Chỉ số vượt khó của sinh viên đại học đà nẵng

117 21 0
Chỉ số vượt khó của sinh viên đại học đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kết quả từ nghiên cứu này góp phần hiểu biết tổng thể về những khó khăn mà sinh viên Đại học Đà Nẵng gặp phải trong quá trình học tập và tác động của các biện pháp hỗ trợ tâm lý đến khả

Trang 2

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

ĐÀ NẴNG – 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trần Minh Phúc

Trang 4

Tên đề tài đề tài : Chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng

Họ tên sinh viên : Trần Minh Phúc

GV hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Thị Trâm Anh Trường : Đại học sư phạm Đà Nẵng

Bản tóm tắt:

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, khó khăn trong học tập và chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng

Từ cơ sở lý luận đó, chúng tôi tiến hành khảo sát 444 sinh viên của Đại học Đà Nẵng, cụ thể là 3 trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng khảo sát thực trạng những khó khăn tâm lý mà học sinh đang gặp phải, cách giải quyết những khó khăn đó và mức độ vượt khó (AQ) của học sinh

Kết quả từ nghiên cứu này góp phần hiểu biết tổng thể về những khó khăn mà sinh viên Đại học Đà Nẵng gặp phải trong quá trình học tập và tác động của các biện pháp hỗ trợ tâm lý đến khả năng vượt qua những khó khăn đó của sinh viên Những hiểu biết sâu sắc này có thể cung cấp thông tin cho các chính sách và chương trình giáo dục trong tương lai nhằm cải thiện phúc lợi và thành công trong học tập của học sinh

Hơn nữa, nghiên cứu đã nêu bật những lợi ích tiềm năng của các biện pháp hỗ trợ tâm lý như tâm lý trị liệu, tâm lý giáo dục (mô hình trình tự LEAD), liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp nhóm trong việc giúp học sinh vượt qua khó khăn trong học tập Những phát hiện này cho thấy rằng việc thực hiện các can thiệp này có thể dẫn đến sự cải thiện về chỉ số khó khăn của học sinh trong chương trình thực nghiệm

Từ khóa: Chỉ số vượt khó, AQ, khó khăn tâm lý, khó khăn học tập

TS Nguyễn Thị Trâm Anh

Trang 5

SUBJECT NAME THESIS : The Adversity Quotient of students at the University of Danang

Student and name : Tran Minh Phuc

Scientific Guide : Dr Nguyen Thi Tram Anh School : Da Nang Pedagogical University

Summary:

The thesis has systematized the basic theoretical issues, difficulties in learning and the index of Adversity Quotient of students at the University of Danang

From that rationale, we conducted a survey on 444 students of the University of Danang, namely 3 Danang University of Education, Danang University of Science and Technology and Danang University of Technology and Education to survey the current status of psychological difficulties that students are facing, how they deal with those difficulties and the level of students' Adversity Quotient (AQ)

The findings from this study contribute to the overall understanding of the difficulties that students at the University of Danang face in their learning process, and the impact of psychological support measures on their ability to overcome these difficulties These insights can inform future educational policies and programs aimed at improving student well-being and academic success

Moreover, the study highlighted the potential benefits of psychological support measures such as psychotherapy, psychoeducation (LEAD sequence model), cognitive behavioral therapy, and group therapy, in helping students overcome difficulties in learning These findings suggest that implementing these interventions could lead to an improvement in the difficulty index of students in the experimental program

Keywords: Adversity Quotient, AQ, psychological difficulties, learning difficulties

Dr Nguyen Thi Tram Anh

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ii

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Giả thuyết khoa học 2

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 4

1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu chỉ số vượt khó của sinh viên 4

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài về chỉ số vượt khó của sinh viên 4

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước về chỉ số vượt khó của sinh viên 7

1.2.Cơ sở lý luận về chỉ số vượt khó sinh viên Đại học 8

1.2.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên 8

1.2.2 Sự phát triển về định hướng giá trị ở sinh viên 11

1.2.3 Khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các trường đại học 13

1.2.4 Chỉ số vượt khó sinh viên 22

Tiểu kết Chương 1 27

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 28

2.2 Tổ chức nghiên cứu 28

2.2.1 Nội dung nghiên cứu 28

2.2.2 Tiến trình nghiên cứu 29

2.2.3 Khách thể nghiên cứu 30

2.3 Các phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 31

2.3.2 Phương pháp trắc nghiệm tâm lý 31

Trang 7

2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 36

2.3.5 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia 37

2.3.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 37

2.3.7 Phương pháp thực nghiệm tác động 38

2.3.8 Phương pháp thống kê toán học 47

2.4 Công cụ nghiên cứu 49

2.4.1 Công cụ trắc nghiệm 49

2.4.2 Công cụ điều tra bảng hỏi 50

Tiểu kết Chương 2 52

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 54

3.1 Thực trạng khó khăn tâm lý của sinh viên Đại học Đà Nẵng 54

3.1.1 Mức độ khó khăn tâm lý về mặt nhận thức của sinh viên Đại học Đà Nẵng 55

3.1.2 Mức độ khó khăn tâm lý về mặt cảm xúc của sinh viên Đại học Đà Nẵng 56

3.1.3 Mức độ khó khăn tâm lý về mặt kỹ năng của sinh viên Đại học Đà Nẵng 57 3.2 Thực trạng chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng 58

3.2.1 Chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng ở chỉ mục C - Control 58

3.2.2 Chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng ở chỉ mục O-Ownership 59 3.2.3 Chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng ở chỉ mục R-Reach 60

3.2.4 Chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng ở chỉ mục E.Endurance 62 3.2.5 Điểm tổng chỉ số vượt khó APQ 63

3.3 Tương quan chỉ số vượt khó và khó khăn học tập của sinh viên Đại học Đà Nẵng64 3.3.1 Tương quan điểm AQP và các khó khăn trong học tập 64

3.3.2 Tương quan giữa chỉ số vượt khó và sự tự tin, chủ động, sự hỗ trợ từ gia đình 65

3.4 Kết quả thực nghiệm các biện pháp hỗ trợ tâm lý cho sinh viên để nâng cao chỉ số

Trang 8

Số hiệu

2.1 Độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi 34 2.2 Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp thực nghiệm 38

3.8 Kiểm định mẫu độc lập giữa chỉ số vượt khó APQ và các mẫu giới

3.9 Tương quan chỉ số vượt khó và các khó khăn tâm lý 64 3.10 Tương quan chỉ số vượt khó và các yêu tố sự tự tin, sự chủ động, hỗ

3.11 Kết quả đánh giá bằng chỉ số vượt khó trước và sau thực nghiệm 67 3.12 Kết quả đánh điểm trung bình và độ lệch chuẩn trước và sau

3.13 Chỉ số vượt khó của L.N trước và sau thực nghiệm 69 3.14 Chỉ số vượt khó trước và sau thực nghiệm của X.P 72

Trang 9

Số hiệu

3.1 Khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên trường Đại học Đà Nẵng 54 3.2 Điểm chỉ mục C – Control của sinh viên Đại học Đà Nẵng 58

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Từ khi chỉ số IQ được khai sinh bởi Alfred Binet trong những năm 1900 và sau đó là chỉ số EQ, người ta thường cho rằng chỉ số này có thể dự báo được sự thành công của một người trong học tập, cuộc sống hay công việc Đồng thời, cũng có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến sự tương quan giữa chỉ số IQ và EQ Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn những câu hỏi về sự liên hệ giữa hai chỉ số này với nhau:

- Có những người có chỉ số thông minh cao nhưng vẫn không thể khai phá hết khả năng của mình trong cuộc sống

- Vẫn có những trường hợp có chỉ số thông minh tương đương nhau nhưng kết quả học tập vẫn khác nhau [39]

Để giải thích cho những câu hỏi đó, năm 1997 tiến sĩ Paul G Stoltz đã đề xuất chỉ số vượt khó AQ trong cuốn sách “Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities” (Chỉ số vượt khó: Biến khó khăn thành cơ hội) của mình [51]

Paul G Stoltz cho biết rằng AQ (chỉ số vượt khó) giới thiệu mức độ một cá nhân có thể chống lại và đối mặt với những thách thức và sức mạnh vượt qua chúng AQ cũng có thể dự đoán cách một người sẽ ứng phó trong tình huống khó khăn Stoltz tin rằng, qua các chương trình hỗ trợ và cải thiện AQ có thể tăng cường khả năng chống lại và vượt qua thách thức, cải thiện hiệu suất, khả năng phục hồi, sự tiến bộ, duy trì tính tự tin và cam kết, giúp tăng kết quả học tập [51]

Trong quá trình học tập tại trường đại học, tham gia vào việc tích lũy kiến thức chuyên môn do giáo viên truyền thụ cũng như đáp ứng những yêu cầu của công việc sau khi tốt nghiệp là rất quan trọng Tuy nhiên, mỗi sinh viên cũng phải có một phong cách học tập tích cực, chủ động và sáng tạo để hoàn thiện bản thân mình Tự học, tự trau dồi và hoàn thiện bản thân là những phương thức hữu hiệu để sinh viên có thể hiện thực hóa mục tiêu nghề nghiệp của mình Tuy nhiên, do sự tâm lí thụ động và ngại khó của một số sinh viên, họ có thể chưa thể đáp ứng được những yêu cầu học tập đó [8]

Tại Việt Nam, đã tồn tại nhiều nghiên cứu đầu tiên về chỉ số vượt khó Một trong số đó là nghiên cứu về thích ứng công cụ đo chỉ số AQ của Nguyễn Phước Cát Tường và Trần Thị Tú Anh (2011) Ngoài ra, còn có hai nghiên cứu về năng lực vượt khó của sinh viên thiệt thòi tại Đại học Sư Phạm và Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, do Nguyễn Thị Diễm Hằng (2014) đề xuất Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực vượt khó của sinh viên thiệt thòi tại hai trường được khảo sát vẫn chưa đạt mức cao.[17] [6]

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đầu tiên về chỉ số vượt khó, nhưng những nghiên cứu này chỉ trả lời một phần câu hỏi về năng lực vượt khó của sinh viên Để

Trang 11

nắm rõ hơn về tình trạng chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng, tác giả đã chọn đề tài luận văn “Chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng” Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những biện pháp để nâng cao năng lực vượt khó của sinh viên, từ đó giúp họ học tập tốt hơn tại trường và có thể hoạt động trong công việc tốt hơn trong tương lai

2 Mục đích nghiên cứu

Với mục đích tìm hiểu về thực trạng chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng, nghiên cứu và đánh giá đã được thực hiện Nhằm giúp sinh viên Đại học Đà Nẵng có thể tăng cường năng lực vượt khó trong quá trình học tập, tác giả cũng đã thực hiện một chương trình hỗ trợ để nâng cao chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Chỉ số vượt khó của sinh viên

Khách thể nghiên cứu

Sinh viên các trường thuộc Đại học Đà Nẵng tại Đà Nẵng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lí luận về chỉ số vượt khó của sinh viên

Đánh giá thực trạng chỉ số vượt khó của sinh viên các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng

Xây dựng chương trình can thiệp phát triển năng lực vượt khó trong học tập của sinh viên Đại học Đà Nẵng

5 Phạm vi nghiên cứu

Trong điều kiện thời gian cho phép, đề tài giới hạn nghiên cứu những vấn đề sau: Về đối tượng nghiên cứu: Chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng

Về địa bàn nghiên cứu: Đại học Sư phạm, Đại học Bách Khoa, Đại học sư phạm Kỹ thuật thuộc Trường Đại học Đà Nẵng

Về khách thể nghiên cứu: 444 sinh viên đến từ các trường Đại học thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng

Về thời gian: Từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022

6 Giả thuyết khoa học

- Chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng ở mức trung bình - Có sự khác biệt nam nữ và nhân khẩu về chỉ số vượt khó

- Có sự cải thiện về thành tô của chỉ số vượt khó trong học tập của sinh viên sau khi tham gia chương trình can thiệp nâng cao chỉ số vượt khó

Trang 12

7 Phương pháp nghiên cứu

a Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận:

- Phân tích - Tổng hợp - So sánh

- Mô hình hóa lý thuyết nghiên cứu

b Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp trắc nghiệm tâm lý - Phương pháp điều tra bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp thực nghiệm

c Nhóm phương pháp thống kê toán học 8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu Chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà

Nẵng

Chương 2: Tổ chức và Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thực nghiệm biện pháp phát triển chỉ số vượt

khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu chỉ số vượt khó của sinh viên

Trường Đại học Đà Nẵng đem đến cho sinh viên một chương trình học với mục tiêu tạo ra những cá nhân có tư duy nghề nghiệp và kiến thức chuyên sâu về khoa học cơ bản, môn học cơ sở ngành và chuyên ngành, kết hợp gắn liền với nghề nghiệp mà họ đã chọn Bằng cách học tập những kiến thức được truyền đạt trong chương trình đại học, sinh viên sẽ có khả năng trở thành những chuyên gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực họ đã chọn.[5]

Vậy, việc gia nhập trường Đại học Đà Nẵng là một bước quan trọng đối với sinh viên, để họ có thể tích lũy những kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp của mình, và tạo điều kiện cho một nghề nghiệp ổn định, góp phần tạo ra các giá trị cho xã hội và cho chính bản thân họ

Không chỉ là một quá trình đầy thử thách, quá trình học tập tại Đại học còn là một chặng đường phức tạp, gặp phải nhiều khó khăn từ một phía chủ quan, về kinh nghiệm và một phía khách quan, về kiến thức Sinh viên phải đối mặt và vượt qua những thách thức đó mới có được kết quả tốt nghiệp Đại học như mong muốn Trái ngược, nếu sinh viên không tìm ra cách vượt qua những khó khăn đó, họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như bỏ học giữa chừng, hoặc không tiếp thu được kiến thức cần thiết để phát triển những kỹ năng cho nghề nghiệp tương lai

Vấn đề vượt khó được nghiên cứu rộng rãi tại nước ngoài nhưng vẫn còn là một chủ đề mới mẻ tại Việt Nam, vì chủ yếu các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào vấn đề khó khăn tâm lý của sinh viên, trong khi chỉ có một vài nghiên cứu tập trung vào khả năng vượt qua những khó khăn Như vậy, nếu muốn có được một cảnh báo sớm về khả năng vượt qua khó khăn của sinh viên, việc nghiên cứu về chủ đề này trở nên rất quan trọng

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài về chỉ số vượt khó của sinh viên

Vấn đề chỉ số vượt khó của sinh viên cao đẳng và đại học đã trở thành một chủ đề được các nhà nghiên cứu quốc tế xem nhìn với những góc độ rộng rãi, phân tích từ các hướng khác nhau để tìm ra các vấn đề khó khăn mà sinh viên phải đối mặt Chủ yếu là thông qua việc đánh giá mức độ vượt khó của sinh viên, tác giả nghiên cứu xác định mức độ điểm vượt khó của sinh viên và các biện pháp hỗ trợ để tăng cường chỉ số vượt khó của sinh viên Từ đó, các nghiên cứu này cung cấp một cách nhìn sâu sắc vào vấn đề vượt khó của sinh viên và góp phần xây dựng một hệ thống hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên

Trang 14

Darmawan (2019) và đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu khoa học để mô tả tính tương quan giữa thành tích học tập môn toán với ba loại nhân cách người đối chiếu với mô hình "Chỉ số vượt khó", đó là "Người bỏ cuộc", "Người cắm trại" và "Người leo núi" Thông qua việc phân tích dữ liệu từ 189 học sinh từ 3 trường trung học dạy nghề tại vùng Gunungkidul Regency, Indonesia, nghiên cứu cho thấy rằng học sinh có nhân cách "Người leo núi" có kết quả học tập môn toán cao hơn so với học sinh có nhân cách "Người cắm trại" và "Người bỏ cuộc" Ngoài ra, học sinh có nhân cách "Người cắm trại" cũng có kết quả học tập môn toán tốt hơn so với học sinh có nhân cách "Người bỏ cuộc" [27]

Nghiên cứu của Singhakant năm 2018 nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các chỉ số cảm xúc, lòng tự trọng, sự nhiệt tình, cảm giác tự do cá nhân và tính thống trị với chỉ số vượt khó trong một nhóm khách thể đặc biệt, đó là 351 sinh viên năm nhất tại Đại học Naresuan Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có tồn tại mối quan hệ mạnh giữa các chỉ số cảm xúc, lòng tự trọng, sự nhiệt tình và cảm giác tự do cá nhân với chỉ số vượt khó của nhóm khách thể Tuy nhiên, nghiên cứu không cho thấy có mối quan hệ giữa tính thống trị với chỉ số vượt khó Kết quả này có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu, giáo viên và nhà lãnh đạo một cách nhìn sâu sắc về các yếu tố cá nhân liên quan đến sự vượt qua khó khăn trong cuộc sống của sinh viên [45]

Raymon P Espaňola (2016) đã tiến hành một nghiên cứu tuyển chọn về sự tương quan giữa chỉ số vượt khó và kết quả học tập của sinh viên tại Đại học MSU Marawi City Kết quả của nghiên cứu cho thấy một tương quan mạnh mẽ giữa chỉ số vượt khó và kết quả học tập của sinh viên Tuy nhiên, chỉ có một trong bốn thành phần của chỉ số vượt khó, đó là Tinh thần chịu trách nhiệm (ownership), cho thấy mức độ khác biệt đáng kể với kết quả học tập Phát hiện này cho thấy rằng cách một cá nhân suy nghĩ về sự chịu trách nhiệm của mình về học tập sẽ là một yếu tố quan trọng để quyết định kết quả học tập của họ Thông tin này có nghĩa lớn cho các nhà giáo dục, cố vấn học tập, và phụ huynh khi nghĩ đến việc hướng dẫn và nuôi dưỡng tinh thần chịu trách nhiệm của sinh viên trong việc học tập [33]

Cornista và Macasaet đã tiến hành nghiên cứu mang tên "Chỉ số vượt khó và động lực thành tích của sinh viên Tâm lý năm ba và năm tư trường Đại học de la Salle Lepa" Nghiên cứu này nắm mục đích để tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố như độ tuổi, giới tính và năm học của sinh viên với việc đánh giá về chỉ số vượt khó và động lực thành tích của họ Thông qua nghiên cứu, đã được phát hiện ra rằng trong nhóm 90 sinh viên Tâm lý năm ba và năm tư tại Đại học De La Salle Lipa, giới tính và độ tuổi không có ảnh hưởng đến chỉ số vượt khó Tuy nhiên, sinh viên năm tư cho thấy mức

Trang 15

độ chịu trách nhiệm thấp hơn so với sinh viên năm ba Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh viên có mức điểm AQ cao thể hiện nội lực cao và cũng cho thấy sự ưu việt trong kết quả học tập Từ đó, ta có thể suy ra rằng những sinh viên có chỉ số vượt khó thấp có khả năng duy trì thói quen làm việc tốt kém hơn [25]

Cura và Gozum (2011) đã thực hiện một nghiên cứu “Tương quan về chỉ số vượt khó và thành tích học toán của sinh viên năm thứ hai trường Cao Đẳng kỹ thuật và Công nghệ Pamantasan” Mục đích nghiên cứu là xác định mối quan hệ giữa thành

thích môn toán và chỉ số vượt khó của sinh viên năm thứ hai trường Pamantasan ng Lungsod ng Maynilaw trên cơ sở giới tính, khóa học, loại trường học tốt nghiệp cấp phổ thông, tình trạng học tập và chương trình học bổng 98 sinh viên đã được chọn cho nghiên cứu này Người ta thấy rằng mức độ chỉ số vượt khó dưới mức điểm trung bình chiếm đa số Chỉ số vượt khó của những người được hỏi không bị ảnh hưởng bởi giới tính của họ, khóa học, tình trạng học tập, tình học vấn và loại trường mà họ tốt nghiệp Các tiểu phần điểm trong chỉ số vượt khó có mối tương quan đáng kể với thành tích môn toán của những sinh viên được hỏi trong nghiên cứu Mức độ điểm toán và chỉ số vượt khó tổng thể cũng có sự tương quan đáng kể với nhau [26]

Năm 2011, Deesom đã thực hiện một nghiên cứu với tên gọi "Hiệu quả chương trình tư duy tích cực đối với chỉ số vượt khó của sinh viên lớp 6" Để đánh giá hiệu quả của chương trình tư duy tích cực, Deesom đã chọn 20 học sinh trong đó 10 học sinh sẽ tham gia nhóm thực nghiệm và 10 sinh viên trong nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm được huấn luyện trong vòng 12 buổi, mỗi tuần được tập trung 3 buổi với thời gian mỗi buổi là 50 phút

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số vượt khó của sinh viên trong nhóm thực nghiệm đã tăng so với nhóm đối chứng, cho thấy hiệu quả của chương trình giáo dục tư duy tích cực trong việc nâng cao chỉ số vượt khó của sinh viên [28]

Trong nghiên cứu của Enriquez Jasmin, cô đã xác định mục tiêu đánh giá hiệu quả của một chương trình cố vấn về chỉ số vượt khó dành cho sinh viên năm nhất Đại học Để thực hiện nghiên cứu, Enriquez đã lựa chọn 181 sinh viên đại học từ 17 lớp học khác nhau tại một trường Đại học làm mẫu Sau khi hoàn thành chương trình cố vấn, kết quả cho thấy rằng chỉ số vượt khó của hầu hết sinh viên đã được cải thiện và chương trình cố vấn được chứng minh có hiệu quả trong việc giúp sinh viên tăng điểm vượt khó [43]

Nghiên cứu của Huijuan (2009) cho thấy rằng mối quan hệ giữa chỉ số vượt khó và kết quả học tập của sinh viên Đại học là một vấn đề rất quan trọng để đánh giá sự thành công của họ Bởi vì nó có thể giúp giảng viên và quản lý trường học cải thiện chương trình học tập của sinh viên và tạo ra môi trường học tập tốt hơn Trong nghiên

Trang 16

cứu của Huijuan, 280 sinh viên Đại học được chọn làm mẫu từ nhiều lớp học khác nhau với nhiều ngành học khác nhau Kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ đáng kể giữa chỉ số vượt khó và kết quả học tập của sinh viên Tuy nhiên, giới tính không ảnh hưởng đến mối quan hệ này Trong khi đó, các năm học khác nhau cho thấy mức độ chỉ số vượt khó khác nhau Nghiên cứu của Huijuan giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ này và cách sử dụng chỉ số vượt khó để đánh giá sự thành công của sinh viên trong tương lai [41]

Thông qua việc tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu, có thể dễ dàng thấy được rằng chỉ số vượt khó đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong cộng đồng giáo dục Điều này cho thấy sức mạnh của chỉ số này trong việc tạo ra một hình ảnh tổng quan về sức mạnh vượt qua khó khăn của một sinh viên hoặc một nhóm sinh viên

Các nghiên cứu liên quan đến chỉ số vượt khó cũng cho thấy rằng chỉ số này có tiềm năng ứng dụng rất cao trong việc tăng cường kết quả học tập của học sinh Điều này có thể đạt được thông qua việc gián tiếp tác động nâng cao chỉ số vượt khó bằng các chương trình giáo dục về suy nghĩ tích cực, chỉ số cảm xúc, lòng tự trọng, tính chịu trách nhiệm và những thế mạnh khác

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước về chỉ số vượt khó của sinh viên

Tại Việt Nam, chỉ số vượt khó là một khái niệm mới vừa được phổ biến với mức độ cao hơn dưới dạng các bài báo của thông tin đại chúng, nhưng về mặt nghiên cứu thì vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi Tuy nhiên, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về chỉ số vượt khó, nhưng đã có một số nghiên cứu và thí nghiệm liên quan đến chỉ số này, và có một số kết quả tích cực đối với việc sử dụng chỉ số này trong các chương trình giáo dục và tăng cường tính năng tập trung và suy nghĩ tích cực của học sinh

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thị Thủy đã tạo nên các nền tảng lý thuyết đầu tiên về chỉ số vượt khó qua bài báo của họ "Bước đầu tìm hiểu khó khăn và biểu hiện vượt khó của người khuyết tật vận động để tiến tới xây dựng chỉ số vượt khó (AQ) cho người khuyết tật vận động" Trong đó, họ đã tìm ra 3 yếu tố cần được xem xét khi xây dựng chỉ số vượt khó, đó là nhận thức về việc vượt khó, thái độ của người đối với việc vượt khó và hành vi vượt khó [22]

Trần Thị Tú Anh và Nguyễn Thị Diễm Hằng (2012) đã thực hiện một nghiên cứu về khả năng vượt khó của sinh viên thiệt thòi (SVTT) tại Đại học Nông Lâm và Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình của chỉ số vượt khó của SVTT ở hai trường đại học này thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu

Trang 17

Tác giả tìm thấy rằng, các vấn đề kinh tế mà sinh viên đang gặp phải đang ảnh hưởng đến khả năng vượt khó của họ, tạo ra một tác động kép lên sinh viên thiệt thòi Điều này có ảnh hưởng đến khả năng học tập và làm việc của các sinh viên sau khi tốt nghiệp Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt quan trọng giữa giới nam và nữ về chỉ số C và O2 Đối với niên khóa học, nghiên cứu cho thấy sinh viên năm nhất và năm hai có chỉ số vượt khó cao hơn sinh viên năm ba [1]

Tác giả Nguyễn Phước Cát Tường và Nguyễn Thị Diễm đã tạo ra phiên bản AQ Profile (AQP) QuickTake 1.0, một phiên bản test chỉ số vượt khó được tạo ra dựa trên công nghệ của Stolz và được chỉnh sửa để phù hợp với đặc điểm của Việt Nam

Phiên bản AQP QuickTake 1.0 này là phiên bản duy nhất về test chỉ số vượt khó hiện tại được cung cấp tại Việt Nam Với sự nghiên cứu kỹ lưỡng và tập trung của các tác giả, phiên bản AQP QuickTake 1.0 đã đạt được mức độ chính xác và phù hợp với nhu cầu của thị trường Việt Nam Chỉ số vượt khó được xác định bằng phương pháp của Stolz và được chỉnh sửa bởi các tác giả để tối ưu hóa hiệu quả và sự chính xác của test [6]

Tóm lại, chỉ số vượt khó là một khái niệm mới tại Việt Nam đang được phổ biến, nhưng chưa được nghiên cứu rộng rãi Mặc dù vậy, đã có một số nghiên cứu và thí nghiệm liên quan đến chỉ số này và có kết quả tích cực trong việc sử dụng trong giáo dục và tăng cường tính tập trung và suy nghĩ tích cực của học sinh Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thị Thủy đã tạo ra các nền tảng lý thuyết đầu tiên về chỉ số vượt khó qua bài báo của họ, trong đó tìm ra 3 yếu tố quan trọng khi xây dựng chỉ số: nhận thức về việc vượt khó, thái độ với việc vượt khó và hành vi vượt khó Trần Thị Tú Anh và Nguyễn Thị Diễm Hằng đã thực hiện một nghiên cứu về khả năng vượt khó của sinh viên thiệt thòi tại Đại học Nông Lâm và Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế, kết quả cho thấy chỉ số vượt khó của sinh viên là cao và có tương quan mạnh với việc học tập

1.2.Cơ sở lý luận về chỉ số vượt khó sinh viên Đại học

1.2.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên

Sinh viên là những người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học Họ đăng ký vào các lớp học để cải thiện kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình Theo phương diện sinh học, tuổi trung bình của sinh viên nằm trong khoảng từ 17 đến 25 tuổi, nên các đặc điểm sinh lý và trạng thái cảm xúc của thanh niên còn có ảnh hưởng đến các sinh viên cùng tuổi

Tuy nhiên, từ phương diện xã hội, sinh viên là những người chưa đầy đủ trưởng thành về việc lao động và tham gia hoạt động xã hội Do đó, sự phát triển tâm lý xã hội của họ còn khác với những thanh niên đang hoạt động lao động và đang trưởng thành

Trang 18

về nghề nghiệp Các sinh viên cần phải tiếp tục học tập và tích lũy kinh nghiệm để trở nên đủ sẵn sàng cho các nhiệm vụ xã hội và nghề nghiệp trong tương lai

Sinh viên là một nhóm đặc biệt trong xã hội, đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc gia nhập hoạt động lao động Tâm lý của họ được chi phối bởi một số những đặc điểm phát triển, bao gồm phát triển thể chất, môi trường và vai trò xã hội Phát triển tâm lý của sinh viên đầy đủ và đa dạng Môi trường xã hội của họ cũng được coi là phức tạp, và mặt đó được thể hiện trong các mặt sau đây:

Chương trình học tập có tính chuyên môn cao, gắn liền với những kiến thức chuyên sâu và đòi hỏi sự tập trung và chăm chỉ của sinh viên Phương pháp học tập đặt nền tảng vào sự chủ động và khoa học, giúp cho sinh viên tự học và tự phát triển Môi trường sinh hoạt của sinh viên mở rộng đến phạm vi quốc gia và quốc tế, giúp họ mở rộng kiến thức và trải nghiệm

Nội dung và hình thức tương tác với giáo viên, bạn bè và các tổ chức xã hội cũng rất quan trọng trong phát triển tâm lý của sinh viên Nội dung và hình thức tương tác này giúp họ tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm, kiến thức mới về cuộc sống và xã hội

Đặc trưng của hoạt động học tập của sinh viên là sự tìm hiểu sâu sắc và chi tiết về các chuyên ngành học, bao gồm cả đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và quy luật của các khoa học đó Điều này cần phải kết hợp với nhiều thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp và trừu tượng hóa, khái quát hóa, để sinh viên có thể hiểu được nền tảng về các khoa học đó Bằng cách làm như vậy, sinh viên có thể trở thành những chuyên gia chuyên nghiệp về các lĩnh vực mình quan tâm

Ngoài ra, hoạt động học tập của sinh viên cũng nổi bật với tính độc lập, sáng tạo và tự chủ cao Sinh viên phải tự tìm hiểu, tìm kiếm thông tin và hoàn thiện bản thân mình trong quá trình học tập Họ cũng phải tự chủ động trong việc giải quyết các vấn đề và thử nghiệm các giải pháp mới để hoàn thiện kỹ năng của mình

Để đạt được mục tiêu trở thành những chuyên gia tốt, sinh viên tại các trường Đại học và Cao đẳng phải cố gắng học hỏi và tìm hiểu sâu sắc những kiến thức liên quan đến chuyên ngành mình chọn Điều này có thể được thực hiện qua các hoạt động như đọc sách, tham gia các bài giảng, thực tập, tham gia các hoạt động nghiên cứu và thảo luận với các giảng viên và bạn học

Sinh viên cũng phải cải thiện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và trừu tượng hóa để có thể nắm được các quan điểm, ý tưởng và cách tiếp cận mới nhất về các lĩnh vực học Bằng cách sử dụng trí tuệ và sáng tạo của mình, sinh viên có thể tìm ra các giải pháp mới và sáng tạo cho các vấn đề phức tạp Tổng quan, hoạt động học tập của sinh viên tại các trường Đại học và Cao đẳng là một quá trình dài hạn với nhiều thử thách và cần cố gắng [14]

Trang 19

Về khía cạnh mối quan hệ, Sinh viên tại các trường Đại học và Cao đẳng còn có cơ hội phát triển mối quan hệ bạn bè mới, gặp gỡ và hợp tác với những người cùng chuyên ngành Những mối quan hệ này có thể được xây dựng qua các hoạt động nhóm, hoạt động từ thiện, hoặc các sự kiện trong trường

Bạn bè mới cũng có thể được hình thành qua các hoạt động giải trí, thể thao và các sự kiện trong ngoại khoá Tổng quan, hoạt động học tập của sinh viên tại các trường Đại học và Cao đẳng không chỉ giúp họ nắm bắt được kiến thức chuyên ngành, mà còn giúp họ phát triển mối quan hệ với bạn bè cũ, mới và còn có cơ hội gặp gỡ và hợp tác với những người khác, góp phần phong phú hơn tâm hồn và nhân cách của họ.[28]

Sinh viên đến giai đoạn này sẽ có những trải nghiệm, những nỗ lực về tình yêu và mối quan hệ tình cảm Tình yêu là một trong những mối quan hệ rất đặc trưng trong cuộc đời sinh viên Nó được hình thành và phát triển trong giai đoạn dậy thì của tuổi trẻ, đến giai đoạn đầu tuổi thanh xuân và phát triển theo một sắc thái mới trong giai đoạn này

Sinh viên đang đạt đến một trạng thái trưởng thành về nhận thức, độc lập trong suy nghĩ, vì vậy họ sẽ có một vị thế hoàn toàn khác với những giai đoạn trước đó trong mối quan hệ tình yêu Tuy nhiên, tình yêu trong giai đoạn này sẽ không đồng đều cho tất cả sinh viên, mà sẽ phát triển tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, quan niệm sống và kế hoạch đường đời của mỗi cá nhân

Phát triển nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng tương lai cho một cá nhân Đặc biệt, phát triển nhân cách trong thời gian sinh viên còn rất quan trọng vì đó là thời kỳ mà con người có nhiều cơ hội để trau dồi, phát triển và xây dựng tưởng tượng cho mình trong tương lai

Trong phát triển nhân cách của sinh viên, có nhiều đặc điểm quan trọng như: tự đánh giá, tự ý thức, và tự giáo dục Đặc biệt, tự đánh giá (self-evaluation) là một trong những phẩm chất quan trọng của phát triển nhân cách Tự đánh giá là một hoạt động quan trọng giúp con người định hướng, điều chỉnh hoạt động, suy nghĩ và hành vi của chính họ, với mục đích đạt được những lý tưởng và mục tiêu mong muốn trong cuộc sống Tự đánh giá giúp cho con người không chỉ biết đánh giá người khác mà còn biết tự nhìn nhận và đánh giá bản thân mình, giúp họ cải thiện và hoàn thiện nhân cách [14]

Trong lứa tuổi sinh viên, việc tự giáo dục là một trong những quá trình phát triển nhân cách quan trọng Tự giáo dục có ý nghĩa tập hợp và sử dụng mọi nguồn lực, kiến thức, kinh nghiệm để phát triển bản thân Nó không chỉ giúp cho sinh viên có một tư duy và suy nghĩ rõ ràng hơn, mà còn giúp họ tự tin, tự lập và tự động Tự giáo dục còn

Trang 20

giúp sinh viên tìm ra những điều mình cần phải học hỏi, tìm kiếm kiến thức mới, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và học cách chịu trách nhiệm với bản thân

Tự giáo dục giúp sinh viên không chỉ đạt được những mục tiêu cá nhân mà còn đạt được những mục tiêu về xã hội Ngoài tự đánh giá và tự giáo dục, sinh viên còn có tự ý thức (awareness) rất mạnh

Tự ý thức (self-awareness) là một phẩm chất quan trọng trong sự phát triển nhân cách của sinh viên Tự ý thức giúp sinh viên nhìn nhận được bản thân mình và môi trường xung quanh một cách trung lập và sáng suốt, đồng thời giúp họ tìm hiểu về tính cách và mối quan hệ với người khác Tự ý thức cũng cho phép sinh viên phát hiện và giải quyết các vấn đề cá nhân, tìm ra cách để cải thiện và hoàn thiện bản thân hơn Nó giúp sinh viên tránh mắc các sai lầm của tư tưởng, cảm xúc và hành vi không phù hợp, từ đó góp phần vào sự phát triển nhân cách của họ một cách toàn diện và tổng thể

Kết quả nghiên cứu về tự ý thức và tự đánh giá của sinh viên cho thấy mức độ phát triển của các phẩm chất này có mối quan hệ mật thiết với trình độ học vấn và kế hoạch cuộc sống của sinh viên trong tương lai Những sinh viên có kết quả học tập tốt thường đặc biệt nổi trội về tính chủ động, tích cực và hoạt động tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, cách học, cách giao tiếp

Tất cả đều hướng tới việc hoàn thiện những mục tiêu trong học tập và nghiên cứu Tuy nhiên, những sinh viên có kết quả học tập kém dễ dàng đánh giá không phù hợp về bản thân và cách học của mình, dẫn đến việc họ không thể tiến bộ và phát triển như mong muốn Vì vậy, việc tự ý thức và tự đánh giá là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên phát triển và tiến bộ trong học tập và cuộc sống [14]

Tự đánh giá bản thân là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc phát triển tự ý thức và tự giáo dục ở sinh viên Khi tự đánh giá bản thân thấp về mặt trí tuệ, sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập Việc giúp sinh viên tăng mức độ tự ý thức bản thân, tự đánh giá cao hơn sẽ giúp họ thay đổi thái độ với chính mình, tăng cường lòng tự tin và tính tự trọng Điều này cũng tạo điều kiện cho họ phát triển bản thân một cách tốt đẹp, và đẩy mạnh phấn đấu học tập và nghiên cứu

Tóm lại, những phẩm chất về tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin và tự ý thức đều phát triển vượt trội ở lứa tuổi sinh viên Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân đặc biệt là nâng cao phẩm chất vượt khó của sinh viên theo hướng tích cực, giúp cho sinh viên gặt hái được những thành quả tốt đẹp trong học tập và công việc

1.2.2 Sự phát triển về định hướng giá trị ở sinh viên

Định hướng giá trị của một sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển tinh thần của họ Khi nói đến việc định hướng giá trị, có nhiều quan

Trang 21

điểm và suy nghĩ khác nhau Tuy nhiên, một số đặc trưng cơ bản về khái niệm định hướng giá trị có thể giúp cho sinh viên có một cái nhìn rõ ràng hơn về những giá trị mà họ muốn theo đuổi trong cuộc đời của mình và đặt ra mục tiêu cho bản thân

Nắm rõ được những giá trị mình quan tâm sẽ giúp sinh viên quản lý được cuộc sống của mình, tạo mối liên kết mạnh mẽ với những giá trị quan trọng và hướng đến mục tiêu phù hợp với những giá trị đó Định hướng giá trị là những giá trị được một cá nhân nhận thức, ý thức và đánh giá cao Nhờ có định hướng giá trị mà cá nhân có thể điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của mình để hướng đến những giá trị đó

Định hướng giá trị là một tầng bậc rất quan trọng trong cuộc sống tinh thần của con người Định hướng giá trị có những phạm vi khác nhau, với những giá trị cho một quốc gia hoặc một thể hệ, và cũng có những giá trị chỉ dành cho một nhóm nhỏ cụ thể Giá trị là một khái niệm động và có tính bền vững tương đối, từ đó nó sẽ thay đổi theo hoàn cảnh sống, điều kiện kinh thế chính trị và xã hội Định hướng giá trị chính là cầu nối giữa cá nhân và xã hội, giúp cho con người có định hướng và định vị trong cuộc sống của mình [14]

Định hướng giá trị của sinh viên là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với họ trong quá trình hình thành và phát triển tinh thần của mình Đặc biệt, lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu tuổi thanh niên là giai đoạn mà định hướng giá trị phát triển mạnh nhất, khi sinh viên phải đứng trước việc lựa chọn nghề nghiệp, chuyên ngành để thi vào các trường Đại học và Cao đẳng

Theo nghiên cứu KHCN cấp Nhà nước với đề tài KX-07-04 của một số tác giả, sinh viên Việt Nam đánh giá cao những giá trị như: tự do, tình yêu, hòa bình, việc làm, công lý, gia đình, niềm tin, nghề nghiệp, tình nghĩa, sống có mục đích và tự trọng trong hệ thống giá trị chung Những giá trị này cần được quan tâm để giúp sinh viên hình thành định hướng giá trị chính xác và trở thành những công dân tốt đẹp của xã hội.[14]

Những định hướng giá trị về nhân cách được nhiều sinh viên chọn lựa chọn trong quá trình học tập và sự nghiệp trong tương lai Đặc biệt, họ ưu tiên các phẩm chất như: có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả, sở hữu tính năng động, kỹ năng sử dụng tiếng nước ngoài tốt, sẵn sàng chấp nhận những thách thức mới và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới Chính vì vậy, họ sẽ tìm kiếm các cơ hội phù hợp với những định hướng giá trị này để phát triển năng lực và học hỏi kinh nghiệm mới

Về định hướng nghề nghiệp, họ chọn nghề nghiệp là một quyết định quan trọng đối với sinh viên, vì nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống của họ Nhiều sinh viên lựa chọn nghề nghiệp với những tiêu chí như: nghề có thu nhập cao để có thể đảm bảo về tài chính trong gia đình, nghề nghiệp phù hợp với sức khỏe, trình độ của mình

Trang 22

và có điều kiện cho việc giữ gìn sức khỏe, nghề nghiệp phù hợp với sở thích và hứng thú của mình, và nghề có điều kiện cho việc chăm lo gia đình Tất cả những tiêu chí này đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn nghề nghiệp, để đảm bảo rằng chọn nghề nghiệp phù hợp sẽ giúp cho sinh viên có một cuộc sống tinh thần và tài chính hoàn hảo hơn

Tóm lại, sinh viên trong giai đoạn tuổi thanh xuân luôn tìm kiếm và quan tâm đến những giá trị mà họ muốn truyền lại cho tương lai của mình Định hướng giá trị của họ là một phần quan trọng của xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời Trong quá trình học tập tại Đại học hoặc Cao đẳng, sinh viên có thể sẽ hiểu rõ hơn về những giá trị mà họ muốn theo đuổi và sẽ tìm kiếm cách để đạt được những mục tiêu đó Những mơ ước và lý tưởng sẽ trở thành những kế hoạch cụ thể hơn, giúp sinh viên đi đúng hướng để tạo ra một tương lai tốt đẹp cho chính mình

1.2.3 Khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các trường đại học

a Khó khăn tâm lý trong học tập

Theo từ điển Pháp -Việt do Vũ Ngọc Đĩnh (1995) chủ biên, từ “difficulté” chỉ sự khó khăn, sự việc gây trở ngại [4] Theo Nguyễn Như Ý (2008) trong từ điển tiếng Việt thông dụng thì khó khăn có nghĩa là có nhiều trở ngại làm mất nhiều công sức [23]

Như vậy, có thể hiểu “khó khăn là những trở ngại cản trở hoạt động, đòi hỏi con người phải nỗ lực vượt qua để không đi chệch hướng mục tiêu đã đề ra”

Khó khăn tâm lý trong Tâm lý học được xem như những rào cản trong quá trình phát triển cá nhân, những giới hạn trong tư duy, cảm xúc và hành vi của một cá nhân Khó khăn này có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như sự áp lực, lo lắng, tức giận, tình trạng tổn thương, v.v

Khó khăn tâm lý không phải là điều tự nhiên xảy ra trong cuộc sống, nó có thể do nhiều nguyên nhân như áp lực từ môi trường, các trải nghiệm trong quá khứ, hay do chính những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình Những trở ngại tâm lý này có thể chặn chẽ quá trình phát triển cá nhân, gây trở ngại cho việc đạt được mục tiêu và sự hài lòng trong cuộc sống

Vì vậy, khái niệm “khó khăn” trong cuộc sống thường ngày và “khó khăn tâm lý” trong Tâm lý học có liên quan nhưng vẫn có sự khác biệt rõ rệt giữa chúng Một cách đơn giản để hiểu sự khác biệt này là khó khăn trong cuộc sống thường ngày thường liên quan đến các vấn đề bên ngoài như môi trường, tình huống, tài chính hay sức khỏe, còn khó khăn tâm lý trong Tâm lý học lại liên quan đến các vấn đề liên quan đến tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của một người

Để giải quyết khó khăn tâm lý, người ta cần phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và tiến hành xử lý tâm lý, trong khi để giải quyết khó khăn trong cuộc sống

Trang 23

thường ngày, người ta cần phải tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề

Nguyễn Xuân Thức (2004) định nghĩa khó khăn tâm lý là sự tình trạng không phù hợp giữa các đặc điểm của tâm lý và hành vi của chủ thể Điều này được biểu hiện khi chủ thể không có thể phù hợp với nội dung, đối tượng, hoàn cảnh hoạt động mà họ đang đối mặt Sự không phù hợp này được biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành vi của chủ thể Về cơ bản, khó khăn tâm lý có nghĩa là sự không cảm thấy tự do, hài lòng và tự tin trong việc giải quyết vấn đề mà chủ thể đang đối mặt [19]

Khó khăn tâm lý được miêu tả bởi tác giả Vũ Ngọc Hà (2009) là một sự thiếu hụt các phẩm chất tâm lý cần thiết cho việc hoạt động của cá nhân, khiến cho hoạt động trở nên kém hiệu quả Theo tác giả, các phẩm chất tâm lý mà một cá nhân cần để hoạt động một cách tốt có thể được tìm thấy trong cá nhân nhưng chưa phù hợp hoặc mức độ của các phẩm chất tâm lý chưa đủ đáp ứng nhu cầu của hoạt động Do đó, cá nhân sẽ gặp khó khăn khi cố gắng hoạt động [10]

Theo Vũ Ngọc Hà và Nguyễn Thị Thư (2005), khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là tình trạng khi các yếu tố tâm lý của học sinh chặn hoặc ngăn chặn hoạt động học tập của họ, khiến họ không thể thích nghi với hoạt động học tập, dẫn đến kết quả học tập không đạt hiệu quả mong muốn [10]

Tác giả Phạm Văn Tuân, 2015 cho rằng, "Khó khăn tâm lý là một sự xuất hiện của các yếu tố tâm lý mà chúng không phù hợp với những yêu cầu của hoạt động Khi đó, các yếu tố tâm lý này sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình thực hiện hoạt động của chủ thể Điều này có thể được thấy qua những thay đổi trong nhận thức, cảm xúc và hành vi của người ta" [20]

Trong nghiên cứu này, khó khăn tâm lý được xem như sự tạo ra bởi thiếu hụt các yếu tố tâm lý cá nhân, khiến cho việc thực hiện hoạt động của cá nhân trở nên khó khăn và kết quả hoạt động không đạt hiệu quả mong muốn Sự thiếu hụt này được biểu hiện trong ba mặt: nhận thức, cảm xúc và kỹ năng hành vi

Khó khăn tâm lý là một trạng thái mà rất nhiều người đều gặp phải trong cuộc sống hàng ngày Nó có thể xuất hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó và gặp khó khăn trong quá trình hoạt động đó Khó khăn tâm lý có ba đặc điểm chính, đó là sự thiếu hụt, tính cản trở và tính kém hiệu quả

Sự thiếu hụt được hiểu là trong quá trình hoạt động, chủ thể không có được các yếu tố tâm lý cá nhân cần thiết cho hoạt động của mình Ví dụ, nếu một người có nhận thức không đúng về hoạt động của mình, hoặc có những xúc cảm tiêu cực, hoặc chưa thuần thục kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện hoạt động, thì hoạt động của họ sẽ kém hiệu quả Hai là tính cản trở Tính cản trở làm cho chủ thể gặp khó khăn, không dễ dàng thực hiện được hoạt động

Trang 24

Tính cản trở có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức như sợ hãi, lo lắng, hoặc thiếu tự tin Chủ thể có thể trải nghiệm những cảm xúc này trong khi tiến hành một hoạt động mới hoặc một hoạt động mà họ cảm thấy khó khăn Điều này có thể làm cho họ rối loạn và không thể tập trung vào hoạt động một cách hiệu quả, giảm năng suất và kết quả của hoạt động Do đó, tính cản trở cần được xử lý để cho phép chủ thể hoạt động một cách tự tin và hiệu quả

Tính kém hiệu quả có nghĩa là hoạt động của cá nhân không đạt được kết quả mong muốn Tính kém hiệu quả có thể làm cho chủ thể mất tự tin, giảm sức mạnh tình thân và làm tăng cảm giác tổn thương Nếu không được xử lý, tính kém hiệu quả có thể dẫn đến những khó khăn tâm lý và sức khỏe tâm thần hằng ngày

Ba là tính kém hiệu quả Tính kém hiệu quả làm cho việc tiến hành hoạt động của cá nhân không có được kết quả như mong muốn

b Khó khăn tâm lý trong học học tập của sinh viên

Khi học tập, tất cả mọi người đều có thể gặp những trở ngại và khó khăn tâm lý Những trở ngại này có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như năng lực học tập, hứng thú học tập, môi trường sống, cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, và vốn kinh nghiệm sống Khi chuyển đổi cấp học hoặc học tập trong một môi trường mới, những trở ngại tâm lý sẽ càng tăng Nếu không được giải quyết kịp thời, những trở ngại này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập của người học và kết quả học tập của họ Khi bị tổn thương tâm lý, người học có thể trở nên lo lắng, sợ hãi, xấu hổ và tự ti, lần theo con đường luẩn quẩn của sự bế tắc

Ví dụ: Học sinh A từng học tốt tại trường cấp 3 nhưng khi chuyển sang Đại học, A gặp phải nhiều khó khăn A phải chuyển đổi môi trường học tập, gặp những bài tập và bài kiểm tra mới, phải làm quen với một nền giáo dục mới, với một động lực học tập mới Những thay đổi này gây cho A một sự khó khăn tâm lý Nếu A không tìm cách giải quyết được những khó khăn này, có thể sẽ gặp những vấn đề trong quá trình học tập như lo lắng, sợ hãi, không tập trung hoặc cảm thấy tự ti và cứ thế A sẽ bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của sự bế tắc và cảm giác mình không tốt nhất Kết quả cuối cùng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của A

Bên cạnh đó, sinh viên đến từ nhiều môi trường, hoàn cảnh sống khác nhau, điều này gây ra khó khăn tâm lý cho sinh viên Họ phải điều chỉnh mình để phù hợp với môi trường mới, cùng với những nỗi lo về tình hình tài chính và nỗi lo không giữ được thành tích tốt Tất cả những thứ này cùng tạo nên một sức ép lớn trên tinh thần của sinh viên

Có những sinh viên nhanh chóng thích nghi và vượt qua, một số sinh viên khác lại tỏ ra lúng túng, không lựa chọn được phương pháp, cách thức học tập hợp lý Một số sinh viên còn rất khó khăn để tìm thấy mối quan hệ mới, giao tiếp với mọi người trong môi

Trang 25

trường mới, đặc biệt là với các bạn học tập mới Từ đó dẫn sinh viên đến tâm trạng chán nản, bỏ bê nhiệm vụ học tập Vấn đề này thực sự nguy hại đến sự hoàn thiện nhân cách của sinh viên, giảm thiểu sức quảng bá và giới hạn tiềm năng của mình

c Biểu hiện khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các trường đại học

Trong nghiên cứu về tình trạng tâm lý của sinh viên trong hoạt động học tập, các tác giả Nguyễn Xuân Thức, Đào Thị Lan Hương (2007), Lê Thị Thủy (2008), Đặng Thanh Nga (2010), Dương Thị Kim Oanh (2014), Đặng Thị Lan (2015), Phạm Văn Tuân (2015) đều đặt nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên làm ba yếu tố chính để xem xét Trong yếu tố thái độ, các nghiên cứu chú ý đến cảm xúc của sinh viên trong hoạt động học tập.[19] Khi xem xét các biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên, cần xem xét một số yếu tố chủ yếu Một trong số đó là nhận thức của sinh viên về nội dung học phần, thái độ với việc học và tình trạng xúc cảm của họ khi tiếp xúc với nội dung học Kỹ năng của sinh viên khi tự học, tự nghiên cứu và thực hành nghề cũng cần được xem xét

Các biểu hiện khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên có thể hiển thị qua việc họ cảm thấy không tự tin với nội dung học, cảm thấy buồn chán hoặc thất vọng với việc học, hoặc cảm thấy khó khăn trong việc tự học và tự nghiên cứu Nếu sinh viên không có kỹ năng tự học và tự nghiên cứu một cách hiệu quả, họ có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ và thực hiện nghề

Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt nhận thức

Nhận thức là thành tố quan trọng nhất trong đời sống tâm lý của con người Nó giúp chúng ta hiểu và nhận thức được những sự vật và hiện tượng xung quanh Dựa vào những thông tin đó, chúng ta có thể bày tỏ cảm xúc và có hành vi phù hợp Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tế, chúng ta sẽ gặp những vấn đề phức tạp và trong lĩnh vực học tập thì sẽ càng trở nên khó khăn hơn

Trong một số trường hợp, nhận thức của chúng ta có thể không chính xác hoặc không hoàn chỉnh, dẫn đến những khó khăn trong việc suy nghĩ và hoạt động, thậm chí làm cho chúng ta sai lầm Vì vậy, quản lý và cải thiện nhận thức là một yếu tố quan trọng để giúp chúng ta đạt được sự thành công và sức khỏe tâm lý tốt hơn

Đối với sinh viên, khi vừa vào trường đại học và tiếp xúc với môi trường học tập mới, có một số khó khăn tâm lý mà các em sẽ gặp phải Ví dụ, việc chưa có phương pháp học tập tốt, khiến nhiều lúc các em không hiểu được giảng viên, không tiếp thu được bài giảng, và gặp khó khăn trong việc làm bài tập trên lớp Các em còn cảm thấy rắc rối về các thuật ngữ, khái niệm chuyên môn mới mà họ chưa từng biết Ngoài ra, một số sinh viên còn không có khả năng tự học, tự nghiên cứu và tìm hiểu, điều này cũng tạo ra những khó khăn trong quá trình học tập

Trang 26

Ví dụ: Một sinh viên mới vào trường đại học, gặp khó khăn trong việc học tập môn Toán Họ đã có kiến thức Toán từ trước, nhưng phương pháp giảng dạy trong trường đại học khác với phương pháp học tập tại trường cấp 3 Do đó, họ cảm thấy không hiểu được cách giải bài toán, không thể tự giải bài tập, đến mức cảm thấy lo lắng về việc hoàn thành kỳ thi môn này Đây chính là một ví dụ cụ thể về khó khăn trong nhận thức mà sinh viên gặp phải

Một ví dụ về khoa học về khó khăn về mặt nhận thức ảnh hưởng đến kết quả học đại học là nghiên cứu của Wiliams và McInerney (2010) Nghiên cứu này phát hiện rằng các sinh viên có khó khăn về mặt nhận thức có xu hướng có kết quả học tập thấp hơn so với những sinh viên không gặp vấn đề này Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chương trình giúp đỡ sinh viên với khó khăn nhận thức có thể giúp cải thiện kết quả học tập của họ [47]

Sinh viên có kiến thức và kỹ năng xã hội hạn chế, gặp khó khăn trong việc phân tích và khái quát khi thực hiện các chủ đề liên quan đến vận dụng, ứng dụng và liên hệ thực tế trong học tập Sự hiểu biết chưa đầy đủ về các nhiệm vụ trong hoạt động học tập có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả học tập Tuy nhiên, nếu có sự hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng hoạt động, sinh viên sẽ thành công hơn trong quá trình học tập Thiếu sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề học tập làm cho sinh viên không có hướng và phương pháp học tập phù hợp, đến mức gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của họ

Những biểu hiện khó khăn tâm lý về mặt xúc cảm

Người mặc định không gặp nhiều vấn đề tâm lý trong học tập thường biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, tạo hứng thú và tình cảm tích cực, điều khiển và điều chỉnh tâm trạng và sử dụng phương pháp học phù hợp với môi trường và đối tượng học Tuy nhiên, những người gặp khó khăn tâm lý trong học tập thường biểu lộ những triệu chứng như: không thích, không muốn, sợ hãi, căng thẳng, chán nản, v.v khi tham gia vào quá trình học tập Thỉnh thoảng họ chỉ đến lớp để điểm danh và không tự học hay tìm hiểu tại nhà Khi thi, họ chỉ tập trung học tủ hoặc chọn lọc, nhưng thông thường không giữ lại kiến thức được

Một ví dụ khoa học về khó khăn tâm lý về cảm xúc trong học tập là nghiên cứu của Sutton, Johnson, & McClowry (2010) trong tạp chí "School Psychology Review" Nghiên cứu này phân tích sự liên quan giữa khó khăn tâm lý về cảm xúc và hiệu quả học tập Trích dẫn: "Kết quả cho thấy rằng các sinh viên có khó khăn tâm lý về cảm xúc trong học tập có xu hướng có hiệu quả học tập thấp hơn so với các sinh viên không gặp khó khăn Điều này cho thấy sự liên quan giữa khó khăn tâm lý về cảm xúc và hiệu quả học tập là rõ ràng.[39]

Trong quá trình học tập, có một số sinh viên mắc phải những khó khăn về tâm lý

Trang 27

và cảm xúc Họ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi khi gặp kiểm tra, lo lắng về khả năng bản thân, sợ hãi về việc thua kém bạn bè hoặc bị áp lực về điểm số Tuy nhiên, bản thân họ lại không cố gắng học tập và đối mặt với sự sợ hãi này Họ lo sợ, nhưng chưa thể qua được sự yếu đuối và tính thụ động của mình Nhiều sinh viên không tích cực và chủ động trong việc học tập, ít chia sẻ, trao đổi, học hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn, xã hội và kinh nghiệm từ giáo viên, bạn bè hoặc anh/chị Điều này cũng có tác động đến kết quả học tập của các sinh viên

Nghiên cứu tìm hiểu về khó khăn tâm lý về cảm xúc mà sinh viên gặp phải trong quá trình học tập Để đánh giá những biểu hiện này cần định lượng mức độ bộc lộ của các xúc cảm âm tính như mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, không thích, không muốn, bối rối, áp lực, ngại hoặc sợ của sinh viên trong khi họ đang thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến học tập như học lý thuyết tại lớp, tự học và nghiên cứu, và thực hành nghề

Những vấn đề tâm lý liên quan đến kỹ năng được biểu hiện qua cách mà một người hành động trong quá trình học tập Hành vi của một người được coi là kết quả của sự phối hợp giữa các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là bộ não và các giác quan trong quá trình tiếp nhận thông tin Ngoài ra, hành vi còn được chi phối bởi quá trình nhận thức và xúc cảm Vì vậy, nếu nhận thức và xúc cảm là chính xác, hành vi trong quá trình học sẽ cũng chính xác Tuy nhiên, nếu nhận thức và xúc cảm không chính xác, hành vi cũng sẽ không chính xác hoặc không đáp ứng đầy đủ yêu cầu

Nghiên cứu này tìm hiểu về biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên trong học tập Đối với sinh viên có những khó khăn tâm lý như vậy, biểu hiện của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập sẽ rất rõ rệt Những nhiệm vụ như ghi chép tiếp thu bài giảng, ôn tập và hệ thống hóa kiến thức, thảo luận nhóm/làm việc nhóm, làm bài tập, tìm đọc tài liệu trên thư viện và trên mạng, rèn luyện kỹ năng thực hành nghề sẽ gặp khó khăn cho sinh viên này

Thỉnh thoảng, sinh viên có nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng vẫn không thể sắp xếp thời gian để học, hoặc có tìm được tài liệu nhưng lại khó hiểu nội dung Vì sinh viện này gặp khó khăn trong việc kiểm soát xúc cảm bản thân, nên nhiều lúc họ sẽ diễn ra một số hành vi bột phát hoặc ngẫu hứng, không thể làm chủ quá trình học tập Kết quả của việc như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập và kết quả học tập của sinh viên Cần phải nhận thức rằng, không có một trong sáu tháng hoặc một năm để hoàn thiện một kỹ năng, và việc kiểm soát được các xúc cảm âm tính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để giúp cho quá trình học tập đạt hiệu quả

Một ví dụ khoa học về những khó khăn trong kỹ năng học tập và cách chúng ảnh hưởng đến kết quả học tập tại đại học có thể là nghiên cứu của Salomon & Perkins (2005) "Hướng tới một lý thuyết về siêu nhận thức: Nhận thức về tri thức của chính

Trang 28

mình và kiểm soát sự hiểu biết của chính mình" Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu chứng minh rằng việc sử dụng kỹ năng nhận thức, bao gồm việc nhận thức và quản lý nội dung của mình một cách hiệu quả, có thể giúp sinh viên tự giác và giải quyết các khó khăn trong việc học tập, từ đó tăng cường kết quả học tập [35]

Một nghiên cứu khác được tổng hợp trong tạp chí "Journal of Educational Psychology" năm 2012, nghiên cứu này tìm ra mối liên hệ giữa khó khăn trong việc tập trung và kết quả học tập của sinh viên đại học Nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên mắc phải những khó khăn trong việc tập trung trong quá trình học tập có thể gặp phải những khó khăn trong việc học tập và có kết quả học tập kém hơn so với những sinh viên không gặp phải những khó khăn này Nghiên cứu này cung cấp cho một ví dụ rõ ràng về những biểu hiện của khó khăn trong kỹ năng học tập và cách nó có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập [52]

Những biểu hiện khó khăn tâm lý ở mặt thứ ba trong học tập của sinh viên được thể hiện ở mức độ thuần thục trong kỹ năng tiến hành các nhiệm vụ thuộc ba khâu cơ bản của hoạt động học tập

Có thể nói, khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên được xem xét trên ba mặt

biểu hiện nhận thức, xúc cảm và kỹ năng khi thực hiện các nhiệm vụ ở ba khâu cơ bản

trong học tập: học lý thuyết trên lớp; tự học, tự nghiên cứu và thực hành nghề của những sinh viên này

- Các nhiệm vụ trong khâu học lý thuyết trên lớp:

1) Nghe giảng lĩnh hội kiến thức mới trên lớp; 2) Ghi chép bài giảng trên lớp;

3) Thảo luận nhóm/làm việc nhóm trên lớp;

4) Trao đổi, thảo luận với thầy cô, bạn bè về nội dung học lý thuyết trên lớp; 5) Vận dụng các kiến thức lý thuyết đã có để hình thành kỹ năng;

6) Rèn luyện kỹ năng ứng dụng thông qua sự hướng dẫn của giáo viên trên lớp; 7) Rèn luyện kỹ năng ứng dụng một cách tự lực;

8) Chuyển kỹ năng ứng dụng vào những tình huống mới;

- Các nhiệm vụ trong khâu tự học, tự nghiên cứu:

1) Làm bài tập lý thuyết và thực hành ở nhà;

2) Đọc/nghiên cứu giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung bài học lý thuyết và thực hành;

3) Ôn bài và chuẩn bị nội dung bài học lý thuyết và thực hành trước khi đến lớp; 4) Đi thư viện tìm và đọc tài liệu liên quan đến nội dung bài học lý thuyết và thực hành; 5) Lên mạng tìm và đọc tài liệu liên quan đến nội dung bài học lý thuyết và thực hành; 6) Học lý thuyết và thực hành với nhóm bạn;

Trang 29

7) Liên hệ với giảng viên và bạn bè để hỏi nội dung bài học lý thuyết và thực hành khi chưa hiểu;

- Các nhiệm vụ trong khâu thực hành nghề nghiệp: 1) Hiểu được nhiệm vụ của bài thực hành;

2) Phục hồi những kiến thức, kỹ năng đã có liên quan đến bài thực hành và nắm được kiến thức, kỹ năng mới cần thiết cho bài thực hành;

3) Quan sát hành động mẫu của giáo viên và nắm được trình tự các bước, các động tác, thao tác thực hành;

4) Thực hiện hành động mẫu theo trình tự công việc của quá trình thực hành; 5) Sử dụng được các phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hành;

6) Kiểm tra từng bước, từng phần công việc và sản phẩm thực hành và điều chỉnh hành động của mình theo sự đánh giá, uốn nắn của giáo viên;

Như vậy, sinh viên trường đại học có thể gặp khó khăn tâm lý trong học tập, điều này được thể hiện qua sự hiện diện của ba yếu tố tâm lý cơ bản trong cuộc sống của con người: nhận thức, xúc cảm và kỹ năng Ba yếu tố này tương tác với nhau và cùng tạo nên cấu trúc tâm lý của con người Vì vậy, để giải quyết khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên, cần phải quan tâm đến ba yếu tố trên đồng thời

d Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên

Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tâm lý của sinh viên trong quá trình học tập tại các trường đại học cho thấy rằng có nhiều yếu tố tác động vào học tập và tâm lý của sinh viên Các yếu tố này bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan

Yếu tố chủ quan bao gồm động cơ và mục đích học tập, năng lực học và nghiên cứu độc lập, sự tự tin, tính chủ động và tích cực trong học tập, ý chí phấn đấu, và phương pháp học tập Trong khi đó, yếu tố khách quan bao gồm phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện phương tiện học tập, sự động viên và hỗ trợ của gia đình, quan hệ tình cảm và bạn bè, khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, và điều kiện kinh tế gia đình

Nghiên cứu về ảnh hưởng của giảng viên đến kết quả học tập của sinh viên đại học có thể là nghiên cứu " Tác động của sự tự tin vào năng lực bản thân của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh: Bằng chứng từ giáo dục đại học" của tác giả Chia-Fang Hsu và Cheng-Fang Yen (2015) Nghiên cứu này sử dụng mô hình tuyến tính để đánh giá tác động của tự tin giảng viên (teacher self-efficacy) đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kết quả cho thấy rằng, tự tin giảng viên có tác động tích cực đối với kết quả học tập của sinh viên, cả về mặt chất lượng và số lượng học tập [40]

Một nghiên cứu đã được thực hiện về mối quan hệ giữa mối quan hệ bạn bè và kết quả học tập đại học Nghiên cứu này được công bố trong bài báo " Mối quan hệ giữa các

Trang 30

mối quan hệ bạn bè và kết quả học tập giữa các sinh viên đại học" của tác giả Knack, J M (2017) Bài báo này đã được xuất bản trong tạp chí "Journal of College Student Development" Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng có mối quan hệ mạnh giữa mối quan hệ bạn bè và kết quả học tập đại học của sinh viên [44]

Hay một nghiên cứu đã được thực hiện về mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của gia đình và kết quả học tập đại học của sinh viên Nghiên cứu này được xuất bản trong tạp chí "Educational Psychology Review" vào năm 2016 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sự hỗ trợ của gia đình đã được chứng minh có ý nghĩa về việc tăng cường sự tự tin và năng lực học tập của sinh viên, và đó là một yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công trong học tập đại học [35]

- Sự tự tin vào khả năng học tập của bản thân

Sự tự tin là một phần quan trọng của tư duy và tính cách của một cá nhân Nó là sự tôn trọng và tín nhiệm vào sức mạnh, khả năng, trí thông minh và giá trị của chính mình Sự tự tin xuất phát từ sự tín nhiệm vào kiến thức và kinh nghiệm mà chúng ta đã học hỏi trong cuộc đời Càng tự tin, cá nhân sẽ càng dám nghĩ và hành động theo sự tin cậy vào bản thân, và càng có thể gặt hái thành công Trong trường đại học, sự tự tin của sinh viên vào khả năng học tập của mình có thể được thể hiện bởi ý chí, năng lực và sự chịu đựng trong việc khắc phục khó khăn và học hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp

Nghiên cứu " Mối quan hệ giữa năng lực bản thân trong học tập và kết quả học tập: Đánh giá phân tích tổng hợp " (Ozer, E & Bandura, A., 1990) cho thấy rằng có mối quan hệ mạnh giữa sự tự tin của sinh viên với kết quả học tập của họ Nghiên cứu này đã tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu khác và cho thấy rằng sự tự tin của sinh viên càng cao, kết quả học tập của họ càng tốt [50]

Sự tự tin của sinh viên các trường đại học vào khả năng học tập của bản thân được thể hiện ở việc những sinh viên này tin tưởng chắc chắn rằng, các em sẽ:

- Luôn chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp

- Ghi chép bài giảng và lĩnh hội đầy đủ kiến thức giảng viên truyền đạt - Biết cách tự học và sắp xếp thời gian học phù hợp với bản thân - Có khả năng làm việc độc lập với sách và tài liệu tham khảo

- Có thể chuẩn bị và tiến hành xemina đạt kết quả không thua kém ai - Ôn tập hệ thống hóa kiến thức là công việc không khó

- Biết sử dụng các phương tiện, công cụ thiết bị nghề nghiệp

- Biết khai thác các phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động học tập

Trang 31

- Thuần thục các kỹ năng thực hành nghề sau khi được rèn luyện tại cơ sở đào tạo, nhà máy, doanh nghiệp,…

- Biết sử dụng máy tính và các thiết bị ngoại vi thông dụng - Kết quả học tập không thua kém so với các bạn trong lớp

- Tính tích cực, chủ động trong học tập

"Tính tích cực và chủ động trong học tập" là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với nhóm các yếu tố tác động trực tiếp đến tâm lý và khó khăn trong quá trình học tập của sinh viên đại học Tính tích cực và chủ động giúp cho các sinh viên nỗ lực hết sức để tìm tòi, sử dụng kiến thức, kỹ năng của mình để hoàn thiện và nâng cao quá trình học tập và rèn luyện nghề nghiệp

Việc tính tích cực và chủ động của sinh viên đại học trong quá trình học tập có thể thấy rõ qua việc họ luôn lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động học tập và rèn luyện nghề; sẵn sàng và có khả năng đáp ứng với những thay đổi trong kế hoạch; tự tin vào bản thân; chủ động tìm kiếm các giải pháp khi gặp khó khăn; có sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm, ý chí vượt khó trong công việc học tập

Về mối liên hệ giữa tính chủ động và kết quả học tập của sinh viên đại học là nghiên cứu của Pintrich và DeGroot (1990), trong đó chỉ ra rằng các sinh viên có tính chủ động cao trong việc học tập, như thiết lập mục tiêu học tập và theo dõi tiến trình, có kết quả học tập tốt hơn so với những sinh viên không có tính chủ động đó [54]

1.2.4 Chỉ số vượt khó sinh viên

a Khái niệm về chỉ số vượt khó

Về phương diện tâm lý học nhân cách, sự vượt khó được hiểu là một quá trình tâm lý mà một cá nhân nhận thức ra những khó khăn trong đời sống và chủ động cố gắng để giải quyết chúng Điều này cần có một thái độ đối diện với những khó khăn đó một cách tỉ mỉ và cẩn thận, và có những hành động chủ động và tích cực để vượt qua những khó khăn Sự vượt khó cần có một tầm nhìn tích cực, tin tưởng vào bản thân và khả năng giải quyết vấn đề của mình [22]

Về việc vượt khó, tâm lý học cho rằng, ý chí của con người là một yếu tố quan trọng trong việc vượt qua trở ngại và khó khăn Ý chí đóng một vai trò đặc biệt trong việc tạo ra năng lực vượt khó Năng lực này cho phép con người nhận thức và đối phó với những trở ngại, và tiến tới mục tiêu đã đặt ra Nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh rằng, ý chí vượt khó đòi hỏi sự kết hợp giữa hai yếu tố: một phía là trí tuệ, một phía là tình cảm và đạo đức Một ví dụ khoa học để chứng minh điều này có thể là nghiên cứu của Dweck (2006) về "tư duy cấu trúc", trong đó chứng minh rằng tư duy về "năng lực có thể thay đổi" có thể dẫn đến một ý chí vượt khó và tốt hơn kết quả học tập, so với tư duy "năng lực tồn tại" [19] [30]

Trang 32

Khái niệm "thích nghi" trong sinh vật học được hiểu là sự cân bằng của một cá thể với môi trường xung quanh của nó Định nghĩa này được sử dụng trong một số lý thuyết tâm lý học như tâm lý học Gestalt và lí thuyết phát triển nhận thức của nhà Tâm lý học Piaget

Trong tâm lý học Gestalt, thích nghi được hiểu là một trạng thái tự nhiên của cá thể trong môi trường, trong đó cá thể tạo ra sự cân bằng với môi trường bằng cách chọn và tạo ra các giải pháp tốt nhất

Trong lí thuyết phát triển nhận thức của Piaget, thích nghi được coi là một quá trình tự nhiên trong đó cá thể phát triển nhận thức của mình và tìm cách cân bằng với môi trường Quá trình này được diễn ra qua các giai đoạn phát triển nhận thức của cá thể

Thích nghi là sự thay đổi cấu trúc, chức năng của các cơ quan, tế bào đối với những thay đổi của môi trường bên ngoài, hướng tới việc duy trì sự cần bằng nội tại Về mặt tâm lý có nhiều loại thích nghi như thích nghi cảm giác, thích nghi văn hóa xã hội, thích nghi tâm lý, thích nghi xã hội [2]

Khái niệm "thích ứng" được xem là một trong những khái niệm quan trọng trong sinh học và tâm lý học Nó định nghĩa là phản ứng của cá thể đối với bất kỳ thay đổi nào trong môi trường mà cá thể đang mặc định Có hai loại thích ứng phổ biến: thích ứng qua thay đổi cấu trúc và hoạt động của các tế bào và cơ quan (đặc trưng cho động vật và thực vật); và thích ứng qua thay đổi hành vi mà không có sự thay đổi trong cấu trúc cơ thể (đặc trưng cho động vật và liên quan chặt chẽ với sự phát triển tâm lý) [3]

Một trong những ví dụ điển hình của thích ứng là việc trẻ em tập trung hơn vào học tập khi có môi trường học tập chất lượng cao và hỗ trợ Điều này được chứng minh trong nhiều nghiên cứu về tâm lý học, trong đó có những nghiên cứu như " Ảnh hưởng của môi trường lớp học đối với việc học tập của học sinh " của J A Levine và R A Hildreth (1994), hoặc "The Influence of Classroom Physical Environment on Student Learning" của S E Graser và R B Kinser (1999) Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng môi trường học tập tốt có thể giúp trẻ em tập trung hơn vào học tập, tăng tính tập trung và giúp họ hoàn thành tốt hơn các bài tập và bài kiểm tra [42] [57]

Theo Paul G Stolz, có ba loại hình nhân cách dựa trên cách họ phản ứng với những khó khăn trong cuộc sống

Đầu tiên, có những người bỏ cuộc, họ là những người chọn lựa không tham gia, rút lui và từ bỏ trước những trở ngại và những đỉnh cao trong cuộc sống Họ từ bỏ việc vượt qua những thách thức, từ chối những cơ hội để phát triển bản thân

Tiếp theo, có những người cắm trại, họ là những người chấp nhận tham gia

Trang 33

nhưng sẽ tìm một vùng đất bằng phẳng và dễ chịu để nghỉ ngơi sau khi đạt đến một mức ổn định Họ quyết định từ bỏ hành trình đi lên, cảm thấy hứng thú với việc leo núi đã biến mất Một số người coi việc dừng lại tại đây là một thành công nhưng điều này là một nhận thức sai lầm vì thực sự thành công là hành trình mà không phải mục đích đến

Cuối cùng, Người leo núi là những tín đồ của hành trình trong toàn bộ cuộc đời Dù xuất thân của họ có lợi hay bất lợi, may mắn hoặc bất hạnh, họ vẫn tiếp tục leo lên Họ tập trung vào năng lực của mình và không cho phép bất kỳ yếu điểm, giới tính, sắc tộc, khó khăn hoặc bất trì nào cản trở hành trình của họ

Vậy chỉ số vượt khó (AQ - Adversity Quotient) là chỉ số đo lường khả năng đương đầu và đối phó với những khó khăn, hoàn cảnh bất lợi của một người

b Cấu trúc chỉ số vượt khó

Trong cuốn sách "AQ - Chỉ số vượt khó, biến khó khăn thành cơ hội" của G.Stolz (2017), chỉ số vượt khó (Adversity Quotient – AQ) được xem như một đo lường sức mạnh của một cá nhân trong việc đối phó với khó khăn AQ gồm hai phần chính: các lý luận khoa học và ứng dụng thực tế AQ chỉ ra khả năng của một cá nhân để phản ứng mạnh mẽ và tái cấu trúc khi gặp những khó khăn trong cuộc sống

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, các cá nhân với AQ cao có thể phản ứng tích cực hơn, dễ dàng tìm kiếm các giải pháp và cải thiện tình huống mặc dù có đối mặt với những khó khăn Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng AQ có thể tác động đến sức khỏe tinh thần, tăng trưởng và sự thành công trong cuộc sống của một cá nhân

AQ được hiểu trong 3 cách thức khác nhau như sau:

1 AQ là một khái niệm giúp ta hiểu và tạo động lực cho các tấm lòng về thành

công của mỗi người

2 AQ là một thước đo phản ứng của mỗi cá nhân đối với các nghịch cảnh Nó sẽ

giúp ta hiểu cách mà mỗi người xử lý và đối mặt với những thách thức trong cuộc sống

3 AQ là một công cụ vững chắc, có nền tảng khoa học để nâng cao khả năng phản ứng của mỗi người đối với nghịch cảnh Nó sẽ giúp ta tìm ra các điểm mạnh và

yếu để phát triển bản thân một cách tốt nhất

Từ đó có thể hiểu: Chỉ số vượt khó – AQ là hệ số biểu thị khả năng và cách ứng phó của một cá nhân đối với những khó khăn trong cuộc sống”

a Các thành tố của chỉ số vượt khó

Khả năng kiểm soát, một trong những đại lượng được sử dụng để phân tích khả năng vượt qua nghịch cảnh trong cấu trúc thang đo chỉ số vượt khó AQ, là mức độ có thể gây ra ảnh hưởng đến tình huống và kiểm soát được phản ứng của bản thân trong một tình huống khó khăn

C – Con trol: Khả năng kiểm soát

Khi nói đến việc kiểm soát, đây có nghĩa là mức độ mà chúng ta gây ra sự ảnh hưởng đến tình huống xung quanh và để kiểm soát được phản ứng của bản thân mình

Trang 34

trước một tình huống khó khăn Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tính kiên cường và sức mạnh của một cá nhân Chỉ số này giúp chúng ta trả lời hai câu hỏi sau:

- Mức độ mà cá nhân có thể tác động vào tình huống?

- Cá nhân đánh giá khả năng kiểm soát của mình trong mức độ nào?

O – Ownership: Khả năng nhận trách nhiệm

Khả năng nhận trách nhiệm (Ownership) là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá mức độ chúng ta nắm giữ, chịu trách nhiệm về sự việc mà chúng ta gặp phải Điều này bao gồm việc chịu trách nhiệm về nguyên nhân của sự việc và việc cải thiện, thay đổi tình hình bất kể kết quả của việc đó là gì

Để đánh giá mức độ nhận trách nhiệm, chúng ta phải xác định hai yếu tố quan trọng: mức độ cá nhân tự nhận trách nhiệm để cải thiện tình huống và mức độ đóng góp trách nhiệm của cá nhân trong việc giúp mọi việc trở nên tốt hơn

Theo G Stolz (2017), “Khi chúng ta nhận trách nhiệm giải quyết hậu quả, chúng ta tăng cường ý thức kiểm soát của mình đối với sự việc, tạo ra sức mạnh cho bản thân để hành động, và phá vỡ vòng luẩn quẩn bất lực và tuyệt vọng Nhận trách nhiệm chính là tiếng gọi cho việc hành động.” Chỉ cần một chút ít trách nhiệm, chứ không phải nhận lỗi, đã có thể góp phần quan trọng trong việc học hỏi, rút kinh nghiệm, giải quyết vấn đề và phục hồi sau bất kỳ khó khăn nào, dù nó lớn hay nhỏ Nhận trách nhiệm là một cách tiếp cận để tăng cường ý thức kiểm soát của bản thân đối với sự việc, tạo ra sức mạnh cho bản thân để hành động và phá vỡ cái vòng luẩn quẩn bất lực và tuyệt vọng [51]

R – Reach: Khả năng khống chế mức độ và phạm vi ảnh hưởng của nghịch cảnh

Khả năng Reach, là mức độ cho phép một nghịch cảnh ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của cuộc sống của chúng ta Trong chỉ mục này, chúng ta tập trung vào hai vấn đề quan trọng: mức độ tác động của sự thất bại trong một tình huống nào đó đến các khía cạnh khác của công việc và cuộc sống, và phạm vi ảnh hưởng của nghịch cảnh ra ngoài sự kiện gây ra nghịch cảnh

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể làm cho nghịch cảnh tác động đến nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, tăng tốc mức độ tấn công và làm cho tình trạng thất bại trở nên nặng nề hơn Tuy nhiên, thực tế là chúng ta không có bằng chứng nào chứng minh rằng cách nghĩ này là đúng đắn Những nhận định của chúng ta về một sự kiện lúc đó chỉ là dựa trên cảm xúc của chính mình Những người có mức độ AQ thấp có xu hướng cho một sự thất bại ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của cuộc

E – Endurance: Nhận thức về tính bền vững của nghịch cảnh

Kỹ năng Nhận thức về tính bền vững của nghịch cảnh (Endurance) là mức độ

Trang 35

chúng ta nhận thức về tồn tại và thời gian tồn tại của một nghịch cảnh Nhận thức tính bền vững này giúp chúng ta trả lời hai câu hỏi quan trọng: "Nghịch cảnh này kéo dài bao lâu?" và "Tôi có thể chịu đựng nghịch cảnh này cho bao lâu?" Có một chỉ số AQ (Adaptive Quotient) đo lường mức độ Nhận thức về tính bền vững của nghịch cảnh của mỗi người Người có chỉ số AQ cao thường tin rằng nghịch cảnh sẽ rồi qua mau và họ sẽ duy trì sự kì vọng và động lực sống bằng cách giữ nỗ lực và cố gắng Từ đó, họ có thể duy trì sức mạnh và tinh thần để đối mặt với nghịch cảnh Ngược lại, những người có chỉ số AQ thấp cho rằng nghịch cảnh sẽ kéo dài trong một thời gian dài hoặc cần rất nhiều thời gian để kết thúc

Người có chỉ số AQ thấp là dạng Người bỏ cuộc (Quitter) – vì họ dễ dàng rút lui trước nghịch cảnh và không sẵn lòng đối mặt với trách nhiệm Đặc điểm của họ là tránh khỏi việc tham gia và quyết định từ bỏ mục tiêu Kết quả là họ thường gặp rắc rối và thất bại trong cuộc sống Họ chọn lựa né tránh, bỏ qua các thách thức và từ bỏ việc đạt đến đỉnh cao Những người này từ bỏ động lực tiến lên và thiếu niềm tin trong chính bản thân mình

Người có chỉ số AQ trung bình gọi là người cắm trại (Camper) – thường

dừng lại sau khi họ đạt đến mục tiêu mà họ xem là thành công Họ có thể tiếp tục nỗ lực trong khi còn cảm thấy không an toàn, nhưng sau khi đạt đến mức an toàn, họ sẽ dừng lại và không còn cố gắng phát triển bản thân

Chúng ta có thể coi họ là những người chấp nhận tham gia, nhưng sau khi đạt đến mức ổn định, họ sẽ nói rằng "Đây là nơi tôi có thể (hoặc muốn) đến xa nhất" Họ không còn hứng thú với việc leo núi và sẽ tìm kiếm một vùng đất bằng phẳng để nghỉ ngơi Đó là nơi họ chọn để sống nốt những năm tháng còn lại của đời mình Tuy nhiên, đến đây là một thành công là một nhận thức sai lầm phổ biến, vì thực sự thành công là quá trình, không phải là một đích đến cụ thể

Người có chỉ số AQ cao là dạng Người leo núi – Climber – là những người

với tầm nhìn vượt trội, kiên định và sự chung thủy trong việc đạt được ước mơ Dù cuộc đời họ chưa đạt được những đỉnh cao hay đã chạm đến một cuộc sống mà nhiều người chỉ mơ ước, họ vẫn tiếp tục nỗ lực để leo lên những đỉnh mới Họ luôn kiên định trên con đường mà họ đã chọn, với niềm vui là việc tận hưởng sự nỗ lực trong quá trình leo núi

Họ sẽ không dừng lại vì bất kỳ lí do nào và luôn trung thành với hành trình đi lên trong suốt cuộc đời Bất kể xuất thân, lợi thế hay chịu bất lợi, may mắn hay bất hạnh, họ vẫn tiếp tục nỗ lực và tiến lên Họ không bao giờ cho phép bất kỳ yếu tố nào, bao gồm tuổi tác, giới tính, sắc tộc, khó khăn thể chất và tinh thần, trở ngại hành trình của họ

Bảng 1.1: điểm các mức độ chỉ số vượt khó

Chỉ số AQ Điểm cho mỗi chỉ mục Điểm tổng thể

Trang 36

AQ Trung bình – Người căm trại 12-18 120-149

Tiểu kết Chương 1

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới ở các mặt khác nhau về chỉ số vượt khó nhưng tại Việt Nam số lượng các nghiên cứu về chỉ số vượt khó cỏn khiêm tốn, và chủ yếu dừng lại ở mức khảo sát thực trạng chỉ số vượt khó

Ở lứa tuổi sinh viên là giai đoạn chuyển tiếp của việc học tập và làm việc, nên có nhiều khó khăn mà các em phải đối diện, các khó khăn đó được thể hiện ở 3 mặt nhận thức – cảm xúc và kỹ năng học tập

Năng lực vượt khó được mô tả như một khả năng của ý chí và đã được Paul G Scoltz lượng hóa thành bài test chỉ số vượt khó AQ để xác định các kiểu hình nhân cách của khả năng này, gồm: Người bỏ cuộc, người cắm trại và người leo núi Các yếu tố dùng để xác định năng lực vượt khó của một con người nói chung và một sinh viên nói chung bao gồm 4 yếu tố CORE là :

C-control (Khả năng kiểm soát)

O-ownership (Khả năng nhận trách nhiệm)

R-reach (Khả năng khống chế mức độ và phạm vi ảnh hưởng của nghịch cảnh) E-endurance (Nhận thức về thời gian ảnh hưởng của nghịch cảnh)

Có nhiều khó khăn trong tác động đến hoạt động học tập của sinh viên Đại học Đà Nẵng, đó có thể là những nguyên nhân đến từ chủ quan bên trong của người sinh viên như lòng tự tin, tự trọng khả năng nhận thức, nhưng đó cũng có thể là những nguyên nhân khách quan như mối quan hệ hỗ trợ của gia đình, năng lực giảng dạy của giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ học tập

Trang 37

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Đại học Đà Nẵng (tiếng Anh: The University of Danang) là một hệ thống giáo dục đại học có mặt rộng rãi tại Việt Nam, với trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng Trường đại học được thành lập ngày 04 tháng 4 năm 1994 theo nghị định số 32/CP của Chính phủ, nhằm tổ chức lại và hợp nhất các trường đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng Từ năm 2018, Đại học Đà Nẵng đã liên tục được đánh giá là một trong 5 trường đại học tốt nhất tại Việt Nam bởi Unirank, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia và là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của nước ta [12] [15]

Hiện tại, Đại học Đà Nẵng gồm 6 trường Đại học thành viên, bao gồm:

- Trường Đại học Bách khoa: một trong ba trường Đại học Bách khoa của cả nước, chuyên đào tạo kỹ sư đa ngành với định hướng nghiên cứu và là trường đầu tàu dẫn dắt các trường đại học thành viên trong toàn hệ thống Đại học Đà Nẵng

- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật: chuyên đào tạo kỹ sư đa ngành theo định hướng ứng dụng và nghề nghiệp, và đào tạo giáo viên cho các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp

- Trường Đại học Kinh tế: chuyên đào tạo cử nhân quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại thương, tài chính, thương mại, luật, du lịch, v.v

- Trường Đại học Sư phạm: chuyên đào tạo giáo viên các bậc mầm non, tiểu học, trung học, cử nhân sư phạm, cử nhân khoa học cơ bản

- Trường Đại học Ngoại ngữ tập trung vào việc đào tạo các cử nhân có khả năng giao tiếp và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ quốc tế, đặc biệt là tiếng Anh

Trường Đại học Đà Nẵng là một trong những trường đại học lớn tại Việt Nam, hiện tại trường đang đào tạo hơn 60.000 sinh viên từ khắp mọi miền đất nước với số sinh viên chính quy là gần 50.000 và sinh viên không chính quy là 10.000 Trong đó, còn có 800 lưu học sinh quốc tế đến từ các nước trên thế giới để học tập Trường cung cấp 137 chuyên ngành Đại học bao gồm các lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, kinh tế – quản trị kinh doanh, thương mại – tài chính, sư phạm, ngoại ngữ, y dược, văn hóa – du lịch, luật, báo chí – truyền thông [5]

2.2 Tổ chức nghiên cứu

2.2.1 Nội dung nghiên cứu

* Về lý luận

Để thực hiện nghiên cứu lý luận, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu về các công trình nghiên cứu đã được các tác giả thực hiện trước đó Thông qua việc tìm hiểu

Trang 38

những công trình nghiên cứu này, chúng tôi tìm ra những vấn đề còn tồn tại và sử dụng chúng để xác định hướng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu

Để xây dựng một cơ sở lý luận cho đề tài, chúng tối xác định rõ ràng các khái niệm của công cụ và những vấn đề liên quan

* Về thực tiễn

Trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ tập trung vào việc phân tích tình hình của chỉ số vượt khó tại các trường Đại học Đà Nẵng Chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện một số khảo sát chuyên sâu để tìm hiểu về các dấu hiệu của vượt khó trong sinh viên Đại học Đà Nẵng Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu về những yếu tố gây ra tình trạng vượt khó này và các giải pháp để tăng cường khả năng vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng một kết hợp của các phương pháp khảo sát, phân tích dữ liệu

* Về thực nghiệm

Trong khoảng thời gian 3 tháng, chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm một số biện pháp có mục đích tăng năng lực vượt khó của sinh viên đại học Đà Nẵng Chúng tôi sẽ chọn ra một số nghiệm thể để tiến hành thực nghiệm, và sẽ chú ý theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ cố gắng tìm hiểu và đánh giá những tác động của các biện pháp đến sinh viên và xác định những giải pháp tốt nhất để tăng năng lực vượt khó cho sinh viên đại học Đà Nẵng

2.2.2 Tiến trình nghiên cứu

Giai đoạn nghiên cứu lý luận

- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan + Phương pháp nghiên cứu: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu; + Thời gian nghiên cứu: 5 tháng (từ tháng 6/2021 – 11/2021)

Giai đoạn khảo sát thực trạng

* Mục đích

Trong việc phát triển chất lượng giáo dục tại trường Đại học Đà Nẵng, tìm hiểu thực trạng chỉ số vượt khó của sinh viên là một yếu tố rất quan trọng Chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu về thực trạng chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng và sử dụng kết quả để xây dựng kế hoạch tác động hiệu quả Đặc biệt, chúng tôi sẽ tập

Trang 39

trung vào việc cải thiện chỉ số vượt khó của những sinh viên có biểu hiện chỉ số vượt khó thấp

Để tăng chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng, kế hoạch sẽ bắt đầu bằng việc thực hiện khảo sát về trạng thái hiện tại của chỉ số vượt khó tại các trường Đại học thuộc Đại học Đà Nẵng Sau đó,nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp nâng cao năng lực vượt khó của sinh viên Kết quả từ khảo sát sẽ được sử dụng để xác định mục tiêu và hoạt động cần thực hiện để tăng chỉ số vượt khó Cuối cùng, nghiên cứu sẽ sử dụng kết quả từ khảo sát để đề xuất các giải pháp tốt nhất để giúp sinh viên tăng năng lực vượt khó

* Nội dung

Để đánh giá tình hình chỉ số vượt khó của sinh viên, nghiên cứu sử dụng thang đo chỉ số vượt khó của Paul G Scoltz và bảng hỏi về thông tin những khó khăn tâm lý Thông qua thang đo này, có thể đo lường chỉ số vượt khó của sinh viên đồng thời sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện, khó khăn mà họ đang gặp phải

Sau khi đo đạc chỉ số vượt khó, nghiên cứu sàng lọc ra những sinh viên có điểm số vượt khó cao và tiến hành phỏng vấn trực tiếp, quan sát và sử dụng phiếu hỏi để tìm hiểu thêm về biểu hiện, yếu tố ảnh hưởng, hậu quả và mong muốn của các sinh viên Đặc biệt chú ý đến những sinh viên có chỉ số vượt khó quá cao hoặc quá thấp, và tìm hiểu sâu hơn về các biểu hiện, nguyên nhân và cách giải quyết tốt nhất

- Vể thu thập dữ liệu về tình trạng chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng, nghiên cứu sẽ thu phiếu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 Sau khi xử lý số liệu, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và viết nhận xét về kết quả được thu được Nghiên cứu sẽ cố gắng tìm ra những nguyên nhân, biểu hiện và khó khăn mà sinh viên đang gặp phải, và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng chỉ số vượt khó của họ Kết quả phân tích sẽ giúp hiểu hơn về tình trạng chỉ số vượt khó của sinh viên Đại Với độ tin cậy là 95%, sai số chuẩn là ±5%

Như vậy số lượng sinh viên tối thiểu được cần chọn để tham gia nghiên cứu là 394 sinh viên thuộc 3 trường Đại học là Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm Kỹ thuật thuộc Đại học Đà Nẵng Chúng tôi chia số lượng khách thể nghiên cứu đều cho các trường Ở mỗi trường chúng tôi lựa chọn khách thể ngẫu

Trang 40

nhiên, cần thiết và mang tính đại diện cho tổng mẫu nghiên cứu

Trong thực tế nghiên cứu, chúng tôi đã nghiên cứu 444 sinh viên Đại học Đà Nẵng, 2 giảng viên, 8 sinh viên

* Phương pháp: Trắc nghiệm, điều tra viết, đàm thoại, quan sát, phỏng vấn, thống kê toán học

* Thời gian thực hiện khảo sát và phân tích số liệu: 9 tháng

2.3 Các phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích: Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này

có mục đích giúp cho nhà nghiên cứu cập nhật và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu Qua việc phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận, nhà nghiên cứu có thể xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và từ đó, xác định cơ sở để thiết kế bảng hỏi điều tra cho nghiên cứu

Nội dung: Nhà nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về những lý thuyết tiếp cận của

nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến chỉ số vượt khó và vấn đề vượt khó trong học tập Tìm kiếm những tài liệu, bài báo, sách của những nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực để tìm hiểu về các nguyên nhân, biểu hiện, và tiêu chí của chỉ số vượt khó

Đồng thời cũng nhấn mạnh tìm hiểu về đặc điểm của sinh viên Đại học Đà Nẵng và các phương pháp tâm lý hữu hiệu để nâng cao năng lực vượt khó Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng các tài liệu liên quan, chúng tôi tập hợp và trích dẫn những điều quan trọng nhất, đồng thời đưa ra những quan điểm cá nhân về mỗi vấn đề được nghiên cứu Tập trung nhấn mạnh những điểm mạnh của mỗi lý thuyết và cố gắng tìm ra cách áp dụng chúng vào nghiên cứu về chỉ số vượt khó của sinh viên Đại học Đà Nẵng

Cách tiến hành: Để hoàn thiện các vấn đề liên quan đến năng lực vượt khó, nhà

nghiên cứu thực hiện một cuộc tìm kiếm rộng rãi để tìm hiểu về chủ đề này Thu thập và chọn các tài liệu từ các nguồn trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề năng lực vượt khó Sau đó sẽ tiến hành phân tích và tổng hợp các tài liệu đó, đánh giá tổng quát về chủ đề nghiên cứu Kết quả này sẽ giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận vững chắc và thiết kế các công cụ nghiên cứu để giúp chúng tôi phân tích, lý giải và đánh giá kết quả từ các tư liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu

2.3.2 Phương pháp trắc nghiệm tâm lý

Mục đích: Phương pháp trắc nghiệm tâm lý sẽ giúp đánh giá mức độ vượt khó

của sinh viên và các yếu tố liên quan một cách chính xác và đối chiếu với các nhóm

Ngày đăng: 02/04/2024, 14:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan