Tiểu thuyết đất mồ côi của tạ duy anh dưới góc nhìn thể loại

156 4 0
Tiểu thuyết đất mồ côi của tạ duy anh dưới góc nhìn thể loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự trân trọng và tri ân dànhcho những ai đã và đang góp sức vào sự phát triển của chuyên ngành nghiên cứuvăn học nói chung và nghiên cứu văn học Việt Nam nói ri

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN THÁI DƯƠNG NƯƠNG TIỂU THUYẾT ĐẤT MỒ CÔI CỦA TẠ DUY ANH DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Người hướng dẫn : TS Nguyễn Thanh Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn – TS Nguyễn Thanh Sơn Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào trước đó Nếu phát hiện có gian lận, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng Tác giả luận văn Thái Dương Nương LỜI CẢM ƠN Văn học tựa như một sinh thể, vận động và biến đổi không ngừng Nghiên cứu văn học là chuyên ngành có độ mở lớn, gắn bó biện chứng với nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác Nhận thấy tầm quan trọng của chuyên ngành và có mong muốn nâng cao năng lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, tôi tiếp tục học tập và có cơ hội may mắn trở thành học viên Cao học ngành Văn học Việt Nam tại Trường Đại học Quy Nhơn Trước hết, tôi xin bày tỏ sự trân trọng và tri ân dành cho những ai đã và đang góp sức vào sự phát triển của chuyên ngành nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng để tôi có thêm cơ hội học tập, nuôi dưỡng niềm đam mê với một lĩnh vực ý nghĩa và không dễ tiếp cận Trong quá trình theo học Cao học tại trường và thực hiện đề tài Tiểu thuyết Đất mồ côi của Tạ Duy Anh dưới góc nhìn thể loại, tôi nhận được sự hướng dẫn khoa học và tận tâm từ nhiều thầy cô trong và ngoài Trường Đại học Quy Nhơn Đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thanh Sơn – người giảng dạy, định hướng, khích lệ và đồng hành cùng tôi, giúp tôi vượt qua điểm mù tư duy và nhận thức để hoàn thành luận văn tốt nhất có thể Song song đó, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô – người trực tiếp giảng dạy các học phần Cao học cho Lớp Văn học Việt Nam (Khóa 23B), đã nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Quy Nhơn) đã hỗ trợ, giúp đỡ để chúng tôi có thể học tập và thực hiện đề tài trong điều kiện tối ưu Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, anh chị, bạn bè đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ tài liệu và trao đổi cùng tôi những vấn đề liên quan đến ngành học, giúp con đường nghiên cứu khoa học của tôi trở nên thuận lợi hơn Cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất, tôi xin phép dành riêng cho gia đình và người thân – những người đã luôn bên cạnh, yêu thương, động viên và chia sẻ cùng tôi những khó khăn, vất vả trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài May mắn nhận được sự hỗ trợ từ tất cả mọi người, cuối cùng tôi đã hoàn thành luận văn, quan trọng hơn hết, tôi đã có được sự trưởng thành ít nhiều, có thêm niềm tin và động lực trên hành trình nghiên cứu khoa học Trân trọng! Thái Dương Nương MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4 Phương pháp nghiên cứu 8 5 Đóng góp của luận văn 9 6 Cấu trúc luận văn 9 CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA CỔ VIÊN (TẠ DUY ANH) 10 1.1 Khái lược tiểu thuyết đương đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay 10 1.1.1 Bức tranh chung về tiểu thuyết đương đại Việt Nam 10 1.1.2 Khái lược tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam 20 1.2 Nhà văn Cổ Viên (Tạ Duy Anh) và tiểu thuyết Đất mồ côi 28 1.2.1 Cổ Viên (Tạ Duy Anh) và hành trình sáng tác tiểu thuyết 28 1.2.2 Tiểu thuyết Đất mồ côi trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 34 Tiểu kết Chương 1 37 CHƯƠNG 2: KẾT CẤU, CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT MỒ CÔI 38 2.1 Kết cấu trong tiểu thuyết Đất mồ côi 38 2.1.1 Kết cấu phân mảnh 38 2.1.2 Kết cấu liên văn bản 43 2.1.3 Kết cấu đa tầng 52 2.2 Cốt truyện trong tiểu thuyết Đất mồ côi 54 2.2.1 Cốt truyện lồng ghép 55 2.2.2 Cốt truyện phi trung tâm 58 2.3 Nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi 61 2.3.1 Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi 61 2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi 76 Tiểu kết Chương 2 81 CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT MỒ CÔI 82 3.1 Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Đất mồ côi 82 3.1.1 Ngôn ngữ đậm chất đời thường 82 3.1.2 Ngôn ngữ bạo liệt 87 3.1.3 Ẩn dụ ngôn từ 92 3.2 Giọng điệu trong tiểu thuyết Đất mồ côi 102 3.2.1 Giọng điệu đa thanh 102 3.2.2 Giọng điệu giễu nhại 106 3.2.3 Giọng điệu triết lí 111 Tiểu kết Chương 3 116 KẾT LUẬN 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO) 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (1986), đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có văn học Các nhà văn Việt Nam được dịp “phá trói” sau hơn mười năm loay hoay trên hành trình tìm kiếm phương hướng sáng tác Từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX, văn đàn nước nhà thật sự sôi động với nhiều cây bút tinh anh và tài năng như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp,… Bước sang thế kỉ XXI, văn học bắt đầu có dấu hiệu chững lại, phần nào trầm lắng hơn giai đoạn trước Tuy không có nhiều tác phẩm gây được tiếng vang rộng rãi trong dư luận, song chúng ta phải thừa nhận rằng các nhà văn đương đại đã và đang rất cố gắng tìm tòi, thể nghiệm và thử nghiệm sự đổi mới trong sáng tác từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, trong số đó phải kể đến Tạ Duy Anh – một tài năng văn học với sức viết dồi dào Tính đến nay, gần bốn mươi năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết: Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2002), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008), Mối chúa (2018)… Tạ Duy Anh xuất hiện trên văn đàn đương đại như một thỏi nam châm Các tiểu thuyết của ông không chỉ được đông đảo bạn đọc săn đón, bàn luận sôi nổi mà còn được phần đông giới nghiên cứu chuyên môn đánh giá cao Tiểu thuyết lão Tạ thu hút người đọc không chỉ bởi nội dung rất “đời” mà còn bởi những tìm tòi, khám phá của tác giả ở khía cạnh nghệ thuật Chính sự cách tân nghệ thuật mới mẻ làm tiểu thuyết Tạ Duy Anh trở thành mảnh đất hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc Trước những thành công đó, lão Tạ cùng các sản phẩm văn học của ông hoàn toàn xứng đáng trở thành đối tượng quan tâm của giới nghiên cứu văn chương 1.2 Năm 2020, dưới bút danh Cổ Viên, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra mắt công chúng cuốn tiểu thuyết hơn 400 trang mang tên Đất mồ côi Tiểu thuyết vừa công bố lập tức gây nên tiếng vang trên văn đàn, chỉ vừa ra mắt được hai tuần đã bán được gần 2000 bản Tính đến thời điểm hiện tại, đây có thể được xem là một trong những tác phẩm mới nhất nhà văn công bố trước độc giả Đất mồ côi với những cách tân nghệ thuật của Cổ Viên đã và đang gây nên “cơn sốt” trên văn đàn cùng rất nhiều nhận định chưa thống nhất Vì thế, việc nghiên cứu về một mảnh đất mới – mảnh đất đang gây nhiều tranh cãi và chưa có nhiều công trình “cày xới”, thẩm định như Đất mồ côi là một điều khá thú vị và mang tính thời sự 2 1.3 Tác phẩm văn học được người nghệ sĩ cấu thành từ nhiều yếu tố: đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, ngôn từ, cốt truyện, kết cấu Các yếu tố này có sự liên kết, thống nhất trọn vẹn với nhau; sự thống nhất này được quy định bởi thể loại văn học Thể loại văn học đóng vai trò quan trọng đối với sáng tác, phê bình và thưởng thức văn học Thể loại khi được nhà văn lựa chọn và định hình, nó sẽ như một mạch kênh, khơi nguồn và rẽ lối sáng tạo cho người nghệ sĩ Tác giả cuốn Lí luận văn học (Tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học) từng khẳng định: “Thể loại không phải là yếu tố nằm ngoài nhà văn, mà nằm trong ý thức nghệ thuật, trong cơ cấu cảm xúc của nghệ sĩ, làm thành cái gọi là “tư duy thể loại”” [53, tr.250] Việc tìm hiểu tác phẩm dựa trên đặc điểm thể loại là một trong những chiếc khóa giúp người đọc có những nhận định khách quan và sâu sắc, giải mã được tác phẩm văn học với những cái nhìn không quá chênh lệch so với ý đồ tư tưởng, nghệ thuật của tác giả Từ những lí do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu Đất mồ côi (Tạ Duy Anh) dựa trên đặc điểm thể loại tiểu thuyết có thể đem đến một góc nhìn mới về cuốn tiểu thuyết “ăn khách” của hiện tượng văn học Tạ Duy Anh Kết quả việc nghiên cứu góp phần giúp chúng tôi thấy được phong cách viết tiểu thuyết của lão Tạ trên dòng mạch tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới Bên cạnh đó, Tạ Duy Anh còn là một trong số ít nhà văn đương đại có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường: Cánh diều tuổi thơ – được trích trong sách Tiếng Việt 4 (Cánh diều tập 1) và Bức tranh của em gái tôi – được sử dụng trong cả hai bộ sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 và Cánh diều tập 2) Việc tìm hiểu về Tạ Duy Anh cũng như sáng tác của ông ít nhiều giúp ích chúng tôi trong công tác giảng dạy bộ môn Chính vì thế, chúng tôi quyết định lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết Đất mồ côi của Tạ Duy Anh (Cổ Viên) dưới góc nhìn thể loại 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2.1 Khái quát tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Cổ Viên) Tạ Duy Anh xuất hiện trên văn đàn từ những năm đầu đổi mới Là một cây bút khỏe cùng sức sáng tạo dồi dào, không ngại thử nghiệm, Tạ Duy Anh thổi một làn gió mới, góp phần phá vỡ sự trầm ổn của nền văn học dân tộc đương thời Các tiểu thuyết của ông lần nào ra mắt cũng gây một “cú nổ” lớn trên văn đàn, được giới nghiên cứu chuyên và bạn đọc không chuyên thi nhau đánh giá, phê bình Những bài nhận định về Tạ Duy Anh cũng như các tiểu thuyết của ông xuất hiện rộng khắp trên sách báo, tạp chí, trên các khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và luận 3 án tiến sĩ Trong giới hạn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát và tập hợp các đánh giá được đăng tải trên sách, báo, tạp chí cũng như những kết quả từ khóa luận, luận văn, luận án tiêu biểu liên quan đến nghệ thuật tiểu thuyết của Tạ Duy Anh Với truyện ngắn Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh thực sự khẳng định vị trí vững chắc của mình trên văn đàn đương đại nước nhà Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến từng dùng tên tác phẩm của Tạ Duy Anh để định danh giá trị văn chương mà tác giả mang đến cho văn học Việt Nam thời kì này – “tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học “Bước qua lời nguyền”” [29, tr.329] Sau thành công của Bước qua lời nguyền, nhà văn tập trung ngòi bút vào thể loại tiểu thuyết Tác phẩm Khúc dạo đầu (1991) đánh dấu sự chuyển mình của Tạ Duy Anh ở mảng tiểu thuyết, tuy nhiên tác phẩm chưa được giới chuyên môn đánh giá cao Thụy Khuê trong công trình “Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật” (2003) khẳng định tài năng của nhà văn họ Tạ khi nhận định ông là cây bút hiện thực sắc sảo Trong bài viết, Thụy Khuê tập trung phân tích tiểu thuyết Đi tìm nhân vật Từ Bước qua lời nguyền, Lão Khổ đến Đi tìm nhân vật, nhà phê bình nhận định: “Từ lối viết hiện thực phê phán xã hội trong hai tác phẩm đầu, nhà văn đã đạt được lối viết đa âm trong tiểu thuyết mới nhất: Ði tìm nhân vật […] Đi tìm nhân vật gồm nhiều tiểu thuyết trong một tiểu thuyết, nhiều “tác giả” trong một tác giả, nhiều nhân vật trong một nhân vật.” [36] Đáng chú ý, khi khảo sát, Thụy Khuê nhận ra các nhân vật trong ba tác phẩm đều có sự gắn bó mật thiết với nhau trong một tương quan nhất định: đều xuất thân từ làng Đồng và tiềm ẩn hận thù dòng họ, giai cấp Tuy các nhân vật đến từ mỗi tác phẩm có điểm tương đồng, song dưới lăng kính cá nhân, Thụy Khuê nhận xét: “Mỗi tác phẩm có một thực tại khác, một lối viết khác Những tác phẩm đến sau, dường như chỉ là để “viết lại” các “chuyện” trước một cách mới hơn, mở hơn, kỹ hơn, rốt ráo hơn, nghệ thuật hơn” [36] Trong Thiên thần sám hối (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, năm 2004), người biên soạn thêm phần phụ lục Đối thoại văn chương, trong đó trích dẫn một đoạn từ Báo Giáo dục và Thời đại số 80 năm 2004 Tác giả bài báo cho rằng nhiều người nghĩ lão Tạ khó có thể vượt qua thành công của Bước qua lời nguyền, song sự ra đời của Lão Khổ (1992) đã đập tan “nghiệt lệ” ấy Sau đó, nhà văn một lần nữa khiến văn đàn “dậy sóng” bởi hai tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (2002) và Thiên thần sám hối (2004): “Trong khi văn đàn đang có dấu hiệu rệu rã thì liên tiếp trong 2 năm Tạ Duy Anh cho ra 2 cuốn tiểu thuyết gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, trước hết bởi sự kì lạ về hình thức và vấn đề nhức nhối mà nó quan tâm” [5, tr.168] 4 Năm 2004, trong bài viết “Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác”, Việt Hoài có những phát hiện và đánh giá khá xác đáng ba cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối Tác giả bài viết công nhận kĩ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn họ Tạ có độ già dặn hơn từ tác phẩm Lão Khổ Với Đi tìm nhân vật, Việt Hoài nhận ra tác phẩm khó lòng đến được với bạn đọc Thời điểm năm 2002 khi cuốn tiểu thuyết ra mắt, sự phá cách mới lạ về cấu trúc khiến độc giả Việt gặp khó khăn khi tiếp nhận: “Tiểu thuyết không cốt truyện và không nhân vật thì thế giới không lạ, nhưng ở ta thì hiếm, thêm những hàm ngôn đầy ẩn dụ và những độc thoại lê thê, những truyện cổ tích dùng làm vĩ thanh vô tư đến mức đáng ngờ đã khiến tiểu thuyết của anh không đến được với người đọc” [33] Về Thiên thần sám hối – cuốn tiểu thuyết “gây bão” của lão Tạ những năm đầu thế kỉ XXI, Việt Hoài nhận xét: “Kết cấu rất chặt và rất gọn, có thêm sự uyển chuyển và linh hoạt sau khi Đi tìm nhân vật bị kêu là quá khó đọc, Thiên thần sám hối khiến ai đọc nó cũng có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lương tâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã, ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật - người đọc một lối thoát lương tâm” [33] Năm 2007, NXB Hội Nhà văn cho ra mắt cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh Cuốn sách là sự tổng hợp của ba luận văn: Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyễn Thị Hồng Giang), Thế giới nhân vật trong sáng tác Tạ Duy Anh (Vũ Lê Lan Hương), Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Võ Thị Thanh Hà) Ba tác giả đều lựa chọn Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối làm đối tượng nghiên cứu Các tác giả đã có sự tìm tòi, khám phá và phát hiện những đặc sắc của tác phẩm ở các phương diện cơ bản: kết cấu, nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn ngữ và giọng điệu Năm 2008, Mai Lê Thu Thùy thực hiện đề tài Hiện tượng phi lí trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Như cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Mai Lê Thu Thùy cũng hướng ngòi bút đến bộ ba tác phẩm: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối Luận văn có những đóng góp nhất định cho nền nghiên cứu văn học Việt Nam khi đưa ra một phương cách tiếp nhận mới cho ba cuốn tiểu thuyết này Khám phá cái phi lí trong bộ ba tiểu thuyết, tác giả luận văn kết luận: “Hiện tượng phi lý trong bộ ba tiểu thuyết lúc cay đắng, xót xa như tranh biếm họa, có khi lại ấn tượng nhấm nhẳng đến khó hiểu như họa phẩm trừu tượng siêu thực…; tổng hợp những góc nhìn đa diện ấy cùng sự trải lòng tha thiết trước thế giới muôn chiều ngã rẽ, nhuốm đầy sắc màu linh diệu đã làm nên “bản hòa tấu” đồng thanh vang dội” [59, 5 tr.94] Theo tác giả, tính phi lí ở đây đã được Tạ Duy Anh sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật, thông qua đó, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ rõ nét Năm 2012, NXB Hội Nhà văn ra mắt bạn đọc cuốn Phi lý hậu hiện đại và trò chơi Cuốn sách là sự tổng hợp ba công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh, bao gồm: Cảm thức về cái phi lý trong văn học Việt Nam đương đại (Nhìn từ tác phẩm của Tạ Duy Anh) của Cao Tố Nga, Dấu ấn văn học hậu hiện đại (Khảo sát bốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh) của Đoàn Thanh Liêm, Tính trò chơi trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh của Phạm Thị Bình Mỗi công trình là một hướng tiếp cận khác nhau về văn xuôi lão Tạ Cùng hướng tiếp cận sáng tác của Tạ Duy Anh từ việc tìm hiểu tính phi lí, tuy nhiên Cao Tố Nga không giới hạn phạm vi nghiên cứu trong bộ ba tiểu thuyết như Mai Lê Thu Thùy, cô mở rộng và gần như bao quát được các sáng tác của Tạ Duy Anh từ tiểu thuyết đến truyện ngắn Do đó, công trình nghiên cứu của Cao Tố Nga mang tính toàn diện cho hành trình sáng tác văn xuôi của lão Tạ về cả nội dung lẫn hình thức thông qua hướng tiếp cận các tác phẩm từ tính phi lí Thông qua sự nghiên cứu về dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, ở khía cạnh nghệ thuật, Đoàn Thanh Liêm đi đến kết luận: “Dấu ấn hậu hiện đại thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh về phương thức nghệ thuật là hiện tượng giễu nhại: ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu trần thuật… theo hướng giải thiêng” [18] Với công trình Tính trò chơi trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Phạm Thị Bình đã phát hiện ra những điểm sáng tạo, độc đáo của lão Tạ trong kĩ thuật viết tiểu thuyết khi nhà văn sử dụng nguyên tắc trò chơi – một khuynh hướng phổ biến của tiểu thuyết đương đại Về mặt kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ, Phạm Thị Bình đã có những nghiên cứu khá tương đồng với Đoàn Thanh Liêm Bên cạnh đó, cô cũng có những phát hiện lí thú về các tiểu thuyết của lão Tạ ở mặt thể loại: Tạ Duy Anh đã tối giản dung lượng tiểu thuyết, đồng thời có sự lồng ghép và dung hợp các hình thức văn bản Điểm chung của cả ba công trình đều khẳng định kĩ thuật viết tiểu thuyết của Tạ Duy Anh chịu ảnh hưởng rõ nét từ văn học phương Tây Ngoài những công trình nêu trên, một số công trình đi theo hướng khái quát văn xuôi đương đại Việt Nam cũng có sự quan tâm nhất định đến Tạ Duy Anh như Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy [39], Tiểu thuyết đương đại [55], Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổi mới cơ bản [17], Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam [15]… Tạ Duy Anh và các tác phẩm của ông trong những công trình này xuất hiện đơn lẻ, chủ yếu làm dẫn chứng minh họa cho một vài điểm cách tân văn học thế kỉ XXI, không được soi chiếu như một

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan