (1869 - 1873) đã khẳng định rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa lo âu với các triệu chứng cơ thể và sự thay đổi ở hệ thần kinh tự trị [39]

Vào năm 1871, Jacob DaCosta đã mô tả các triệu chứng tim mạch mãn tính mà không có tổn thương cơ thể và có liên quan đến những than phiền về mệt mỏi, lo lắng và buồn phiên DaCosta đã mô tả các triệu chứng của lo âu gọi là trạng thái tim bị kích thích (Nguyễn Thị Bình, 2010) [21]

Charles Darwin vào năm 1872 trong tác ph m "Biểu hiện của cảm xúc ở người và động vật" (The Expression of Emotions in Man and Animals) đã mô tả rõ về nguồn gốc, bản chất của sợ hãi và lo âu Mô tả: “Con người trải qua các thế hệ đã có gắng chạy trốn khỏi những kẻ thù nguy hiểm với niềm sợ hãi, lo du ngày một tăng lên” Lo âu thường gặp là một cảm giác sợ hãi, mơ hồ, khó chịu lan tỏa cùng các rối loạn cơ thể bất cứ bộ

Trang 16

phận nào Từ đó, tâm lý học và tâm thần học bắt đầu nghiên cứu về lo âu và mô tả bản chất của nó (dẫn theo Đặng Bá Lãm , 2007) [3]

Năm 1844, Kerkgard- nhà tâm thần học, y học người Đan Mạch đã sử dụng thuật ngữ Angest để chỉ trạng thái lo âu ở con người Năm 1866, Morel đã gộp những trạng thái lo âu lại với nhau và ông gọi là “Hoang tưởng cảm xúc”, trạng thái này khác với chứng Hysterie và bệnh hypochondria Có lẽ sự kiện có sức thuyết phục nhất trong lịch sử nghiên cứu về lo âu đó là học thuyết của Freud (1895) về chứng suy nhược thần kinh, trên cơ sở phân tích các hiện tượng lâm sàng rối loạn ám ảnh, Freud đã đề xuất thuật ngữ “nhiễu tâm lo âu”, ông cho rằng sở dĩ các bệnh nhân có chứng nhiễu tâm lo âu là do xung đột của nội tâm vô thức Thuật ngữ này của của S.Freud đã được khá nhiều người chấp nhận và được sử dụng trong thời gian dài từ đầu thế kỷ XX cho đến những năm 60 của thế kỷ này – được dẫn chứng trong tài liệu học tập nhận diện, lượng giá can thieetjp tâm lý trẻ em gặp rối loạn học tập trong bối cảnh học đường từ khoa tâm lý, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, 2017 [9] Vào thời điểm đó, rối loạn phân ly và rối loạn nghi bệnh được xếp vào suy nhược thần kinh và được cho là bệnh ly tâm thần, còn tình trạng hoảng sợ có kèm lo âu thờ Freud có liên quan đến những yếu tố sinh học cơ thể Tuy không có bằng không khoa học chính xác nhưng học thuyết này cũng làm sáng tỏ thêm về bản chất bên trong của lo âu và thể hiện một cách nhìn mới về làm sung Quan điểm về bệnh học này đã để lại ảnh hưởng suốt một thời gian dài những năm đầu thế kỷ XXI Tuy không có những bằng chứng khoa học xác đáng nhưng học thuyết này cũng làm sáng tỏ thêm về bản chất bên trong của RLLA và thể hiện một cách nhìn mới (Dan J.Stein và cộng sự 2002) [39]

Năm 1964, nhà tâm lý học và dược lý học tâm thần Klein đã tách hội chứng lo âu toàn thể (general anxiety syndrome) thành rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu lan tỏa dựa trên sự đáp ứng đối với thuốc Imipramine Theo nghiên cứu của Klein, rối loạn hoảng sợ đáp ứng với Imipramine còn rối loạn lo âu lan tỏa thì không đáp ứng Có những ý kiến đồng thuận và không đồng thuận về quan điểm của Klein DSM- I (APA, 1952) và DSM- II (APA, 1968) đã sắp xếp các rối loạn tâm thần thành các rối loạn thứ phát từ lo âu và lo âu trở thành nguyên nhân gây ra những bất ổn định về tâm thần DSM- III (APA, 1980) đã đồng thuận với quan điểm của Klein (về tình trạng lo âu toàn thể dai dẳng) và sắp xếp phân loại rối loạn này một cách hệ thống DSM - III là tài liệu đầu tiên nghiên cứu về RLLA - sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong hiểu biết của chúng ta về lo âu trong tâm thần học Tiếp theo đó là DSM-III-R (APA,1987), DSM - IV (APA,1994) và DSM-IV-TR (APA,2000), rối loạn lo âu lan tỏa được bổ sung với mức độ tinh tế hơn về bố cục sắp xếp, tiêu chu n ch n đoán, bản chất, cơ chế, các rối loạn phối hợp… bằng kết quả của những nghiên cứu mới (dẫn theo Đặng Phương Kiệt 2000) [4]

Trang 17

Năm 1988, WHO đã sử dụng DSM- III để làm tài liệu tham khảo để soạn thảo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD- 10) Năm 1992 ICD- 10 được WHO công bố và áp dụng chính thức trên toàn thế giới đến nay (Geneva, 1992) [7]

Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10, 1992) thì lo âu có sự kết hợp chặt chẽ với các nguyên nhân tâm lý Trong đó, lo âu được xếp vào các rối loạn tâm căn có liên quan đến Stress và dạng cơ thể (Geneva, 1992) [7]

Đến năm 1994, Hội tâm thần học Mỹ đã đưa ra bảng phân loại DSM- IV, trong đó mỗi loại rối nhiễu tâm thần được khái niệm hóa như là một nhóm các triệu chứng bất thường về tâm lý hoặc những mẫu hành vi ứng xử bất thường đều có ý nghĩa về mặt lâm sàng Chúng xảy ra ở một cá nhân và liên quan đến các triệu chứng stress tiêu cực hoặc liên quan đến việc làm mất năng lực của cá nhân, tăng đáng kể sự nguy hiểm cho cá nhân thông qua việc phải chịu đựng những cảm giác tiêu cực như: ám ảnh về cái chết, sự đau khổ, sự mất năng lực, sự mất tự do của cá nhân Bất kể điều gì là nguyên nhân của những triệu chứng thì sự rối nhiễu hiện có phải luôn được xem là sự biểu hiện của sự suy giảm, thoái lui về chức năng dưới góc độ tâm lý, sinh lý xảy ra ở các cá nhân [37] Hội tâm thần học Mỹ năm 2013 đã đưa ra bảng phân loại DSM- V, về cơ bản khái niệm về lo âu và các tiêu chí ch n đoán giống như DSM- IV nhưng trong phiên bản DSM- V có đề cập thêm yếu tố văn hóa trong việc ch n đoán các vấn đề về sức khỏe tâm thần (American Psychiatric Assciation, 2013)[36]

* Nghiên cứu lo âu học đường của học sinh

Trong một báo cáo của Ollendick (1998) khi nghiên cứu 694 trẻ em được lựa chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi từ 12-17, có tới 16% cho biết ít nhất đã một lần từng trải qua một cơn kịch phát hoảng sợ, đây là một dạng RILA ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần Một nghiên cứu khác về thực trạng lo âu ở trẻ em của M Prior và cộng sự (1983 – 2001) trên 2443 trẻ theo chiều dọc từ lúc sinh cho đến 18 tuổi Kết quả cho thấy 42% những em có tính cách hay xấu hổ, nhút nhát, thu trình trước 9 tuổi thường có RLLA vào giai đoạn tuổi thiếu niên (dẫn theo Lê Duy Biên, 2012) [10] Nghiên cứu nhóm tác giả Sibnath Deb, Pooja Chatterjee, Kerryann Walsh (2010) ở thành phố Kolkata, Ấn Độ, với mẫu nghiên cứu 460 thanh thiếu niên (gồm 220 năm và 240 nữ) từ 13 tuổi đến 17 tuổi (lớp 9 đến lớp 12) được chọn để tham gia nghiên cứu và sử dụng thung lượng giả STAI (State trait anxiety inventory Spielberger Gorsuch và Lushen 1970), kết quả cho thấy tỉ lệ RLLA chiếm khoảng 20,1% đối với học sinh nam (45/220) và 17,9% nữ (43/240) Theo Deb, (2001) nguyên nhân chính của sự RLLA ở thành thiếu niên Ấn Độ cao là do kỳ vọng của cha mẹ và áp lực thành tích học tập, khi so sánh tỉ lệ RLLA giữa học sinh ở trường Bengali 24,6 % cao hơn học sinh trường English chỉ 21,6 % Nhóm kinh tế - xã hội so sánh tỉ lệ RILA cao nhất là nhóm kinh tế - xã hội có mức thu

Trang 18

nhập trung bình 30%, tiếp theo mức thu nhập thấp 28,6% cuối cùng là nhóm kinh tế - xã hội có thu nhập cao 23.6% (Website) [47] Trên phương diện nghiên cứu thực nghiệm mô hình trị liệu RLLA cho trẻ em, trong đó liệu pháp nhận thức hành vì được đề cập nhiều nhất trong thời gian gần đây nghiên cứu của Philip Kendall ở Trường Đại học Temple (1994) với tên gọi “copping cat workbook" Ở Úc, Paul Brett và Jane Holmes (1999) xây dựng một chương trình can thiệp lo âu sớm với tên gọi “Friends program" và đã được Wignall và Rupee (1998 Đại học Queensland) ứng dụng trong điều trị RLLA cho đến ngày này các phương pháp đó được ứng dụng ở nhiều nước (dẫn theo Lê Duy Biên, 2012) [10)

Trong các công trình nghiên cứu về tình trạng lo âu ở trẻ em, phải kể đến công trình của M.Prior và cộng sự (1983- 2001) trên 2443 trẻ theo chiều dọc từ lúc trẻ mới sinh ra cho đến lúc 18 tuổi Kết quả cho thấy 42% những em có tính cách hay xấu hổ, nhút nhát, thu mình trước 9 tuổi thường có lo âu vào giai đoạn 13- 14 tuổi Warren và Huston cho rằng mối quan hệ gắn bó kéo dài và một yếu tố dự đoán quan trọng về trạng thái lo âu ở trẻ em [44]

Theo thống kê riêng ở Mỹ của dự án nghiên cứu National Comorbidity Survey trong năm 2004 (một dự án nghiên cứu về tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở người Mỹ) thì 58% bệnh nhân được ch n đoán trầm cảm có rối loạn lo âu, trong số đó 17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng sợ Bệnh nhân lo âu cũng có tỉ lệ cao bị trầm cảm ngoài ra 22,4% bệnh nhân mắc chứng ám sợ xã hội, 9,4% bệnh nhân ám sợ khoảng trống và 2,3% rối loạn hoảng sợ (Chavira DA, 2004) [38]

1.1.2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

* Nghiên cứu lo âu học đường của học sinh

Trước những năm 90, Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lo âu một cách độc lập, chuyển biệt Từ sau năm 1987 đến nay đã có một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu đói chi mới diễn ra trên phạm vi hẹp mà chưa diễn ra với quy mô toàn quốc Nghiên cứu của Ngô Thanh Hồi - Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương trong dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học tại Hà Nội" là dự in hợp tác quốc tế giữa Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương với Trường Đại học Melbourne (Australia) Kết quả cuộc khảo sát đã đưa ra con số giật mình 19,46 % học sinh trong độ tuổi từ 10-16 tuổi gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần, đặc biệt sự hiểu biết của xã hội, thậm chí ngay trong ngành y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần còn nhiều hạn chế Như vậy, gần 20% trẻ dưới 16 tuổi có vấn đề sức khỏe tâm thần [49]

Về sau có một số nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần đã có các công trình nghiên cứu về lo âu và những vấn đề có liên quan điển hình là bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1995) đã nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý

Trang 19

thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay” của trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em [17]

Vài năm 2000, tác giả Nguyễn Công Khanh với đề tài: “Tư vấn và trị liệu tâm lý dành cho trẻ em có rối nhiễu hành vi và khó khăn trong học đường”, tại Hội thảo Việt- Pháp về tâm lý học Hà Nội đã đưa ra kết quả khảo sát thực tiễn có 17,56%- 19,2% trong tổng số 503 học sinh trung học cơ sở được điều tra đã trải qua biểu hiện của lo âu [15]

Một đề tài của tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng cũng đã nghiên cứu về lo âu: “Thực trạng lo âu ở học sinh trung học phổ thông qua thang Zung”(2005) cho biết một trong những nguyên nhân gây ra lo âu nhiều nhất đó là nguyên nhân liên quan đến lĩnh vực học tập [23] Vào năm 2008, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hằng Phương tiếp tục nghiên cứu về lo âu với đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình” đã sử dụng công cụ nghiên cứu thang đo lượng giá trầm cảm Lo âu – stress (DASS42) và thang lượng giá mức độ lo âu của Zung Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh có biểu hiện RLLA tương đối cao 21.6% trong nghiên cứu tác giả còn dùng bằng hơi để tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra RLLA và nhận thấy nguyên nhân RLLA ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình, như mối quan hệ trong gia đình, áp lực thành tích học, quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo, bạn khác giới [22]

Một nghiên cứu của Hồ Hữu Tính, Nguyễn Doãn Thành được thực hiện ở Phan Thiết, Bình Thuận với chọn cỡ mẫu sau khi hiệu chỉnh là N=287 học sinh, chọn mẫu cụm lớp ngẫu nhiên hệ thống sau đó điều tra toàn bộ các lớp được chọn ó 33% trong tổng số học sinh thường hay có stress lo âu vì áp lực học tập ở trường, 29% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu vì áp lực thi cử Nghiên cứu cũng cho thấy, 70% trong tổng số học sinh thường hay bị stress lo âu vì học môn học không thích, 48% trong tổng số học sinh bị stress lo âu vì học thầy cô mà học sinh không thích, 25% trong tổng số học sinh thường hay có stress lo âu về an ninh trường Nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa: Stress lo âu với giới tính và học lực Đứng từ góc độ gia ñình, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress lo âu với sức khỏe người thân và với những áp lực, kỳ vọng học tập từ gia ñình Đứng từ góc ñộ nhà trường, đó là giữa stress lo âu với những áp lực học tập và áp lực thi cử Đứng từ góc độ bản thân học sinh, là giữa stress lo âu với những cạnh tranh trong học tập, với ngoại hình bản thân, với những bệnh lý liên quan đến học tập và với việc không đều đặn tập thể dục thể thao Đứng từ góc độ xã hội, đó là giữa stress lo âu với việc không có bạn bè thân và với những lo lắng về an ninh nơi ở Kết luận: Thông qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh cảm thấy stress lo âu là khá cao Để làm giảm tỷ lệ này, cần sự phối hợp từ bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội [8]

Trang 20

“Tìm hiểu biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Bùi Thị Hạnh Dung (2011) đã nghiên cứu RILA được biểu hiện ở 4 khía cạnh Nhận thức, hành vi, cảm xúc và sinh lý cơ thể, đồng thời tác giả đã nêu lên một 16 số yếu tố dẫn đến RILA như học tập, gia đình, bạn thân và biến cố Mặt hạn chế của nghiên cứu này, tác giả chưa đưa ra được những giải pháp khắc phục RLLA ở học sinh THPT [1]

Luận văn thạc sĩ của tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Anh (2012), về mô hình trị liệu Tác động của trị liệu nhận thức – hành vi đến học sinh THPT có RLLA dựa trên định hình trường hợp" và sử dụng thang lượng giá lo âu Zung và thang trầm cảm Beck, đã tiến hành thực nghiệm trị liệu RLLA ở 3 trường hợp thông qua mô hình trị liệu nhận thức - hành vi và mô hình định hình trường hợp Huỳnh Hồ Ngọc Anh nêu lên một số cơ chế dẫn đến RLLA theo các trường phái tâm lý học như tầm động học, nhận thức của Beck, Emery tạp nhiệm xã hội và thuyết gắn bó, đồng thời dùng các phương thức/ liệu pháp trị liệu RLLA cũng như một số cách tiếp cận trong trị liệu tâm lý hiện nay

Năm 2014, nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phạm Thị Thu Hòa, với nghiên cứu về: “Thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học cơ sở Phương Mai, Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực” cho thấy nguyên nhân gây ra lo âu đó là các em sống trong gia đình có bạo lực Các em học sinh trung học cơ sở là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình khi phải hứng chịu những trận đòn, những lời xúc phạm hay lạm dụng, ép buộc các em làm những công việc quá sức hoặc có khi là sự bao bọc quá mức của cha mẹ, sự đòi hỏi quá cao so với khả năng của con và việc xâm phạm đến vấn đề riêng tư của con cái Đặc biệt trong những gia đình sống cùng nhiều thế hệ, các em còn gánh chịu những hành vi bạo lực của nhiều người khác nhau: ông bà, bố mẹ, chú dì… Tất cả những hành vi trên cha mẹ cứ nghĩ là tốt cho sự phát triển toàn diện của con trẻ nhưng khi con có vấn đề về tâm lý họ mới nhận ra là sai lầm, và không ít người lúc đó mới biết những hành vi của mình là hành vi bạo lực [24]

Cũng trong năm 2014, theo một báo cáo ở Hội thảo khoa học, được tổ chức tại

Đồng Nai với chủ đề “Thực trạng mức độ lo âu của học sinh trung học phổ thông hiện

nay tại tỉnh Vĩnh Long” của tác giả Nguyễn Thị Vân (2014) tại Hội Thảo Khoa Học Toàn

Quốc về “Sức khỏe tâm thần trong trường học” cho biết: lo âu ở học sinh trung học phổ thông có nguyên nhân chủ yếu từ áp lực học tập; áp lực chọn nghề; từ bất đồng trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô; ngoài ra một tỷ lệ cũng đáng kể có nguyên nhân từ những khó khăn trong gia đình (kinh tế, hạnh phúc gia đình,…) Tuy nhiên một số lo âu có nguyên nhân từ sức khỏe sinh lý: do sức khỏe các em không tốt, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động dẫn đến tình trạng các em thường mệt mỏi, căng thẳng…Đồng thời, khi có áp lực, căng thẳng,… học sinh chưa có cách đối mặt, vượt qua một cách phù hợp [25]

Trang 21

Năm 2018 nhóm tác giả Thái Thanh Trúc, Vũ Thị Ly Ly Ngọc nghiên cứu về Stress, lo âu, Trầm cảm của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh tại 3 trường trên địa bàn TP.HCM gồm: THPT Nguyễn Khuyến; THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa; THPT Nguyễn Thái Bình với 1.114 học sinh tham gia ở quy mô 27 lớp gồm cả 3 khối, trên cơ sở đánh giá cả 3 khía cạnh trầm cảm, lo âu, stress Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ stress ở học sinh chiếm hơn 35,1%; lo âu là 59% và trầm cảm là 38,7% Trong đó, nhiều trẻ đang đối mặt với những vấn đề về mặt sức khỏe tâm thần, không ít trường hợp mắc cả 3 vấn đề nêu trên Học sinh khối lớp 12 bị stress nhiều hơn 1,29 lần so với khối lớp 10 Học sinh gia đình kinh tế mức nghèo bị stress cao hơn 1,5 lần học sinh nhà khá giả [29]

Vào năm 2021 Danh Thành Tín, Lê Minh Thuận, Huỳnh Ngọc Thanh đã nghiên cứu về “Tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trường THPT chuyên vị thanh tỉnh hậu giang và các yếu tố liên quan” với 718 học sinh tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ cho thấy tỷ lệ stress là 52,1%, tỷ lệ lo âu 63,8% và tỷ lệ trầm cảm là 42,1% Trong đó, mức độ vừa của cả ba rối loạn khá cao dao động từ 20,3% đến 31,2% Tỷ lệ mức độ rất nặng của rối loạn stress và trầm cảm thấp nhất là 0,4% và 1,1% Trong khi, mức độ rất nặng của rối loạn lo âu khá cao là 10,6% Stress có liên quan với những học sinh có tôn giáo, khối lớp 12, học sinh thường xuyên chịu áp lực bản thân, áp lực trước mỗi kỳ thi và có mâu thuẫn với gia đình [5]

Trong nghiên cứu về lo âu và cách ứng phó với lo âu của học sinh trung học cơ sở của Cô Trần Thị Thương, Nguyễn Thị Minh Hằng (2015) trên 269 em và thu lại kết quả như sau: 163 học sinh không có lo âu học đường chiếm 65,5%, có 83 học sinh lo âu ở mức độ cao hơn bình thường chiếm 33,3% và 3 em có lo âu ở mức độ cao chiếm 1,2% [31] Nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ học sinh có lo âu học đường đang có xu hướng ngày càng tăng do ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố liên quan đến học tập Ngoài ra, phải kể đến sự tác động từ các yếu tố tình huống kiểm tra kiến thức, nhu cầu đạt thành tích và quan hệ với giáo viên Một trong các mối quan hệ có ảnh hưởng nhất tới trạng thái cảm xúc của học sinh là quan hệ với cha mẹ Trong đó, thời gian tâm sự với cha mẹ càng nhiều thì sẽ giảm thiểu tình trạng lo âu của học sinh Trong mối tương quan với lo âu học đường, học sinh không phân biệt giới tính, khu vực đều có thể có mức độ lo âu học đường như nhau Bên cạnh đó, sở thích hay khối lớp là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới lo âu học đường Trong khi đó vẫn còn một số các em học sinh có những sở thích chưa lành mạnh hoặc lạm dụng nó bằng cách thỏa mãn quá nhiều sở thích của mình Ví dụ như sở thích chơi game Chính vì lẽ đó, các bậc cha mẹ nên hướng con em mình vào các sở thích có tác dụng tốt cho cảm xúc của các em Cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến các em nhất là học sinh cuối cấp trung học Bởi áp lực học tập và thi cử đối với các em nặng nề hơn học sinh trung học ở các khối lớp còn lại

Trang 22

Nhìn chung, những nghiên cứu về vấn đề lo âu học đường ở học sinh THPT tại Việt Nam những năm gần đây đã được các nhà khoa học, nhà tâm lý học… nghiên cứu và đều cho thấy tỷ lệ học sinh có các biểu hiện sức khỏe tâm thần trong trường học là khá cao Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo âu học đường ở các em là do: sống trong gia đình có bạo lực; khó khăn trong gia đình (kinh tế, hạnh phúc gia đình…); áp lực học tập; áp lực chọn nghề; bất đồng trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô Tuy nhiên, các nghiên cứu đã đưa ra tỷ lệ và một số các nguyên nhân của vấn đề nhưng chưa chỉ ra được các mức độ lo âu học đường cụ thể Đồng thời, chưa có một chương trình cụ thể nào về phòng ngừa bằng các biện pháp nâng cao hiểu biết, cách ứng phó hay hỗ trợ tâm lý cho học sinh bằng một liệu pháp tâm lý cụ thể nhằm giúp giảm thiểu các biểu hiện của lo âu học đường ở học sinh THPT

Tóm lại, trên thế giới và Việt Nam đều có những công trình nghiên cứu riêng biệt về vấn đề lo âu học đường những vấn đề lo âu học đường ở học sinh THPT chưa nhiều Những nghiên cứu chủ yếu là hướng đến các rối nhiễu tâm lý nói chung và lo âu học đường/ lo âu chỉ là một phần nhỏ trong những vấn đề về rối loạn tâm thần Vì vậy, trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu riêng biệt để làm rõ hơn những vấn đề về lo âu học đường ở học sinh THPT Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mô tả thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của lo âu, các mức độ của lo âu học đường chứ chưa thực sự nghiên cứu một cách cụ thể và có chiều sâu đến vấn đề phòng ngừa và hỗ trợ tâm lý cho các em học sinh trung học phổ thông hạn chế cũng như khắc phục tình trạng lo âu học đường Chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng thể về chủ đề lo âu học đường như: vấn đề môi trường, yếu tố sinh học, tác động, nguyên nhân hay định hướng hỗ trợ tâm lý nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng lo âu học đường ở đối tượng học sinh trung học phổ thông

1.2 Những lý luận về lo âu

* Khái niệm và biểu hiện của lo âu

“Lo âu” được dịch ra Tiếng Anh là Anxiety

Charles Dawin- Ông tổ của ngành sinh vật trong tác ph m: “Biểu hiện của cảm xúc ở người và động vật” 1872 đã mô tả: “con người trải qua các thế hệ đã cố gắng chạy trốn khỏi những kẻ thù nguy hiểm với niềm sợ hãi, lo âu ngày một tăng lên”

Lo âu thường gặp là một cảm giác bất an, lo sợ mơ hồ, khó chịu lan tỏa cùng các rối loạn cơ thể bất cứ bộ phận nào Lo âu có thể là hoạt động thích nghi như một tín hiệu báo động và báo trước sự đe dọa bên ngoài hoặc bên trong Ernest Jones- học trò S.Freud đã đưa ra các trạng thái lo âu khác với: sợ, kinh sợ, khiếp sợ, hoảng sợ, sợ hãi Ông đã mô tả 2 nét khác nhau giữa sợ và lo âu:

- Sợ nói chung được coi như là sự đáp ứng với kích thích đe dọa từ bên ngoài nguy hiểm có thực đang đến, mang tính chất sống còn

- Ngược lại lo âu giống như sợ nhưng lại không có sự đe dọa rõ ràng, không cân

Trang 23

xứng giữa các kích thích bên ngoài và biểu hiện tâm thần hay cơ thể

Theo Từ điển tâm lý học của Vũ Dũng chủ biên (2008) có nói về khái niệm lo âu

được định nghĩa như sau: Lo âu là trải nghiệm cảm xúc tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện nào cụ thể Khác với hoảng sợ, được coi là phản ứng đối với một đe dọa cụ thể nào đó, lo âu thể hiện sự sợ hãi chung chung, mang tính lan tỏa và không có đối tượng và thường có liên hệ với việc chờ đợi điều không may mắn trong tương tác xã hội và thường được tạo bởi sự không ý thức được nguồn gốc của nỗi nguy hiểm Khi có lo âu ở cấp độ sinh lý, nhịp thở tăng, tim đập nhanh hơn, huyết áp cao hơn, hưng phấn tăng, ngưỡng tri giác giảm Về mặt chức năng, lo âu không chỉ cảnh báo về sự nguy hiểm có thể xảy ra, mà còn kích thích tìm kiếm cụ thể hóa mối nguy hiểm đó, tích cực tìm hiểu thực tế với mục đích xác định đối tượng đe dọa Lo âu có thể biểu hiện như cảm giác về sự bất lực, thiếu tự tin vào bản thân, bất lực trước các yếu tố bên ngoài, phóng đại sức mạnh và tính đe dọa của chúng Biểu hiện về hành vi của lo âu nằm ở chỗ cản trở các hoạt động làm ảnh hưởng đến xu hướng và hiệu quả của hoạt động [35]

Theo Từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện (2001): Lo âu là việc chờ đón và suy nghĩ về một điều gì đó mà không chắc có thể đối phó được Nếu sự việc cụ thể mà đã từng gây nguy hiểm thì là lo sợ Trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi tâm lý bị rối loạn, một triệu chứng thường gặp là mối lo nhưng cụ thể không thật rõ là lo về cái gì, sợ về cái gì, đó là sợ hãi [16]

Theo DSM- IV (1994) lo âu là trạng thái lo lắng quá mức và cá nhân rất khó khăn hoặc mất sự kiểm soát những lo âu này Những người trải nghiệm sự lo âu khó kiểm soát những cảm xúc của bản thân, những xúc cảm tiêu cực thường tạo ra sự đảo lộn hay sự mất năng lực trong phạm vi của bản thân (American Psychiatric Association, 1994) [37]

Trong cuốn DSM- V năm 2013 thì lo âu bao gồm các tính năng của sự sợ hãi quá mức, sự lo lắng và rối loạn hành vi liên quan Sợ hãi là phản ứng cảm xúc thực tại để đón nhận mối đe dọa sắp xảy ra, trong khi lo lắng là dự đoán của các mối đe dọa trong tương lai (American Psychiatric Association, 2013) [36]

Theo Kazdin (22], lo âu về bản chất là đáp ứng với một đe dọa không được biết trước từ bên trong, mơ hồ hay có nguồn gốc xung đột

Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn: Lo âu là một rối loạn có cấu trúc đơn sơ thể hiện ra ngoài bằng một mối lo âu không đối tượng, lan tỏa và dai dẳng [20]

Theo Nguyễn Viết Thêm, Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị lo âu là trong thái cảm xúc thông thường của con người trước những sự kiện của cuộc sống (thi cử, xung đột các một quan hệ, bệnh tật, tại nạn,…) là tín hiệu báo trước một sự trở ngại sắp xảy ra và kèm theo sự suy diễn tính toán sắp đặt cho quá trình tư duy trước sự thay đổi của cuộc sống hàng ngày và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để giải quyết đương đầu với đe dọa

Trang 24

Lo âu bình thường sẽ hết khi mọi chuyện đã giải quyết xong Khi vượt qua được lo âu và sợ hãi thông thường trong cuộc sống hàng ngày; con người sẽ có thêm kinh nghiệm và thích nghi với cuộc sống để phát triển các chức năng tâm lý [34)

Tác giả Trần Viết Nghị “lo âu là một trạng thái bệnh lý khi lo âu mang đặc tính dị dạng, lan tỏa, tản mạn, không liên quan, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính chất thời sự nữa [33]

Trong đề tài này Tôi xin tiếp cận lo âu của tác giả Nguyễn Viết Thêm, Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị: lo âu là trong thái cảm xúc thông thường của con người trước những sự kiện của cuộc sống (thi cử, xung đột các một quan hệ, bệnh tật, tại nạn,…) là tín hiệu báo trước một sự trở ngại sắp xảy ra và kèm theo sự suy diễn tính toán sắp đặt cho quá trình tư duy trước sự thay đổi của cuộc sống hàng ngày và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để giải quyết đương đầu với đe dọa Lo âu bình thường sẽ hết khi mọi chuyện đã giải quyết xong Khi vượt qua được lo âu và sợ hãi thông thường trong cuộc sống hàng ngày; con người sẽ có thêm kinh nghiệm và thích nghi với cuộc sống để phát triển các chức năng tâm lý

Lo âu thông thường trở thành lo âu bệnh lý, nó xuất hiện không có liên quan tới một đe dọa cụ thể nào, mức độ lo âu không cân xứng với bất kỳ một đe dọa nào và có thể tổn hại kéo dài Khi mức độ lo âu dẫn đến việc gây cản trở rõ rệt các hoạt động lúc đó được coi là lo âu bệnh lý Lo âu bệnh lý có 2 mức độ: Lo âu tính cách (nhân cách lo âu) và rối loạn lo âu (Lương Hữu Thông, 2005) [14]

Theo Ernest Jones đã đưa ra các trạng thái lo âu như sợ, kinh sợ, hoảng sợ, sợ hãi và lo âu Ông mô tả 2 nét khác nhau giữa sợ và lo âu:

+ Sợ nói chung được coi như sự đáp ứng với kích thích đe dọa từ bên ngoài nguy hiểm có thực đang đến, vì vậy có tính sống còn

+ Ngược lại lo âu giống như sợ nhưng lại không có sự đe dọa rõ ràng Không cân xứng giữa kích thích bên ngoài và biểu hiện tâm lý, cơ thể

Trong DSM- IV thì lo âu (anxiety) và sợ (fear) đều là những tín hiệu báo động nhưng chúng có những điểm khác nhau:

+ Lo âu là đáp ứng với một tác nhân đe doạ chưa biết rõ, từ bên trong, mơ hồ hay có tính chất xung đột, thường mãn tính

+ Sợ là đáp ứng với một tác nhân đe dọa đã biết rõ từ bên ngoài, rõ rệt hay không có tính chất xung đột, thường cấp tính

Theo Dumas (2008) và George (2002),ở một số trẻ lo âu vượt quá các giới hạn bình thường, họ đã phân biệt lo âu bình thường và lo âu bệnh lý như sau [40],[41]

Phân biệt giữa sợ, căng thẳng (Stress) và lo hãi:

+ Sợ: Thường liên kết với một vật hoặc một tình huống cụ thể

Trang 25

+ Căng thẳng (Stress): Phản ứng thích nghi khi đối mặt với một tình huống cụ thể + Lo hãi: Dữ dội hơn và khuếch tán cùng với những dự đoán về tình huống xấu mà trong thực tế nó ít có mối đe dọa ngay lập tức

Trái lại với những nỗi sợ hãi thoảng qua, lo âu:

+ Gợi lên khổ sở cùng cực không đến từ một nguy hiểm thực tế hoặc sắp xảy ra + Không thể làm dịu lại chỉ bằng sự trấn an hoặc dùng lý lẽ

+ Không thể kiểm soát được bằng một hành động có chủ ý

+ Đưa đến việc đứa trẻ tránh né hoặc trốn tránh cái làm cho nó sợ + Dai dẳng

+ Làm rối loạn sự phát triển bình thường của trẻ

Để chỉ rõ mức độ của lo âu thì cần tìm hiểu cơ sở lý luận rõ hơn về: lo âu bình thường và lo âu bệnh lý

1.2.1.1 Lo âu bình thường

Lo âu bình thường là một phần của cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta ai cũng có lo âu – khi bắt đầu một việc, sự kiện nào đó lo âu là tự nhiên, bình thường và thậm chí còn có lợi Lo âu là một hiện tượng cảm xúc tất yếu của con người trước những khó khăn, thử thách của tự nhiên và xã hội Lo âu là tín hiệu cảnh báo của cơ thể trước những mối đe dọa đột ngột trực tiếp Lo âu cần thiết cho mỗi cá thể để tồn tại và thích nghi (Nguyễn Viết Thiềm, 2000) [26]

Lo âu bình thường có chủ đề, nội dung rõ ràng như: bệnh tật, công việc, học tập, Lo âu diễn biến nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác động đến tâm lý của chủ thể, hết tác động thì lo âu cũng không còn và thường không có hoặc có rất ít triệu chứng cơ thể (Đinh Đăng Hòe, 2000) [6]

Theo Bác sĩ Lê Quốc Nam (2014), Bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh thì lo âu thông thường: là một đáp ứng với tình huống có tính chất đe dọa, sau một thời gian thường tự hết hoặc chỉ cần trấn an cũng tự hết

Về chủ đề: lo âu bình thường là sự lo lắng, thường có chủ đề, nội dung khá rõ ràng như lo lắng về việc học tập, công việc, gia đình, sức khỏe

Về biểu hiện: lo âu bình thường không có hoặc có rất ít các rối loạn thần kinh thực vật

Về thời gian: lo âu bình thường thường xảy ra nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác động đến tâm lý của cá nhân, cá nhân sẽ hết lo âu khi các tác động này mất đi

Trang 26

1.2.1.2 Lo âu bệnh lý

Lo âu trở thành lo âu bệnh lý, khi xuất hiện không có liên quan tới một đe dọa nào, mức độ lo âu không cân xứng với bất cứ một đe dọa nào và có thể tồn tại kéo dài Khi mà mức độ lo âu ngày tăng dẫn đến gây trở ngại rõ rệt các hoạt động thường ngày lúc đó được coi là lo âu bệnh lý

Lo âu bệnh lý có 2 mức độ: Lo âu tính cách (nhân cách lo âu) và rối loạn lo âu (tính cách lo âu) Một số người có nhân cách lo âu, thường được mô tả như lo âu “b m sinh" Họ lo buồn vì những nguyên nhân nhỏ, căng thẳng với những sức ép thậm chí nhỏ nhất và thấy sợ hãi vì năng lực cá nhân của họ Thường nhận ra họ như: thường dễ xúc động dễ sợ hãi, c n thận quá mức và trải nghiệm lo âu nhiều hơn người cùng tuổi trong các tình huống tương ứng (Lương Hữu Thông, 2005) [14]

Lo âu bệnh lý là lo âu không phù hợp hoàn cảnh, không có chủ để rõ ràng, mang tính chất vô lý, hơi mơ hồ và thời gian thường kéo dài Mức độ lo âu bệnh lý này thường gây trở ngại rất rõ rệt đến các hoạt động của cá nhân người gặp lo âu, đồng thời lo âu lặp đi lặp lại với nhiều triệu chứng cơ thể như: mạch nhanh, chóng mặt, khô miệng, đỗ mồ hôi, lạnh tay chân, run r y, bất an (Nguyễn Kim Việt, 2009) [18]

Trong cuốn DSM- IV (American Psychiatric Association, 1994) [37] cho rằng: các biểu hiện của lo âu nhìn chung thuộc hai nhóm chính:

- Cảm giác lo lắng hay cảm thấy bị đe dọa mơ hồ, dai dẳng

- Các cảm giác của rối loạn hoạt động tự động (thần kinh thực vật) Các triệu chứng biểu hiện bên ngoài của lo âu bao gồm:

Peripheral Manifestation of Anxiety Biểu hiện bên ngoài của lo âu

Upset stomach (“butterflies”)

Urinary frequency, hesitancy, urgency

Trang 27

Theo Bác sĩ Lê Quốc Nam (2014), Bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh thì lo âu bệnh lý: là lo âu quá mức hay dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, không mất đi với sự trấn an và có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ quá mức hay vô lý

Về chủ đề: những người có rối loạn lo âu bệnh lý thường lo lắng những việc không có đối tượng/ chủ đề rõ ràng, mang tính chất vô lý, mơ hồ…

Về biểu hiện: thì những người có rối loạn lo âu thường có nhiều những rối loạn thần kinh thực vật như: tim đập nhanh, thở gấp, tay run r y, ra mồ hôi, bất an…

Về thời gian: những người bị rối loạn lo âu có thời gian biểu hiện các rối loạn kéo dài và lặp đi lặp lại

Lo âu bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng nghề nghiệp và xã hội, rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể Các hoạt động tâm thần như tư duy, trí nhớ, chú ý, nhận thức, học tập cũng giảm sút nhiều

Nhận thức của bệnh nhân có thể bị méo mó, chuyển sang những góc độ tiêu cực Lo âu, đặc biệt là lo âu lan tỏa/ rối loạn hoảng sợ, bệnh nhân có thể có tri giác sai thực tại Không chỉ về thời gian và không gian mà ngay cả con người và ý nghĩa của các sự kiện

Hoạt động tư duy bị giảm sút rõ ràng Cụ thể là bệnh nhân khó tập trung, liên tưởng kém và đặc biệt là hay quên do khó truy cập lại các thông tin được lưu trữ

Người lo âu bệnh lý giống như vòng lu n qu n Bệnh nhân thường chỉ tập trung vào một số đồ vật hay sự kiện cụ thể nào đó Liên tưởng chúng với những mối đe dọa có thể xảy đến Khi không chắc chắn về điều này thì bệnh nhân lại tăng lo âu và tìm cách lý giải ở sự vật hay hiện tượng khác

Cũng tương tự như vậy, bệnh nhân rối loạn lo âu thường bị rối loạn giấc ngủ Điều này làm tăng những ý nghĩ bệnh lý không chủ đích Những ý nghĩ này khiến đầu óc bệnh nhân luôn bận rộn Điều này càng làm cho bệnh nhân mất ngủ [32]

Trang 28

Verreault.M, Berthiaume.C, & Racicot.G (2007) [42] cho rằng các thể thức khác nhau để diễn tả lo âu như sau:

Suy nghĩ (Tôi tự nói một vài điều

Về mặt cảm giác có một số biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt, thở gấp, cổ họng, run r y, đau bụng, buồn ói, muốn đi vệ sinh, tim đập nhanh, nổi da gà, đổ mồ hôi hoặc tay m ướt

Về mặt suy nghĩ có các biểu hiện như:

- Lo sợ về một điều gì đó tồi tệ và chu n bị phần lớn thời gian cho nó ; - Không chấp nhận đến sự không chắc chắn, hoài nghi ;

- Diễn giải theo cách thảm hoạ, tiêu cực, sai lệch nhiều các tình huống khác nhau ; - Đánh giá quá (phóng đại) mức sự nguy hiểm (các suy nghĩ chiếm hết mọi chỗ) ; - Nghĩ ngợi trước ;

- Có vẻ cứng đầu/bướng bỉnh và ngang ngạnh ;

- Ở họ những suy nghĩ trấn an không có tác dụng, không hoạt động ;

- Những suy nghĩ thảm họa chiếm phần lớn tâm trí trở nên ưu thế, tự kích hoạt càng ngày càng nhiều, một cách tự động, và góp phần duy trì sự lo âu

Về hành vi chủ yếu là hành vi né tránh: Cho phép giảm nhanh chóng nỗi sợ đó Tuy nhiên không phải là phương pháp tối ưu bởi vì bản thân họ sẽ không bao giờ có/ cho cơ hội đối đầu với thực tế Điều này càng làm duy trì niềm tin và củng cố nỗi sợ

Theo Getz Feint (2005) sư phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý chính là điều rất khó khăn trong sàng lọc, kiểm soát hoặc loại bỏ lo âu [21]

Sợ hãi

Trang 29

Bảng 1.2 So sánh khác nhau giữa lo âu bình thường, lo âu bệnh lý, lo âu học đường

Lo âu bình thường Lo âu bệnh lý Lo âu học đường

Lo âu không làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống thể kiểm soát được

Lo âu gây khó chịu đôi chút, Lo âu chỉ tồn tại trong một

khoảng thời gian nhất định

Lo âu kéo dài ngày này qua ngày khác trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng

LAHD kéo dài ngày này qua ngày khác học sinh khó nhận biết

Lo âu là một trạng thái mất cân bằng của mỗi cá nhân khi họ gặp phải những khó khăn, căng thẳng hay một hoàn cảnh éo le Lo âu bình thường (chưa ở mức bệnh lý) giúp chúng ta quan tâm đến vấn đề bất an, sự nguy hại liên quan đến bản thân hay người khác, do đó lo âu đôi khi có lợi, nó giúp chúng ta tìm ra cách để vượt qua những khó khăn hoặc đề phòng những trường hợp nguy hiểm có thể đến Hoặc có gắng vươn lên trong cuộc sống để tránh gặp rủi ro, nguy hiểm Tuy nhiên, chúng ta lo âu quá mức hoặc lo âu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống

1.2.1.3 Các loại rối loạn lo âu

Lo âu là từ được dùng để mô tả trạng thái đáp ứng của tâm thần và cơ thể đối với các tình huống gây sợ hãi và đe dọa Phản ứng này bao gồm run, khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, cảm giác không thực… Lo âu là phản ứng bình thường của con người khi họ gặp phải các tình huống gây stress Các ví dụ về các tình huống có thể làm con người lo âu là: suýt nữa bị tai nạn xe cộ, ngồi trong phòng thi, nói trước đám đông

Rối loạn lo âu được đặc trưng bởi sự lo âu và lo lắng cao độ về nhiều thứ khác nhau Sự lo lắng là không phù hợp với mối quan tâm hoặc sự kiện Lo lắng này đáng chú ý hơn so với các quy tắc văn hóa xã hội thông thường Thường thì trẻ em than phiền về thể chất như nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ và buồn nôn Những triệu chứng này có xu hướng mãn tính và những người trẻ tuổi có thể bỏ lỡ các hoạt động xã hội hoặc học đường vì các triệu chứng thể chất này

Trang 30

Có nhiều loại rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh sợ xã hội), rối loạn Ám ảnh sợ đặc hiệu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) Trong đó, rối loạn lo âu lan tỏa là phổ biến nhất

(1) Rối loạn lo âu lan tỏa:

Định nghĩa:

Lo lắng là hiện tượng phản ứng của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua và tồn tại Lo lắng là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa

Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý

Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan stress, mã F41.1 theo bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD10), với đặc tính là những mối lo lắng dai dẳng, lan tỏa, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính thời sự nữa Rối loạn này thường liên quan với stress trường diễn, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính

Triệu chứng và biểu hiện:

Theo c m nang Ch n đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần DSM-5, rối loạn lo âu lan tỏa được ch n đoán khi cá nhân thấy khó kiểm soát cảm giác lo lắng của mình trong ít nhất 6 tháng và có một số triệu chứng Triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:

- Cảm giác bồn chồn hoặc hồi hộp - Dễ mệt mỏi

- Khó tập trung hoặc tâm trí trống rỗng - Cáu gắt

- Căng cơ

- Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc hoặc duy trì giấc ngủ, hoặc ngủ không yên)

(2) Rối loạn lo âu xã hội (Ám sợ xã hội):

Định nghĩa:

Ám sợ xã hội hay rối loạn lo âu xã hội, đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi mãnh liệt đối với tình huống và hoạt động xã hội liên quan tới thể hiện khả năng như bị gọi lên bảng hoặc bắt chuyện với bạn Rối loạn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thành tích của HS tại trường, việc đến lớp, cũng như khả năng hòa nhập xã hội với bạn bè, xây dựng và phát triển các mối quan hệ Ám sợ xã hội thường xuất hiện ở tuổi 13, nhưng cũng có thể được thấy ở mọi lứa tuổi

Trang 31

Triệu chứng và biểu hiện:

Theo c m nang ch n đoán và thống kê rối loạn tâm thần DSM-5, người rối loạn lo âu xã hội có những biểu hiện sau:

- Sợ hãi rõ ràng và liên tục về các tình huống xã hội hoặc tình huống mà người đó tiếp xúc với những người không quen; sợ hãi hoặc xấu hổ

- Việc tiếp xúc với các tình huống xã hội gần như luôn luôn gây ra sự lo lắng hoặc hoảng sợ

- Nhận ra được nỗi sợ hãi quá mức hoặc không phù hợp - Né tránh hoặc sợ hãi làm suy giảm chức năng đáng kể

- Tránh các tình huống xã hội hay các tình huống phải thể hiện mình hoặc chịu đựng nó với lo lắng hoặc căng thẳng dữ dội

(3) Rối loạn ám ảnh cưỡng bức:

Ám ảnh cưỡng bức là một chứng rối loạn lo âu được đặc trưng bởi ám ảnh và/hoặc sự ép buộc (cưỡng bức) Những nỗi ám ảnh là những suy nghĩ, hình ảnh hoặc những xung động không mong muốn, những hành động xâm nhập, vô ích hoặc không phù hợp nhưng không thể kiểm soát được Cưỡng chế là những hành vi lặp đi lặp lại, mà người đó thực hiện để giảm lo lắng liên quan đến nỗi ám ảnh, ví dụ như đếm, chạm, rửa và kiểm tra Cả hai có thể có cường độ như nhau, gây ra rất nhiều căng thẳng và ảnh hưởng đáng kể vào hoạt động chức năng hàng ngày của người đó

Sự ám ảnh:

- Những suy nghĩ, xung động hoặc hình ảnh thường xuyên, liên tục xâm nhập và không thích hợp gây ra căng thẳng hoặc lo âu đáng kể

- Những triệu chứng này không chỉ đơn giản là những lo lắng quá mức về cuộc sống hàng ngày

- Người có các triệu chứng này cố gắng lấn át hoặc phớt lờ chúng Họ có thể cố gắng vô hiệu hoá, giảm hoặc ngăn chặn các ý nghĩ ám ảnh này bằng một số suy nghĩ hoặc hành động khác

- Người đó biết rằng những ý nghĩ đó đến từ suy nghĩ, tâm trí của họ Cưỡng bức:

- Các hành vi lặp đi lặp lại (như kiểm tra, rửa,…) hoặc các hành vi không lời, trong đầu (như đếm, cầu nguyện, lặp lại từ trong âm thầm …) mà người đó cảm thấy cần phải thực hiện để đáp trả sự ám ảnh hoặc tuân theo các quy tắc cứng nhắc

- Những hành vi hoặc hành vi không lời này nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc giảm căng thẳng hoặc ngăn ngừa một số sự kiện hoặc tình huống sợ hãi nhưng trên thực tế, hành vi này không liên quan với những ám ảnh mà họ nghĩ

Trang 32

Triệu chứng và biểu hiện:

Theo c m nang Ch n đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần DSM-5, người rối loạn ám ảnh cưỡng bức có những biểu hiện sau:

Triệu chứng chủ yếu của rối loạn ám ảnh cưỡng bức là xuất hiện các ám ảnh và hành vi cưỡng chế không phải do sử dụng chất kích thích hoặc bệnh lý khác Chúng khiến bạn kiệt sức và ảnh hưởng đến lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày Có rất nhiều loại ám ảnh và hành vi cưỡng bức

Các ám ảnh thường gặp như:

- Nỗi sợ khi bản thân sẽ làm hại người khác hoặc làm điều gì đó đáng xấu hổ - Quan tâm quá mức đến một vấn đề nào đó, có thể là vi khu n, chất b n, điều sai trái nào đó hay chất thải của cơ thể

- Cảm thấy có trách nhiệm với những điều tồi tệ hoặc sai trái có thể không liên quan đến bản thân

- Suy nghĩ không mong muốn như nhìn thấy hình ảnh đồi trụy, bạo lực - Lo lắng quá mức về căn bệnh, môi trường, chất gây ô nhiễm,…

Ám ảnh cưỡng bức sẽ gây ra hành vi cưỡng bức tương ứng, thường gặp như: - Rửa tay, tắm rửa, lau dọn vệ sinh vật dụng quá mức vì sợ nhiễm trùng

- Sắp xếp giày dép, quần áo, chén đĩa theo thứ tự nhất định mới hết cảm giác lo âu, thôi thúc

- Thức dậy vào ban đêm nhiều lần để kiểm tra đã khóa cửa, đóng cửa sổ, tắt thiết bị,… hay chưa

Đôi khi các hành vi cưỡng bức này trở thành những nghi thức đối với bệnh nhân như phải chạm vào một vật đúng một số lần, đi qua đi lại cửa vài lần trước khi ra ngoài

Bệnh nhân thường không muốn thực hiện các hành vi này nhưng thường không thể kiểm soát được chúng Các hành vi cưỡng bức này có thể chiếm phần lớn thời gian trong ngày và gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của họ

(4) Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu:

Ám ảnh sợ đặc hiệu là sợ hãi và lo âu về một tình huống hoặc đối tượng cụ thể xem Tình huống hoặc đối tượng thường bị né tránh nếu có thể, nhưng nếu sự tiếp xúc xảy ra, lo âu sẽ phát triển nhanh chóng Lo âu có thể trở nên dữ dội giống như mức độ của một cơn hoảng sợ Những người có ám ảnh sợ đặc hiệu thường nhận ra rằng nỗi sợ hãi của họ là không hợp lý và quá mức

Các loại ám ảnh sợ đặc hiệu thường gặp:

- Cách tình huống như máy bay, không gian đóng kính - Tự nhiên như sấm sét hay độ cao

- Động vật hay côn trùng như chó, nhện, gián

- Máu, việc bị tiêm hay chấn thương như kim tiêm, các kiểm tra y khoa

Trang 33

- Các sự vật khác như lông, đinh rỉ Triệu chứng và biểu hiện:

Theo c m nang Ch n đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần DSM-5, người rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu có những biểu hiện sau:

- Cảm thấy sợ hãi, lo lắng và hoảng hốt cực kì ngay lập tức khi tiếp xúc hay thậm chí chỉ nghĩ đến nguyên nhân gây sợ

- Nhận ra rằng sự sợ hãi là vô lý và quá lớn nhưng không có khả năng kiểm soát - Lo lắng tăng dần khi tình huống hay sự vật đến gần hay sắp xảy ra

- Khó hoạt động bình thường vì sợ

- Có các phản ứng của cơ thể và các cảm giác bao gồm đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, đau thắt ngực hay khó thở

- Cảm thấy buồn nôn, hoa mắt hay ngất xỉu khi chảy máu hoặc bị thương

(5) Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD):

Rối loạn stress sau sang chấn là một bệnh lý nghiêm trọng có thể xuất hiện trên người đã từng trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện sang chấn Hầu hết mọi người từng trải qua sang chấn sẽ tự bình phục, tuy nhiên, người mắc PTSD tiếp tục cảm thấy đau khổ và lo lắng trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau sự kiện

Theo c m nang Ch n đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần DSM-5, người rối loạn stress sau sang chấn có những biểu hiện sau:

Các triệu chứng của PTSD phát triển trong vòng 6 tháng sau sự kiện sang chấn và được chia thành ba loại:

- Các triệu chứng trải nghiệm lại: những xâm nhập thường xuyên, hồi tưởng kinh hoàng hay ký ức về sự kiện từ trí nhớ, những giấc mơ hay những hồi ức, trong đó cá nhân nhận thức được mình đang sống lại sự kiện như thể nó đang thực sự xảy ra trong hiện tại

- Các triệu chứng né tránh và trơ/tê liệt cảm xúc: tránh mọi thứ - người, địa điểm, chủ đề trò chuyện, thức ăn, thức uống, điều kiện thời tiết, quần áo, hoạt động, tình huống, suy nghĩ, cảm xúc - có liên quan hoặc nhắc nhở đến sự kiện sang chấn Thêm vào đó, người bệnh có thể cảm thấy không có cảm xúc, trơ cảm thấy mất hứng thú trong các hoạt động trước đây, tách rời khỏi gia đình, bạn bè và cảm giác vô vọng về tương lai

- Các triệu chứng tăng nhạy cảm, dễ kích động quá mức: vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ hoặc ngủ gật), khó chịu, giận dữ, tăng cường cảnh giác, phản ứng giật mình và khó tập trung

PTSD phải được phân biệt với các phản ứng bình thường (như buồn phiền, đau khổ, thương tiếc) với những mất mát hay rối loạn stress cấp tính Rối loạn stress cấp tính có các triệu chứng tương tự như PTSD nhưng sẽ hết hoặc giảm đi nhiều mà không cần điều trị chính thức trong vòng bốn tuần sau sự kiện sang chấn Sự kéo dài và mức độ

Trang 34

nghiêm trọng của các triệu chứng PTSD có thể khác nhau theo thời gian với sự hồi phục hoàn toàn xảy ra trong vòng nửa năm (hoặc ít hơn) trong một hoặc nhiều trường hợp

1.3 Đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh lứa tuổi trung học phổ thông

“Học sinh Trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu tuổi thanh niên (từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi) Theo tâm lý học lứa tuổi đây là giai đoạn phát triển từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Nếu như ở độ tuổi trẻ em, mọi thay đổi và phát triển diễn ra trong tình trạng phụ thuộc vào người lớn (chủ yếu là bố mẹ) và người trưởng thành cần phải đạt được phương thức tồn tại độc lập thì lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn giao thoa, không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn

Học sinh THPT còn gọi là tuổi đầu thanh niên Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kỳ:

+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên

+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên) Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh niên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm

Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em Muốn lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với sự thiếu kỹ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không muốn học như nhiều người nghĩ Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì

Trang 35

phát triển bình thường, hài hòa, cân đối Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn Các em có thể làm những công việc nặng của người lớn Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn Tư duy ngôn ngữ và những ph m chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…)

Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu” Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em

Ở học sinh THPT ý thức về vai trò vị trí của các em bắt đầu thay đổi:

- Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình Các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình Các em bắt đầu quan tâm chú ý đến nề nếp, lối sống sinh hoạt và điều kiện kinh tế chính trị của gia đình Có thể nói rằng cuộc sống của các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động

- Ở nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên Đòi hỏi các em tự giác, tích cực độc lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em Việc gia nhập Đoàn TNCS HCM trong nhà trường đòi hỏi các em phải tích cực độc lập, sáng tạo, phải có tính nguyên tắc, có tinh thần trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình

- Xã hội đã giao cho lứa tuổi học sinh THPT quyền công dân, quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn Tất cả các em đã có suy nghĩ về việc chọn nghề Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, có dịp hòa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chu n bị cho cuộc sống tự lập sau này

Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chu n mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những ph m chất nhân cách và năng lực riêng Các

Trang 36

em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới ph m chất bên trong Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình… ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó Nhu cầu giao tiếp của học sinh lứa tuổi THPT phát triển mạnh ở giai đoạn này

- Các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu sống cuộc sống tự lập Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị

- Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh Trong tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình cần cho tập thể Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân cực – có những người được nhiều người yêu mến và có những người ít được bạn bè yêu mến Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân

- Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tình bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những thể nghiệm, ước mơ, lí tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình Nhưng tình bạn ở các em còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn Có nghĩa là các em thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn chứ không chú ý đến khả năng thực tế của bạn

- Ở tuổi này cũng đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì các em thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, sợ bị từ chối, vui sướng khi được đáp lại bằng sự yêu thương

Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn Sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo từng quá trình học tập Những năm đầu ở trường đại học là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình xã hội hóa nhân cách sinh viên Học sinh bắt đầu cuộc sống lao động trí tuệ căng thẳng, nhận được sự thỏa mãn cơ bản của con người là nhận thức về thể giới xung quanh Học sinh tham gia vào nhiều mối

Trang 37

quan hệ xã hội và giải quyết các vấn đề có quan hệ với những người khác Học tập và giao tiếp là hai loại hoạt động tích cực biểu hiện trong nhân cách học sinh Vào những năm cuối của thời gian học cấp 3, năng lực đánh giá của học sinh phát triển mạnh Học sinh có sự tự đánh giá về các giá trị liên quan đến nghề nghiệp của mình, về kiến thức, kỹ năng, khả năng của bản thân có liên quan đến cuộc sống, nơi công tác học tập và gia đình Toàn bộ nhân cách của học sinh phát triển theo mục tiêu của đào tạo, gần với mẫu người lý tưởng mà học sinh học tập, noi gương theo họ

Tóm lại: Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn Thái độ đối xử của người lớn với các em thường thể hiện tính chất hai mặt đó là : Một mặt người lớn luôn nhắc nhở rằng các em đã lớn và đòi hỏi các em phải có tính độc lập, phải có ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý Nhưng mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với những đòi hỏi của người lớn…

1.4 Lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông

1.4.1 Khái niệm lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông

Con người- trong sự sinh tồn của mình, cần được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần, quan hệ xã Theo Maslow, nhu cầu về an toàn đứng 2/5 nhu cầu của con người Nhu cầu an toàn có từ nhỏ cho đến khi trưởng thành và đến tận khi về giá, tức là suốt cả cuộc đời Cảm giác thiếu hoặc mất an toàn sinh ra lo âu

Những thay đổi về mặc lứa tuổi, trong đó tuổi thanh thiếu niên nói chung và tuổi đầu thanh niên (học sinh THPT) nói riêng, là quá trình trải qua thời kỳ quan trọng trong đời sống con người Tuy nhiên, có những sự khác biệt ở mỗi cá nhân Ở một số thiếu niên sự chuyển qua thời kỳ tuổi đầu thanh niên có thể diễn ra nhanh hoặc chậm hơn so với trẻ khác cùng tuổi, trong quá trình đó phải trải qua nhiều thách thức khi gặp những thay đổi về cả mặt sinh học, tâm lý và quan hệ xã hội Quá trình thay đổi đó, phải được diễn ra bên trong mỗi cá nhân, đồng thời chủ thể phải đương đầu những thách thức này một cách

thích nghi và thành công, bao gồm những thách thức sau: (1) Thách thức sinh học, (2)

Thách thức tâm lý, (3) Thách thức nhận thức, (4) Thách thức xã hội Một khi bản thân cá

nhân đó không thể đương đầu và giải quyết thành công những thách thức phát triển trên, để chuyển sang một giai đoạn mới thì có thể sẽ xảy ra hậu quả bất lợi về cả mặt tâm lý, cảm xúc, hành vi

Học sinh THPT là lứa tuổi đang đứng trước ngã ba của sự lựa chọn và định hướng nghề nghiệp, là lứa tuổi có nhiều ảnh hưởng đến tương lai của mỗi cá nhân Một mặt các em phải đáp ứng nhiều yêu cầu của cuộc sống như mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hay những băn khoăn trăn trở của bản thân Trong đó, kết quả học tập là mối quan tâm hàng đầu của các em và nó có ý nghĩa quyết định đến các yếu tố khác

Trang 38

Các em học sinh THPT cần có sự độc lập, tinh thần tự giác để đáp ứng với các yêu cầu và nhiệm vụ học tập ngày càng khó của cấp học Đặc biệt, các em học sinh lớp 12 thì không chỉ đáp ứng nhu cầu hiểu biết, yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà còn đáp ứng nhu cầu của việc chọn ngành nghề trong tương lai Có những học sinh phải đối diện với những khó khăn tâm lý dẫn đến các rối loạn về mặt tâm thể như: lo âu, trầm cảm, căng thẳng…Những rối loạn tâm thể có thể sẽ ảnh hưởng ngược lại đến kết quả học tập, đến đời sống hiện tại và tương lai sau này của các em Giai đoạn này các em đang đứng trước việc phải lựa chọn ngành nghề, trường học… các em có rất nhiều băn khoăn, suy nghĩ mà không thể tự lý giải được Đây là thời điểm học sinh trung học phổ thông rất cần được tư vấn và hỗ trợ trong việc lựa chọn ngành nghề, trường học…

Lo âu học đường là hiện tượng phổ biến ở tất cả mọi thanh niên mới lớn, trong mọi hoàn cảnh để thúc đ y hoạt động của con người, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho cuộc sống, bởi vì, lo âu học đường thường biểu hiện thích hợp với sự phát triển trong suốt quá trình học tâp, cuộc sống của học sinh Vậy nên điều quan trọng là phải phân biệt được giữa lo âu bình thường phù hợp với sự phát triển tâm lý và lo âu bệnh lý

Vậy từ các nguồn thông tin có được chúng tôi đưa ra khái niệm như sau: Lo âu học đường ở học sinh THPT là một trạng thái tâm lý phổ biến bao gồm lo lắng, căng thẳng, sợ hãi quá mức, những lo lắng, bất an ở hầu hết tất cả mọi thanh niên mới lớn trước những sự kiện của cuộc sống, đặc biệt là các vấn đề trong môi trường trường học buộc các em phải sử dụng các biện pháp để giải quyết, đương đầu với đe dọa để không gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường ngày như học tập, giao tiếp, hành vi, đời sống tình

cảm và các mối quan hệ xã hội

1.4.2 Biểu hiện lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông

Biểu hiện của lo âu học đường ở học sinh lứa tuổi THPT rất đa dạng và phức tạp, nhưng xét từ góc độ của tâm lý học thì lo âu được biểu hiện 4 mặt cơ bản sau:

- Những biểu hiện về nhận thức:

Khi lo âu học đường, học sinh thường chú tâm vào suy nghĩ về những điều nguy hiểm, tiêu cực có thật hoặc tiềm n Điều đó thường được thể hiện qua:

+ Những suy nghĩ, hình ảnh, ký ức gây ra sợ hãi, về một điều gì đó xấu xảy ra đối với bạn thân mình như: cái chết, không có khả năng thích ứng, có trách nhiệm về sự việc tệ hại nào đó đã xảy ra,… Điều gì đó tồi tệ xảy ra đối với những người khác như: người trong gia đình chết hoặc bị tai nạn, Có điều gì tồi tệ xảy ra như: cháy nhà, mất mát đồ dục, tai nạn,

+ Tăng cường chú ý đến những điều nguy hiểm có thể xảy ra; + Luôn để cập đến các triệu chứng bệnh tật của bản thân + Không thể tập trung sự chú ý vào một việc gì lâu

Trang 39

+ Luôn nghi ngờ chính bản thân mình

+ Khi đang trong trạng thái lo âu học đường,, chủ thể thường nhìn những sự việc hiện tượng không dùng với sự thật (sai thực tại, hư cấu) những gì xảy ra xung quanh và đồng thời thiếu khả năng xem xét khách quan

- Những biểu hiện về cảm xúc:

Khi rơi vào tình trạng lo âu học đường, học sinh thường sẽ có những cảm xúc lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, cảnh giác ở học sinh THPT các em luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng rất dễ bị kích động dù chỉ một kích thích nhỏ cũng có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như dễ nổi nóng, cáu giận không có lý do, khó kiểm soát cảm xúc

+ Sợ khi cô gọi lên bảng

+ Dễ cáu giận với mọi người xung quanh dù không có lí do cụ thể + Có cảm xúc tiêu cực về các vấn đề đang diễn ra xung quanh bạn

+ Lo lắng về những sự kiện xảy ra từ ngày này đến ngày khác trong cuộc sống + Dễ bối rối hoặc sợ hãi trong các tình huống xảy ra ngoài xã hội

- Những biểu hiện về hành vi:

Đặc trưng của lo âu học đường, ở lứa tuổi này là luôn có cảm giác bứt rứt toàn cơ thể Lo âu gây ra một số các hành vi thích ứng Khi gặp tác nhân gây ra lo âu, chúng ta thường này sinh các hành vi để loại bỏ điều nguy hiểm hoặc làm chúng ta cảm thấy an toàn Các hành vi này bao gồm:

+ Không thể dừng hoặc ngồi yên một chỗ, luôn ngọ nguậy chân tay, dẫn đến không thể tập trung chú ý học tập

+ Tránh hoặc thoát khỏi các tình huống trải nghiệm, nơi hoặc con người gây cho chúng ta cảm giác sợ hãi;

+ Cần một người làm chúng ta an tâm, có cảm giác an toàn; + Đi đến những nơi an toàn;

+ Sử dụng rượu, ma túy để giảm đi các biểu hiện của lo âu

+ Lặp đi lặp lại một việc trong một khoảng thời gian Họ cứ lặp đi lặp lại hành động đó đến mức người xung quanh cảm thấy khó chịu

+ Có thể lau chùi một vết b n nhiều lần, thường xuyên nhìn đồng hồ… bởi chỉ có như vậy thì họ mới cảm thấy an tâm Họ cứ lặp đi lặp lại hành động đó đến mức người xung quanh cảm thấy khó chịu

- Những biểu hiện về sinh lý cơ thể:

+ Đánh trống ngực, thường xuyên rơi vào tình trạng tim đập nhanh nhịp tim nhanh và kém,

+ Cảm giác đau ở ngực, tức ngực, khó thở

+ Cơ thể xuất hiện những triệu chứng kích thích thần kinh thực vật như toàn thân nóng bằng hoặc ớn lạnh, vã mồ hôi, có cảm giác tê cóng hoặc như có kim châm

Trang 40

+ Cảm giác các cơ trở nên kiệt sức

+ Kéo theo các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa như ăn quá nhiều, không ăn hoặc ăn quá ít

+ Về giấc ngủ cũng thường rối loạn, như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, chập chờn, ngủ ít, có thể có chiêm bao, ngủ đủ giấc nhưng luôn cảm thấy thiếu ngủ, không sảng khoái

1.4.3 Nguyên nhân gây lo âu học đường ở học sinh trung học phổ thông

Lo âu học đường là một vấn đề về sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên trong môi trường trường học Đôi khi lo âu có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như áp lực học tập, quan hệ bạn bè và cuộc sống gia đình Nó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người bằng việc giới hạn khả năng tham gia của họ vào các hoạt động khác nhau Mỗi học sinh ở lứa tuổi này đều thừa nhận rằng mình đã trải qua cảm giác lo lắng, sợ hãi trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày (hỏi chuyện với những người cấp trên, ban cán sự, ban chấp hành lớp, kiểm tra, xung đột với bố mẹ, bạn bè, Thầy cô, ) hoặc trong các tình huống đặc biệt được đặt trong sự nguy hiểm Lo âu học đường, có thể được phát sinh từ phức tạp của cuộc sống vậy nên chúng ta phải xem xét lo âu của học sinh ở các mức độ khác nhau và gắn với yếu tố xoay quanh học sinh

Trong cuộc sống, lo âu học đường của học sinh ở mức độ bình thường thì đôi khi nó cũng sẽ là động lực để thúc đ y học sinh học tập tốt hơn, thích ứng nhạy bén với cuộc sống hơn Nhưng nếu lo âu học đường ở mức độ cao làm cho các bạn sợ nhắc đến học tập, đến trường, gia đình, cũng như tránh né các hoạt động gắn kết xã hội hay học sinh sẽ có cảm xúc không tốt khi nhắc về một mối quan hệ nào đó trong cuộc sống của các em Kết quả là các em sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập cũng như sự phát triển toàn diện về mặt nhân cách Các em bị lo lắng quá mức tỏ ra thiếu linh hoạt trong việc tuân theo các nguyên tắc, không có khả năng tham gia các sở thích hoặc các hoạt động giải trí Một vài đứa trẻ có thể trở nên nhút nhát, tự ti hoặc không dám tiếp xúc với mọi người Trên thực tế, chúng bận tâm với những lo lắng nhiều hơn Thậm chí những đứa trẻ có thể nhận thức được sự lo lắng của mình nhưng chúng không có khả năng để ngăn chặn, cải thiện được sự lo lắng này Những học sinh bị lo âu học đường đôi khi chính là những học sinh giỏi, thậm chí là những học sinh rất giỏi Họ có khả năng trí tự bình thường Vậy nên lo âu sẽ trở thành sự bất lợi thật sự, đôi khi lo âu học đường cũng dẫn đến ám ảnh, sự sợ hãi về phía trước của các em

Nguyên nhân dẫn đến lo âu học đường ở học sinh THPT bao gồm nguyên nhân chủ quan (hoạt động cá nhân) và nguyên nhân khách quan (các yêu tố gia đình, môi trường, các mối quan hệ xã hội, )

* Nguyên nhân khách quan

- Yếu tố về học tập:

Ngày đăng: 02/04/2024, 14:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan