PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỚI NGÀNH HÀNG THỦY SẢN

41 1 0
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỚI NGÀNH HÀNG THỦY SẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, và ngành hàng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đóng góp tương đối lớn vào kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm. Để đạt được những kết quả như vậy, ngành hàng thủy sản đã có một hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn nhất định. Và trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã đặt nhiều chính sách và quy định để nâng cao chất lượng và an toàn của sản phẩm thủy sản. Vì vậy, nhóm 10 đã thực hiện đề tài Phân tích thực trạng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam và phân tích xu hướng phát triển với ngành hàng thủy sản . Với đề tài này, nhóm 10 sẽ đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam áp dụng cho ngành hàng thủy sản và phân tích xu hướng phát triển, từ đó đưa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam cho ngành hàng thủy sản. Đây là một đề tài quan trọng và có tính thực tiễn cao, góp phần giúp các doanh nghiệp thủy sản nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản nước nhà.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN KHOA HỌC HÀNG HÓA

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH XU HƯỚNG

PHÁT TRIỂN VỚI NGÀNH HÀNG THỦY SẢN

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10 (Lần 1)

I Thời gian và địa điểm

1 Thời gian: 20:00 ngày 04 tháng 03 năm 2024 2 Địa điểm: Trực tuyến trên Google meet

II Số thành viên tham gia: 9/9 thành viên

- Chủ trì: Nguyễn Thị Thu (nhóm trưởng) - Và các thành viên nhóm 10

III Nội dung thảo luận

1 Phổ biến nội dung 2 Phân công nhiệm vụ

IV Kết quả cuộc họp

- Phân công việc:

+ Làm nội dung lý thuyết: Vũ Phương Thảo, Chu Thị Thu, Hoàng Thị Huyền Thu, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Thương

+ Làm slide: Nguyễn Phương Thảo + Thuyết trình: Trần Thị Thanh Thảo + Làm word: Nguyễn Thị Thu

- Thời gian kết thúc: 21:30 cùng ngày

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2024

Nhóm trưởng

(Kí và ghi rõ họ tên)

Thu

Nguyễn Thị Thu

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10 (Lần 2)

I Thời gian và địa điểm

1 Thời gian: 22h ngày 10 tháng 3 năm 2024 2 Địa điểm: Trực tuyến trên Google meet

II Số thành viên tham gia: 9/9 thành viên

- Chủ trì: Nguyễn Thị Thu (nhóm trưởng) - Và các thành viên nhóm 10

III Nội dung thảo luận

1 Kiểm tra Word 2 Kiểm tra Powerpoint 3 Tập thuyết trình

IV Kết quả cuộc họp

- Hoàn Thành công việc

- Thời gian kết thúc: 23:00 cùng ngày

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2024

Nhóm trưởng

(Kí và ghi rõ họ tên)

Thu

Nguyễn Thị Thu

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa 2

1.1.1 Tiêu chuẩn 2

1.1.2 Tiêu chuẩn hóa 2

1.1.3 Hệ thống tiêu chuẩn và các loại tiêu chuẩn 4

1.2 Quy chuẩn kỹ thuật 6

1.2.1 Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật 6

1.2.2 Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và các loại quy chuẩn kỹ thuật 6

1.3 Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam 7

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN VIỆT NAM VỚI NGÀNH HÀNG THỦY SẢN 10

2.1 Giới thiệu ngành thủy sản tại Việt Nam 10

2.1.1 Tổng quan 10

2.1.2 Sản lượng thủy sản 10

2.1.3 Xuất khẩu thủy sản 12

2.2 Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam trong ngành hàng thủy sản 12

2.2.1 Một số tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam trong ngành hàng thuỷ sản 12

2.2.2 Hiệu quả áp dụng 17

2.3 Đánh giá 18

2.3.1 Ưu điểm 18

2.3.2 Nhược điểm 19

2.4 Phân tích các khó khăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn tại Việt Nam trong ngành thủy sản 20

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 23

3.1 Phân tích xu hướng phát triển của hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn trên thế giới và Việt Nam trong ngành hàng thủy sản 23

3.1.1 Trên thế giới 23

3.1.2 Tại Việt Nam 26

Trang 5

3.2 So sánh xu hướng phát triển của tiêu chuẩn và quy chuẩn trên thế giới và Việt

Nam trong ngành hàng thủy sản 27

3.2.1 Giống nhau 27

3.2.2 Khác nhau 28

3.3 Giải pháp phát triển của tiêu chuẩn và quy chuẩn tại Việt Nam trong ngành hàng thủy sản 29

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 29

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 30

KẾT LUẬN 32

LỜI CẢM ƠN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, và ngành hàng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đóng góp tương đối lớn vào kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm Để đạt được những kết quả như vậy, ngành hàng thủy sản đã có một hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn nhất định Và trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã đặt nhiều chính sách và quy định để nâng cao chất lượng và an toàn của sản phẩm thủy sản Vì vậy, nhóm 10 đã thực hiện đề tài "Phân tích thực trạng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam và phân tích xu hướng phát triển với ngành hàng thủy sản " Với đề tài này, nhóm 10 sẽ đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam áp dụng cho ngành hàng thủy sản và phân tích xu hướng phát triển, từ đó đưa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam cho ngành hàng thủy sản Đây là một đề tài quan trọng và có tính thực tiễn cao, góp phần giúp các doanh nghiệp thủy sản nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản nước nhà

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa

1.1.1 Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các đối tượng này Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn

1.1.2 Tiêu chuẩn hóa

Tiêu chuẩn hóa là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định

* Các nguyên tắc của tiêu chuẩn hóa:

- Nguyên tắc 1: Đơn giản hóa: có nghĩa là loại trừ những sự quá đa dạng không cần thiết Trong sản xuất đó là việc loại bỏ các kiểu loại, kích cỡ không cần thiết chỉ giữ lại những gì cần thiết và có lợi trước mắt và tương lai

- Nguyên tắc 2: Thỏa thuận: Tiêu chuẩn hóa là một hoạt động đòi hỏi phải có sự tham gia, hợp tác bình đẳng của tất cả các bên có liên quan

- Nguyên tắc 3: Áp dụng: Tiêu chuẩn hóa gồm hai mảng công việc chính là xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn vì vậy phải làm sao cho các tiêu chuẩn áp dụng được, có như vậy tiêu chuẩn hóa mới đem lại hiệu quả

- Nguyên tắc 4: Quyết định, thống nhất: Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn không phải lúc nào cũng đảm bảo được nó là giải pháp tuyệt đối ưu việt Trong nhiều trường hợp các tiêu chuẩn được xuất phát từ các yêu cầu thực tế, không thể chờ đợi có sự nhất trí tuyệt đối, hoàn hảo

- Nguyên tắc 5: Đổi mới: Tiêu chuẩn hóa là một giải pháp tối ưu trong một khung cảnh nhất định cho nên các tiêu chuẩn phải luôn luôn được soát xét lại cho phù

Trang 8

hợp với khung cảnh luôn luôn thay đổi Trong thực tế tiêu chuẩn phải được xem xét nghiên cứu và soát xét lại một cách định kỳ hay bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết

- Nguyên tắc 6: Đồng bộ: Công tác tiêu chuẩn hóa phải tiến hành một cách đồng bộ Trong khi xây dựng tiêu chuẩn cần xem xét sự đồng bộ giữa các loại tiêu chuẩn, các cấp tiêu chuẩn, các đối tượng tiêu chuẩn có liên quan Ngoài ra phải chú ý sự đồng bộ của khâu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

- Nguyên tắc 7: Pháp lý: Tiêu chuẩn ban hành ra là để áp dụng, nhưng phương pháp đưa tiêu chuẩn vào thực tế có khác nhau

*Đối tượng của tiêu chuẩn hóa:

- Đối tượng của tiêu chuẩn hóa là các chủ đề của tiêu chuẩn Chủ đề tiêu chuẩn hóa có thể là sản phẩm (viên gạch, bu lông, bánh răng, đường ống), nguyên vật liệu (than, sắt thép, xi măng, cát, sỏi…), máy móc thiết bị (động cơ ô tô, động cơ điện, máy bơm, máy nén khí…)

- Đối tượng của tiêu chuẩn hóa có thể là một quá trình (ví dụ: phương pháp xác định nhiệt lượng của than đá…), cũng có thể là những đối tượng không phải sản phẩm như (đơn vị đo lường, ký hiệu các nguyên tố hóa học, ký hiệu toán học, dấu hiệu chỉ đường…)

- Nội dung một tiêu chuẩn có thể quy định về một đối tượng, cũng có thể quy định một vài khía cạnh của một đối tượng Tên của tiêu chuẩn phản ánh đối tượng của tiêu chuẩn

* Mục đích của tiêu chuẩn hóa:

- Tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin (thông hiểu): Đó là những tiêu chuẩn về định nghĩa, thuật ngữ, quy định về ký hiệu, dấu hiệu để dùng chung Ví dụ như ký hiệu toán học, nguyên tố hóa học, ký hiệu tượng trưng các bộ phận, ký hiệu vật liệu, chi tiết trên bản vẽ, …

- Đơn giản hóa, thống nhất hóa tạo thuận lợi phân công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện khi sử dụng, sửa chữa (kinh tế): Phục vụ mục đích này là các tiêu chuẩn về chi tiết nguyên vật liệu điển hình như bu long, đai ốc, vít, đinh tán, thép định hình (I, U, L, T), động cơ, hộp đổi tốc, bánh rang, đai truyền (curoa), kích thước lắp ráp: bóng đèn – đui đèn, máy ảnh - ống kính, độ bắt sáng của phim ảnh, …

Trang 9

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng: Phục vụ mục đích này là các tiêu chuẩn về môi trường nước, không khí, tiếng ồn; tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn sản phẩm, thiết bị (bàn là, bếp điện, máy giặt, thang máy, dụng cụ bảo hộ lao động: kính, găng tay, ủng, mặt nạ phòng độc) Các tiêu chuẩn loại này thường là bắt buộc theo văn bản pháp luật tương ứng

- Thúc đẩy thương mại toàn cầu: Hội nhập tiêu chuẩn giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu phát triển (trao đổi hàng hóa sản phẩm, trao đổi thông tin)

1.1.3 Hệ thống tiêu chuẩn và các loại tiêu chuẩn

* Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm: - Tiêu chuẩn quốc gia (ký hiệu là TCVN):

Tiêu chuẩn Việt Nam là văn bản kỹ thuật được xây dựng do yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng và thương mại, được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo xây dựng và ban hành

Số hiệu của tiêu chuẩn quốc gia gồm số thứ tự đăng ký tiêu chuẩn và năm ban hành tiêu chuẩn, giữa hai phần cách nhau dấu hai chấm

Bộ Khoa học và Công nghệ cấp số đăng ký tiêu chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn Việt Nam là căn cứ để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình phù hợp tiêu chuẩn để đánh giá sự phù hợp thông qua hoạt động thử nghiệm, giám định, chứng nhận, công nhận

- Tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu là TCCS):

Tiêu chuẩn cơ sở là quy định về đặc tính, yêu cầu kỹ thuật lặp đi lặp lại đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và đối tượng khác của cơ sở do lãnh đạo cơ sở tổ chức xây dựng và công bố để bắt buộc áp dụng trong các hoạt động của cơ sở

Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học công nghệ và khả năng thực tiễn của cơ sở Khuyến khích chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài thành tiêu chuẩn cơ sở Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và văn bản pháp luật có liên

Trang 10

quan Tiêu chuẩn cơ sở phải được xem xét lại định kỳ hoặc khi có yêu cầu cần thiết để đảm bảo luôn đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với các quy định hiện hành

* Các loại tiêu chuẩn

- Tiêu chuẩn cơ bản: quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng (những tiêu chuẩn sử dụng chung cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực) hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể Ví dụ: tiêu chuẩn về dãy thông số, kích thước sản phẩm, các quy tắc, kiểu chữ, ký hiệu, …

- Tiêu chuẩn thuật ngữ: quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn Ví dụ: các tiêu chuẩn quy định các thuật ngữ và định nghĩa cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau như thuật ngữ và định nghĩa trong lĩnh vực đo lường, …

- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật: quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn Ví dụ: chỉ tiêu công dụng, độ tin cậy, thẩm mỹ, tính công nghệ, an toàn, sinh thái, …

- Tiêu chuẩn phương pháp thử: quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn Ví dụ: nguyên tắc chọn và lấy mẫu, số lượng mẫu, cách xác định, cách phân tích, kiểm tra, …

- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản: quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hóa Trong đó:

+ Tiêu chuẩn ghi nhãn quy định nội dung nhãn hiệu, nơi ghi và cách ghi + Tiêu chuẩn bao gói quy định về kiểu dáng, nhãn, ký hiệu trên bao bì, chất liệu, màu sắc, kích cỡ, khả năng chịu nhiệt độ, độ kín, không độc hại đến môi trường, thuận tiện trong sử dụng vận chuyển và bảo quản hàng hóa

+ Tiêu chuẩn về vận chuyển quy định yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển và chế độ vận chuyển hàng hóa

+ Tiêu chuẩn về bảo quản hàng hóa quy định các phương pháp, cách thức bảo quản hàng hóa để giữ gìn số lượng, duy trì chất lượng hàng hóa tránh những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hàng hóa trong quá trình bảo quản

* Một số ưu điểm và vấn đề cần khắc phục của hệ thống TCVN

Trang 11

- Ưu điểm của hệ thống TCVN:

+ Phục vụ quản lý kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh …

+ Được xây dựng và phát triển sát thực các đối tượng cần thiết, được bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn thuộc các đối tượng theo yêu cầu quản lý cấp bách, …

+ Số lượng các tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp hoặc tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài ngày càng nhiều

+ Chú trọng hơn đến tính đồng bộ của các nội dung tiêu chuẩn + Thủ tục và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn được cải tiến

- Một số vấn đề cần khắc phục:

+ Hệ thống TCVN thực sự chưa được áp dụng rộng rãi, thực sự chưa phát huy được hiệu quả và hiệu lực cao

+ Trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều TCVN còn thấp, và lạc hậu cần phải soát xét thay thế

+ Số lượng tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận ở Việt Nam còn chiếm tỷ trọng chưa cao trong hệ thống TCVN

1.2 Quy chuẩn kỹ thuật

1.2.1 Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác

1.2.2 Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và các loại quy chuẩn kỹ thuật

* Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP

* Quy chuẩn kỹ thuật bao gồm các loại sau:

Trang 12

- Quy chuẩn kỹ thuật chung: bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình

- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:

+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân

+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khỏe con người

+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hóa chất dùng cho động vật, thực vật

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải

- Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa

- Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe, du lịch, giải trí, văn hóa, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác

1.3 Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam

Trang 13

- Cùng đề cập đến nội dung về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, cùng đối tượng quản lý

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quy trình - Bảo vệ sức khỏe, an toàn cho con người và môi trường - Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ

Hệ thống ký hiệu

TCVN (Tiêu chuẩn quốc gia); TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở);

QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn cơ bản; Tiêu chuẩn thuật ngữ;

Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật; Tiêu chuẩn phương pháp thử;

Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển;

Quy chuẩn kỹ thuật chung; Quy chuẩn kỹ thuật an toàn; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Quy chuẩn kỹ thuật quá trình; Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ;

Trang 14

môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc

Phạm vi áp dụng

Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn

Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc từng địa phương và

Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường

Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá

Áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN VIỆT NAM VỚI NGÀNH HÀNG THỦY SẢN

2.1 Giới thiệu ngành thủy sản tại Việt Nam 2.1.1 Tổng quan

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế và xã hội Ngành thủy sản bao gồm cả hoạt động khai thác và nuôi trồng các loại hải sản như cá, tôm, cua, sò, ốc, tảo… Ngành thủy sản không chỉ cung cấp nguồn lương thực, dinh dưỡng và thu nhập cho hàng triệu người dân, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, duy trì an ninh lãnh thổ và biển đảo

Việt Nam có nhiều thuận lợi chủ yếu để phát triển ngành thủy sản, như sau: + Địa lý: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông và hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ Ngoài ra, Việt Nam còn có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2 và nhiều ngư trường giàu có Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ và đất ngập nước rộng lớn, phù hợp cho việc nuôi trồng các loại hải sản nước ngọt và nước lợ

+ Sinh học: Việt Nam có đa dạng sinh vật biển với khoảng 11.000 loài thuộc 20 ngành khác nhau Trong số đó, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá basa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, cá hồi…

+ Thị trường: Việt Nam XK thủy sản sang hơn 170 thị trường trên thế giới Trong đó top 10 thị trường gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng XK thủy sản của Việt Nam

2.1.2 Sản lượng thủy sản

Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản Việt Nam tăng mạnh, tăng gấp hơn 6 lần, từ 1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng trưởng trung bình hàng năm 8% Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 54%, khai thác chiếm 46%

Trang 16

* Nuôi trồng thủy sản

Từ 1995-2020: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu tấn Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm)

Năm 2020: diện tích nuôi thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 nuôi ngọt); sản lượng nuôi 4,56 triệu tấn

* Khai thác thủy sản

Từ 1995 – 2020: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần, tăng trưởng trung bình năm 6% từ 929 nghìn tấn lên 3,85 triệu tấn

Trang 17

2.1.3 Xuất khẩu thủy sản

Từ 1997-2020: Xuất khẩu (XK) tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 758 triệu USD lên 8,5 tỷ USD

- Thủy sản nuôi để XK chủ yếu là tôm và cá tra

XK tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất Từ 1998-2020: XK tăng gấp hơn 8 lần từ 457 triệu USD lên 3,73 tỷ USD năm; tăng trưởng TB hàng năm 10% Tỷ lệ trong tổng TS ngày càng gia tăng: từ 36% đến 50% XK cá tra tăng gấp 162 lần từ 9,3 triệu USD lên 1,5 tỷ USD; tăng trưởng TB hàng năm 26% Tuy nhiên, tỷ lệ giảm từ 32% xuống 18%

- XK hải sản chiếm 30- 35% tổng XK thủy sản Từ 1998 – 2020: Kim ngạch tăng gấp 10 lần 315 triệu USD lên 3,2 tỷ USD; tăng trưởng TB hàng năm 11%

2.2 Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam trong ngành hàng thủy sản 2.2.1 Một số tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam trong ngành hàng thuỷ sản

Hiện nay Việt Nam có rất nhiều hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng cho ngành thủy sản Việc này nhằm mục đích đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm thủy sản, nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế Dưới đây là một số hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt

Trang 18

* Nuôi trồng thủy sản

QCVN 01-18:2017/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản

Văn bản quy phạm kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành có hiệu lực từ ngày 18/1/2017, quy định các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con giống, thức ăn, thuốc thú y, quản lý chất lượng và hồ sơ, sổ sách đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, từ đó tạo điều kiện cho xuất khẩu thủy sản Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản, bao gồm: cơ sở nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cơ sở nuôi trồng thủy sản nước lợ, cơ sở nuôi trồng thủy sản nước mặn

QCVN 02-32-1:2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – Phần 1: Hóa chất, chế phẩm sinh học

Theo đó, Quy chuẩn này quy định mức giới hạn an toàn đối với hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản QCVN 02-32-1: 2019/BNNPTNT áp dụng đối với tổ chức/cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

QCVN 02-31-3: 2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn tươi, sống

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn và giới hạn cho phép đối với thức ăn tươi, thức ăn sống (mã HS 2309.90.90) dùng trong nuôi trồng thủy sản QCVN 02-31-2: 2019/BNNPTNT áp dụng đối với các Tổ chức/cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn tươi, thức ăn sống dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam Đặc biệt là, quy chuẩn này không áp dụng đối với các Tổ chức/cá nhân tự sản xuất thức ăn tươi, thức ăn sống để sử dụng nội bộ Quy định về kỹ thuật đã đặt ra giới hạn tối đa cho phép của các Nhóm chỉ tiêu Vi sinh vật, Kim loại nặng và Ký sinh trùng đối với các Nhóm Artemia tươi, sống; Động vật thân mềm hai mảnh vỏ tươi, sống; Động vật thân mềm chân đầu, chân bụng tươi, sống

TCVN 10300:2014: Tiêu chuẩn quốc gia về thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi

Trang 19

TCVN 10300: 2014 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố TCVN 10300:2014 là một tập hợp các yêu cầu kỹ thuật, bao gồm thành phần dinh dưỡng, chất lượng nguyên liệu, phương pháp sản xuất, kiểm tra và bảo quản đối với thức ăn hỗn hợp dạng viên, viên nén, bột mịn, thức ăn hỗn hợp dạng bán lỏng và thức ăn hỗn hợp dạng lỏng dùng cho cá tra và cá rô phi nuôi thương phẩm ở các giai đoạn phát triển khác nhau Tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi trên lãnh thổ Việt Nam

TCVN 13528-1:2022 - Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) - Phần 1: Nuôi trồng thủy sản trong ao

TCVN 13528-1:2022 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định số 2769/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2022 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm có thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào, từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm TCVN 13528-1:2022 làm rõ hơn các quy định liên quan trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam theo tiêu chuẩn VietGAP như: Các quy định chung; Các yêu cầu về thực hành nuôi trồng thủy sản; Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP; Yêu cầu đối với cơ sở nuôi nhiều thành viên hoặc địa điểm nuôi; Truy xuất nguồn gốc; …

* Khai thác thủy sản

QCVN 03-20:2019/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác thủy sản bền vững

QCVN 03-20:2019/BNNPTNT được ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2019 bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với hoạt động khai thác thủy sản nhằm đảm bảo khai thác thủy sản bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản trên tất cả các vùng biển, vùng nước nội địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam Quy chuẩn đặt ra các

Trang 20

thủy sản, yêu cầu đối với bảo vệ môi trường, yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, yêu cầu đối với ghi chép, báo cáo

QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị an toàn tàu cá

QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT do Vụ Khai thác thủy sản biên soạn, Tổng cục Thủy sản trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 20 /2015/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2015 QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT áp dụng trong chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên hoặc lắp máy chính có tổng công suất từ 50 sức ngựa trở lên (sau đây gọi là “tàu cá”) do Đăng kiểm tàu cá Việt Nam (sau đây gọi là “Đăng kiểm”) giám sát, phân cấp Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý kỹ thuật tàu cá; sử dụng, thiết kế, chế tạo, nhập khẩu các trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá; các cơ sở thiết kế, đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá

TCVN 12243:2018: Tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị khai thác thủy sản - lưới vây khai thác cá nổi nhỏ - thông số kích thước cơ bản

TCVN 12243:2018 do Viện nghiên cứu Hải sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Tiêu chuẩn này quy định thông số kích thước cơ bản của lưới vây khai thác một số loài cá nổi nhỏ (trừ cá cơm) cho tàu có công suất từ 90 cv đến 400 cv Các thông số kích thước cụ thể về chiều dài, chiều cao kéo căng, kích thước mặt lưới, cấu tạo chì và trang bị chì lưới, cấu tạo phao và trang thiết bị phao lưới,

* Chế biến thủy sản

QCVN 11:2008/BTNMT: Quy chuẩn Việt nam về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản số

QCVN 11:2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải ra

Ngày đăng: 01/04/2024, 19:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan