Tham Khảo DỰ ÁN BẢO TỒN LOÀI CÂY GIÁNG HƯƠNG TẠI VGQ CHƯ YANG SIN

35 33 4
Tham Khảo DỰ ÁN BẢO TỒN LOÀI CÂY GIÁNG HƯƠNG TẠI VGQ CHƯ YANG SIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đăk Lăk là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất và chưa đựng nhiều khu rừng có gía trị bảo tồn đa dạng sinh học cao. Với đặc điêm địa hình, khí hậu đặc thù của vùng cao Tây Nguyên, ở độ cao từ 400 m đến trên 2400 m, và chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Duyên hải miền trung, cùng với sự đa dạng của thổ nhưỡng đã hình thành nên nhiều hệ sinh thái rừng, kiêu thảm thực vật, sinh cảnh và cảnh quan, xã hợp thực vật phong phú và tồn tại nhiều loài động thực vật đặc hữu không chỉ ở Tây Nguyên mà còn cấp quốc gia và toàn cầu. Vì vậy quản lý bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Đăk Lăk có ý nghĩa quan trọng cho phát triên kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường không chỉ cho tỉnh Đăk Lăk mà còn cho cả khu vực Tây Nguyên và cả nước. Sự đa dạng sinh học của rừng của tỉnh Đăk Lăk bao gồm: Đa dạng kiêu thảm thực vật rừng, trong 14 kiểu thảm thực vật rừng của Việt Nam theo Thái Văn Trừng (1978), thì Đăk Lăk có đến 9 kiêu thảm, chứng tỏ sự đa dạng sinh khí hậu, thổ nhưỡng. Vườn quốc gia (VQG) Chư Yang Sin nằm trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, được thành lập theo Quyết định số 922002QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin thành VQG Chư Yang Sin với nhiệm vụ chính là bảo vệ các hệ sinh thái rừng, bảo tồn động thực vật quý hiếm. Vườn có tổng diện tích là 58.947 ha, bao gồm 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (19.401 ha), phân khu phục hồi sinh thái (39.526 ha) và phân khu dịch vụ hành chính (20 ha). Ngoài ra, vườn còn có một vùng đệm với diện tích 183.479 ha, thuộc địa phận 4 huyện Lạc Dương, Đam Rông (Lâm Đồng), Lắc, Krông Bông (Đắc Lắc). Nằm ở điểm cuối cùng của dãy Trường Sơn thuộc khu vực nam Tây Nguyên và là một phần của vùng cao nguyên Đà Lạt, VQG Chư Yang Sin có phong cảnh thiên nhiên phong phú với hơn 40 dãy núi, những thảm rừng mênh mông và nhiều suối, ghềnh, thác đan xen, trùng điệp. Trong đó, dãy Chư Yang Sin chạy theo hướng đông tây, chia Vườn thành hai khu Bắc Nam là dãy núi cao nhất, với đỉnh cao 2.442 m. Đỉnh Chư Yang Sin đã được mệnh danh là nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên, sau đỉnh Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum. VQG có hệ sinh thái thực vật độc đáo, tính đặc hữu cao, gồm 887 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 140 họ, 591 chi, trong đó có 81 loài thực vật nguy cấp quý, hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ Thế giới như: Cốt toái đá, bách xanh, pơ mu, du sam núi, sao cát, chò đen, cẩm lai, giáng hương…Với 9 kiểu rừng hình thành trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo cho VQG Chư Yang Sin có hệ sinh thái khá đa dạng, đó là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (chiếm ưu thế là các loài như sao đen, dầu con rái, dầu con quay…); Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao trung bình (điển hình là các loài như các loài dẻ, họ long não, các loài cây lá kim như thông Đà Lạt, thông hai lá dẹt, thông ba lá và pơ mu); Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới (chủ yếu là loài thông ba lá); Rừng lùn trên núi cao (gồm các loài nam trúc Trung bộ, nam trúc lá xoan và trúc); Rừng thường xanh nửa rụng lá (tiêu biểu là các loài cây bằng lăng ổi, chiêu liêu gân đen); Rừng tre và nứa thuần loại, le, trảng cỏ cây bụi và cây gỗ rải rác. Trong số các loài thực vật ở đây, có trên 300 loài cây dược liệu, chủ yếu thuộc các họ cúc, ngũ gia bì, bạc hà, cà phê, đậu...; 97 loài có thể làm thực phẩm, 288 loài làm cảnh. tuy nhiên, trong những năm gần đây, dân số vùng đệm ngày càng tăng, với số liệu thống kê hơn 80.000 người (21.000 hộ gia đình) đã đe dọa đến nguồn tài nguyên của VQG. Sinh kế của người dân vùng đệm hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Do người dân chặt gỗ, đốt rừng làm nương và săn bắn động vật hoang dã trái phép… nên hệ sinh thái cây rừng bị suy giảm nghiêm trọng; Diện tích cây rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp khiến cho các loài cây bị suy giảm mạnh như Giáng hương, Cẩm lai pơ Mu Sâm ngọc Linh.Xuất phát từ những thuận lợi và thách thức nêu trên, việc xây dựng “DỰ ÁN BẢO TỒN LOÀI CÂY GIÁNG HƯƠNG(Pterocarpus macrocarpus Kurz..) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHƯ YANG SIN, TỈNH ĐẮK LẮK . ” là cần thiết, để đảm bảo giữ vững diện tích rừng tự nhiên hiện có và sử dụng hiệu quả diện tích đất trống lâm nghiệp, góp phần nâng cao tỷ lệ đa dạng trên địa bàn VQG, cung cấp nguyên liệu cho ngành dược liệu , góp phần cải thiện môi trường sinh thái, góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống cho người dân sống dựa vào rừng.

BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TẠI ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN MÔN: BẢO TỒN THỰC VẬT RỪNG GVHD: Dương Thị Ánh Tuyết Họ và Tên: Phạm Huy Đô Mssv: 207620211027 Dự án : Dự án bảo tồn loài cây gỗ Giáng Hương ( Pterocarpus macrocarpus kurz) Tại khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin 1 Giới Thiệu Đăk Lăk là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất và chưa đựng nhiều khu rừng có gía trị bảo tồn đa dạng sinh học cao Với đặc điêm địa hình, khí hậu đặc thù của vùng cao Tây Nguyên, ở độ cao từ 400 m đến trên 2400 m, và chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Duyên hải miền trung, cùng với sự đa dạng của thổ nhưỡng đã hình thành nên nhiều hệ sinh thái rừng, kiêu thảm thực vật, sinh cảnh và cảnh quan, xã hợp thực vật phong phú và tồn tại nhiều loài động thực vật đặc hữu không chỉ ở Tây Nguyên mà còn cấp quốc gia và toàn cầu Vì vậy quản lý bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Đăk Lăk có ý nghĩa quan trọng cho phát triên kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường không chỉ cho tỉnh Đăk Lăk mà còn cho cả khu vực Tây Nguyên và cả nước Sự đa dạng sinh học của rừng của tỉnh Đăk Lăk bao gồm: Đa dạng kiêu thảm thực vật rừng, trong 14 kiểu thảm thực vật rừng của Việt Nam theo Thái Văn Trừng (1978), thì Đăk Lăk có đến 9 kiêu thảm, chứng tỏ sự đa dạng sinh khí hậu, thổ nhưỡng Vườn quốc gia (VQG) Chư Yang Sin nằm trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, được thành lập theo Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin thành VQG Chư Yang Sin với nhiệm vụ chính là bảo vệ các hệ sinh thái rừng, bảo tồn động thực vật quý hiếm Vườn có tổng diện tích là 58.947 ha, bao gồm 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (19.401 ha), phân khu phục hồi sinh thái (39.526 ha) và phân khu dịch vụ hành chính (20 ha) Ngoài ra, vườn còn có một vùng đệm với diện tích 183.479 ha, thuộc địa phận 4 huyện Lạc Dương, Đam Rông (Lâm Đồng), Lắc, Krông Bông (Đắc Lắc) Nằm ở điểm cuối cùng của dãy Trường Sơn thuộc khu vực nam Tây Nguyên và là một phần của vùng cao nguyên Đà Lạt, VQG Chư Yang Sin có phong cảnh thiên nhiên phong phú với hơn 40 dãy núi, những thảm rừng mênh mông và nhiều suối, ghềnh, thác đan xen, trùng điệp Trong đó, dãy Chư Yang Sin chạy theo hướng đông - tây, chia Vườn thành hai khu Bắc - Nam là dãy núi cao nhất, với đỉnh cao 2.442 m Đỉnh Chư Yang Sin đã được mệnh danh là nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên, sau đỉnh Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum VQG có hệ sinh thái thực vật độc đáo, tính đặc hữu cao, gồm 887 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 140 họ, 591 chi, trong đó có 81 loài thực vật nguy cấp quý, hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ Thế giới như: Cốt toái đá, bách xanh, pơ mu, du sam núi, sao cát, chò đen, cẩm lai, giáng hương…Với 9 kiểu rừng hình thành trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo cho VQG Chư Yang Sin có hệ sinh thái khá đa dạng, đó là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (chiếm ưu thế là các loài như sao đen, dầu con rái, dầu con quay…); Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao trung bình (điển hình là các loài như các loài dẻ, họ long não, các loài cây lá kim như thông Đà Lạt, thông hai 2 lá dẹt, thông ba lá và pơ mu); Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới (chủ yếu là loài thông ba lá); Rừng lùn trên núi cao (gồm các loài nam trúc Trung bộ, nam trúc lá xoan và trúc); Rừng thường xanh nửa rụng lá (tiêu biểu là các loài cây bằng lăng ổi, chiêu liêu gân đen); Rừng tre và nứa thuần loại, le, trảng cỏ cây bụi và cây gỗ rải rác Trong số các loài thực vật ở đây, có trên 300 loài cây dược liệu, chủ yếu thuộc các họ cúc, ngũ gia bì, bạc hà, cà phê, đậu ; 97 loài có thể làm thực phẩm, 288 loài làm cảnh tuy nhiên, trong những năm gần đây, dân số vùng đệm ngày càng tăng, với số liệu thống kê hơn 80.000 người (21.000 hộ gia đình) đã đe dọa đến nguồn tài nguyên của VQG Sinh kế của người dân vùng đệm hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có Do người dân chặt gỗ, đốt rừng làm nương và săn bắn động vật hoang dã trái phép… nên hệ sinh thái cây rừng bị suy giảm nghiêm trọng; Diện tích cây rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp khiến cho các loài cây bị suy giảm mạnh như Giáng hương, Cẩm lai pơ Mu Sâm ngọc Linh.Xuất phát từ những thuận lợi và thách thức nêu trên, việc xây dựng “DỰ ÁN BẢO TỒN LOÀI CÂY GIÁNG HƯƠNG(Pterocarpus macrocarpus Kurz ) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHƯ YANG SIN, TỈNH ĐẮK LẮK ” là cần thiết, để đảm bảo giữ vững diện tích rừng tự nhiên hiện có và sử dụng hiệu quả diện tích đất trống lâm nghiệp, góp phần nâng cao tỷ lệ đa dạng trên địa bàn VQG, cung cấp nguyên liệu cho ngành dược liệu , góp phần cải thiện môi trường sinh thái, góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống cho người dân sống dựa vào rừng PHẦN I: MỞ ĐẦU I CĂN CỨ PHÁP LÝ - Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; - Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2013; Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018; - Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; - Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; 3 - Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 28/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững; số 29/2018/ TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh; số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định danh mục loài cây lâm nghiệp chính; số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về phân định ranh giới rừng; số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định phương pháp định giá rừng; số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh; - Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025; - Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 130/SNN&PTNT-KL ngày 27/3/2021, số 480/BC-SNN&PTNT ngày 19/8/2021; của Chi cục Kiểm lâm tại Tờ trình số 18/TTr-CCKL ngày 18/8/2021 (kèm theo hồ sơ có liên quan) 1.1 Thời gian hoàn thành dự án - dự án tiến hành trong 5 năm; 9/2024 – 9/2029 1.2 Thành phần tham gia dự án Họ và Tên Chuyên môn Đơn vị PGS.TS Phạm Huy Đô Lâm Nghiệp Giảng viên ĐH Lâm Nghiệp Lâm Nghiệp Giảng viên ĐH Lâm Nghiệp Ts Lê Thị Dương Giảng viên ĐH Tây Nguyên Ths Hoài Nam QLR Giảng viên ĐH Tây Nguyên Ks Cẩm Quỳnh DDSH Kiểm Lâm VQG Chư Yang Sin Ks Hồ văn Hải Kiểm Kê rừng Kiểm Lâm VQG Chư Yang Sin Kiểm Kê rừng Giảng viên ĐH Lâm Nghiệp Ks Phạm Hùng Dũng DDSH Giảng viên ĐH Lâm Nghiệp Ths K’ Vương Kiểm Lâm VQG Chư Yang Sin Ths Điểu Điệp QLR Kiểm Lâm VQG Chư Yang Sin Kiểm Kê rừng Kiểm Lâm VQG Chư Yang Sin Ths Lượng Minh Nghĩa Kiểm Kê rừng Ks K’ Váng Kiểm Kê rừng Ks K’ Chúc 1.2 Mục tiêu, nội dung và phương pháp - Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chặt phá rừng; bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng hiện có, sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp hiệu quả và bền vững; - bảo tồn loài cây gỗ quý hiếm mang giá trị về đông y tạo thành một nghề có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, người đồng 4 bào dân tộc vùng sâu, vùng xa; góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh và ổn định dân cư trên địa bàn các huyện - Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện ươm trồng, gây giống bảo tồn các loài cây bị đe doạ trên diện tích loài đang bị nguy hại; huy động có hiệu quả mọi nguồn lực và sự tham gia đống góp của người dân vào công tác phát triển rừng - Quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng * Các nội dung cơ bản của dự án i) Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đa dạng sinh học và hiện trạng quy hoạch, quản lý bảo tồn VQG ii) Luận chứng quan điểm, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững loài cây quý hiếm iii) Quy hoạch hệ thống khu rừng đặc dụng đến năm 2020 Bao gồm: - Danh mục hệ thống các khu vực có loài cây Giáng Hương - Quy hoạch bộ máy quản lý và nguồn nhân lực iv) Xây dựng các chương trình, giải pháp để thực hiện các nội dung quy hoạch bao gồm: - Chương trình phát triển nguồn nhân lực - Chương trình nghiên cứu bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái và lập cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên bảo tồn - Chương trình nghiên cứu phát triển vùng đệm và dịch vụ môi trường rừng - Chương trình hợp tác quốc tế trong bảo tồn đa dạng sinh học * Phương pháp - kế thừa tài liệu( kế thừa các nghiên cứ về các quy dịnh văn bản páp luật các báo cáo đánh giá của khu vực nghiên cứu, bản đồ, tình hình dân cứ , danh mục loài, kế thừa các tài liệu trc đây tại vn; - Dự thảo báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn các cây bị đe doạ nguy cấp tại vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030; 5 - Số liệu diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2011 đến 2019 của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT; - Báo cáo tổng kết đánh giá công tác bảo vệ cây quý hiếm hàng năm của Sở Nông nghiệp và PTNT; - Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Lắk – Phương pháp thực địa thiên nhiên – Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu thực trạng khai thác số lượng lớn hai loài cây Khúc khắc và Hương Giáng – Các phương pháp bảo tồn nguồn gen thực vật: Các phương pháp nhân giống cây trồng như giâm hom, chiết cành, từ hạt – Phương pháp làm bầu, làm giá thể - điều tra ngoại nghiệp - điều tra phân bố của loài; + điều tra theo tuyến + mô tả đặc điểm hình thái của loài + Điều tra vật hậu + Điều tra khả năng tái sinh của cây +điều tra tái sinh tự nhiên quanh gốc cây mẹ + Điều tra nhóm loài cây đi kèm - điều tra nội nghiệp( sử dụng các phần mềm hỗ trợ) - Dùng mapin for để khoanh vùng khu vực cây giáng hương tại vườn quốc gia chư yang sin - Dùngexcel để tính toán trữ lượng của loài cây này tại khu vực để đưa các biện pháp thích hợp bảo tồn Tính toán số liệu cho các ÔTC của khu vực nghiên cứu - Xác định tổ thành: Để xác định công thức tố thành việc và xây dựng thành (CTTT) trước tiên cần phải xác định ngoại nghiệp xác định được thành phần các loài tham gia vào công thức tổ thành - Các loài chính là loài cây có số cây N; ≥ NTB sẽ được viết vào CTTT 6 1.3 Các thông tin khác PHẦN II ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP I Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội: 1.1 Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa bàn các xã: Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã: Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk Tại đây có đỉnh núi Chư Yang Sin (2.442 mét) cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ Phía Đông: dọc sông Krông Bông đến ngã ba suối Ya Brô đến đường phân thủy sông Krông Ana Phía Tây: từ suối Đắk Cao đến ngã ba suối Đắk Kial và đến đường phân thủy giữa Đắk Cao và Đắk Phơi Phía Nam: dọc sông Krông Nô, ranh giới Đắk Lắk và Lâm Đồng Phía Bắc: bắt đầu từ thác Krông Kmar qua dãy Chư Ju - Chư Jang Bông đến suối Ea Ktuor Toạ độ địa lý: Từ 12°14′16″ đến 13°30′58″ vĩ bắc Từ 108°17′47″ đến 108°34′48″ kinh đông Diện tích Tổng diện tích là: 58.947 ha Trong đó gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 19.401 ha Phân khu phục hồi sinh thái: 39.526 ha Phân khu hành chính, dịch vụ: 20 haDiện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Chư Yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng và các huyện Krông Bông, Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk VQG Chư Yang Sin có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn sông Serepôk, Mê Kông Với 9 kiểu rừng hình thành trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa tạo cho VQG Chư Yang Sin có hệ sinh thái đa dạng vừa là nơi điều hoà và cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp Vị trí điạ lý như trên tạo điều kiện cho các loài cây quý hiếm phát triển giúp người dân có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm , tạo ra công ăn việc làm cho người dân 7 1.2 Địa hình: Địa hình của VQG rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc 1.3 Khí hậu thủy văn: 1.3.1 Khí hậu: Khu vực VQG Chư Yang Sin nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo trong năm có hai mùa mùa khô và mùa mưa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau - Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 220C, trên đai cao nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ (140C - 200C) Nhiệt độ tháng nóng nhất vào tháng 4 là 23,70C và tháng lạnh nhất là tháng 1 dưới 120C Đặc điểm nổi bật trong chế độ nhiệt của khu vực này là biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dao động từ (10 - 110C) - Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm dao động từ (1800 - 2000m) Trong đó lượng mưa tập trung vào mùa mưa là chủ yếu Mưa liên tục từ tháng 9 dến tháng 11 trong năm, chiếm 90 - 95% lượng mưa/năm, vào mùa khô lượng mưa chỉ chiếm từ (5 - 10%) tổng lượng mưa/năm Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 84% 1.3.2 Thủy văn: VGQ Chư Yang Sin có hệ thống nước mặt khá phong phú với mạng lưới sông suối dày đặc ở cả sườn Bắc và sườn Nam Mật độ sông, suối trong khu vực khoảng 0,35 km/km2 Phần lớn các sông suối trong VQG có dòng chảy quanh năm Phía Bắc và Đông có suối Krông Kmap, Đăk Liêng và các suối nhỏ như Đăk Kliên, Đăk Vil, Đăk Sất, Đăk Trop Tai, Ea Ktuar, Ya Tông, Ya Sobla, Ya R’mau, Ya Knoa, Ya Bro, Ya Korko Các suối này đều là thượng nguồn của lưu vực sông Krông Ana Phía Nam và Tây có các suối Đăk Kao, Đăk Pair, Ya Mal, Đăk Gui, Đăk Mê, Đăk Yang Klam, Đăk Knar Các suối này đều là lưu vực thượng nguồn của sông Krông Knô Cả 2 sông Krông Knô và Ea Krông Ana cùng chảy về sông Sêrêpôk, hoà nhập vào hệ thống sông Mêkông ở Vương quốc Cambodia 1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội: 1.4.1 Dân số, lao động và việc làm: 8 Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên Buôn Ma Thuột Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam Dân số bình quân năm 2018 của tỉnh đạt 645.401 người, tang 17.334 người, thương đương tang 2,76% so với năm 2017, trong đó dân số thành thị 97.040 người, chiếm 15,04%; dân số nông thôn 548.361 người, chiếm 84,96%; dân số nam chiếm 51,15%, dân số nữ chiếm 48,85%; Lực lượng lao động của toàn tỉnh đạt 398.415 người, tang 8.369 người so với năm 2017, trong đó lao động nam chiếm 53,49%, lao động nữ chiếm 46,51%; lao động khu vực thành thị chiếm 13,77%, lực lượng lao động khu vực nông thôn chiếm 86,23% Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 13,63%, trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 40,9%, khu vực nông thôn 9,33% Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2018 là 0,75%, trong đó khu vực thành thị 1,66%, nông thôn 0,6% Đời sống dân cư ổn định và tiếp tục được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành tăng từ 1.681 triệu động năm 2017 lên 2.842 triệu đồng năm 2018 1.5.2 Hiện trạng kinh tế: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 đạt được nhiều kết quả khả quan Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - giá 2010) đạt 20.672 tỷ đồng, tăng trưởng đạt 7,83%% (Kế hoạch là 8,09%) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó: Khu vực nông nghiệp chiếm tăng 5,78%; Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,51% (riêng công nghiệp tăng 9,53%) Khu vực dịch vụ chiếm tăng 8,97%; Khu vực thuế tăng 8,85% Tính theo hệ số trung gian mới do Tổng cục Thông kê công bố toàn quốc (GRDP - giá 2010) ước đạt 19.794 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 6,87%KH 7,12% PHẦN III; TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3.1 Đặc điểm lâm học loài Giáng Hương tại VQG Chư Yang Sin Gỗ giáng hương là một loại cây rừng tự nhiên thuộc họ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus Gỗ hương có nguồn gốc từ những khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Việt Nam, miền bắc Thái Lan, Myanma, 9 …) Sau đó, hạt giống được nhập khẩu và trồng nhiều tại Đông Bắc Ấn Độ và vùng biển Caribe Tại Việt Nam, cây gỗ giáng hương được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ: Đắk Lắk, Gia lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh,… Là loại cây ưa sáng nên gố giáng hương thường mọc ở những nơi có độ cao từ 100- 800m trong các khu rừng thưa Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, trên đất xám hoặc đất đỏ bazan Tuy nhiên, nó có khả năng sống được ở môi trường đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng tái sinh hạt kém, tái sinh chồi mạnh Gỗ giáng hương có độ cao trung bình từ 20-30m, thậm chí có thể cao tới 40m Thân cây mọc thẳng đứng, đường kính trung bình khoảng 1m Cây lớn thì có đường kính lên đến 1,7-2m Vỏ thân cây có màu nâu xám, dày khoảng 15-20mm Cây trưởng thành vỏ sẽ nứt dọc, bong vảy lớn, thịt vỏ màu hơi vàng, khi bóc lớp vỏ ra sẽ thấy chảy nhựa màu đỏ tươi Gỗ giáng hương được xếp vào nhóm I vì đây là loại gỗ sở hữu vân gỗ và màu sắc đẹp mắt, sáng bóng có mùi thơm dễ chịu Một số đặc điểm nổi bật của gỗ giáng hương:  Gỗ có kết cấu bền, chắc, rất cứng và nặng  Có khả năng chống mối mọt tốt 10

Ngày đăng: 20/03/2024, 13:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan