Cong nghe gia cong san pham may bai tap 2 cuuduongthancong com (2)

7 0 0
Cong nghe gia cong san pham may  bai tap 2   cuuduongthancong com (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

công nghệilksakcalcsaaal;xkjxaL;XJx;kscjasmfjcjskkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkajkaksaaajsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssalkjslaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Trang 1

Đề bài: Tìm hiểu sâu hơn về phương thức sản xuất sản phẩm may

I PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÍNH NGÀNH MAY

Các doanh nghiệp dệt may gia công hàng xuất khẩu may mặc thường áp dụng 4 phương thức xuất khẩu chính là CMT, FOB, ODM và OBM:

1 CMT (Cut – Make – Trim)

Đây là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất của ngành dệt may và mang lại giá trị gia tăng thấp nhất Khi hợp tác theo phương thức này, người mua cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vậnchuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể; các nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo CMT chỉ cần có khả năng sản xuất và hiểu biết cơ bản về thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm

Phương thức gia công xuất khẩu đã có từ lâu đời, được hình thành dựa trên cơ sở khai thác lợi thế của các bên tham gia Trong lịch sử phát triển công việc,

phương thức này đã từng được phát triển mạnh ở Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Singapore, Trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa, phương thức này đã được các quốc gia và khu vực này coi là điều kiện sống còn cho sự phát triển của một số ngành công nghiệp Ngày nay, phương thức gia công xuất khẩu lại được dịch

Trang 2

chuyển qua các nước nghèo hơn nhưng có nguồn nhân lực dồi dào và rẻ như Việt Nam, Bangladet, Nepan,…

- Đặt yêu cầu về loại mặt hàng, sản lượng, yêu cầu chất lượng, chi phí gia công, thời gian giao hàng và điều kiện khác

- Cung cấp nguyên phụ liệu chủ yếu - Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất

- Kiểm định chất lượng và nhận hàng - Trả tiền gia công

- Cân đối khả năng sản xuất (máy móc thiết bị và lực lượng lao động) theo yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài

- Tự đảm bảo một số loại phụ liệu - Tổ chức quá trình sản xuất - Giao hàng

- Nhận tiền gia công

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Trong chiến lược CNH-HĐH hiện nay, công nghiệp dệt may được coi là ngành mũi nhọn Định hướng phát triển công nghiệp dệt may được phát hiện trên cơ sở đánh giá lợi thế của Việt Nam và vị trí của ngành trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước Việt Nam có những lợi thế rất cơ bản để phát triển công nghiệp dệt may thành một ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế Đó là nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ; bản chất công nghệ may không phức tạp và không đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn; xu hướng dịch chuyển các ngành công nghiệp hao phí nhiều lao động, trong đó có công nghiệp dệt may, từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước phát triển; truyền thống của ngành tại Việt Nam, vị trí địa lý kinh tế và sự ổn định về chính trị xã hội…

Bên cạnh những thuận lợi hết sức cơ bản đó, trong việc phát triển công nghiệp dệt may, Việt Nam cũng có những yếu thế, khó khăn nhất định Trong đó chủ yếu là: - Khả năng thiết kế thời trang còn hạn chế Về cơ bản đến nay, thương hiệu hàng dệt may Việt Nam chưa tạo lập được chỗ đứng vững trên thị trường quốc tế

- Kinh nghiệm Marketting quốc tế chưa tích lũy được nhiều, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn thấp

- Trình độ trang bị kỹ thuật còn thấp kém so với một số nước trong khu vực - Phần lớn trong doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn kinh doanh

2 OEM/ FOB (Original Equipment Manufacturing)

FOB là phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT; đây là hình thức

sản xuất theo kiểu “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” Theo phương thức FOB, các doanh nghiệp chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua nguyên

Trang 3

liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng Khác với CMT, các nhà xuất khẩu theo FOB sẽ chủ động mua nguyên liệu đầu vào cần thiết thay vì được cung cấp trực tiếp từ các người mua của họ Các hoạt động theo phương thức FOB thay đổi đáng kể dựa theo các hình thức quan hệ hợp đồng thực tế giữa nhà cung cấp với các khách mua nước ngoài và được chia thành 2 loại:

FOB chỉ định: Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ thu mua

nguyên liệu đầu vào từ một nhóm các nhà cung cấp do khách mua chỉ định Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu trách nhiệm về tài chính để thu mua và vận chuyển nguyên liệu

FOB tự search: Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ nhận

mẫu thiết kế sản phẩm từ các khách mua nước ngoài và chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm tới cảng của khách mua Điểm cốt yếu là các doanh nghiệp phải tìm được các nhà cung cấp nguyên liệu có khả năng cung cấp các nguyên liệu đặc biệt và phải tin cậy về chất lượng, thời hạn giao hàng Rủi ro từ phương thức này cao hơn nhưng giá trị gia tăng mang lại cho công ty sản xuất cũng cao hơn tương ứng

3 ODM (Original Design Manufacturing)

Đây là phương thức sản xuất xuất khẩu bao gồm khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển Khả năng thiết kế thể hiện trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp và vì vậy sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều cho sản phẩm Các doanh nghiệp ODM tạo ra những mẫu thiết kế, hoàn thiện sản phẩm và bán lại cho người mua, thường là chủ của các thương hiệu lớn trên thế giới

4 OBM (Original Brand Manufacturing)

Đây là phương thức sản xuất được cải tiến dựa trên hình thức OEM, song ở phương thức này các hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu riêng của mình Các nhà sản xuất tại các nền kinh tế đang phát triển tham gia vào phương thức OBM chủ yếu phân phối sản phẩm tại thị trường nội địa và thị trường các quốc gia lân cận

II Hình thức sản xuất may công nghiệp ở Việt Nam

Hoạt động sản xuất may công nghiệp tại Việt Nam hiện nay được tổ chức theo hai hình thức: tự sản tự tiêu và gia công

1 Hình thức may tự sản tự tiêu

Trang 4

Sản xuất tự sản tự tiêu là hình thức sản xuất hàng may mặc mà trong đó đơn vị sản xuất sẽ đảm nhận toàn bộ qui trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc (bắt đầu từ công tác sáng tác mẫu, chọn nguyên phụ liệu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm may)

Đặc trưng của phương thức này là các cơ sở sản xuất kinh doanh phải nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu của thị trường sử dụng trong nước (nếu là mặt hàng nội địa) và ngoài nước (nếu là mặt hàng xuất khẩu)

Sau khi mẫu hàng đã được thị trường tiếp nhận (có nơi tiêu thụ), thì tiến hành lập dự án sản xuất, tính toán cân đối đầu vào, đầu ra và nhất là lợi nhuận Sau đó sản xuất thử và thiết lập toàn bộ hệ thống văn bản, tài liệu kỹ thuật… để phục vụ cho các công đoạn sản xuất chính (khi muốn sản xuất phục vụ thị trường nào thì bộ phận ra mẫu phải nghiên cứu về hệ thống cỡ số theo nhân chủng học của thị trường đó)

Ưu điểm:

+Chủ động về kế hoạch sản xuất kinh doanh

+ Sử dụng được một số nguồn vật tư trong nước đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá thành hạ

+ Tự chủ trong sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận cao

+ Luôn đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập cao

Nhược điểm:

+ Đầu tư ban đầu lớn

+ Dễ thua lỗ khi thị trường tiêu thụ bị biến động về nhu cầu, giá cả và một số nguyên nhân khác

+ Giá thành sản phẩm phụ thuộc vào giá nguyên liệu

2 Hình thức may gia công

Sản xuất gia công là hình thức sản xuất hàng may mặc mà trong đó người đặt hàng sẽ cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu may, người nhận gia công sẽ tổ chức qui trình sản xuất theo yêu cầu của khách hàng Hiện nay, người đặt hàng may mặc

Trang 5

thường là các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy, hình thức sản xuất này còn có tên gọi gia công xuất khẩu

Đặc điểm của hình thức sản xuất gia công:

+ Thu hút một lực lượng lao động lớn (có cả lao động phổ thông), góp phần giải quyết nạn thất nghiệp cho xã hội

+ Thu hút vốn, kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

+ Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, kích thích hoạt động xuất khẩu + Gia công xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp may trong nước học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiến tiến của các quốc gia trên thế giới

+ Gia công xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp may tiếp cận với thị trường may mặc trên thế giới,

Ưu điểm:

+ Triển khai sản xuất được nhanh + Không phải lo đầu vào và đầu ra

+ Vốn đầu tư sản xuất thấp, chủ yếu dựa vào tài sản cố định là chính

Nhược điểm:

+ Bị động trong kế hoạch sản xuất do việc tập kết nguyên phụ liệu đôi khi không đồng bộ

+ Lợi nhuận thấp

+ Thiếu tính tự chủ trong kinh doanh

+ Sản xuất chủ yếu dựa vào bạn hàng, đôi khi gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người lao động

Căn cứ vào nghĩa vụ của bên nhận gia công mà hình thức gia công được chia thành các loại sau:

+ CM (cutting and making): người nhận gia công sẽ thực hiện quá trình cắt và chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng

+ CMP (cutting, making and packing): người nhận gia công sẽ thực hiện quá trình cắt, chế tạo sản phẩm và bao gói theo yêu cầu của khách hàng

Trang 6

+ CMPQ (cutting, making, packing and quota fee): người nhận gia công ngoài việc thực hiện quá trình cắt, chế tạo sản phẩm, bao gói theo yêu cầu của khách hàng còn phải trả phí hạn ngạnh (nếu có)

Theo kiểu cách của sản phẩm được khách hàng đặt trước Phương thức gia công được chia làm 2 loại:

+ Loại thứ nhất: Sản phẩm gia công được khách hàng gửi kèm theo mẫu chuẩn, các văn bản tài liệu kỹ thuật, cùng các loại mẫu cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất Với loại này, các cơ sở sản xuất chỉ việc nhận và kiểm tra nguyên phụ liệu, mẫu mã, dịch và đối chiếu tài liệu với thực tế, sau đó chế thử, chuẩn bị kỹ thuật và công nghệ để đưa vào sản xuất

+ Loại thứ hai: Dạng sản phẩm được đặt gia công theo mẫu chuẩn với thông số kích thước do khách hàng yêu cầu Ngoài ra không có một văn bản tài liệu kỹ thuật hoặc mẫu mã nào khác kèm theo Với loại này, cơ sở sản xuất phải dựa vào mẫu chuẩn cùng với bảng thông số, kích thước để nghiên cứu tạo ra mẫu, nhảy mẫu, may mẫu, lên định mức và ra các văn bản kỹ thuật cần thiết rồi mới triển khai đưa vào sản xuất (phải được khách hàng đồng ý, thông qua chuyên gia)

3 So sánh hai loại hình thức sản xuất

Doanh nghiệp trong ngành May, khi lựa chọn hình thức sản xuất để áp dụng cho công ty mình, cần quan tâm đến những yếu tố: Mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến là gì? Thị trường hiện tại của ngành và của doanh nghiệp hướng đến Nguồn vốn, cơ sở vật chất, nhân sự, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp quan tâm đến thị trường ngoài nước, cần tìm hiểu, nắm vững hình thức xuất nhập khẩu để đạt lợi nhuận cao

Trang 7

Cao hơn, vì ngoài khoảng đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, xí nghiệp còn phải lập đội ngũ thiết kế sản phẩm, đội ngũ nghiên cứu thị trường, bán hàng…

Chi phí đầu tư ban đầu không cao, đầu tư chủ yếu cho quá trình sản xuất ra sản phẩm

Chi phí Nguyên vật liệu

Xí nghiệp phải bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu cho sản xuất

Nhận nguyên vật liệu từ khách hàng

Rủi ro

-Không bán được sản phẩm

-Phải khôn khéo trong cạnh tranh về mẫu mã và thị trường tiêu thụ

Thấp hơn

Lợi nhuận Nếu thành công thì lợi nhuận rất cao

Lợi nhuận thấp, thu được chủ yếu từ tiền công may sản phẩm

Ngày đăng: 30/03/2024, 00:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan