Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng

126 0 0
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu CSDL, triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành GDĐT, kết nối đầy đủ, toàn diện dữ liệu giữa các các đơn vị, cơ quan trong ngành Giáo dục;

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN DẦN

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN DẦN

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN SỸ THƯ

Đà Nẵng, năm 2023

Trang 4

TEN DE TAI: QUAN LY H04T D(>NG TV DANH GIA TRONG KIEM DJNH CHAT LUQNG GIAO DVC o cAc TRUONG TIEU HQC QU4N HA.JI CHAU

THANH PHO DA NANG

Chuyen nganh: Quan ly giao dvc

H9 va ten h9c vien: Ph;;im Van Cat

Nguoi hu6ng dfrn khoa h9c: PGS.TS Nguy�n Sy Thu

Casa dao t;;io: Truoog B;;ii h9c Su ph;;im - B;;ii h9c Ba N�ng

TOMT.AT

:L Nhirng k�t qm.i chfoh c:ua hr�n van

Quan Ly ho?t ct9ng tv' danh gii dong vai tro r&t quan tn;mg trong vi�c dam bao ch�t hrqng giao d1,1c t?-i cac tnrang tiSu h9c Lu?,n van da xac dinh ca so by lu�n v� QLHBT0G trong kiSm dtnh chtt h.rgng a tmong TH Tu d6, khao sat phan tfch, danh gia thµc tT�mg v� QLHDT:0G trong kiSm dinh chfrt hrQ"ng & ca.c truang TiS� h9c qu�n Hai Chau, thanh ph6 Da Ning

Lu�n van da dS xu§t OU'Q'C 5 bi�n phap quan 1y ho?,t d<)ng tv aanh gia nhfun nang cao ch�t luqng tµ aanh gia trong ki�m dinh ch�t lm;mg & cac tnrcmg ti�u h9c qu� Hai Chau, thanh ph6 Da Ning, d6 la: (1) Nang cao nMn thuc cho can b9 quan ly vs tfim quan tr9ng cua quan ly ho?t d(>ng ti.r aanh gia trong kiSm dinh ch�t lu9ng giao d\lC (J truang tiSu h9c (2) D6i m&i xay di.rng k€ ho?Ch t�r danh gia trong kiSm dinh chfrt ltrQ'Ilg giao dvc a tmang tiSu h9c (3) T6 chuc b6i duong cho CBQL, GV & tmong tiSu h9c vs tv danh gia trong kiSm dinh chit hrqng giao d1,1c (4) Tang cuang giam sat, kiSrri tra ho�t d9ng ti,r danh gia trong kiSm dinh ch�t luqng giao d\IC (J trncmg tiSu h9c (5) Dam bao cac ai�u ki�n a� quan ly hi�u qua ho�t d()ng tµ danh gia trong kiSm dinh ch!t Iuqng giao <l9c a cac trucmg ti€u hQC

2 Y nghia khoa hQc va th11c ti�n cua lu�n van

Lu�n van xac l�p duqc ly thuy€t vs quan ly ho�t d<)ng ti,r danh gia trong ki€m dinh chit IUQ'Ilg

giao <lvc t?i tmang tiSu h9c

Lu�n van da danh gia khach quan th\fC tr?ng QLHDTDG trong kiSm djnh chfrt hrQ'Ilg (J cac tnrang tiSu h9c qu�n Hai Chau, thanh ph6 Da Ning, va dS xuit duqc cac bi�n phap quan ly ho?t d9ng tµ danh gia ap d\mg cho cac tmang ti€u h9c t?i qu�n Hai Chau, thanh ph6 Da Nfulg c6 tinh cfrp thi€t va kha thi

3 Hmmg nghien CU'U ti�p theo cua lu�n van

Nghien ct'.ru ti€p theo c6 th€ ma r(>ng ph?,m vi d6i tuQ'ng nghien crru, bao gf>m cac tnrong ti6uh9c thanh ph6 Da Ning

Nghien ci'.ru cilng c6 th€ t�p trung vao vi�c xay dgng m(>t h� th6ng giam sat d€ theo doi qua trinh ti,r danh gia, tu d6 nang cao chit luqng giao dvc ti€u h9c

Tar kh6a: KiSm djnh ch�t luqng giao d\IC ti€u h9c, Quan ly ho?t d(>ng W danh gia trong ki€m djnh chftt hrQ'tlg giao dvc ti€u h9c

Xac nh�n ciia giang vien hmrng ddn Ngtroi th11c hi�n d� tai

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thiết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Phạm vi giới hạn đề tài 4

8 Những đóng góp của đề tài 4

9 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 7

1.2 Một số khái niệm chính 9

1.2.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 10

1.2.2 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 11

1.3 Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học 12

1.3.1 Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học 12

1.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ở trường tiểu học 14

1.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học ở trường tiểu học 17

1.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá học sinh ở trường tiểu học 18

1.3.5 Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học 19

1.4 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học 20

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở

Trang 7

1.4.5 Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học ở trường tiểu học 24

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học 25

1.5.1 Yếu tố chủ quan 25

1.5.2 Yếu tố khách quan 26

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH KHÊ,

2.2.2 Nội dung khảo sát 29

2.2.3 Đối tượng khảo sát 29

2.2.4 Phương pháp khảo sát 29

2.2.5 Xử lý kết quả điều tra khảo sát 29

2.2.6 Khái quát về giáo dục tiểu học ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 30

2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 35

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường TH 35

2.3.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ở các

2.4 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 44

2.4.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của giáo viên ở các trường tiểu học 45

2.4.2 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của giáo viên ở các trường tiểu học 46

2.4.3 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học của học sinh ở các trường tiểu học 51

Trang 8

2.4.4 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá

học sinh ở trường tiểu học 53

2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện CSVC hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học 54

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường tiểu học 55

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH KHÊ,

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 61

3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên 63

3.2.3 Chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt đông dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 65

3.2.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo việc xây dựng quy trình thiết kế và thực hiện qui trình thiết kế giáo án điện tử cho đội ngũ giáo viên 67

3.2.5 Huy động nguồn vốn, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị CNTT 69

3.2.6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên và học tập của học sinh 70

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 71

3.4 Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi các biện pháp đề xuất 72

3.4.1 Mục dích khảo nghiệm 72

3.4.2 Nôi dung khảo nghiệm 72

Trang 9

3.4.3 Tiến hành khảo nghiệm 72

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 73

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBGV : Cán bộ, giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý

CNH–HĐH : Công nghiệp hóa–Hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin

GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.2 Tổng hợp quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc TH 32 2.3 Tổng hợp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tiểu học 32 2.4 Tổng hợp trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,

2.5

Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

35

2.6 Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt

2.7 Kết quả khảo sát thực trạng về sử dụng phương thức hoạt động

2.8 Kết quả khảo sát thực trạng mức độ về ứng dựng CNTT trong khai

2.9 Kết quả khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong

2.10 Kết quả khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong

kiểm tra, đánh giá học sinh ở trường tiểu học 41 2.11 Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động ứng

dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học 43 2.12 Kết quả khảo sát thực trạng về tầm quan trọng của quản lý ứng

dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của giáo viên 45 2.13 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao

năng lực CNTT cho CBQL, giáo viên ở các trường tiểu học 46 2.14 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông

tin trong thực hiện bài giảng của giáo viên ở các trường tiểu học 48 2.15 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông

tin trong khai thác dữ liệu của giáo viên ở các trường tiểu học 49 2.16 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông

tin trong hoạt động học của học sinh ở các trường tiểu học 51 2.17 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông

tin trong kiểm tra, đánh giá học sinh ở trường tiểu học 53

2.18

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện CSVC hỗ trợ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học

54

Trang 12

Số hiệu

2.19 Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 55 2.20 Kết quả khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 56 3.1 Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp 73 3.2 Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp 75

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế tri thức đang ảnh hưởng một cách toàn diện đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ đó, đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho mỗi đất nước phải đẩy mạnh phát triển CNTT và truyền thông đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức trong kỷ nguyên số Đảng và Nhà nước ta đã đã xác định: “Phát triển

trình thay đổi và biến đổi là bản chất của các thiết chế xã hội loài mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.” [11] và “Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta” [11]

Ngành giáo dục đã xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Trong những năm qua, toàn ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về GD-ĐT phục vụ thông tin quản lý giáo dục Bên cạnh đó, ngành giáo dục và đào tạo đã đ ược các cấp quan tâm, đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng e-learning, thiết bị dạy học số, đổi mới thi cử, Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của CNTT, nghành giáo dục đã đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ CB, GV để từng bước đưa CNTT vào ứng dụng trong công tác giảng dạy, quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo

Bộ GD &ĐT đã ban hành nhiều chủ trương chính sách thông qua các chỉ thị, các văn bản hướng dẫn nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT như: Chỉ thị 1331/CT-BGDĐT về “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý dữ liệu đội ngũ các cấp”; Chỉ thị 1031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành giáo dục đã nêu: “Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ hiện đại”; năm học 2017-2018 bộ đã có hướng dẫn số 4116/BGDĐT-CNTT: “Triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ)” Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23 tháng 5 năm 2017 về việc Thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”

Trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn

Trang 14

số 793/BGDĐT-GDTrH ngày 12 tháng 3 năm 2020 về việc tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, công văn đã nêu rõ: “Chỉ đạo các nhà trường phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập nội dung bài học và hướng dẫn học sinh thực hiện các buổi học qua Internet” Ngày 20 tháng 9 năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4096/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021-2022 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm: “Tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành Giáo dục gồm: Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025; Tăng cường các điều kiện đảm bảo và ứng dụng CNTT để tổ chức có hiệu quả các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình; góp phần duy trì các hoạt động dạy-học, kiểm tra, đánh giá của năm học 2021-2022 trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19; Đẩy mạnh triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số ở tất cả các cơ sở giáo dục Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL), triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành GDĐT, kết nối đầy đủ, toàn diện dữ liệu giữa các các đơn vị, cơ quan trong ngành Giáo dục; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa ngành Giáo với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, CSDL của địa phương phục vụ công tác báo cáo, thống kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý GDĐT; Tăng cường các nguồn lực của nhà nước và xã hội, nâng cao chất lượng nhân lực, đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GDĐT.”

Tiếp cận từ góc độ nhà quản lý, tác giả nhận thấy các trường tiểu học tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, bất cập quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, chưa có những biện pháp cụ thể, chưa tạo được động lực cho đội ngũ CBQL,GV nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học.Từ những thực tiễn nêu trên đã đặt ra cho các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nhiệm vụ cấp bách, đó là cần phải tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học một cách khoa học, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trước yêu cầu đổi mới giáo dục

Từ lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học, khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ứng

Trang 15

dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

4 Giả thiết khoa học

Trong những năm qua, quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đã được quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, so với yêu cầu và sự phát triển nhanh của công nghệ thì công tác Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng còn khá nhiều hạn chế, bất cập Nếu xác lập cơ sở lý luận đúng đắn, khảo sát đánh giá khách quan thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng một cách khoa học, phù hợp

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận làm cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Tìm hiểu thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các

trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Nghiên cứu cũng dùng phương pháp này để khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng mà đề tài đề xuất

Nội dung: Khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các

Trang 16

trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Cách tiến hành:

- Xây dựng các phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) và giáo viên của 12/16 trường

- Xây dựng phiếu hỏi ý kiến học sinh về hoạt động ứng dụng CNTT

- Xây dựng ph iếu hỏi ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học mà đề tài đề xuất

6.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài Phỏng vấn để thu thập, đối chiếu các thông tin về thực trạng ứng dụng CNTT và thực trạng quản lý ứng

dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Nội dung và cách thức tiến hành: Trao đổi với một số cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) và giáo viên về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành

phố Đà Nẵng

6.3 Phương pháp xử lý số liệu

+ Đối với dữ liệu định lượng: sử dụng phương pháp thống kế toán học bằng phần mềm SPSS để phân tích những dữ liệu về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh

Khê, thành phố Đà Nẵng

+ Đối với dữ liệu định tính: Kết quả phỏng vấn sẽ được phân tích bằng định tính Các kết quả phỏng vấn được sử dụng phối hợp với dữ liệu định lượng để làm rõ hơn thực trạng nghiên cứu

7 Phạm vi giới hạn đề tài

7.1 Về nội dung

Nghiên cứu tập trung vào lý luận Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học, thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học công lập và đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng ở các trường tiểu học công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

7.2 Về không gian

Luận văn sẽ tiến hành khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, HS tại 12/16 trường

tiểu học công lập quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 7.3 Về thời gian

Đề tài thực hiện khảo sát thực trạng trong năm 2021, 2022, 2023

8 Những đóng góp của đề tài

8.1 Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng

CNTT trong dạy học ở trường tiểu học

8.2 Đề tài đánh giá khách quan thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Trang 17

8.3 Đề xuất được các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

9 Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn sẽ bao gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học

Chương 2 Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chương 3 Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Trong thời đại số hoá, không thể phủ nhận rằng CNTT có vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau Một trong những lĩnh vực đó chính là giáo dục Các tranh luận về vai trò của công nghệ trong giáo dục đã được thể hiện rất rõ bởi các nghiên cứu như ‘The Evolution of American Educational Technology’ của Paul Saettler [45] hay ‘The Evolution of Learning Technologies’ của tác giả Saga Briggs [39] Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã cung cấp cơ sở để phân tích lịch sử và giải thích các khía cạnh đa dạng của công nghệ trong giáo dục như các khái niệm hoặc cơ sở lý thuyết và phương pháp luận của công nghệ trong giáo dục

Trong những thập kỷ qua, đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau chỉ ra các tác động của CNTT một cách tích cực đến các bên liên quan Thứ nhất, việc tích hợp công nghệ vào giáo dục sẽ hỗ trợ người dạy đáp ứng được xu hướng toàn cầu hoá nhằm thay thế các phương pháp giảng dạy truyền thống bằng các công cụ và phương tiện dạy và học dựa trên công nghệ Một ví dụ cho việc này có thể kể đến trường hợp của Malaysia Tại quốc gia này, CNTT được coi là một trong những yếu tố chính trong việc chuyển đổi đất nước để phát triển trong tương lai Bộ Giáo dục Malaysia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy và học dựa trên công nghệ trong chương trình giảng dạy quốc gia của các trường học thông qua bản in mới nhất của Education Blue (2013-2025) [41] Thứ hai, theo nghiên cứu của tác giả Macho trong tác phẩm ‘Differences Among Standardized Test Scores Due to Factors of Internet Access at Home and Family Affluence’ cho thấy việc dạy và học dựa trên công nghệ hiệu quả hơn so với lớp học truyền thống Điều này là do việc sử dụng các công cụ và thiết bị CNTT sẽ chuẩn bị một môi trường học tập tích cực, thú vị và hiệu quả hơn cho cả giáo viên và học sinh [43] Cuối cùng, ứng dụng CNTT trong giáo dục còn có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ người học Tác giả Dilmaghani đã chỉ ra trong tác phẩm ‘Information technology in educational programs of the countries, The monthly growth of educational technology’ rằng các em có thể sử dụng CNTT như một công cụ cho các hoạt động giáo dục của mình để nâng cao tốc độ và chất lượng học tập một cách đáng kể [40]

Một trong những ví dụ điển hình khác về vai trò của CNTT trong giáo dục đó chính là mô hình Trường học thông minh [38] Trong tác phẩm ‘Information

Trang 19

technology and training’ của tác giả Ataran, mô hình này đã tạo ra một bước nhảy vọt trong học tập ảo Từ đây, học trực tuyến và đào tạo từ xa là một trong những hình thức giáo dục mới trong thế kỷ mới

Mặc dù các nghiên cứu hầu như đều thống nhất rằng CNTT đóng một vai trò rất tích cực trong giáo dục, các khó khăn vẫn tồn tại Một trong những khó khăn đó là việc làm sao để áp dụng công nghệ vào trong lĩnh vực giáo dục một cách hiệu quả đối với các nước đang phát triển Cần nhìn nhận rằng với sự hiểu biết ngày càng cao và sự tiến bộ công nghệ của xã hội, một quốc gia cần một chất lượng giáo dục tốt để có thể bắt kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ Sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ XXI được xem là tiền đề để từ đó nảy sinh mọi thay đổi và phát triển Tuy nhiên, vì quá người, nên hệ thống giáo dục nói chung chắc chắn cũng có xu hướng thay đổi để phù hợp với sự phát triển tương ứng Vậy câu hỏi đặt ra là cần áp dụng những chiến lược nào để hệ thống giáo dục ở các nước đang phát triển không chỉ đơn thuần là đi theo các nước phát triển mà còn phát triển và tiến bộ dựa trên nhu cầu của chính họ trong lộ trình phát triển CNTT trong giáo dục Trong nghiên cứu ‘Information Technology in Education’, tác giả Farideh Hamidi và các đồng tác giả đã chỉ ra rằng một phần lớn các ngân sách của chính phủ được sử dụng để mua các loại công nghệ mới nhất mà không tính đến việc sử dụng các công nghệ đó một cách hiệu quả nhất [42] Do đó, các nước đang phát triển nên cố gắng lập cơ sở hạ tầng cần thiết và kiểm soát một cách hiệu quả hơn các cơ sở vật chất hiện có

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước

Trên cơ sở quan điểm của Ủy ban quốc tế UNESCO về việc nghiên cứu các vấn đề về truyền thông, một trong những vai trò của truyền thông và công nghệ thông tin trong vấn đề giáo dục là chuyển giao thông tin cần thiết cho sự phát triển, hình thành và phát triển nhân cách Đồng thời, hỗ trợ người học các kỹ năng để nhìn nhận và hiểu biết các vấn đề xã hội [46] Trên cơ sở này, Việt Nam hiện nay đang có những sự phát triển nhất định trong việc áp dụng CNTT vào lĩnh vực giáo dục Đây cũng là vấn đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu trong nước nghiên cứu

Một vài công trình tiêu biểu có thể kể đến như sau: BS VB ông nghiên cứu ‘Vài nét về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới giáo dục tại Singapore’ của tác giả Phạm Đức Quang và đồng tác giả, Singapore – với vai trò là một đất nước trong cùng khu vực Đông Nam Á đã được lấy làm ví dụ về việc áp dụng và phát triển CNTT trong sự khai sáng giáo dục Thông qua các kinh nghiệm của Singapore, tác giả đã đưa ra được một vài kinh nghiệm cho Việt Nam khi áp dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục trong thời đại số Theo quan điểm của các tác giả trong bài viết này, Nhà nước có vai

Trang 20

trò rất lớn trong việc hỗ trợ và thúc đẩy việc áp dụng CNTT vào trong lĩnh vực giáo dục [33]

Nghiên cứu ‘Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục Việt Nam: Từ chính sách tới thực tế’ của tác giả Jef Peeraer và Trần Nữ Mai Thy đã chỉ ra rằng, xu hướng áp dụng CNTT trong giáo dục là một xu hướng tất yếu trong thời đại số hoá Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các cơ sở đào tạo giáo dục các trường hiện vẫn phải đối mặt với việc các nguồn lực CNTT còn hạn chế Bên cạnh đó, thông qua sự nghiên cứu về tầm nhìn tại các cơ sở đào tạo giáo dục nhất định cho thấy đằng sau các phương pháp tiếp cận ứng dụng CNTT trong giáo dục có rất nhiều cơ sở lý luận đa chiều, chung chung và quá rộng Ví dụ như việc hướng dẫn về thực hành CNTT còn quá chung và dẫn đến sự bối rối của người dạy trong việc áp dụng CNTT vào dạy học [31]

Trong những năm qua, càng ngày CNTT càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển giáo dục tại Việt Nam Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của CNTT nói chung và trong từng môn học nói riêng

Cụ thể, bài viết ‘Vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong dạy và học đại học hiện nay’ của tác giả Nguyễn Thị Bích Nguyệt đã chỉ ra vai trò của ứng dụng CNTT trong việc dạy và học đối với các bên liên quan bao gồm: người dạy, người học, và đối với xã hội Từ đó, tác giả khẳng định rằng nền tảng để tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần cho sự phát triển của đất nước có sự đóng góp rất quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập [30]

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cũng đã được nghiên cứu và thực hành ở một số môn cụ thể Ví dụ, trong bài viết ‘Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí ở trường tiểu học của tác giả Nguyễn Thị Đại, tác giả đã đề xuất năm giải pháp ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí dưới góc nhìn của một giáo viên trực tiếp dạy học nhằm mục tiêu phát triển các kỹ năng của công dân toàn cầu bao gồm (i) Tổ chức dạy học dự án trong đó học sinh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các sản phẩm; (ii) Sử dụng nền tảng web 2.0 tạo ra môi trường hợp tác trong học tập; (iii) Khai thác các sản phẩm phần mềm hỗ trợ quá trình nhận thức của học sinh; (iv) Sử dụng công cụ tìm kiếm để khai thác nguồn tài nguyên trên internet; và (v) Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các hoạt động chuyên môn của giáo viên [1]

Ngoài ra, không thể kể đến các thành quả mà việc ứng dụng CNTT mang lại trong việc giảng dạy nói chung Cụ thể, nghiên cứu ‘Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng hứng thú trong giờ học tiếng Anh’ của tác giả Đào Thị Tâm đã giới thiệu một số ứng dụng CNTT tương thích và đem lại hiệu quả, tính sáng tạo, kích thích hứng thú của người học trong các giờ học tiếng Anh như sau (i) Audio, (ii) Video; (iii)

Trang 21

Skype; hoặc (iv) Kahoot Bài viết đã đóng góp ý nghĩa nhất định trong việc giới thiệu các ứng dụng có thể sử dụng trong các môn học nói chung để cải thiện chất lượng dạy và học [35]

Bên cạnh các bài báo chuyên ngành, đề tài ứng dụng CNTT còn là một trong những nội dung được quan tâm khi nghiên cứu các luận văn hoặc luận án trong lĩnh vực giáo dục

Trong luận án nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Lệ Hằng về ‘Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay’, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết về về ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các trường tiểu học như: Các khung lý thuyết bao gồm (i) Xây dựng các khái niệm cơ bản liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong giáo dục; (ii) Đưa ra các nội dung cơ bản của ứng dụng CNTT trong dạy học các trường tiểu học; và (iii) Chỉ ra các yếu tố tác động đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận án đã đưa ra được các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học nói chung và tại quận Thanh Khê nói riêng [16] Tuy nhiên, vì đặc điểm mỗi địa phương có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị nên Luận án chỉ dừng ở mức tham khảo, chưa thể áp dụng tại các địa phương nhỏ lẻ– một địa phương có trình độ phát triển và tiềm năng kinh tế chưa cao

Trong luận văn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Kiều về chủ đề ‘Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh’, các nội dung về cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT, thực trạng quản lý hoạt động ứng CNTT và các đề xuất cải thiện hoạt động quản lý đã được làm rõ [21] Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra được các kinh nghiệm của một số các quốc gia về việc áp dụng CNTT trong dạy học để làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tóm lại, trong các nghiên cứu đã kể trên, việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng chưa được đề cập đến Vì lý do này, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu chuyên sâu về việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các Trường tiểu học tại địa phương nhằm mục đích đề xuất được một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giáo dục bậc tiểu học hiện nay

1.2 Một số khái niệm chính

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động

Trang 22

1.2.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1.2.1.1 Công nghệ thông tin

Theo Richard Heeks and Alemayehu Molla, CNTT được hiểu là ‘công nghệ phần cứng và phần mềm máy tính và viễn thông của một tổ chức cung cấp các phương tiện xử lý và truyền đạt thông tin một cách tự động’ [44]

Theo từ điển Oxford, ‘Công nghệ thông tin (CNTT)’ được hiểu là sự phát triển, nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính, để lưu trữ và phân tích thông tin’ [49]

Từ điển American Heritage thì CNTT là ‘việc phát triển, cài đặt và triển khai các hệ thống và ứng dụng máy tính’ [50]

Ở Việt Nam, thuật ngữ CNTT lần đầu được đề cập trong Nghị quyết số 49/CP

năm 1993 như sau: ‘Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là máy tính và các mạng viễn thông - nhằm cung cấp các giải pháp tổng thể để tổ chức, khai thác, và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội’ Khái niệm này sau đó đã được quy định cụ thể hơn tại Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 như sau: ‘Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số’

Như vậy, có thể thấy rằng CNTT là một phạm trù rất rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực ứng dụng của nó.Như vậy, CNTT có thể được hiểu

là tập hợp công cụ kỹ thuật hiện đại và được sử dụng để xử lý thông tin số một cách hiệu quả hơn trong không gian máy tính và mạng viễn thông

1.2.1.2 Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Không thể phủ nhận rằng, đã có những thay đổi quan trọng trong sự phát triển của xã hội nhờ sự đóng góp của khoa học và công nghệ Sự đóng góp của khoa học và công nghệ đã được chứng minh trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người, bao gồm cả giáo dục

Về cơ bản, có nhiều cách gọi khác nhau về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (ƯDCNTT) ƯDCNTT có thể hiểu là cụm từ được kết hợp giữa ‘Giáo dục (Education)’ và ‘Công nghệ (Technology)’ [37] Theo tác giả Unwin, ƯDCNTT trong

giáo dục là ‘việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại cho các yêu cầu của giáo dục và đào tạo Điều này bao gồm việc tạo điều kiện học tập thuận lợi bằng cách vận dụng các phương tiện và phương pháp để học và dạy’ [47]

Một cách cơ bản nhất, ƯDCNTT trong dạy học được hiểu là việc áp dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục Nói cách khác, ƯDCNTT trong dạy học nghĩa là việc sử

Trang 23

dụng phần cứng và phần mềm để để cải thiện quá trình học tập của con người [37] Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam, khoản 5 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 đã chỉ rõ ‘Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này’ [25]

Như vậy, từ các khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát: Hoạt động ƯDCNTT là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại để khai thác và sử dụng hiệu quả cho hoạt động dạy học của giáo viên và học tập của học sinh

1.2.2 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1.2.2.1 Quản lý

Khái niệm quản lý là một khái niệm có ý nghĩa tổng quát và được nhiều tác giả đề cập

Theo các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự: “Hoạt động quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người QL) đến khách thể quản lý (người bị QL) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” Một cách định nghĩa khác: “Quản lý là quá trình đạt tới mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [28]

Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [19]

Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu quản lý

Tóm lại, quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động

1.2.2.2 Quản lý nhà trường

Quản lý giáo dục phải hướng đến quản lý nhà trường Hầu hết các hoạt độnggiáo dục đều được thực hiện trong nhà trường Nhà trường là tế bào chủ chốt của hệ thống GD từ trung ương đến cơ sở

Khái niệm quản lý nhà trường, theo Phạm Minh Hạc: “QL nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”[15]

Trang 24

Có thể khái quát rằng: Quản lý trường TH là tổ chức, chỉ đạo và điều hành quá trình giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vật chất và công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt được mục đích giáo dục, đào tạo

Từ các quan điểm trên, có thể hiểu một cách khái quát quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các chủ thể khác, để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường

1.2.2.3 Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Từ những khái niệm đã nêu, quản lý hoạt động ƯDCNTT trong dạy học được

hiểu: Quản lý ƯDCNTT trong dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của chủ thể quản lý đến ƯDCNTT trong hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, hoạt động kiểm tra và đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.3 Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

1.3.1 Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học

Thời đại công nghệ số, đã đặt ra cho ngành Giáo dục Việt Nam một nhiệm vụ quan trọng là phải đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức trong thời đại công nghệ số

Luật Giáo dục năm 2019 đã nêu rõ ‘Giáo dục tiểu học là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, là thời gian hình thành nhân cách và năng lực trí

tuệ’ Nói cách khác, hoạt động dạy học là hoạt động nhận thức của HS dưới sự tổ

chức điều khiển của GV nhằm đạt được mục tiêu đề ra Và để đạt được mục tiêu này thì Luật Giáo dục cũng nêu rõ ‘Phương pháp giáo dục dạy học phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục’ Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học

Thứ nhất, ứng dụng CNTT vào trong dạy học là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số Việc ứng dụng CNTT vào trong giáo dục hiện nay là một trong

những xu hướng được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Theo ông Peter Gils - chuyên gia dự án Công nghệ thông tin trong giáo dục và quản lý nhà trường (ICTEM) khẳng định: ‘Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã

Trang 25

hội tri thức hay một xã hội thông tin Điều này có nghĩa rằng những sản phẩm đầu ra mang tính công nghiệp trong xã hội của chúng ta đã mất đi cái tầm quan trọng của nó Thay vào đó là những “dịch vụ” và “những sản phẩm tri thức” Trong một xã hội như vậy, thông tin đã trở thành một loại hàng hoá cực kì quan trọng Máy vi tính và những kĩ thuật liên quan đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ và truyền tải thông tin và tri thức Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kĩ năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình Một trường học mà không có công nghệ thông tin là một nhà trường không quan tâm gì tới các sự kiện đang xảy ra trong xã hội’ Như vậy, việc áp dụng CNTT trong dạy học hiện nay là một yêu cầu tất yếu, không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập hoá hiện nay

Thứ hai, áp dụng CNTT trong dạy học sẽ giúp cho GV phát triển chuyên môn nghiệp vụ thông qua khai thác thông tin, cải tiến PPDH và đánh giá HS Có thể thấy

rằng, trong nội dung chương trình cấp tiểu học ở chương trình giáo dục năm 2006 và năm 2018 thì tất cả các môn học đều được gắn với thực hành và luyện tập Do đó, việc

ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho các tiết thực hành và luyện tập sẽ rất cần thiết, giúp HS khắc sâu kiến thức và kiểm tra kiến thức đã học Với chương trình giáo dục phổ thông

năm 2006 thì trong những năm vừa qua, GV thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn, đưa nghiên cứu khoa học (giáo dục STEM) vào giảng dạy trong nhà trường Chính điều này đã tạo động lực rất lớn trong việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ giảng dạy Đối với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã có một số thay

đổi Môn Tin học là môn bắt buột đối với lớp 3,4,5 Trong chương trình mới này, cần

lưu ý rằng việc ứng dụng CNTT là một trong những nội dung bắt buộc trong việc dạy và học Chính sự thay đổi này đã làm nổi bật tầm quan trọng của CNTT trong dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời đại số hoá

Thứ ba, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc Đối với cấp tiểu học, bên cạnh việc ứng dụng CNTT để

tăng sự tương tác giữa GV và HS, đây cũng là cơ hội để HS thay đổi phương pháp học, phát huy tình chủ động, sáng tạo Thực tế cho thấy rằng các bài giảng khi sử dụng CNTT sẽ thu hút được nhiều sự chú ý hơn so với bài giảng không sử dụng CNTT Có thể nói, các giờ học được áp dụng CNTT sẽ thúc đẩy hoạt động nhận thức của HS một cách tích cực hơn Đồng thời, thu hút được sự chú ý để HS xây dựng bài học và lĩnh hội kho tàng tri thức mới Nhờ vào việc áp dụng CNTT, HS thật sự là chủ thể chính của hoạt động tiếp cận tri thức khi được đặt trực tiếp bản thân mình vào những tình huống cụ thể của đời sống

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã khẳng định một lần nữa được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục Trong giai đoạn COVID-19 diễn biến

Trang 26

phức tạp, người dạy và người học không thể sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống thông qua sự tương tác trực tiếp thì ứng dụng CNTT chính là giải pháp cho vấn đề này Cụ thể, thay vì phải tới trường học trực tiếp thì các trường từ cấp tiểu học trở lên đều tổ chức giảng dạy và học tập trực tuyến Do đó, học sinh và giáo viên trở nên quá quen thuộc với những phần mềm hỗ trợ học online như: Zoom, Teams, Google Meet…Để kịp thời có những hướng dẫn cụ thể trong thời gian xảy ra đại dịch COVID – 19, Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên đã chỉ rõ mục đích dạy học trực tuyến “Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại sơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông và dạy và học, thúc đẩy chuyển đối số trong ngành Giáo dục; Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc” Với hướng dẫn này, có thể thấy rằng, quan điểm xuyên suốt của Bộ đó là việc dạy và học trực tuyến sẽ tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi lúc, mọi nơi và vẫn đảm bảo lượng kiến thức nhất định

Tóm lại, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học sẽ tác động đến tất cả các thành tố của quá trình dạy học: từ mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, phương pháp và và công cụ kiểm tra đánh giá đến phản hồi người học Nhờ ứng dụng CNTT, việc giảng dạy không những giúp cho HS

phát triển năng lực tự học

1.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ở trường tiểu học (1) Kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của GV

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của GV ở trường tiểu học là một vấn đề nền tảng cho hoạt động đổi mới dạy học Các kỹ năng cơ bản về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của GV:

Kỹ năng sử dụng máy tính; Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT hỗ trợ dạy học (máy chiếu, máy in, máy ảnh ); Kỹ năng sử dụng và khai thác các phần mềm phục vụ dạy học; Kỹ năng trao đổi thông tin trên internet; Kỹ năng khai thác thông tin, tư liệu

trên internet; Kỹ năng xây dựng kho tư liệu phục vụ cho công tác dạy học

(2) Phương thức ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay đã phát triển, góp phần tạo ra nhiều hình thức đa dạng và phong phú, các bài giảng được xây dựng, thiết kế trên máy tính dựa vào một số phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ dạy học một cách hiệu quả Đặc biệt, khi sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên không thể không sử dụng các phương tiện hiện đại CNTT đã cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại: Máy

Trang 27

chiếu Projector, smart board (bảng tương tác thông minh), các phần mềm dạy học, các trang web, các công cụ đa phương tiện bao gồm âm thanh, hình ảnh, video minh họa, để sử dụng các phương tiện dạy học, giáo viên cần làm chủ các phương tiện dạy học, trong đó projector, màn hình tivi là thiết bị phổ biến nhất hiện nay

Thông thường có ba phương thức ứng dụng CNTT trong dạy học chủ yếu sau:

Thứ nhất, dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT Trong trường hợp này, GV soạn

bài trên máy tính và sử dụng các phần mềm hoặc công cụ như máy chiếu, hoặc các thiết bị nghe nhìn khác để phát huy được sức mạnh về âm thanh, hình ảnh của các tư liệu học tập Tuỳ thuộc vào nội dung bài học và phương pháp giảng dạy của từng GV, việc sử dụng CNTT có thể được thực hiện ở một hoặc tất cả các bước lên lớp hoặc các loại hình tiết dạy

Thứ hai, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp: Theo thông tư: 09/2021/TT

– BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, ban hành ngày 30/3/2021, đây là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần trong nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại nhà trường Nói cách khác, GV có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp Đây là mô hình dạy học kết hợp, mô hình giảng dạy kết hợp được tổ chức theo ba mức độ:

Mức độ 1: Chủ yếu vẫn sử dụng hình thức dạy học trực tiếp, người học chỉ sử

dụng các phương tiện công nghệ để tìm kiếm tài liệu liên quan tới học tập – mô hình này được gọi là “mô hình lớp học đảo ngược” Với mô hình này HS sẽ nhận nhiệm vụ học tập và chủ động thực hiện nhiệm vụ tại nhà, từ xa nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao như làm slides thuyết trình, báo cáo bài tập nhóm, nhờ khai thác ứng dụng CNTT; sau đó GV sẽ tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận đồng thời tổ chức củng cố, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, trực tiếp

Mức độ 2: Người dạy thiết kế các bài giảng trực tuyến Bài giảng trực tuyến sẽ

bao gồm lời giảng, âm thanh hình ảnh sinh động, các câu hỏi, bài tập được chuẩn bị theo một trình tự và sẽ sử dụng các ứng dụng công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán Các bài giảng trực tuyến sau khi được thiết kế xong sẽ được gửi cho người học Với bất kỳ các thiết bị điện tử nào có khả năng đọc và mã hoá dữ liệu tương ứng, người học có thể tự học các bài giảng dưới dạng ngoại tuyến hoặc trực tuyến Người học sẽ căn cứ vào tài liệu được gửi và các nguồn thông tin trên Internet để thực hiện nhiệm vụ học tập trực tuyến mà người dạy cung cấp Mọi thắc mắc, trao đổi giữa người dạy và người học sẽ được giải quyết trên lớp

Trang 28

Mức độ 3: Người dạy cần có kế hoạch đánh giá, tạo bài kiểm tra và quản lý lớp

học trực tuyến, vì vậy mức độ ứng dụng của công nghệ sẽ cao hơn Mặt khác, lớp học trực tiếp vẫn sẽ được duy trì để giải đáp thắc mắc của người học

Thứ ba, dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp: Theo thông tư:

09/2021/TT – BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, ban hành ngày 30/3/2021, đây là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh

(3) Ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, thông tin trên internet đã trở thành một thư viện khổng lồ và luôn được cập nhật về mọi lĩnh vực Do đó nhà trường cần khai thác hiệu quả các dữ liệu cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học

Để khai thác được các thông tin trên internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm như google, search netnam, socbay, một trong các công cụ được phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm trên google Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn thư viện tài nguyên trực tuyến

Thư viện tài nguyên trực tuyến là thư viện mà ở đó các bộ sưu tập được lưu trữ dưới dạng số và có thể truy cập bằng máy tính Nội dung số có thể được lưu trữ cục bộ hoặc truy cập từ xa qua mạng internet Trong đó thư viện số là một loại hệ thống truy hồi thông tin Một số thư viện nổi tiếng hiện nay như:

- Thư viện tư liệu giáo dục (http://tulieu.edu.vn) - Thư viện giáo trình điện tử (http://gtdt.edu.net.vn)

- Thư viện bài giảng điện tử là một trang web cho phép mọi người chia sẽ bài giảng và giáo án của mình, đồng thời chứa các bài giảng cá một cá nhân, một trường hay một tổ chức giáo dục nào đó, cho phép mọi người cùng sử dụng và được xem là kho tri thức của nhân loại, mọi người ở mọi nởi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khai thác, bổ sung các tri thức đó Chẳng hạn như thư viện bài giảng điện tử Violet (http://baigiang.violet.vn/)

Về cơ bản ứng dụng CNTT trong dạy của GV:

- Kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của GV

Trang 29

- Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng với các hình thức dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp

- Ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu: sử dụng các công cụ tìm kiếm các

thông tin trên internet thông thường, khai thác từ các nguồn thư viện tài nguyên trực tuyến

1.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học ở trường tiểu học

Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi (từ 06- 11 tuổi), độ tuổi nhận thức phát triển về tư duy Các em có hứng thú đối với môn học mà mình yêu thích, có sự say mê học tập nên các tiện ích CNTT sẽ giúp các em có thể tự học tự tìm kiếm tài liệu để chuyển thành tri thức cho bản thân Bên cạnh đó, kỹ năng sử dụng các phương tiện CNTT của các em khá nhanh và thành thạo do tốc độ ghi nhớ của thiếu nhi được phát triển ở mức độ cao và đó chính là ưu thế của học sinh khi ứng dụng CNTT trong học tập Việc ứng dụng CNTT giúp kích hoạt quá trình nhận thức của HS, giúp các em phát triển toàn diện hơn

Đối với HS lứa tuổi tiểu học, hoạt động chủ đạo của các em là giao lưu với bạn bè cùng trang lứa, do đó việc ứng dụng CNTT tạo điều kiện cho các em thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mình Những phương tiện học tập tích cực sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người học chủ động tham gia các quá trình tương tác giữa HS với GV, HS với HS, và HS với nguồn tài liệu trên Internet để thực hiện các hoạt động tìm hiểu, khám phá và vận dụng tri thức Nhờ vậy, các em có tính hợp tác hơn, được thể hiện thông qua các tiết dạy trên lớp và học trực tuyến

Khác với quá trình tiếp thu bài giảng một cách truyền thống, trong quá trình học tập, HS được tiếp nhận kiến thức một cách linh động và thuận tiện từ nhiều nguồn khác nhau như thầy cô giáo, bạn bè, internet, tài liệu CNTT là phương tiện chuyển tải với hình thức nhanh gọn, phong phú và đa dạng mở ra nhiều cơ hội cho các em, cung cấp nhiều nguồn tài nguyên trực tuyến phong phú và đa dạng kể cả trong và ngoài nước Việc khai thác CNTT góp phần nâng cao hoạt động nhận thức và giúp HS tự chiếm lĩnh tri thức, tạo hứng thú học tập góp phần phát triển trí tuệ và nhân cách

Ứng dụng CNTT trong học tập giúp HS hứng thú học tập hơn, sáng tạo, chủ động hơn trong cách tiếp cận nội dung bài học, kết quả là HS tiếp thu bài tốt hơn, chất lượng kiểm tra và đánh giá từ đó được nâng cao Thông qua việc sử dụng các phần mềm dạy học hiện nay tạo ra sự chuyển tải kiến thức qua âm thanh, hình ảnh, trực quan, sinh động tác động đến nhiều giác quan của học sinh tạo điều kiện cho học sinh thói quen tự học, tích cực chủ động, sáng tạo, biết cách khai thác kiến thức online khi

Trang 30

cần thiết Do đó, HS có cơ hội bắt kịp xu hướng học tập nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của bản thân

Trong quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông thì “Ở Tiểu học, phải sử dụng thời lượng dạy học tự chọn để dạy học một số chủ đề tự chọn, tiếng dân tộc, Tin học…”, môn Tin học ở cấp tiểu học là môn bắt buộc đối với Khối lớp 3,4,5 Chương trình Tin học cấp tiểu học cung cấp kiến thức cơ bản về máy tính, chương trình máy tính, một số phần mềm hỗ trợ cho một số môn học, cung cấp một số hiểu biết về các tiện ích của CNTT trong đời sống Nhìn chung đây là những kiến thức cơ bản và đơn giản để học sinh có thể tiếp tục tự khám phá và học hỏi nâng cao kiến thức cho bản thân

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục phổ thông Trong kế hoạch giáo dục giai đoạn giáo dục cơ bản cấp TH có quy định môn Tin học là môn bắt buộc với số tiết ở các khối 3,4,5 là 35 tiết/1 năm Chương trình môn Tin học đảm bảo tính cơ bản, khoa học và sư phạm Chương trình học chọn lọc những nội dung cơ bản của 3 mạch tri thức: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông và Học vấn số hóa phổ dụng Tin học trong chương trình giáo dục mới sẽ đặt trọng tâm vào việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tin học của học sinh trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn Điều này tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc nâng cao năng lực CNTT của HS sẽ được chủ yếu tập trung thông qua việc học tập các chủ thể xung quanh Bên cạnh đó do đặc điểm lứa tuổi nên tính tự giác, tự học ở bậc tiểu học còn thấp Do đó, GV tiểu học rất cần có sự động viên khích lệ để thúc đẩy niềm đam mê ham học hỏi, nâng cao năng lực CNTT cho các em

Như vậy, CNTT hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của HS, đó là:

- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet - Tham gia các lớp học qua mạng

- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm khác nhau - Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn

- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online)

1.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá học sinh ở trường tiểu học

Ngoài ứng dụng hiệu quả trong việc dạy và học, CNTT còn được sử dụng trong công tác đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung, trong kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học nói riêng nhờ những lợi thế về lưu trữ, thống kê, sắp xếp, lọc dữ liệu Do đó, việc tăng cường sử dụng CNTT là một trong những giải pháp để hiện thực hoá các văn bản về kiểm tra đánh giá, giảm bớt áp lực cho đội ngũ giáo viên và nhà quản lý

Trang 31

Một số ứng dụng chính của công nghệ trong triển khai hoạt động đánh giá HS ở trường TH có thể kể đến như:

- Ứng dụng CNTT trong công tác ra đề kiểm tra, đề thi, xây dựng ngân hàng đề thi đảm bảo tính công bằng và khoa học Nhờ ứng dụng CNTT việc kiểm tra, đánh giá

kết quả dạy học trong mỗi bài học, mỗi chương, mỗi chủ đề được tiến hành kịp thời, hiệu quả và đảm bảo được tính khách quan, chính xác

- Ứng dụng CNTT trong công tác tổ chức thi (Xếp lịch thi, phòng thi; quản lý và

in danh sách thi; phát hành các biên bản phục vụ kì kì thi)

- Ứng dụng CNTT trong chấm bài kiêm tra, bài thi

Trong thời điểm dịch COVID-19 hầu hết các trường đều thực hiện việc giảng dạy trực tuyến thì đòi hỏi việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng thực hiện trực tuyến thông qua các hệ thống quản lý học tập cùng các ứng dụng hỗ trợ học tập trực tuyến như: LMS, Azota, Quizizz…Để thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá trực tuyến đòi hỏi CBQL, GV và HS đều phải tự tìm hiểu, học hỏi và thực hành để có thể áp dụng tối đa những ưu điểm của các phần mềm mang lại

1.3.5 Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

Ngày nay, mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta đều được kết nối với CNTT Việc sử dụng CNTT rất lớn đang nổi lên ở khắp nơi trên thế giới CNTT tác động không nhỏ đến lĩnh vực giáo dục để làm cho quá trình học tập trở nên thú vị cũng như thành công Một xã hội giàu thông tin thúc đẩy các phương pháp và mô hình giáo dục mới, trong đó giáo viên phải đóng vai trò mới là cố vấn, huấn luyện và giúp đỡ học sinh trong việc học của họ thay vì đóng vai trò đút thìa thông thường trong lớp học Học sinh có thể học độc lập với nhiều lựa chọn lựa chọn chương trình và tiếp cận thông tin Học sinh có thể được tham gia vào các hoạt động định hướng kỹ năng trong môi trường học nhóm để tích lũy kiến thức Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất, thiết bị cho ƯDCNTT cũng là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi phát triển ƯDCNTT nói chung

Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục bao gồm nhưng không giới hạn các đồ vật, những của cải vật chất, môi trường tự nhiên xung quanh nhà trường như phòng học, phòng thí nghiệm, phòng chức năng… Các thuật ngữ thiết bị và cơ sở hạ tầng cũng có thể là phần cứng máy tính và thiết bị truyền thông hoặc hệ thống cáp, cũng như các thiết bị liên quan đến công nghệ khác được sử dụng thường xuyên trong trường học Thiết bị máy tính đề cập đến cả máy tính và thiết bị ngoại vi liên quan, chẳng hạn như: máy tính, bao gồm cả máy tính để bàn và máy tính xách tay, nhưng mở rộng đến máy tính cầm tay, máy tính lớn và các thiết bị máy tính chuyên dụng khác; và thiết bị ngoại

Trang 32

vi có thể được gắn vào máy tính, chẳng hạn như màn hình, bàn phím, ổ đĩa, modem, máy in, máy quét, máy ảnh và loa

Các tài nguyên công nghệ khác trong môi trường trường học cũng được bao gồm các trang thiết bị khác như: thiết bị mạng - bộ định tuyến, trung tâm, máy chủ truy cập; hỗ trợ thông tin liên lạc, fax và thư thoại; các công cụ giáo dục từ xa khác, bao gồm máy phát và máy thu vệ tinh, máy thu dựa trên cáp, và thiết bị video, thiết bị trình chiếu Cần lưu ý rằng, đối với các cơ sở giáo dục, để sử dụng công nghệ, trước tiên cơ sở cần phải có các thiết bị công nghệ và cung cấp cho HS và GV

Theo Công văn 4622/BGDĐT-CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đầu tư hạ tầng CNTT trong các cơ sở giáo dục cần đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo tính sư phạm, có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền Các nội dung cụ thể như sau:

- Hệ thống mạng internet (cáp quang, ADSL, Wifi Khuyến khích nhà trường sử dụng Internet đồng thời của nhiều nhà mạng khác nhau để đảm bảo chất lượng và

sự ổn định dịch vụ Internet

- Hệ thống máy tính: Mỗi trường đảm bảo đủ máy tính phục vụ dạy – học môn

Tin học (tiểu học đạt tỷ lệ 24 học sinh/1 máy tính, trung học cơ sở đạt tỷ lệ 16 học sinh/1 máy tính và trung học phổ thông đạt tỷ lệ 12 học sinh/1 máy tính) Các phòng máy tính phục vụ dạy học phải được nối mạng Internet

- Số luợng, chất luợng các thiết bị CNTT: như máy chiếu, máy ảnh, máy in,

camera

-Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh đối với các hệ thống CNTT

(phần cứng, phần mềm, wesbite ) Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị CNTT cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng

1.4 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học là dạng hoạt động quản lý nhà trường, là quản lý ứng dụng CNTT trong dạy của giáo viên, quản lý học của học sinh, quản lý kiểm tra- đánh giá và quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học

Trong nhà trường, Quản lý ứng dụng CNTT có mục tiêu, tổ chức, có phân cấp quản lý từ hiệu trưởng đến Tổ chuyên môn; các hoạt động quản lý nhằm hướng dẫn đối tượng quản lý thực hiện các ứng dụng CNTT để đạt được mục tiêu đề ra Tầm

Trang 33

quan trọng của quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học được thể hiện như sau:

Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà trường trong thời đại công nghệ 4.0 Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT được gắn với quản lý đổi mới PPDH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, nhất là đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 Trên cơ sở kế hoạch năm học của ngành thì các cấp quản lý sẽ xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT theo phân cấp đã được giao Kế hoạch được cụ thể theo từng năm học và xác định rõ đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm thực hiện và được các thành viên trong trường thông qua Kế hoạch mang tính hệ thống và phù hợp với điều kiện nhà trường Kế hoạch xác định rõ mục tiêu cần đạt và dự kiến được nguồn lực CSVC, tài chính và con người

Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học là nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và đạt được các mục tiêu dạy học ở các trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và sự phát triển của CNTT hiện nay

Như vậy, Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học có tầm quan trọng là góp phần quản lý thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung dạy học, quản lý việc cải tiến PPDH, kiểm tra đánh giá HS và phát huy khả năng tự học cho HS

1.4.2 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của giáo viên ở trường tiểu học

Yêu cầu của quản lý hoạt động dạy của giáo viên là quản lý các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, nhưng trước hết các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thông qua quy trình hoạt động của người dạy một cách đồng bộ, hài hòa, hợp quy luật, đúng nguyên tắc dạy học Quy trình đó có tính tuần hoàn và được bắt đầu từ khâu soạn bài, tiếp đó là giảng bài và tạm thời kết thúc ở khâu đánh giá kết quả

Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên thông qua việc phân cấp quản lý cho Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn hoặc nhóm trưởng chuyên môn Các tổ trưởng chuyên môn hoặc nhóm trưởng chuyên môn cùng với Phó hiệu trưởng có nhiệm vụ kiểm tra bài soạn, hồ sơ dạy học của giáo viên, dự giờ thăm lớp

Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của GV bao gồm:

1.4.2.1 Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho giáo viên

Để quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTTcho GV, trước hết, nhà trường tìm hiểu, kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng ứng dụng CNTT của giáo

viên, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV của nhà trường

Trang 34

Nhà trường có trách nhiệm cử giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn ứng dụng CNTT

Nhà trường phải đánh giá kết quả bồi dưỡng, và có các chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên khi GV thực hiện ứng dụng CNTT có hiệu quả

1.4.2.2 Quản lý ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng

Việc đưa CNTT vào hoạt động dạy của GV là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Hiện nay, CNTT trở thành một bộ phận của chương trình phổ thông Để quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy thì nhà trường cần phải:

Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng của GV, phổ biến

đến các tổ chuyên môn/bộ môn, từng giáo viên, để giáo viên dựa vào đó thực hiện và nhận thức được công nghệ thông tin là phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nên hiệu quả của nó phụ thuộc chủ yếu vào cách thức ứng dụng của giáo viên

Tổ chức tập huấn cho giáo viên các phần mềm phổ biến, khai thác thông tin trên

internet, sử dụng thư viện học liệu mở, áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, thí nghiệm ảo

Tổ chức cho tổ chuyên môn/bộ môn sinh hoạt chuyên môn có chủ đề sử dụng CNTT trong quá trình dạy học

Trên cơ sở đó, lãnh đạo nhà trường quản lý quá trình thực hiện việc ứng dụng

CNTT của giáo viên cũng như công tác chỉ đạo thực hiện, trao đổi, rút kinh nghiệm, cải tiến ứng dụng CNTT cho phù hợp của tổ chuyên môn

1.4.2.3 Quản lý ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu

Trong những năm qua, giáo viên nhà trường đã khai thác tốt tài liệu dạy học từ mạng Internet từ các trang web như: http://moet.gov.vn/, http://cantho.edu.vn/, http://truongtructuyen.edu.vn/, http://giaoan.violet.vn/

Định hướng cho tổ chuyên môn/ bộ môn, giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT có hiệu quả như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án

powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử e-Learning, Hướng dẫn giáo viên có thể học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học khi tham gia vào các diễn đàn, các câu lạc bộ, hay tìm hiểu các trang Web từ mạng internet như: http://giaovien.net, http://vnschool.net, http://violet.vn, http://hocmai.vn, http://dayhoctructuyen.org, http://edu.net.vn, http://diendan3t.netm, http:// tailieu.vn, đặc biệt là trang trường học kết nối

Chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn/bộ môn sưu tầm các ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá HS Tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho cán bộ, giáo viên về khai thác dữ liệu

Trang 35

Tổ chức cho giáo viên tìm kiếm các Website học tập trực tuyến, thi trực tuyến qua mạng

Khuyến khích GV tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do ngành tổ chức

Tổ chức tìm hiểu và giao lưu với các trường trong và ngoài thành phố đã ứng

dụng thành công CNTT trong đổi mới quản lý và dạy học, tổ chức các đợt thăm quan kết hợp học tập kinh nghiệm các trường đó để có thể ứng dụng cho nhà trường

1.4.3 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học của học sinh ở trường tiểu học

Hoạt động học của HS bao gồm việc học ở trường và học ở ngoài nhà trường Do đó nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong học tập là phải bao quát được hoạt động học tập trong và ngoài nhà trường của HS Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học sinh tiểu học bao gồm quản lý việc xây dựng kế hoạch hướng dẫn HS ứng dụng CNTT trong học tập; Quản lý công tác tổ chức và chỉ đạo cho GV bộ môn tin học, GV chủ nhiệm lớp và những GV bộ môn khác hướng dẫn học sinh sử dụng mạng internet để tìm kiếm và trao đổi thông tin, học tập

- Tổ chức các hình thức học tập để HS tiếp cận với máy tính, như học nghề tin

học, bồi dưỡng thi giải toán qua mạng, thi tiếng Anh qua mạng, thi tin học trẻ không chuyên

- Chỉ đạo hướng dẫn cho HS sử dụng một số phần mềm kiểm tra, đánh giá

Online khi các em học trực tuyến như phần mềm kiểm tra trên LMS, Azota, Quizizz…Khuyến khích, động viên HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, sử dụng máy vi tính làm công cụ trợ giúp học tập, bằng cách sử dụng phần mềm tự học có sẵn, tự học trên lớp hoặc ở nhà.; tham gia “trường học kết nối”, học tập trên lms, sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến như zoom, google meet và các ứng dụng khác,… Hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến mà Ngành phát động như thi Tin học trẻ, Tài năng tin học, Tham gia các cuộc thi online như giải toán,

Trang 36

Tiếng Anh…trên mạng nhằm đánh giá năng lực, kiến thức, kỹ năng của bản thân và tự đánh giá được kết quả học tập của mình Chỉ đạo giáo viên phối hợp với gia đình để tạo điều hiện hỗ trợ cho học sinh ƯDCNTT trong hoạt động học tập một cách hiệu quả Khuyến khích các em tham gia đánh giá kết quả học tập của bản thân, của nhóm, của bạn thông qua các phần mềm như Padlet, Google Classroom…

1.4.4 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá học sinh ở trường tiểu học

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá học sinh là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quản lý nhà trường Có thể nói việc kiểm tra, đánh giá việc khai thác sử dụng, ứng dụng CNTT là một phần quyết định của việc ứng dụng CNTT có thành công ở trường học hay không Cùng với việc kiểm tra, việc đánh giá đầy đủ, chính xác những thông tin thu được trong quá trình kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định điều chỉnh cần thiết

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá học sinh ở trường tiểu học là quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá học sinh ở hoạt động dạy, hoạt động học, thông qua sử dụng các chức năng như: Quản lý việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá học sinh; quản lý công tác tổ chức và chỉ đạo cho GV ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá HS và kiểm tra đánh giá kết quả

- Quản lý việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá học sinh với những nội dung về ứng dụng CNTT trong công tác ra đề, chấm thi (tạo ngân hàng

câu hỏi, trộn đề thi…);

- Quản lý ứng dụng CNTT trong công tác tổ chức kiểm tra đánh giá (xếp lịch thi,

phòng thi, in danh sách thi, tra cứu kết quả thi…);

- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý kết quả kiểm tra đánh giá (nhập điểm

thi, lưu trữ kết quả thi, xử lí kết quả và tra cứu điểm thi…)

- Quản lý công tác tổ chức và chỉ đạo cho GV ứng dụng CNTT trong kiểm tra

đánh giá HS, người quản lý cần quan tâm, nhất là công tác ra đề tạo ngân hàng đề; Tổ chức tập huấn cho GV và hướng dẫn cho HS sử dụng một số phần mềm kiểm tra đánh giá Online khi các em học trực tuyến như phần mềm kiểm tra trên LMS, Azota, Quizizz…Tổ chức cho GV và HS thực hiện việc kiểm tra đánh giá trên các phần mềm này khi cần thiết

1.4.5 Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

Để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao thì cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT là điều kiện cần thiết mà nhà trường cần phải quản lý công tác xây dựng, khai thác và sử

Trang 37

dụng có hiệu quả, đồng thời nâng cao ý thức bảo quản, giữ gìn tốt trang thiết bị, hạ tầng CNTT Các nội dung bao gồm:

- Đánh giá hiện trạng thiết bị, hạ tầng CNTT về số lượng, chủng loại, chất lượng

và nhu cầu đáp ứng vói yêu cầu dạy học để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển, bảo quản, giữ gìn

- Lập kế hoạch mua sắm, bổ sung, nâng cấp các thiết bị, hạ tầng CNTT phù hợp

với nhu cầu học tập của HS

- Lập kế hoạch sử dụng, bảo quản thiết bị, hạ tầng CNTT - Kiểm kê, đánh giá thiết bị, hạ tầng CNTT theo định kì

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

1.5.1 Yếu tố chủ quan

1.5.1.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Nhận thức sẽ tác động tới thái độ và hành vi, nếu CBQL, GV và HS nhận thức đúng về việc ƯDCNTT trong dạy học thì sẽ thúc đẩy tính tích cực học tập và ƯDCNTT trong dạy học Nếu CBQL nhận thức đúng sẽ xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc ƯDCNTT trong dạy học tại trường mình Bên cạnh đó, CBQL sẽ quan tâm tới việc đầu tư CSVC, thiết bị CNTT, hạ tầng internet phục vụ cho việc ƯDCNTT trong dạy học GV nhận thức đúng sẽ hiểu được vai trò của mình trong việc ƯDCNTT để đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học Từ đó tích cực học tập, sáng tạo trong việc ƯDCNTT vào giảng dạy và truyền cảm hứng ƯDCNTT cho học sinh Học sinh nhận thức đúng giúp các em có động lực trong học tập, có ý thức trách nhiệm và tự giác hơn trong học tập

Tuy nhiên, một số GV ở các nhà trường chậm đổi mới về tư duy, không có hướng học hỏi kinh nghiệm, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong dạy học Một số CBQL của các trường vẫn còn làm việc theo kinh nghiệm và cảm tính, không áp dụng triệt để nền tảng của khoa học QL và chưa thật sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy

1.5.1.2 Năng lực công nghệ thông tin của cán bộ quản lý, giáo viên

Phẩm chất, trình độ, năng lực của CBQL quyết định sự thành công của hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý ƯDCNTT nói riêng Nếu người CBQL có trình độ hiểu biết sâu rộng về CNTT thì công tác quản lý ƯDCNTT trong dạy học sẽ đạt hiệu quả cao

Ngoài năng lực chuyên môn thì năng lực CNTT của giáo viên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ƯDCNTT trong giảng dạy Nếu giáo viên có năng lực CNTT

Trang 38

tốt sẽ linh hoạt hơn trong đổi mới nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học Giáo viên sẽ sáng tạo hơn, tự tin hơn trong việc thiết kế bài giảng, triển khai bài giảng của mình trên nền tảng CNTT

1.5.1.3 Năng lực công nghệ thông tin của học sinh

Năng lực CNTT của học sinh cũng ảnh hưởng tới chất lượng ƯDCNTT vào học tập của các em, giúp các em dễ tiếp thu bài, dễ dàng tìm kiếm thông tin trên mạng internet liên quan tới bài học cũng như kết nối với thầy cô và bạn bè để trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng

1.5.2 Yếu tố khách quan

1.5.2.1 Chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước

Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách và định hướng về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Các văn bản, chỉ thị của Chính phủ, của ngành giáo dục và đào tạo chính là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học

Muốn tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học có hiệu quả thì trước hết nhà quản lý phải nắm được các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, phát triển CNTT trong nước và trong ngành giáo dục

1.5.2.2 Điều kiện nhà trường

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, là yếu tố cần thiết cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học Vì vậy, Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch và tranh thủ mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị CNTT đảm bảo yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

1.5.2.3 Môi trường gia đình, xã hội

Môi trường sư phạm nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, đồng thời môi trường gia đình, xã hội có những tác động tích cực đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học Gia đình cũng là bộ máy sàng lọc, tiếp nhận, xử lí thông tin và xây dựng những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của con người Do đó, môi trường gia đình, xã hội cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, luận văn đã tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, xác định một số khái niệm cơ bản như: khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học và khái niệm quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học Theo đó, tác giả luận văn xác lập lý luận về hoạt động ứng

Trang 39

dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học, đặc biệt đi sâu phân tích các khía cạnh của quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học, bao gồm: Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của GV, quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động học của HS, quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra- đánh giá HS, quản lý các điều kiện CSVC hỗ trợ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học; đồng thời xem xét các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến công tác quản lý của hoạt động này Đây là những cơ sở lý luận để tác giả luận văn tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cũng như làm tiền đề lý luận cho việc đề xuất những biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trước yêu cầu đổi mới giáo dục

Trang 40

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Khái quát về kinh tế - xã hội, giáo dục tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng Nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường không, quận Thanh Khê giữ vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương

Quận Thanh Khê: phía Bắc tiếp giáp với Vịnh Đà Nẵng, có chiều dài bờ biển là 4,3 km2; phía Đông và Nam giáp với quận Hải Châu; phía Tây giáp huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu.Quận Thanh Khê có diện tích: 9,36 km2, chiếm 0,73% diện tích toàn thành phố, dân số: 178.447 người, chiếm 19,3% dân số toàn thành phố Với diện tích nhỏ nhất thành phố và dân số đông nên mật độ dân số đông nhất thành phố, lên đến: 19.064,85 người/km2.(Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010) Quận Thanh Khê gồm 10 đơn vị hành chính cấp phường: Vĩnh Trung, Tân Chính, Thạc Gián, Chính Gián, Tam Thuận, Xuân Hà, An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây Quận Thanh Khê nằm trên đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế, nằm kề sân bay Đà Nẵng, nhà ga đường sắt, bến xe khách nội tỉnh - liên tỉnh và đường quốc lộ 1A, Nằm trên trục giao thông vận tải xuyên vương quốc về đường đi bộ, đường tàu và đường không, quận Thanh Khê giữ vị trí kế hoạch về quốc phòng bảo mật an ninh và có nhiều điều kiện kèm theo thuận tiện để tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội của địa phương

Quận Thanh Khê có chiều dài đường bờ biển 4,287 km, với đặc thù là bờ biển ngang nên không thuận tiện cho việc khai thác những dịch vụ thủy hải sản, du lịch và nuôi trồng thủy hải sản Quận Thanh Khê có đội tàu đánh cá khá lớn, nhưng điều kiện kèm theo kỹ thuật còn hạn chế, hầu hết đánh bắt cá gần bờ nên rủi ro tiềm ẩn hết sạch nguồn lợi thủy hải sản rất cao, nhiều lợi thế trong phát triển thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển của thành phố Trên địa bàn Quận có các di tích lịch sử, lễ hội văn hóa truyền thống như: Di tích Mẹ Nhu, Lễ hội cầu ngư

2.2 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 2.2.1 Mục đích khảo sát

Khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong

Ngày đăng: 02/04/2024, 13:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan