đồ án môn học thành lập bản đồ địa chính

13 1.1K 2
đồ án môn học thành lập bản đồ địa chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐỒ ÁN MÔN HỌC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ( Bản đồ địa chính khu vực Phường 2 TP.Vũng Tàu tỉ lệ 1:500 ) GVHD: ĐẶNG QUANG THỊNH SVTH: HUỲNH THỊ BẢO NGỌC LỚP: CD08CQ MSSV: 08166108 TP.HCM tháng 4 năm 2010 1 Mục Lục I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không có khả năng tái tạo, hạn chế về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Trong quá trình phát triển xã hội con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó làm giảm dần tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy công tác quản lý đất đai cần thiết phải chặt chẽ và đúng pháp luật. Trong đó Bản đồ địa chính là tài liệu không thể thiếu được trong công tác quản lý đất đai như xác định từng thửa đất cụ thể,được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên,phục vụ công tác quy hoạch, công tác đền bù… Vì vậy bản đồ địa chính là tài liệu không thể thiếu trong công tác quản lý đất đai. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH: Bản đồ địa chính có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiệm vụ quản lý Nhà Nước về đất đaicụ thể như sau:  Bản đồ địa chính phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai.  Giao đất sản xuất Nông Nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Phục vụ công tác đất đai ban đầu và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp.  Phục vụ công tác giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sử dụng nhà ở. 2  Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động đất đai và biến động về quyền sử dụng đất.  Lập bản đồ hiện trạng,bản đồ quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất.  Lập hồ sơ giao đất,thu hồi đất khi cần thiết.  Dựa vào đó xây dựng hệ hống thông tin về đất đai và nhà ở.  Giải quyết tranh chấp đất đai. II.MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH. 1.KHÁI NIỆM: Bản đồ địa chính là tên gọi của bản đồ địa chính được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo tưng đơn vị hành chính xã,phường , thị trấn(cấp xã), được đo vẽ bổ sung để vẽ trong các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo chỉ iêu thốn kê của từng chủ sử dụng rong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính. Bản đồ địa chính là sự thể hiện bằng số hoặc trên vật liệu giấy Diamat hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố khác được quy định cụ thể theo hệ thống không gian và thời gian và sự chi phối của pháp luật. 2.MỤC ĐÍCH: Xác nhận hiện trạng quỹ đất phạm vi ranh giới, hình dạng, kích thước, vị trí từng thửa đất, từng chủ sử dụng.Tham gia xây dựng bản đồ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phương. Đo đạc thành lập hồ sơ địa chính làm cơ sở lập sổ sách địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở và quyền sở hữu nhà ở.Tạo cơ sở dữ liệu cho việc quy hoạch kế hoạchcho việc sử dụng đất đai,quy hoạch tổng thể phát triển của địa phương. Nghiên cứu ứng dụng mới trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Đánh giá tính khả thi của quy trình công nghệ, thiết bị đo và phần mềm chuyên dụng. Nâng cao kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường. III.YÊU CẦU CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Bản đồ địa chính thành lập phải tuân thủ quy trình, quy phạm hiện hành. Đảm bảo độ chính xác, tỷ lệ bản đồ thích hợp, thể hiện đầy đủ nội dung theo yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Bản đồ địa chính thành lập phải đảm bảo tính thống nhất,đạt yêu cầu chất lượng và sử dụng trong thực tế. Áp dụng công nghệ tin học trong việc biên tập và in bản đồ địa chính. IV.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH. Cung cấp thông tin một cách đầy đủ,nhanh chóng,chính xác cho người dân. Giúp nhà quản lý nắm vững được quỹ đất của từng loại đất,diện tích của từng thửa đất. Nắm vững tình hình sử dụng đất trên địa bàn. Các thông tin đất đai cung cấp cho nhà quy hoạch,hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,quy hoạch tổng thể,quy hoạch chi tiết,tổ chức giải phóng mặt bằng,tiết kiệm chi phí,thời gian cho các nghành khi cần thu thập số liệu,giảm thiểu các chi phí cho ngân sách. V. TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Cơ sở lý luận. a.Định nghĩa về bản đồ địa chính. 3 - Bản đồ địa chính cơ sở: là tên gọi chung cho bản đồ góc được đo vẽ băng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, đo vẽ bàng các phương pháp chụp ảnh bàng máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ngoài thực địa hay được thành lạp trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hính cùng tỷ lệ đã có. Bản đò đia chính đươc đo kín ranh giới hành chính và kín khung, mãnh bản đồ. - Bản đồ địa chính :là tên gọi cho bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vi hành chính xã, phường, thị trấn(cấp xã); được đo vẽ bổ sung để được vẽ trọng các thửa đất, xác định các loại đất của một thửa, theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mãnh bản đồ và được hoàng chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính. - Mãnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo:(gọi chung là mãnh hoặc bản trích đo) là tên gọi cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hoăc nhỏ hơn tỷ le bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thủa đất trong các ô, thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiên các chi tiết theo yêu cầu quản lý đát đai. - Thửa đất: là tên gọi của phạm vi ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng và phải tồn tại, xác định được trên thựcđịa về vị trí, hình thể, diện tich. Trong mỗi thửa đấtcủa từng chủ sử dụng có thể có môt hoặc một số loại đất. Trên bản đồ địa chính tất cả các thủa đất điều được xác định vi trí, ranh giới, diện tích dưới dạng hình khép kín và đươc đánh số thứ tự. Các trường hợp do thửa quá nhỏ không đủ chổ để ghi chú só thứ tự, diên tích , loại đất thì được lập bản trích đo hoăc thể hiện ở bản ghi chú ngoài khung bản đồ. b. Phân loại bản đồ đia chính. Phân loại theo tỷ lệ bản đồ: - 1:200, 1:500 cho đất đô thị - 1:100 cho đất nông thôn và ngoại ô tp thị xã thị trấn. - 1:200, 1:5000 đất canh tác, đất nông nghiệp. - 1:1000, 1:25000 đát lâm nghiệp. Phân loại theo phương pháp thành lập. - Đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. - Đo vẽ bằng ảnh máy bay. - Đo vẽ bằng GPS( hệ thống định vị toàn cầu). - Đo bổ sung ranh giới thửa đất lên bản đồ địa hình có cùng tỷ lệ bản dồ thành lập. Phân loai theo chất liệu. - Bản đồ giấy: là loại bản đồ truyền thống các thông tin được thể hiện là nhờ hệ thống ký hiệu hay ghi chú bản đồ địa chính giấy cho thông tin trực quan rõ ràng và thuận tiện sử dụng. - Bản đồ bằng Diamat: tương tự như bản đồ giấy nhưng vật liệu bền không ẩm mốc, không co giãn dễ bảo quản và thường được dùng làm bản đồ gốc lưu trữ. - Bản đồ số:đều có nội dung thông tin như bản đồ địa chính giấy nhưng các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số và được mã hóa. 4 Phân loại theo tính chất. -Bản đồ địa chính cơ sở: là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ theo phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa và phương pháp sử dụng ảnh máy bay -Bản đồ địa chính: : đó là tên gọi cho bản đồ được biên vẽ, biên tập từ bản đồ địa chính cơ sở theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn sao cho các thửa đất trọn vẹn khép kín và cho phép mở rộng khung bản đồ về nỗi phía từ 6 – 10cm, bản đồ địa chính được in bằng một màu đen, được kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu có giá trị pháp lý cao. -Bản đồ trích đo. : là tên gọi chung cho bản vẽ tỷ lệ lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính. Bản đồ trích đo thường được gọi là bản đồ hiện trạng vị trí khu đo hay thửa đất, hoặc hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hoặc sơ đồ trích lục thửa đất phục vụ công tác lập các dự án khả thi, hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH - Căn cứ vào luật đất đai công bố vòa ngày 20 tháng 7 năm 1993. - Căn cứ vào luật sữa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai công bố vào ngày 11 tháng 12 năm 1988. - Căn cứ nghị định 34/CP ngày 23/4/1994 của chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạng và thổ chức bộ máy của tổng cục địa chính. - Căn cứ vào luât đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Căn cứ vào nghị định số 181/2004NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai. - Nghi định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 . - Căn cú vào nghi định số 91/2002/NĐ-CP ngà 11 tháng 11 năm 2002 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức cảu bộ tài nguyên môi trường. VI. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP Sau khi hoàn thành lưới khống chế địa chính cơ sở: cấp 1, 2 thì tiến hành phát triển lưới khống chế tọa dộ đo vẽ phục vụ đo vẽ chi tiết nội dung BĐDC. Hay nói cách khác, phát triển lưới tăng dày điểm cảm đo. Nếu sử dụng phương pháp ảnh máy bay thì sau khi xây dựng xong lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp và lưới tăng dày điểm khống chế ảnh nội nghiệp thì tiến hành nắn và số hóa các yếu tố nội dung trên bình độ ảnh. Có 2 phương pháp chủ yếu để thành lập BĐĐC: - phương pháp 1:Đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. - phương pháp 2: Đo vẽ bằng ảnh máy bay. 1.Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa: a. Khái Quát: -Phương pháp bàn bạc:sử dụng vào những năm 60, 75 của thế kỉ XX -Phương pháp toàn đạc:sử dụng máy kinh vĩ. Ưu điểm: tốc độ đo vẽ nhanh 5 -Phương pháp kết hợp:bàn bạc +đo đạc. Kiểm tra được sai số. -Phương pháp đo định vị toàn cầu.(GPS) -Phương pháp đo bổ sung ranh giới thửa đất lên BĐĐC. Trong những phương pháp trên, hiện nay người ta sử dụng chủ yếu là toàn đạc điện tử có nghĩa là các số liệu đo được ghi vào sổ đo tự động. Sau đó, về nội nghiệp trút hết số liệu vào máy tính thông qua cáp truyền bằng phần mềm chuyên dụng để xử lí số liệu, hiển thị vị trí đo dựa vào sơ đồ vi trí điểm Mia hoặc gương, để nối ranh thửa đất. b. Xây dựng lưới khống chế đo vẽ. Khái niệm: LKCDV được xây dựng nhằm chêm dày các điểm khống chế tọa độđộ cao phục vụ độ tăng dày, điểm khảm đo để đặt máy đo vẽ chi tiết nội dung BĐĐC cơ sở hoặc BĐĐC. Yêu cầu: Điểm khống chế đo vẽ như sau: -Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bị sai so với điểm khống chế địa chính gần nhất không vượt quá 0,1mm tính theo tỉ lệ BĐ thành lập. -ĐKCĐV phải phân bố đều trên toàn khu đo. -Vị trí điểm đặt phải thuận lợi để phát triển lưới thấp hơn và dễ dàng đo vẽ chi tiết số lượng điểm chi tiết phải đo tối đa nhiều nhất. -LKCĐV thiết kế phải phù hợp với đặc điểm địa hình địa vật khu đo. -Nên thiết kế lưới không chế đo vẽ trên BĐĐC cũ (BĐ Giải thửa). Sau đó mới chọn điểm thực địa, chôn mốc để sử dụng lâu dài. -LKCĐV có thể bố trí ở dạng lưới đường chuyền hoặc bố trí lưới tam giác nhỏ dày đặc hoặc chuỗi tam giác nhỏ hoặc giao hội góc, cạnh, Đường chuyền toàn đạc. -Tùy theo đặc điểm khu đo, tỉ lệ BĐĐV mà lựa chọn một trong ba sơ đồ phát triển LKCĐV sau:  Sơ đồ 1: Đối với cụm dân cư dày đặc, vùng đô thị tỉ lệ đo vẽ là 1:500, 1:1000, 1:2000 thì chọn phương án phân cấp sau. Đối với đường chuyền kinh vĩ 1 phải dựa vào những điểm có tọa độ chính xác tương đương với những điểm có tọa độ địa chính cấp 2 trở lên. Đối với đường chuyền kinh vĩ 2 tì phải dựa vào những điểm tọa độđộ chính xác tương đương với những điểm đường chuyền kinh vĩ 1 trở lên.  Sơ đồ 2: Đối với những vùng dân cư nông thôn, đất nông nghiệp tỉ lệ bản đồ 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:25000 thì LKCĐV phân thành: Đường chuyền kinh vĩ 1, Đường chuyền kinh vĩ 2.  Sơ đồ 3: Đối với các khu vực đất nông nghiệp, tầm nhìn thông suốt nên có thể dùng lưới tam giác nhỏ dày đặc để làm lưới khống chế đo vẽ. Còn đường chuyền kinh vĩ 2 thì dựa vào những điểm tam giác nhỏ. c. Đo đạc - Đo đạc lưới đường chuyền kinh vĩ thì chỉ cần độ chính xác của lưới toàn đạc điện tử từ 3-5(s) thì đo 1 vòng, 10s đo 2 vòng, đối với đường chuyền kinh vĩ 1 thì 10s đo 1 vòng đối với đường chuyền kinh vĩ 2 . -Đo cạnh đòi hỏi máy toàn đạc điện tử phải đáp ứng sai số trung phương chiều dài cạnh: Mf <= 5mm +5.10(-6).d mm (d: khoảng cách 2 đường chuyền kinh vĩ) - Lưu ý: Trong 1 số trường hợp , lưới đường chuyền kinh vĩ 1,2 không bố trí được đo vẽ chi tiết. Tùy theo tỉ lệ bản đồ để bố trí số cạnh tối đa của đường chuyền. 6 Vd: tỉ lệ 1:500 số cạnh tối đa 4, 1:1000 số cạnh tối đa là 6, 1:5000 số cạnh tối đa là 10 .Cạnh dài nhất 1:1000 là 500m. -Sau khi đo lưới xong thì tiến hành bình sai lưới do đồ hình lãnh thổ mà phải bố trí những điểm cọc phụ. d. Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính: Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính là xác định ranh giới các thửa đất, các điểm góc thửa, các công trình xây dựng trên thửa đất, hệ thống giao thông thủy văn và các địa vật thuộc yếu tố kinh tế xã hội… Bản chất của phương pháp đo vẽ chi tiết địa chính là phương pháp tọa độ cực, có ý nghĩa là xác định góc bằng và khoảng cách từ máy tới các điểm chi tiết. Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính được tiến hành theo trình tự sau: + Đặt máy tại A, định tâm, cân bằng máy, sai số cố định tâm nhỏ hơn hoặc bằng 5mm. + Đặt du xích và bàn độ ở vị trí 0 o 0’0”, khóa bàn độ quay về hướng quay B ngắm mục tiêu đo (hướng khởi đầu). Mở khóa bàn độ quay về điểm chi tiết (góc thửa) K Đọc khoảng cách d k . Điểm đọc góc nằm ngang BAK Tiếp tục đo đến điểm thứ n xong toàn bộ điểm chi tiêt. Đọc kiểm tra góc định hướng: quay điểm B xem có trùng 0 o 0’0”, kiểm tra một vài điểm chi tiết của trạm đo B gần trạm A. Sau khi kiểm tra đáp ứng các sai số cho phép thì chuyển máy về điểm C và tiến hành đo tương tự như điểm A. Hiện nay các máy toàn đạc điện tử khi đo chi tiết phải cài đặt tọa độ vuông góc X, Y của các điểm khống chế đo vẽ, vì vậy các điểm đỉnh thửa đất (các điểm chi tiết) cần phải tính ra tọa độ vuông góc phẳng. e. Bản vẽ sơ họa điểm chi tiết (bản lược đồ). -Bản vẽ sơ họa là tài liệu cực kỳ quan trọng trong đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chínhtỷ lệ lớn dùng kí hiệu đơn giản để vẽ. Yêu cầu đủ số lượng điểm trạm đo, điểm định hướng, điểm kiểm tra, điểm chi tiết. - yêu cầu phải đánh dấu các góc phố, góc thửa đất, góc nhà và các diểm địa vật. đặc biệt quan trọng là số thứ tự điểm chi tiết trên bản vẽ sơ họa với sổ ghi kết quả đo phải hoàn toàn thống nhất với nhau. Ngoài ra phải ghi loại đất sử dụng, kết cấu công trình xây dựng. ghi chú tường riêng,các dấu hiệu ranh giới (tường chung, tường riêng, tường nhờ ). Ghi chú tên chr dử dụng, số nhà, tên đường phố. Bản vẽ phải yêu cầu người có trình độ vẽ, khinh nghiệm nhiều, thao tác nhanh các bản vẽ đóng theo từng quyển đánh dấu số thứ tự bản vẽ có mục lục, sơ đồ phân chia để dễ tìm kiếm, kiểm tra. f. Thành lập bản đồ gốc đo vẽ (bản đồ địa chính cơ sở). được tiến hành theo các bước sau: B1 : chuẩn bị bản vẽ. B2: kẻ lưới ô vuông. 7 B3: triển vẽ tọa độ của các điểm khống chế đo vẽ. B4: triển các điểm chi tieetsleen bản vẽ (các điểm mia hay gương). B5: biên vẽ, biên tập bản đồ gốc. B6: tiếp biên bản vẽ B7:kiểm tra, nghiệm thu, giao nộp thành phẩm. 2.Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp sử dụng ảnh máy bay: a. Điều kiện: phải là một khu vực phạm vi rộng lớn. -Nếu đất nông nghiệp trồng lúa hoặc màu thì độ dốc của địa hình be hơn hoặc bằng 6 o . thời tiết chụp ảnh phải lý tưởng ( trời không mây, có nắng) -Độ che phủ thực vật thấp nhất. -Trang thiết bị kỹ thuật phải hiện đại, phải có độ phân giải cao, máy chụp có độ chính xác tiêu cự cao. b.Quy trình công nghệ của các phương pháp đo vẽ: - Hiện nay có 4 phương pháp ứng dụng ảnh hàng không ,ảnh máy bay để thành lập BĐĐC: 1.Phương pháp phối hợp 2.Đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác 3.Đo vẽ ảnh giải tích 4.Phương pháp đo ảnh số ⇒Trong các quá trình trên các bước :Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp (GPS); tăng dày ảnh khống chế nội nghiệp; điều vẽ, đối sót, hình thể, ghi chú các loại đất, công thức đều giống nhau về mục đích, yêu cầu, và công nghệ. Còn 3 qui trình cuối cùng đều giống nhau về yêu cầu nhưng khác nhau về mức độ tự động hóa của các trang thiết bị. Hiện nay qui trình 4 được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất của BĐĐC. Vd: công ti đo đạc địa chính công trình, công ti đo vẽ ảnh địa hình và cục bản đồ Bộ Tổng Tham Mưu. Trong tương lai không xa, sẽ sử dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao thành lập BĐĐC , đất canh tác, nông nghiệp thay cho ảnh máy bay. 3. Nội dung công tác bay chụp và các yêu cầu kĩ thuật: a. Các yêu cầu kĩ thuật: -Chất lượng phim ảnh chụp phải đảm bảo độ phân giải cao. -Kích thước ảnh phải đảm bảo: 18x18cm ;23x23cm -Thiết bị máy chụp ảnh phải đảm bảo các thông số kĩ thuật chính xác. Vd: độ chính xác tiêu cự máy chụp ảnh 0,02mm. Tọa độ điểm chính ảnh <= 0,01mm. b. Nội dung công tác bay chụp: -Yêu cầu mỗi khống chế ảnh ngoại nghiệp phải là những điểm tọa độ Nhà nước.Còn các điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp phải đo bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS.Độ chính xác không vươt quá 0,1mm -Điểm tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp phải đảm bảo mỗi tấm ảnh đơn hoặc mỗi mô hình lập thể phải có ít nhất từ 4-6 điểm. 8 -công tác điều vẽ ảnh ngoại nghiệp:mang ảnh ra ngoài thực địa để đối sót. Nhằm xác định thông tin thuộc tính của đối tượng. -Đo bổ sung trong trường hợp đơn giản. VII.CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH: 1. Các điểm khống chế tọa độđộ cao ĐC các cấp: -Điểm ĐC cơ sở -Điểm ĐC cấp I, II -Điểm khống chế đo vẽ -Điểm khống chế độ cao nhà nước -Điểm khống chế độ cao khu vực. Trên BĐĐC phải thể hiện đầy đủ các điểm khống chế trên. Sai số vị trí không vượt quá 0,4 mm trên BĐ. Tác dụng: phục vụ phát triển các lưới tăng dày phục vụ đo vẽ chi tiết các dự án. Trong trường hợp khôi phục BĐ số từ BĐ giấy do mất dữ liệu số thì rất cần các điểm khống chế tọa độ này đưa vào mô hình nâng cao độ chính xác trong việc phục hồi Bản đồ số địa chính. 2. Ranh giới, mốc giới địa chính: - Khi đo vẽ phải thể hiện đầy đủ đường địa giới hành chính và mốc giới hành chính các cấp lên BĐĐC theo kí hiệu qui định và phải tuân theo bộ hồ sơ địa giới hành chính các cấp 364 của địa bàn đo vẽ(xã, phường, thị trấn ) -Yêu cầu thể hiện chính xác đường địa giới xác định chính xác, đường địa giới chưa xác định chính xác. -Sai số vị trí của mốc giới không vượt quá 0,1mm trên BĐ. Khi các cấp đường địa giới trùng nhau thì vẽ đường địa giới cấp cao I. -Chú ý: vẽ đúng quy luật kí hiệu, đường ranh giới, đường địa giới trùng địa vật hình tuyến( đường mương, đường ô tô…), các đường địa giới hành các cấp gặp nhau. -Trong quá trình giao dịch BĐS hoặc cần chọn các địa điểm BĐS cần lưu ý các địa giới hành chính chưa xác định và các qui luật về vẽ đường địa giới. Mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính giáp nhau(thị trấn-xã; quận – huyện) để xác định và thẩm định giá đúng. 3. Ranh giới thửa đất: - Thửa đất: là các yếu tố đơn vị cơ bản của ĐĐ. Là 1 mảnh đất tồn tại ở thực địa có diện tích xác định được giới hạn bởi 1 đường bao quanh khép kín thuộc 1 chủ sở hữu hoặc sử dụng nhất định. Có đường ranh giới là những con đường, những bờ tường, những hàng cây. -Được biểu diễn bởi 3 yếu tố đặc trưng là điểm, đường, vùng và được phản ánh thông qua vị trí của thửa đất, chiều dài cạnh thửa đất, diện tích thửa đất. - Một thửa đất trên BĐĐC thể hiện các thông tin sau: + Số TT thửa:đánh theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ số tt thứ 1 đến số cuối cùng trên 1 tờ BĐ, đánh không trùng lặp, không nhảy cóc, không thiếu. +Diện tích thửa đất( mẫu số) phải chính xác. +Loại đất sử dụng Luật Đất Đai 2003: Có 3 nhóm đất chính: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Nếu ven biển thì thêm 1 loại đất nữa: đất có mặt nước ven biển: tính thuế sử dụng đất. Ngoài ra cấn thể hiện các công trình cân xây dựng trên thửa đất:tất cả những công trình xây dựng 9 trên thửa đất khi đo và thể hiện đều phải theo mép ngoài. Người ta phân 2 loại đất trên thủa đất: Thửa đất chính: đường ranh giới nối liền khép kín. Thửa đất phụ: đường ranh giới nét đứt được xác định theo 1 loại đất sử dụng. 4. Dân cư: Đất ở và dân cư rất quan trọng trên bản đồ địa chính, bao gồm đất ở đô thị và đất ở nông thôn được đo vẽ ở tỉ lệ lớn. Là cơ sở để thu thuế đát ở. Đất ở biểu thị như mục trên nhưng phải thể hiện thêm các yếu tố sau:Phải biểu thị tên đường phố hoặc tên đường giao thông trong làng. Phải thể hiện địa danh thường gọi,tên phường. Đồng thời phải ghi tên những cơ quan, công sở, trụ sở UB, nhà trường, bệnh viện, nhà thờ… 5. Thủy văn: -Là yếu tố quan trọng trên BĐĐC. Phân ra 2 nhóm theo loại đất sử dụng: +Đất có mặt nước tự nhiên. +Đất có mặt nước phục vụ cho mục đích nông nghiệp.vd: nuôi trồng thủy sản chuyên dụng,. -Biểu thị: +Đường bờ trùng với đường ranh giới thửa đất +Đường mép nước:xac định vào thời điểm đo vẽ ,ảnh máy bay chụp. Là đường thể hiện những bãi bồi giữa sông vào mua khô với mục đích đất canh tác. Ngoài ra cần thể hiện 2 yếu tố: Mốc lộ giới và đường chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường thủy. Dự báo và xác định đường bờ lở đất sông.Cần phải ghi chú các thông tin: + Tên thủy văn: tên sông, tên mương. +Kí hiệu mũi tên hướng dòng chảy. +Tên các công trình liên quan đến các yếu tố thủy văn.vd: cảng, kè… 6. Giao thông - Giao thông trên BĐĐC , phân 2 loại: GT đô thị và GT ngoài đô thị. 7. Địa vật độc lập: Là những yếu tố tự nhiên kinh tế _ xã hội, có trên thửa đất. 8. Quy hoạch mốc giới và chỉ giới quy hoạch. Mốc giới, chỉ giới quy hoạch phải được biểu thị đầy đủ trên bản đồ địa chính. 9. Địa hình: Trong trường hợp đặc biệt theo nhu cầu thì phải thể hiện đường đồng mức và điểm độ cao lên bản đò địa chính. Trên bản đồ địa chính cơ sở đường đồng mức vẽ màu nâu, điểm độ cao vẽ màu đen. 10 [...]...Tham gia xây dựng bản đồ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phương Đo đạc thành lập hồ sơ địa chính làm cơ sở lập sổ sách địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở và quyền sở hữu nhà ở Tạo cơ sở dữ liệu cho việc quy hoạch kế hoạch cho việc sử dụng đất đai, quy hoạch tổng thể phát triển của địa phương Nghiên cứu ứng dụng mới trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính Đánh giá tính khả... chú: ODT: đất ở đô thị LNQ:đất lâu năm b : nhà bê tông b2: nhà bê tông 2 tầng b3:nhà bê tông 3 tầng g: nhà gạch g2: nhà gạch 2 tầng 12 VIII ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT: Sau khi xem xét tờ bản dồ số 1(145507-3-(2), TỈ LỆ: 1:500 phường 2 TP Vũng Tàu ta thấy: Cơ sở toán học, tọa độ 4 góc khung được hiển thị đầy đủ Các yếu tố nội dung thể hiển thị tương đối đầy đủ đầy đủ Tuy nhiên mã loại đất chưa được chuyển... ứng dụng mới trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính Đánh giá tính khả thi của quy trình công nghệ,thiết bị đo và phần mềm chuyên dụng Nâng cao kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường THỐNG KÊ TỜ BẢN ĐỒ SỐ 1 (145507-3-(2)), TỈ LỆ: 1:500 PHƯỜNG 2 TP VŨNG TÀU Giao thông: Đường Nam Kì Khởi Nghĩa(nhựa), và 13 con hẻm Thủy văn: có hai mương nước Điểm khống chế tọa độ: không có LOẠI STT MÃ DIỆN TÊN CT . CỦA VIỆC THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH. 1.KHÁI NIỆM: Bản đồ địa chính là tên gọi của bản đồ địa chính được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo tưng đơn vị hành chính xã,phường. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐỒ ÁN MÔN HỌC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ( Bản đồ địa chính khu vực Phường 2 TP.Vũng Tàu. VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Cơ sở lý luận. a.Định nghĩa về bản đồ địa chính. 3 - Bản đồ địa chính cơ sở: là tên gọi chung cho bản đồ góc được đo vẽ băng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa,

Ngày đăng: 26/06/2014, 23:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan