Luận án TS Kế toán - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

246 7 0
Luận án TS Kế toán - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài CLTT BCTC là một khái niệm rộng, không chỉ đề cập đến thông tin tài chính mà còn đề cập đến các thông tin thuyết minh và các thông tin phi tài chính khác hữu ích cho việc ra quyết định (Ferdy van Beest và cộng sự, 2009) Chất lượng thông tin BCTC chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, các nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài và đặc điểm của từng loại hình DN sẽ ảnh hưởng tới CLTT BCTC theo các cách khác nhau.Thông tin là nhân tố chính yếu tạo ra sự thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có ích cho khách hàng (Laudon và Laudon, 2007) Ruzevicius và Gedminaite (2007) đã chỉ ra hiệu quả của hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào chất lượng của thông tin và các tổ chức không chỉ xem xét thông tin là một yếu tố hỗ trợ, mà còn là một sản phẩm hỗ trợ cho quá trình quản lý Ruzevicius và Gedminaite (2007) cho rằng quản trị CLTT trở thành một trong những nhân tố chính của quản trị tổ chức Ngày càng nhiều đơn vị tin tưởng rằng, thông tin có chất lượng là nhân tố quan trọng tạo nên thành công cho đơn vị họ (Wang và cộng sự., 1998), thông tin kế toán không đảm bảo chất lượng sẽ trở nên vô dụng đối với người sử dụng và có thể dẫn đến việc ra quyết định sai (Kieso và cộng sự., 2007) Nói cách khác, nếu thông tin trong tổ chức có chất lượng tốt, tổ chức sẽ hoạt động tốt, và ngược lại nếu thông tin có chất lượng xấu sẽ gây ra mối đe dọa cho sự tồn tại của tổ chức, do đó CLTT rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của một tổ chức (Ismail, 2009) Định nghĩa về DNNVV dựa trên các đặc tính định tính thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, có thị trường cổ phiếu hạn chế và điều hành bởi một cá nhân hay một nhóm chủ sở hữu DN chỉ nắm giữ một phần nhỏ cổ phiếu trên thị trường, được quản lí bởi chính chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu (Bolton, 1971) Tại Việt Nam, tiêu chí phân loại 1 DNNVV cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển kinh tế Luật Hỗ trợ DNNVV (2017) xác định tiêu chí của DNNVV Việt Nam bao gồm DN nhỏ, DN vừa, DN siêu nhỏ, theo số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm, đáp ứng tiêu chí: Tổng nguồn vốn không quá 300 tỷ đồng hoặc Tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng DNNVV Việt Nam được chia theo lĩnh vực gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ (Nghị định 80/2021/NĐ-CP, 2021) Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là thành phần kinh tế nhiều tiềm năng và ngày càng góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới Theo Ecorys (2012), Châu Âu có khoảng 20,7 triệu DNNVV, chiếm 98% tổng số DN và sử dụng khoảng 67% tổng số lao động Với các quốc gia ASEAN, DNNVV là xương sống cho sự phát triển kinh tế bền vững của ASEAN, hơn 96% tổng số DN là DNNVV, chiếm 50- 85% số việc làm trong nước, đóng góp từ 30-53% GDP (ASEAN, 2020) Tại Việt Nam, DNNVV là thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế, DNNVV tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện nay, cả nước có khoảng 870 nghìn DN đang hoạt động; hơn 26.000 hợp tác xã với tổng số 6,8 triệu thành viên, 2,5 triệu lao động và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh Quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ (chiếm trên 94%), tạo ra khoảng một triệu việc làm (chiếm 49%) lực lượng lao động trên phạm vi cả nước (VCCI, 2021) Vì thế, theo Perera và Chand (2015) thông tin kế toán được cung cấp bởi các DN này là đặc biệt quan trọng Tuy lớn mạnh về số lượng nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thường nhỏ lẻ, vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hạn chế và khả năng tiếp cận vốn từ các ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn, một phần do chất lượng thông tin của BCTC không đủ tin cậy (Phạm Thành Trung, 2016) 2 Toàn cầu hóa đã dẫn đến việc mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh và giảm những cản trở cho các DN khi tham gia vào thị trường quốc tế, do đó DNNVV cũng phải đối mặt với các vấn đề phức tạp như các công ty niêm yết lớn (Ricci và cộng sự., 2010) Việc nâng cao mức độ minh bạch và chất lượng thông tin BCTC sẽ giúp cho các DNNVV tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, dễ dàng tham gia vào thị trường vốn và tăng cơ hội phát triển cho DNNVV ở cả thị trường trong nước và quốc tế Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) cũng ban hành hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế đối với các DNNVV (IFRS cho SMEs), điều này thể hiện vai trò quan trọng và cần thiết đối với việc cung cấp thông tin kế toán của các DNNVV nhằm đáp ứng nhu cầu của hơn 95% các DNNVV trên toàn thế giới Tương tự như các nghiên cứu đã được công bố bởi Page (1984), Collis và Javis (2000), Sian và Roberts (2009), Maingot và Zeghal (2006), Mazars (2008), Ploybut (2012)… tại các nước phát triển và đang phát triển Trần Thị Thanh Hải (2012), Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Hồ Xuân Thủy (2016), Lưu Phạm Anh Thi (2018), Nguyễn Thị Ánh Linh (2019)… đã chỉ ra rằng, đối tượng sử dụng thông tin BCTC của các DNNVV Việt Nam còn thấp, các đối tượng sử dụng thông tin chưa hài lòng với CLTT do các DNNVV công bố (Trần Đình Khôi Nguyên, 2013)… do đó đặt ra nghi vấn phải chăng CLTT BCTC nói chung và CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam nói riêng còn chưa thực sự hữu ích cho việc ra quyết định của người sử dụng thông tin Tính hữu ích của thông tin BCTC có thể bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: áp lực về cân đối lợi ích - chi phí, hệ thống BCTC chậm thích ứng với sự thay đổi, rủi ro về sai sót, gian lận, ngưỡng nhận thức của các bên liên quan, và tác động khác từ môi trường kế toán (Trần Thị Thanh Hải, 2015) Trong đó áp lực về cân đối lợi ích - chi phí của DNNVV Việt Nam dẫn tới việc cung cấp thông tin tài chính tiêu tốn nhiều chi phí để thu thập, xử lý, soạn thảo các BCTC hoặc cho kiểm toán; hơn nữa còn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ 3 những thông tin thừa (Lưu Phạm Anh Thi, 2018) Trong khi lợi ích mang lại từ thông tin chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của DN, tạo niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng thông tin)… có thể không tương xứng với chi phí đã bỏ ra (Hồ Xuân Thủy, 2016) Nói khác đi, tính hữu ích của thông tin tài chính bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ việc cung cấp - sử dụng thông tin Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích mang lại của thông tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của DNNVV (Dang-Duc-Son, 2006) Trong những thập kỷ qua, một số nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của CLTT BCTC trong các DNNVV về việc giảm thông tin bất đối xứng giữa DNNVV với các chủ nợ (Hope và cộng sự, 2011; Collis, 2012; Luypaert và cộng sự., 2015); giảm thiểu chi phí nợ của các DNNVV (Minnis, 2011; Hope và cộng sự 2013; Vander Bauwhede và cộng sự, 2015); CLTT BCTC là yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư (Financial Reporting Council, 2015) Mặc dù cả các nghiên cứu và các cơ quan chuyên môn đều đánh giá cao tầm quan trọng của CLTT BCTC của các DNNVV, nhưng các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các đối tượng này ít được tìm thấy (OECD, 2004), và sự chú ý chỉ được tăng lên khi IFRS cho SMEs (2009) được ban hành (Evans và cộng sự, 2005) Trong khi các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC đã được nghiên cứu rộng rãi ở các công ty đại chúng lớn (Healy và Wahlen, 1999; Dechow và cộng sự, 2010) nhưng cùng chủ đề này trong các DNNVV đã bị bỏ quên từ lâu Tuy nhiên, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế ngày càng được khẳng định bởi tỷ lệ đóng góp vào GDP của các quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế dẫn tới các đòi hỏi ngày một khắt khe về tính minh bạch của thông tin tài chính có khả năng so sánh trong việc tham gia vào thị trường vốn, thu hút đầu tư (Hồ Xuân 4 Thủy, 2016)…đặt ra yêu cầu CLTT BCTC của DNNVV cần phải được cải thiện, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng BCTC là kết quả cả quá trình tổ chức công tác kế toán ở mỗi DN, tạo ra sản phẩm là thông tin kế toán hữu ích nhằm cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu phù hợp để đưa ra các quyết định kinh tế Tại Việt Nam, khó khăn hiện nay của các DNNVV là thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn mà một trong những nguyên nhân liên quan đến công tác kế toán Cụ thể, BCTC được cung cấp bởi các DNNVV thường không đảm bảo tính minh bạch trong BCTC, sổ sách kế toán chưa được thực hiện đầy đủ, chính xác, minh bạch, công khai Việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng mang tính chất gia đình, báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế Mặt khác, DNNVV thường bán hàng không có hợp đồng, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng, không thanh toán qua ngân hàng,… Tất cả những điều này đã làm cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNNVV không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp (Trần Thị Ngọc Cẩm và Nguyễn Thị Ngọc Hương, 2015) Bên cạnh đó, những nghiên cứu về tầm quan trọng của các BCTC của các DNNVV Việt Nam không nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của DNNVV lại càng ít (Nguyễn Bích Ngọc, 2018) Theo cách tiếp cận coi trọng quy trình sản xuất thông tin của McFie (2006), các nhân tố nguồn nhân lực ảnh hưởng tới CLTT BCTC hội tụ ở các nhân tố về người sản xuất, lập trình bày và công bố thông tin BCTC của DN cụ thể là Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán Các nghiên cứu tiền nhiệm đều nhận thấy CLTT BCTC của các DNNVV là thấp dựa trên thang điểm trung bình của các thuộc tính chất lượng, tuy nhiên, việc thuộc tính nào đang được đánh giá ở mức độ ra sao theo thang điểm đo lường để 5 thực hiện tập trung cải thiện thuộc tính đó trong điều kiện nguồn lực có hạn của DNNVV thì chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ Từng nhân tố trên sẽ ảnh hưởng theo cách khác nhau tới từng thuộc tính CLTT BCTC của DNNVV như tính Thích hợp, Trình bày trung thực, Dễ hiểu, Có thể so sánh và Kịp thời Việc xem xét từng thuộc tính CLTT BCTC đang được đánh giá ở mức độ nào, thuộc tính nào đã đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, thuộc tính nào chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin là cần thiết nhằm chỉ rõ các thuộc tính cần thiết phải cải thiện để đáp ứng yêu cầu của người dùng trong bối cảnh DNNVV là những đơn vị hạn chế về nguồn lực Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán tới từng thuộc tính CLTT BCTC để chỉ ra những tồn tại từ bên trong doanh nghiệp là nguồn lực sản xuất thông tin BCTC và đưa ra các kiến nghị cải thiện CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam giúp nâng cao độ minh bạch của thông tin BCTC đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của các DNNVV là yêu cầu cấp thiết cần thực hiện Trong bối cảnh hiện nay, nghiên cứu hướng tới đo lường CLTT BCTC của các đối tượng DNNVV theo đầy đủ các thuộc tính chất lượng được công bố bởi FASB và IASB (2008) nhằm xem xét thực trạng từng thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức Các nghiên cứu nhằm đánh giá CLTT BCTC của DNNVV Việt Nam hiện đang ở mức độ nào, đã đủ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin trong điều kiện nguồn lực của các DNNVV này còn vô cùng hạn chế hay chưa còn hiếm thấy Với quan điểm tiếp cận coi trọng quy trình tạo lập thông tin hướng tới xem xét từng thuộc tính CLTT BCTC, xác định ảnh hưởng đồng thời và trực tiếp của các nhân tố (Vai trò nhà quản trị, Năng lực của kế toán) tới từng thuộc tính CLTT BCTC để đưa ra các khuyến nghị cải thiện CLTT BCTC cần được lấp đầy để thuận lợi cho DNNVV từng bước hoàn thiện việc minh bạch thông tin đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thông tin Vậy câu hỏi đặt ra khi xem xét CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam 6 là: Từng thuộc tính CLTT BCTC hướng đến sự hữu ích đối với người sử dụng BCTC của DNNVV Việt Nam đang được đánh giá ở mức độ nào? Thuộc tính nào đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, thuộc tính nào cần thiết phải cải thiện nhằm gia tăng CLTT BCTC? Nhân tố Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán có ảnh hưởng như thế nào đến từng thuộc tính CLTT BCTC và mức độ ảnh hưởng của chúng tới từng thuộc tính CLTT BCTC được đánh giá như thế nào? Theo sự hiểu biết của tác giả, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đi tìm hiểu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, xuất phát từ khoảng trống trong nghiên cứu lý thuyết và nhu cầu thực tế, nên luận án chọn đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của DNNVV Việt Nam theo cách tiếp cận coi trọng quá trình sản xuất thông tin được đề xuất bởi McFie (2006), theo đó, các nhân tố thuộc về nguồn nhân lực bên của DNNVV Việt Nam được xác định là có ảnh hưởng mạnh tới CLTT BCTC được cung cấp bởi các DN này, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như thế nào tới CLTT BCTC thông qua các thuộc tính chất lượng: Thích hợp; Trình bày trung thực; Dễ hiểu; Có thể so sánh; Kịp thời cần được xem xét Bên cạnh đó, các thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam đang được người sử dụng thông tin BCTC của các DN này đánh giá ở mức độ nào cần nghiên cứu bổ sung, qua đó luận án đưa ra những kiến nghị về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tới từng thuộc tính CLTT nhằm nâng cao CLTT BCTC để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày càng cao của người sử dụng thông tin trong các DNNVV Việt Nam Cụ thể, luận án thực hiện nhằm đạt đến ba mục tiêu: 7 Thứ nhất: Xác định cách thức đo lường chất lượng thông tin báo cáo tài chính thông qua các thuộc tính CLTT BCTC phù hợp với các DNNVV Việt Nam Thứ hai: Xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến từng thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các DNNVV Việt Nam Thứ ba: Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến từng thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các DNNVV Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện CLTT BCTC theo từng thuộc tính CLTT 3 Câu hỏi nghiên cứu Từ những vấn đề được trình bày trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã giới thiệu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Các thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các DNNVV Việt Nam đang được đánh giá như thế nào? Câu hỏi 2: Các nhân tố thuộc về nguồn nhân lực (Vai trò của nhà quản trị; Năng lực của kế toán) ảnh hưởng như thế nào đến từng thuộc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các DNNVV Việt Nam? Câu hỏi 3: Định hướng cải thiện CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam như thế nào? 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là chất lượng thông tin báo cáo tài chính và ảnh hưởng của các nhân tố tới CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam Phạm vi nghiên cứu 8 + Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các DNNVV Việt Nam theo tiêu chí quy mô được xác định theo quy định của Việt Nam – Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017) và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP) Luận án không đề cập tới các DN siêu nhỏ, các DNNVV có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), DNNVV có trách nhiệm giải trình công khai và phát hành BCTC theo mục đích chung cho đối tượng bên ngoài DN (IASB, 2009) tập trung tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho ba trung tâm kinh tế của Việt Nam nơi tập trung số lượng DNNVV lớn chiếm 76,7% tổng số DNNVV cả nước (VCCI, 2021) + Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng danh sách DNNVV được cung cấp bởi Sở kế hoạch đầu tư của các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh có dữ liệu tại thời điểm 31/12/2021 với tình trạng đang hoạt động Thời gian tiến hành khảo sát chính thức từ tháng 3/2022 đến hết tháng 5/2022 + Phạm vi nội dung: Có nhiều nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các DNNVV, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, nhóm các nhân tố được tiếp cận theo Nhóm nhân tố bên trong và Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án theo cách tiếp cận coi trọng quy trình sản xuất thông tin của McFie (2006), luận án chọn tiếp cận theo nhóm nhân tố nguồn nhân lực bên trong của DNNVV ảnh hưởng trực tiếp tới CLTT BCTC của các đối tượng này Từ tổng quan nghiên cứu và nền tảng lý thuyết kết thừa từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, hai nhân tố được chỉ ra hội tụ trong hầu hết các nghiên cứu mà tác giả luận án tiếp cận được là: Vai trò của nhà quản trị và Năng lực của kế toán ảnh hưởng tới CLTT BCTC thông qua các thuộc tính CLTT trong các DNNVV Việt Nam Đây là hai nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định tới việc lập, trình bày và công bố thông tin BCTC của DN, là các tác nhân đầu tiên theo cách tiếp 9 cận về chuỗi cung ứng BCTC của DN, do đó, việc xem xét các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào tới từng thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam mang tính quan trọng Kế thừa thang đo của Ferdy van Beest và cộng sự (2009) và chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nghiên cứu trong bối cảnh DNNVV Việt Nam, CLTT BCTC lựa chọn nghiên cứu theo quan điểm hội tụ của FASB và IASB (2008), các thuộc tính đưa vào nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu gồm các thuộc tính cơ bản là Thích hợp, Trình bày trung thực và các thuộc tính bổ sung Có thể so sánh, Dễ hiểu và Kịp thời 5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp gắn kết và giải thích, bao gồm phương pháp định tính và định lượng Phương pháp định tính: Được thực hiện bằng phương pháp thảo luận với chuyên gia là các giảng viên, cán bộ thuộc vụ chế độ kế toán – kiểm toán, Kế toán viên, Kế toán trưởng, Phụ trách kế toán, Tổng giám đốc/Giám đốc… có trình độ chuyên môn từ cử nhân trở lên và thời gian làm việc từ 3 năm trở lên Mục đích của nghiên cứu định tính là để khẳng định nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, lựa chọn các thuộc tính đo lường CLTT BCTC cho nghiên cứu, hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo đo lường CLTT BCTC, các nhân tố ảnh hưởng tới CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam Phương pháp định lượng: Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá các thuộc tính CLTT BCTC của các DNNVV Việt Nam, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến từng thuộc tính CLTT BCTC Cỡ mẫu để nghiên cứu dựa trên chọn mẫu thuận tiện, nghiên cứu tiến hành khảo sát các đối tượng bên trong DN có ảnh hưởng tới quá trình lập, trình bày và công bố thông tin BCTC (nhà quản trị- Giám đốc, Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT) Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ 10

Ngày đăng: 18/03/2024, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan