NCKH PHÁP LUẬT VỀ “KINH TẾ CHIA SẺ” KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

140 3 0
NCKH  PHÁP LUẬT VỀ “KINH TẾ CHIA SẺ”  KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NCKH PHÁP LUẬT VỀ “KINH TẾ CHIA SẺ” KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM. KTCS xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ, phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như kinh tế cộng tác (collaborative economy), kinh tế nhu cầu (on demand economy), kinh tế nền tảng (platform economy)... KTCS cũng được coi là hoạt động tái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân có thể sử dụng các tài sản, dịch vụ nhàn rỗi (bao gồm cả các tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi), được sở hữu bởi các cá nhân khác thông qua các nền tảng kết hợp trên Internet. Trong kinh doanh, mô hình KTCS thường do các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) khởi xướng đối tượng này không sở hữu bất kỳ một nhà máy hay một kho hàng nào nhưng lại có cả một kho tài nguyên sẵn có trên toàn cầu và luôn sẵn sàng gia nhập vào hệ thống.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2023” CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHÁP LUẬT VỀ “KINH TẾ CHIA SẺ” - KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và Nhân văn NĂM 2023 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng chúng tôi Các kết quả nêu trong Báo cáo tổng kết đề tài chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong báo cáo tổng kết đề tài là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Báo cáo tổng kết đề tài này Nhóm tác giả đề tài MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 Ý nghĩa của đề tài 7 Kết cấu của đề tài CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ CHIA SẺ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ CHIA SẺ 1.1 Tổng quan về Kinh tế chia sẻ 1.1.1 Bản chất của kinh tế chia sẻ 1.1.1.1 Khái niệm kinh tế chia sẻ 1.1.1.2 Đặc điểm của kinh tế chia sẻ 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của kinh tế chia sẻ 1.1.2.1 Lịch sử hình thành của kinh tế chia sẻ 1.1.2.2 Sự phát triển của kinh tế chia sẻ 1.1.3 Vai trò của kinh tế chia sẻ 1.1.4 Các mô hình kinh tế chia sẻ 1.2 Tổng quan Pháp luật về Kinh tế chia sẻ 1.2.1 Khái niệm pháp luật về kinh tế chia sẻ 1.2.2 Đặc điểm pháp luật về kinh tế chia sẻ 1.2.3 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về kinh tế chia sẻ 1.2.4 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với kinh tế chia sẻ KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ CHIA SẺ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Thực trạng pháp luật về kinh tế chia sẻ ở Việt Nam 2.1.1 Khái quát mô hình KTCS ở Việt Nam 2.1.2 Các quy định pháp luật điều chỉnh mô hình KTCS ở Việt Nam 2.1.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật về kinh tế chia sẻ ở Việt Nam 2.1.2.1 Một số thành tựu đạt được 2.1.2.2 Một số bất cập còn tồn tại 2.2 Thực trạng pháp luật về kinh tế chia sẻ ở một số quốc gia trên thế giới 2.2.1 Tổng quan mô hình kinh tế chia sẻ ở một số quốc gia 2.2.2 Sự thừa nhận mô hình kinh tế chia sẻ của chính phủ các nước 2.2.3 Các quy định pháp luật điều chỉnh mô hình KTCS ở một số quốc gia trên thế giới 2.2.3.1 Đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng 2.2.3.2 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các bên liên quan 2.2.3.3 Vấn đề lao động và việc làm 2.2.3.4 Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân 2.2.3.5 Vấn đề thuế 2.2.3.6 Một số vấn đề pháp lý khác 2.3 Bài học kinh nghiệm về kinh tế chia sẻ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ CHIA SẺ Ở VIỆT NAM 3.1 Bối cảnh, sự cần thiết hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mô hình kinh tế chia sẻ 3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kinh tế chia sẻ ở Việt Nam 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh tế chia sẻ ở Việt Nam 3.3.1 Tăng cường bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng 3.3.2 Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 3.3.3 Tăng cường bảo vệ quyền lợi người lao động 3.3.4 Tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân 3.3.5 Tăng cường quản lý thuế và quản lý tài chính, ngân hàng KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa KTCS Kinh tế chia sẻ DN Doanh nghiệp MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài KTCS xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ, phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như kinh tế cộng tác (collaborative economy), kinh tế nhu cầu (on - demand economy), kinh tế nền tảng (platform economy) KTCS cũng được coi là hoạt động tái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân có thể sử dụng các tài sản, dịch vụ nhàn rỗi (bao gồm cả các tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi), được sở hữu bởi các cá nhân khác thông qua các nền tảng kết hợp trên Internet Trong kinh doanh, mô hình KTCS thường do các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up) khởi xướng - đối tượng này không sở hữu bất kỳ một nhà máy hay một kho hàng nào nhưng lại có cả một kho tài nguyên sẵn có trên toàn cầu và luôn sẵn sàng gia nhập vào hệ thống Tại Việt Nam, mô hình KTCS đã có những bước phát triển đáng chú ý, với một số mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số như ứng dụng gọi xe Grab, Be, Gojek; dịch vụ chia sẻ phòng ở như Airbnb, Luxstay; dịch vụ cho vay ngang hàng như: Tima, Lendbiz Xuất phát từ đặc điểm nổi bật của KTCS là ưu tiên sử dụng thay vì sở hữu và có sự hỗ trợ từ công nghệ số, nên mô hình KTCS đã kết nối được số lượng lớn người cung cấp và người tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở vật chất cũng như phương tiện, con người Từ đó, mô hình KTCS được cho là đem lại nhiều lợi ích như: giá cả cạnh tranh, sản phẩm, dịch vụ đa dạng, thúc đẩy cạnh tranh nhằm tối ưu hóa lợi ích cho người tiêu dùng, tận dụng nguồn lực dư thừa của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của mô hình KTCS cũng đang đặt ra một số vấn đề trong thực tiễn quản lý, ví dụ như: không bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh; tiềm ẩn khả năng vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền lợi người lao động; vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, thất thoát thuế; ảnh hưởng đến lợi ích công và vấn đề bảo vệ môi trường Một trong số những nguyên nhân của tình trạng nêu trên là mô hình kinh tế mới này đã khiến cho hệ thống pháp luật hiện hành xuất hiện một số bất cập và lỗ hổng pháp lý Từ những hạn chế trong hệ thống pháp luật điều chỉnh mô hình KTCS nêu trên, với mong muốn cung cấp cho những nhà quản lý, những nhà nghiên cứu, các DN, người tham gia vào mô hình KTCS những nội dung hữu ích xung quanh mô hình KTCS, kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mô hình KTCS của một số quốc gia trên thế giới, thực tiễn cũng như một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh mô hình KTCS ở Việt Nam, nhóm tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề Pháp luật về “Kinh tế chia sẻ” - Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của mình 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 Ý nghĩa của đề tài 7 Kết cấu của đề tài CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ CHIA SẺ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ CHIA SẺ 1.1 Tổng quan về Kinh tế chia sẻ 1.1.1 Bản chất của kinh tế chia sẻ 1.1.1.1 Khái niệm kinh tế chia sẻ Thuật ngữ KTCS hiện nay đang là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các học giả trên thế giới KTCS còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “kinh tế hợp tác” (Collaborative economy), “kinh tế nền tảng” (Platform economy), “tiêu dùng kết nối” (Connected consumption), “kinh tế cho thuê” (Renting economy) hay kinh tế theo yêu cầu (on demand economy) …1 Năm 1968, Garret Hardin2 đã thảo luận một lý thuyết kinh tế có tên “Tragedy of the commons” trong bài viết chỉ trích hệ thống kinh tế tư bản Hardin cho rằng nếu mỗi cá nhân trong một cộng đồng hành động theo lợi ích riêng của mình, coi thường lợi ích chung thì kết quả là sự cạn kiệt tài nguyên Khi hệ thống kinh tế tư bản không thể phân bổ hiệu quả các nguồn lực mà chúng có thì KTCS xuất hiện như một sự thay thế Đến năm 1984, Martin Weitzman3 lần đầu tiên nhắc đến khái niệm KTCS Nhưng mãi cho đến khi Airbnb, Uber, RelayRides,… tham gia thị trường vào nửa sau thập niên 2000 và đầu thập niên 2010 thì thuật ngữ KTCS mới thật sự được quan tâm Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra từ năm 2008 đến năm 2011 buộc khách hàng phải tìm kiếm cách tiêu dùng hiệu quả hơn Khi đó, mô hình KTCS được Tạp chí Time bình chọn là một trong 10 ý tưởng hàng đầu sẽ thay đổi thế giới Botsman R và Rogers (2010)4 cũng đề cập đến sự phát triển của KTCS và sự chuyển đổi trong cách tiêu thụ từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 Ngoài thuật ngữ KTCS, một số tài liệu sử dụng những thuật ngữ khác như tiêu thụ hợp tác (Botsman, 2013)5, kinh tế truy 1 Phan Thị Thanh Thủy, “Kinh tế chia sẻ và những thách thức pháp lý đặt ra cho Việt Nam và Châu Âu từ góc nhìn so sánh”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Pháp luật kinh doanh và dân sự hiện đại của Việt Nam và cộng hòa Liên Bang Đức - Những vấn đề nổi bật từ góc nhìn so sánh, tr.81 2 Garret Hardin (1968), The Tragedy of the commons, 162 Science 1243 3 Martin L.Weitzman (1984), The share economy, Harvard University Press 4 Botsman, R., Rogers, R., (2010), What’s Mine is Yours - The rise of collaborative consumption, HarperCollins, New York 5 Botsman, R (2013), The Sharing Economy Lacks A Shared Definition, Fast Company, November 21, 2013 cập (Belk, 2014)6, kinh tế ngang hàng, tiêu dùng dựa trên sự kết nối, kinh tế lai, kinh tế tạm thời (Dredge và Gyimóthy, 2015)7,… Đến nay, thuật ngữ KTCS được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới và được Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) sử dụng trong các tài liệu chính thức Belk (2010)8 cho rằng “KTCS là hành động và quy trình phân phối những gì chúng ta có cho người khác sử dụng và quá trình tiếp nhận hoặc lấy cái gì đó từ người khác để sử dụng” Có 02 loại chia sẻ là “sharing in” và “sharing out” “Sharing in” là hành động chia sẻ được tạo ra từ lòng tốt, phép lịch sự đối với người khác hoặc giữa những người thân thiết như gia đình, bạn bè “Sharing out” là hành động chia sẻ không gian, sản phẩm, kiến thức, công việc, giữa những người xa lạ, không xảy ra thường xuyên, rất có thể chỉ diễn ra một lần Hành động chia sẻ cũng diễn ra trong một phần khác gọi là “chia sẻ giả” (Belk, 2014) Bostman và cộng sự (2010) cho rằng KTCS là một mô hình kinh tế trung gian qua internet, được xây dựng trên sự chia sẻ, trao đổi, giao dịch hoặc cho thuê sản phẩm, dịch vụ và không yêu cầu quyền sở hữu Choi, H.R., và cộng sự (2014)9 cũng cho rằng KTCS là hành động chia sẻ, trao đổi và cho thuê những tài nguyên không cần sở hữu Nhất trí với quan điểm này, theo Muñoz, P., Cohen, B., (2018)10, KTCS là nền kinh tế mà quyền sở hữu được thay thế bằng việc chia sẻ hoặc khai thác các tài sản đã qua sử dụng Những tài sản đã qua sử dụng có thể là sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tài chính, không gian, tiền bạc, lực lượng lao động, kiến thức hoặc thông tin do con người tạo ra và chia sẻ với 6 Belk, R (2014), You are what you can access: Sharing and collaborative consumption online, Journal of Business Research, 67, 1595-1600 7 Dredge, D., and S Gyimóthy (2015), The Collaborative Economy and Tourism: Critical Perspectives, Questionable Claims and Silenced Voices, Tourism Recreation Researches, 40, 286-302 8 Belk, R (2010), Sharing, Journal of Consumer Research, Volume 36, Issue 5, p.715-734 9 Choi, H.R., Cho, M.J., Lee, K., Hong, S G., Woo, C.R (2014), The Business Model for the Sharing Economy between SMEs, WSEAS Transactions on Business and Economics, 11, 625-634 10 Muñoz, P., Cohen, B., (2018), A Compass for Navigating Sharing Economy Business Models, California Management Review, 61, 114-147

Ngày đăng: 27/03/2024, 13:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan