Kinh tế vĩ mô - Tăng trưởng kinh tế ppt

23 497 2
Kinh tế vĩ mô - Tăng trưởng kinh tế ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 1 10/10/2005 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Chúng ta bắt đầu bằng cách xem xét các sự kiện tăng trưởng kinh tế và tìm hiểu xem điều gì gây ra sự khác biệt về của cải và thu nhập giữa các nước trên thế giới? Tại sao một vài nước như Mỹ, Anh, Đức và Nhật trở nên giàu có trong khi đó nhiều nước khác thuộc thế giới thứ ba thì nghèo khổ. Tại sao Ac-hen-ti-na giàu có hơn Thụy Điển trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhưng hiện nay mức sống vật chất của Thụy Điển gấp 4 lần Ac-hen-ti-na Chúng ta bắt đầu bằng cách trình bày các sự kiện tăng trưởng kinh tế và sau đó đi vào nghiên cứu các lý thuyết tăng trưởng nhằm rút ra vài suy nghĩ về các nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. 1. Sự kiện tăng trưởng kinh tế Để phản ánh tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế thường sử dụng số liệu về GDP thực mà nó phản ánh thu nhập thực của người dân trong nền kinh tế trong một chuổi thời gian dài. Thí dụ như GDP thực hiện nay của Mỹ cao gấp 3 lần so với năm 1950. Người ta cũng hay sử dụng thu nhập bình quân trên đầu người để thể hiện tăng trưởng thực sự của một nền kinh tế. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế thực sự bao hàm ý nghĩa là tổng thu nhập trong nền kinh tế phải gia tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự gia tăng mức sống vật chất của người dân. Việc sử dụng chỉ tiêu này phản ánh được sự tiến triển trong mức sống vật chất qua các thời kỳ và nó cũng thuận tiên hơn khi so sánh mức sống dân cư giữa các nước có quy dân số khác nhau Để có một bức tranh sinh động về tăng trưởng kinh tế, trước hết chúng ta tập trung vào phân tích tăng trưởng của những nước giàu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và xem xét sự hội tụ về mức sống vật chất của những nước này. Sau đó chúng ta có cái nhìn rộng hơn kể cả về không gian và thời gian để nhận ra rằng tăng trưởng dài hạn không phải là tất yếu và sự hội tụ không xảy ra trong phạm vi toàn cầu Những nước giàu được kể ra ở đây bao gồm Anh, Pháp, Nhật, Đức và Mỹ. Nếu lấy mốc thời gian từ 1950 cho đến nay thì các quốc gia này có điểm xuất phát với mức thu nhập bình quân trên đầu người khá cao. Cả 5 nước này đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ và cải thiện được mức sống dân cư rất nhiều. Trong thời kỳ này, Mỹ đã tăng thu nhập bình quân đầu người 2,3 lần, ở Đức tăng 4,6 lần và ở Nhật tăng 10,9 lần. Có dấu hiệu tăng trưởng giảm vào giai đọan 1970-1995 nhưng sau đó lại tăng lại. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giảm từ 4,4 % trong giai đoạn 1950-1973 xuống còn 1,9% trong giai đoạn 1973-1995 Trong số những nước giàu, những nước đi sau đã tăng trưởng nhanh hơn. Có dấu hiệu Pháp, Đức, Anh và Nhật Bản đang đuổi kịp Mỹ. Vào những năm 1950, thu nhập bình quân đầu người của Mỹ cao gấp 2 lần so vối bốn nước lớn Châu Âu này và gấp 6 lần so với Nhật Bản. Vào năm 1998 nó chỉ còn cao hơn bốn nước Châu Âu khoảng 30% và Nhật Bản trên đà tăng trưởng nhanh đã đuổi kịp các nước trong tốp đầu (tính dựa vào phương pháp ngang bằng sức mua). Một số nước khác có mức thu nhập bình quân đầu người thấp vào những năm 1960 nhưng hiện nay đã đuổi kịp Mỹ một cách ngoạn mục. Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 2 10/10/2005 Đó là Hồng Kông, Hàn Quốc, Sin-ga-pore, Đài Loan mà vào những năm 1960 thu nhập bình quân của họ chỉ bằng 1/10 cuả Mỹ và gần đây Trung Quốc đang đuổi theo với tốc độ nhanh nhất. Nhìn vào không gian rộng hơn, chúng ta nhận ra mặc dù có sự hội tụ về mức sống ở một số nước giàu, nhưng khoảng cách về mức sống giữa Mỹ và các nước nghèo không khép lại. Cụ thể là Châu Phi và khu vực Trung Nam Mỹ đình trệ và dường như không tăng trưởng trong suốt giai đoạn những năm 1980 làm cho khoảng cách giữa họ và Mỹ trở nên lớn hơn. Thu nhập bình quân đầu người của năm nước nghèo nhất thế giới chỉ bằng khỏang 3% so với thu nhập bình quân đầu người của Mỹ. Một số nước Tây Âu khác (ngoài bốn nước lớn vừa kể) và các nước Trung Âu theo chủ nghĩa xã hội đã tăng trưởng suốt trong những thập niên 1970 nhưng tốc độ tăng trưởng gần như bằng tốc độ tăng trưởng của Mỹ nên không khép lại khoảng cách chênh lệch về thu nhập. Sau năm 1990, thu nhập bình quân đầu người ở các nước Trung Âu giảm sút khi họ trải qua quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với nhiều khó khăn về chính trị làm cho khoảng cách chênh lệch gia tăng Xét về thời gian dường như tăng trưởng bền vững chỉ là một hiện tượng gần đây. Suốt trong một chuổi dài thời gian từ năm 1500 đến 1950, nhìn chung là không có tăng thu nhập bình quân trên đầu người ở khu vực Châu Âu. Ngay cả trong thời kỳ Cánh Mạng Công Nghiệp nổ ra, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người cũng không cao. dụ như tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của Mỹ trong giai đoạn 1820-1950 là 1,5% Qua sự kiện tăng trưởng vừa nêu, chúng ta nhận ra sự hội tụ về mức thu nhập bình quân đầu người không phải là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Chỉ có những nước giàu mới đuổi kịp Mỹ trong khi khoảng cách về mức sống ở những nước nghèo vẫn chưa được khép lại. Chẳng hạn như hiện nay thu nhập bình quân đầu người của Mỹ gấp hơn 35 lần so với Ni-giê-ri-a. Một người công nhân trung bình ở Mỹ chỉ cần 10 ngày sẽ tạo ra giá trị bằng một người công nhân ở Ni-giê-ri-a sản xuất trong một năm. Một vài câu hỏi được đặt ra là tại sao không có sự hội tụ trong phạm vi toàn cầu? Tại sao các nước Châu Phi không có sự tăng trưởng? Tại sao một số nước như Nhật Bản và sau đó là bốn con hổ Đông Á lại có tốc độ tăng trưởng thần kỳ trong suốt một thời gian dài? Tại sao tốc độ tăng trưởng của các nước giàu như Mỹ có dấu hiệu chậm lại trong giai đọan 1970-1995? Trả lời những câu hỏi này là một thách thức lớn đối với kinh tế học. Trong bài giảng này sẽ khảo sát lại những lý thuyết tân cổ điển và một số lý thuyết tăng trưởng mới phát triển gần đây hầu để tìm ra một phần câu trả lời cho vấn đề này. 2. hình tăng trưởng Solow Trong hơn 3 thập niên, hình tăng trưởng tân cổ điển là khuôn khổ lý thuyết căn bản cho nghiên cứu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. .Mô hình này được phát triển bởi nhà kinh tế học Robert Solow của Viện Công nghệ Massachusset (MIT). Với những giả thiết cơ bản hình này chứng minh rằng trong dài hạn nền kinh tế có xu hướng tiến đến trạng thái cân bằng với mức tăng trưởng liên tục và đều. Trạng thái cân bằng này được đặc trưng bởi mức tích lũy vốn trên một lao động và mức sản lượng trên một lao động không đổi. Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 3 10/10/2005 2.1. Hàm sản xuất Trong hình Solow, không chỉ có vốn mà cả lao động và thay đổi công nghệ đều có tương quan hàm số với sản lượng. hình cho phép có trạng thái cân bằng toàn dụng liên tục bằng cách giả định rằng vốn (K) và lao động (L) có thể thay thế cho nhau trong quá trình sản xuất Điểm xuất phát của hình tăng trưởng Solow là hàm sản xuất tân cổ điển đồng nhất bậc một đặc trưng cho sinh lợi không đổi theo quy mô. Giả thiết này hàm ý rằng với phần trăm gia tăng đồng thời trong lao động và vốn cũng sẽ dẫn đến cùng phần trăm gia tăng trong sản lượng. Chẳng hạn như gấp đôi lao động và vốn được sử dụng cho quá trình sản xuất thì kết quả là sản lượng cũng tăng gấp đôi. Hàm sản xuất này cũng đặc trưng bởi sản phẩm biên hay là sinh lợi của các yếu tố sản suất dương và giảm dần. Điều này hàm ý là khi tăng thêm 1 đơn vị lao động hoặc vốn (giữ yếu tố khác không đổi) thì phần sản phẩm tăng thêm sẽ thấp hơn so với sự gia tăng trước đó. Một khi mà đầu tư vào vốn vật thể được giả thiết là sinh lợi giảm dần, thì lượng đầu tư tăng thêm sẽ làm cho sản lượng và thu nhập thực giảm dần. Một giả thiết khác liên quan đến sản xuất là thị trường hàng hóa và nhập lượng khá hòan hảo. Giả thiết này hàm ý là cạnh tranh sẽ định giá sản phẩm bằng với chi phí biên, tiền lương thực sẽ bằng với sản phẩm biên của lao động và suất thuê vốn thực sẽ bằng với sản phẩm biên của vốn. Với giả thiết này các nhà nghiên cứu có thể tính tóan mức độ đóng góp của mỗi nhập lượng vào quá trình tăng trưởng Dựa vào điều kiện sinh lợi không đổi theo quy mô, chúng ta có thể viết 00 )( )()1,()2( 2 2 < ∂ ∂ > ∂ ∂ = == k y vaø k y kfy kf L K F L Y Trong đó k = L K là mức tích luỹ vốn cho mỗi lao động, y = L Y là sản lượng bình quân trên mỗi lao động. ),(),( 00 0,0 ),()1( 2 2 2 2 LKnFnLnKF K Y vaø L Y L Y vaø K Y L K F Y = < ∂ ∂ > ∂ ∂ < ∂ ∂ > ∂ ∂ = Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 4 10/10/2005 Hàm số này chỉ ra sản lượng bình quân trên mỗi lao động phụ thuộc vào mức tích luỹ vốn trên mỗi lao động. Trên giản đồ bên dưới (Hình I.1) sản lượng trên mỗi lao động (y) được thể hiện trên trục tung, tích luỹ vốn cho mỗi lao động (k) được thể hiện trên trục hoành. Đường biểu diễn của hàm số là đường cong dốc lên. Khi tỷ lệ vốn trên mỗi lao động tăng, sản lượng trên đầu mỗi lao động cũng tăng, song sinh lợi giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lựơng ngày càng giảm khi có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động Tác động của tiến bộ công nghệ: Trong hàm số sản xuất đơn giản này, một sự cải thiện tình trạng công nghệ được thể hiện bởi sự dịch chuyển hàm sản xuất lên trên, làm cho sản lượng trên mỗi lao động tăng lên với mức tích luỹ vốn cho trước 2.2. Nguồn tăng trưởng Dựa vào đồ thị trên chúng ta nhận thấy một cách trực quan rằng sản lượng bình quân trên mỗi lao động sẽ tăng khi mức tích luỹ vốn trên mỗi lao động tăng hoặc có sự tiến bộ công nghệ. y=f(k) y 0 k 1 k y 1 y 0 k 0 k 2 y 2 y y 0 y 1 y =f 0 ( k ) y =f 1 ( k ) 0 k 0 k Hình II.1: Hàm sản xuất Hình II.2: Hàm sản xuất với tiến bộ công nghệ Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 5 10/10/2005 Khi mức tích luỹ vốn bình quân trên mỗi lao động tăng, thì sản lượng bình quân trên mỗi lao động cũng tăng. Song do sinh lợi vốn giảm dần nên muốn duy trì tăng sản lượng bình quân trên mỗi lao động đòi hỏi sự gia tăng mức tích luỹ vốn trên đầu mỗi lao động ngày càng nhiều hơn. Đến một mức nào đó việc tích luỹ vốn trên mỗi lao động không làm tăng sản lượng bình quân trên mỗi lao động nữa. Điều này có nghĩa là chỉ có sự tích luỹ vốn không thể duy trì tăng trưởng bền vững, song tích luỹ vốn có thể duy trì mức sản lượng bình quân cao hơn. Vấn đề này chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn trong phần sau tiếp theo Tăng trưởng được duy trì bền vững đòi hỏi phải có tiến bộ công nghệ. Với hai yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng là tích luỹ vốn và tiến bộ công nghệ, nếu tích luỹ vốn không thể duy trì tăng trưởng bền vững, thì tiến bộ công nghệ là yếu tố chính quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Điều này nói lên ý nghĩa là, trong dài hạn, một nền kinh tế duy trì được tốc độ cải thiện công nghệ cao hơn cuối cùng sẽ vượt qua các nền kinh tế khác. Vấn đề được đặt ra ra là yếu tố nào quyết định tiến bộ công nghệ? Đây là nội dung cốt lỏi được thảo luận trong nhiều phần sau 3. Tiết kiệm, tích luỹ vốn và tăng trưởng 3.1. Tích luỹ vốn và sản lượng hình Solow giả thiết thêm rằng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (s) , tốc độ tăng lao động (g L ) và tiến bộ công nghệ (g A ) là ngọai sinh được cho trước. Lúc này dường như chỉ có khối lượng vốn thay đổi theo thời gian. Trong phần phân tích này để chỉ ra vai trò của tiết kiệm đối với tăng trưởng, ta có thể giả thiết là không có sự thay đổi trong lao động và tiến bộ công nghệ. Với giả thiết tiến bộ công nghệ không thay đổi theo thời gian, hàm sản xuất )( + = kfy không đổi theo thời gian. 3.1.1. Tiết kiệm và đầu tư Nền kinh tế mà chúng ta nghiên cứu là nền kinh tế đóng. Điều này cũng có nghĩa là thu nhập bằng với sản lượng hay tiết kiệm bằng với đầu tư. Chúng ta gọi s là tỷ lệ tiết kiệm và nhớ rằng rằng tỷ lệ tiết kiệm này là được cho trước. Thêm nữa, chúng ta gọi δ > 0 là tỷ lệ hao mòn vốn trong sản xuất (tỷ lệ khấu hao). Sự gia tăng khối lượng vốn ( ∆K ) đến một thời điểm nào đó được xác định bằng đầu tư gộp trừ đi khấu hao K s Y K I K δδ)3( − = −=∆ Nếu ta chia L cho cả hai vế, chúng ta nhận được ksy L K δ−= ∆ )4( k = L K với L không đổi, chúng ta có thể suy ra tốc độ tăng của k, K và L như sau Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 6 10/10/2005 (5) L K klaøhoaëc K K k k ∆ =∆ ∆ = ∆ Từ (4) và (5) chúng ta viết lại Phương trình (6) là phương trình cơ bản. Phương trình này phát biểu rằng tích luỹ vốn trên một đơn vị lao động (k) tăng khi đầu tư thực tế trên một đơn vị lao động (sy = sf(k)) lớn hơn phần đầu tư bù đắp vốn hao mòn bình quân mỗi lao động trong quá trình sản xuất. Cơ chế điều chỉnh này diễn ra liên tục cho tới khi nào mà đầu tư thực tế trên một đơn vị lao động (sy = sf(k)) vừa đủ bù đắp vốn hao mòn (bình quân mỗi lao động) trong quá trình sản xuất Do đó, ta suy ra rằng trong dài hạn, k sẽ hội tụ về một giá trị k* ổn định được gọi là trạng thái cân bằng hay dừng (Hình 3.1) 3.1.2. Tăng trưởng đều Tăng trưởng đều là tình trạng tăng trưởng khi mà nền kinh tế đạt được cân bằng, lúc này mức độ thâm dụng vốn (k) không có động cơ cho sự thay đổi nữa.Trong hình này tốc độ tăng trưởng đều đạt được ở trạng thái dừng khi ∆k = 0 . Đó chính là điểm giao nhau giữa hai đường sf(k) và δk. Lúc này giá trị k là k * thỏa mãn điều kiện * δ)7( ksy = khi đạt được mức tăng trưởng đều, k * không đổi nên y * và c * cũng không thay đổi. Điều này cũng có nghĩa là Y, K, và C không tăng trong dài hạn. (6) ∆ k= s.f(k) - δ .k ∆ k c i y y=f(k) sf(k) k k* k 0 0 δ .k sy* Đầu tư thực tế Đầu tư thay thế Hình 3.1: Cơ chế điều chỉnh về trạng thái cân bằng Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 7 10/10/2005 3.1.3. Thay đổi tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế hình Solow cho thấy tiết kiệm là yếu tố quyết định mức tích luỹ vốn ở trạng thái dừng δ sy k = * . Trong một chừng mực nào đó, nếu tiết kiệm cao thì mức tích luỹ vốn sẽ cao và đóng vai trò quyết định mức sản lượng hay thu nhập bình quân trên đầu người. Song cần phải chú ý rằng tiết kiệm cao không dẫn đến tăng trưởng trong dài hạn, nó chỉ làm tăng sản lượng bình quân trên đầu người trong quá trình đạt đến điểm dừng mới. Nếu vẫn tiếp tục duy trì mức tiết kiệm cao, nó sẽ làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người nhưng không thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Điều này được thể hiện như sau k ** y** y=f(k) s 1 f(k) k k* y* 0 δ . k s 2 f(k) Hình 3.1: Tác động của tăng tỷ lệ tiết kiệm y * y ** 0 t 0 t y t s s 0 t 0 s 1 Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 8 10/10/2005 3.1.4. Quy tắc vàng của tích luỹ vốn Chúng ta nhận ra rằng ban đầu với một mức thu nhập cho trước, khi tăng tiết kiệm thì tiêu dùng hiện tại sẽ giảm. Song có một vấn đề là liệu tăng tiết kiệm có làm tăng tiêu dùng trong dài hạn (tiêu dùng tại trạng thái dừng) hay không? Nếu có, mức tiết kiệm nào là tối ưu cho nền kinh tế?. Điều này được thể hiện qua phân tích sau đây Với hàm sản xuất và các giá trị δ cho trước, có mối tương quan 1-1 giữa k và s tại trạng thái dừng. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàm số sau đây *.δ*)()8( k k sf = Ở trạng thái dừng, tiêu dùng bình quân trên đầu người đươc xác định c*=(1- s).f{k*(s)} . Từ (8) chúng ta có *.δ*)( k k s f = . vậy chúng ta có thể viết hàm số c(s) như sau )(.δ)}({)()9( *** skskfsc −= Ở trạng thái dừng mức tiết kiệm cần thiết để tối đa hoá tiêu dùng tại trạng thái dừng phải thoã điều kiện: 0 * )}δ(*)('{ * )10( = ∂ ∂ −= ∂ ∂ s k kf s c 0 * > ∂ ∂ s k nên điều kiện tối đa hoá tiêu dùng sẽ là f’(k*) – δ = 0 hay năng suất biên của vốn sẽ bằng với tỷ lệ khấu hao. Khi s < s G thì việc tăng tiết kiệm sẽ làm tăng tiêu dùng trong dài hạn nhưng giảm tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển đến trạng thái dừng. Trong trường hợp này có sự mâu thuẩn giữa lợi ích của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. Ngược lại, khi s > s G việc giảm tiết kiệm sẽ làm tăng tiêu dùng bình quân đầu người trong dài hạn và cũng tăng tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển . Vấn đề lựa chọn phụ thuộc vào sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng trong tương lai Độ dốc = δ y y =f ( k ) sf ( k ) k k G 0 δ . k s G f(k) s y Hình 3.2: Tỷ lệ tiết kiệm tối ưu Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 9 10/10/2005 4. Sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế hình vừa trình bày ở trên chỉ mới đề cập đến quá trình tích luỹ vốn, song chỉ dừng lại ở đây thì chưa đủ sức để lý giải hiện tượng tăng trưởng bền vững mà chúng ta thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Để lý giải sự tăng trưởng bền vững, chúng ta phải mở rộng hình bằng cách đưa thêm vào hai nguồn khác là (1) sự gia tăng dân số và (2) thay đổi công nghệ. Trong phần này hình giả thiết rằng tốc độ tăng dân số và lao động là như nhau nhằm chỉ ra vai trò của tăng dân số đối với tăng trưởng. Phần sau sẽ đưa thêm vào hình sự thay đổi công nghệ. 4.1. Trạng thái dừng và sự gia tăng dân số Với k = L K như trên, nhưng lúc này có sự gia tăng lượng lao động, chúng ta có thể suy ra tốc độ tăng của k, K và L như sau (11) L gk L K klaøhoaëc L L K K k k .− ∆ =∆ ∆ − ∆ = ∆ Từ (4) và (11) chúng ta viết lại Phương trình này phát biểu rằng tích luỹ vốn trên một đơn vị lao động tăng khi đầu tư thực tế trên một đơn vị lao động (sy = sf(k)) lớn hơn cầu đầu tư vừa đủ [(g L + δ)k] để duy trì mức tích lũy vốn trên mỗi lao động như trước. Mức đầu tư vừa đủ trong trường hợp này bao gồm một phần để bù đắp cho vốn hao mòn trong quá trình sản xuất và một phần trang bị vốn cho lượng lao động tăng thêm nhằm để duy trì lượng vốn bình quân cho một lao động không đổi. Khi đầu tư thực tế bằng với đầu tư vừa đủ nền kinh tế sẽ đạt được ở trạng thái dừng (12) ∆ k= sf(k) - ( δ +g L )k sy ∆k c ( δ + g L ) k 0 y y =f ( k ) sf(k) k k k 0 0 Đ ầ u tư thực t ế Đầu tư vừa đủ Hình 4.1: Cơ chế điều chỉnh k đến trạng thái cân bằng Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 10 10/10/2005 4.2. Trạng thái dừng với sự gia tăng dân số Tốc độ tăng trưởng đều đạt được ở trạng thái dừng khi ∆k = 0 . Đó chính là điểm giao nhau giữa hai đường sf(k) và (δ+ g L )k. Lúc này giá trị k là k * thỏa mãn điều kiện * )δ()13( kgsy L += Cũng như trường hợp đã phân tích ở trên, khi đạt được mức tăng trưởng đều, k * không đổi nên y * và c * cũng không thay đổi. Điều này cũng có nghĩa là Y, K, và C tăng với tốc độ tăng của dân số là g L trong dài hạn. 4.3. Tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng dân số tăng lên đẩy đường (δ+g L ).k lên phía trên . Trạng thái dừng mới có mức tích luỹ vốn trên mỗi đơn vị lao động và thu nhập bình quân đầu người thấp hơn. hình này đưa ra dự báo rằng các nền kinh tế có tỷ lệ tăng dân số cao sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp 4.4. Quy tắc vàng của tích luỹ vốn khi có sự gia tăng dân số Với hàm sản xuất và các giá trị g L và δ cho trước, có mối tương quan 1-1 giữa k và s tại trạng thái dừng. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàm số sau đây *)δ(*)()14( k g k s f L += ( δ +g 2L )k ( δ +g 1L )k y * y** y y =f ( k ) sf ( k ) k k*k**0 Hình 4.2: Tác động của tốc độ tăng dân số [...]... hợp cho tăng trưởng 10 Chỉ tăng trưởng kinh tế là đủ? Trước đây tăng trưởng cao là mục tiêu mong đợi của nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà kinh tế mà đại biểu là Martia Sen (Nobel 1999) cho rằng mục tiêu trên khơng còn phù hợp nữa Tăng trưởng số lượng phải gắn liền chất lượng mới là mục tiêu mong đợi trong bối cảnh hiện nay Điều này bao hàm ý nghĩa là tăng trưởng phải dựa vào tăng. .. thể mang lại lợi nhuận như nhau Nếu như mức đầu tư và tăng trưởng như nhau giữa các nước thì chênh lệch thu nhập bình qn đầu người giữa nước giàu và nước nghèo có thể khơng bao giờ khép lại hình này có Trương Quang Hùng 20 10/10/2005 Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế thể mở rộng bao hàm các tác động kinh tế của chiến tranh, nạn đói kém và suy thóai mà nó làm... vốn (gL + gA + δ)k y=f(k) y* Đầu tư thực tế sf(k) sy* Hình5.1: Trạng thái cân bằng 0 Trương Quang Hùng k k* 13 10/10/2005 Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế g(Y/L) (gL + gA + δ)k y s'f(k) gY - gL = gA sf(k) t 0 ln(Y/L) ln(Y/L) Hình 5.2 k* 0 k** 0 t t0 Hình 5.2: Tác động của tăng tiết kiệm Phân tích trên cho thấy rằng gia tăng tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng tới mức thu... này cho rằng tăng trưởng sẽ làm tăng thu nhập bình qn đầu người, giảm được tỷ lệ nghèo đói và thốt khỏi lạc hậu trong bối cảnh hội nhập Các vấn đề mơi trường và dân chủ trong hoạt động kinh tế sẽ đi sau q trình tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên cái giá phải trả cho sự khơng minh bạch trong quản lý, sự thiếu dân chủ trong hoạt động kinh tế là họ bị cuốn vào vòng xốy của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những... trị, sự bất ổn về kinh tế mơ, và thiếu vắng các thị trường tài chính phát triển nhằm phân bổ nguồn vốn có hiệu quả hơn Tại sao một số Đơng Á lại tăng trưởng nhanh trong suốt 20 năm qua? Một số bằng chứng thực tế cho rằng các nước này tăng trưởng nhanh chủ yếu là do tăng vốn nhân lực và tăng vốn vật thể nhanh Ngoại thương cũng đóng góp một phần quan trong trong việc giải thích tăng trưởng của các nước... vốn, nên nó thường được gọi là số dư Trương Quang Hùng 15 10/10/2005 Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Solow thể hiện tăng trưởng năng suất của tổng các yếu tố sản xuất (TFPG), một đại lượng nắm bắt tồn bộ sự thay đổi kỹ thuật và tất cả những yếu tố sản xuất khác làm gia tăng năng suất Dựa vào phương trình hạch tốn này, Alwyn Young, Jong II Kim và Lawrence đã... duy trì tốc độ tăng thu nhập bình qn trên đầu người trong một thời gian dài chỉ bằng tích luỹ vốn Các nhà kinh tế tân cổ điển nhưng năm 50 và 60 đã nhận ra điều này nên đã bổ sung vào hình của họ yếu tố cơng nghệ thay đổi theo thời gian và hy vọng rằng nó sẽ là lối thốt cho hình Trương Quang Hùng 11 10/10/2005 Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế 5.1 Tiến bộ... năm Như vậy, trong hình Solow, tác động của việc tăng tiết kiệm chẳng những là khiêm tốn, mà còn phải mất thời gian lâu dài mới xảy ra 2 α 0.33 ∆y / y = ≈ = 0.5 ∆s / s 1 − α 0.67 Trương Quang Hùng 14 10/10/2005 Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế Ta cũng nên lưu ý rằng tác động của những thay đổi chính sách làm tăng năng suất, như việc tự do hố chính sách ngoại... là phương trình hạch tốn tăng trưởng tiêu chuẩn, phương trình này phát biểu rằng tăng trưởng sản lượng là bình qn có trọng số của tăng trưởng các nhập lượng vốn và lao động hiệu dụng Phương trình (22) là dạng tính theo đầu người của phương trình (15), phương trình này phát biểu rằng thu nhập trên đầu người là bình qn có trọng số của tăng trưởng tỷ số vốn-lao động và tỷ lệ tăng trưởng kiến thức ( cải... cho dù TFP có đóng góp vào tăng trưởng của các nước Đơng Á thì tăng trưởng này khó duy trì bền vững nếu như cơng nghệ này vay mượn từ bên ngồi Trong dài hạn các nước Đơng Á muốn đuổi kịp các nước đi tiên phong thì họ phải đầu tư cao Trương Quang Hùng 22 10/10/2005 Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế Tăng trưởng kinh tế hơn cho hoạt động R&D cũng như đầu tư cho giáo dục và đào tạo . dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 200 5-2 006 Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 1 10/10/2005 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu tăng trưởng kinh. ưu Chương trình Gỉang dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế Trương Quang Hùng 9 10/10/2005 4. Sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế Mô hình vừa trình bày ở trên. kiện tăng trưởng kinh tế và sau đó đi vào nghiên cứu các lý thuyết tăng trưởng nhằm rút ra vài suy nghĩ về các nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. 1. Sự kiện tăng trưởng kinh tế

Ngày đăng: 27/06/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan