Tân phong 2 lớp 7

6 1 0
Tân phong 2 lớp 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

U không ăn, con cũng không muốn ăn nữa.Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con béhóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:- Sáng ngày ngườ

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN QUẢNG XƯƠNG ĐỀ KSCL HSG MÔN NGỮ VĂN 7 TRƯỜNG THCS TÂN PHONG 2 NĂM HỌC 2023-2024 THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT PHẦN I ĐỌC HIỂU (12 điểm): Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Cho con về lại ngày xưa Tìm hình dáng mẹ nắng mưa bốn mùa Vai gầy gánh buổi chợ trưa Áo nâu ướt đẫm chẳng chừa chỗ khô Ngoài đồng con diếc, con rô Bóng cha đổ xuống những bờ mương xanh Bao nhiêu hoa trái ngọt lành Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con Nửa đời chưa đủ vuông tròn Mẹ ơi! Má thắm môi son phai màu Vệt thời gian thẳm hằn sâu Mẹ ơi! con sợ bể dâu cuộc đời Ngoài kia rộng lớn biển khơi Chẳng bằng cha mẹ đất trời yêu thương (“ Lục bát yêu thương” - Dạ Quỳnh, thuvientho.com) Câu 1(1,0điểm) Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2(1,0điểm) Nêu cách gieo vần trong khổ thơ thứ nhất Câu 3(1,0điểm) Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai? Với ai? Câu 4(1,0điểm) Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa bốn mùa" trong câu thơ sau có tác dụng gì? Cho con về lại ngày xưa Tìm hình dáng mẹ nắng mưa bốn mùa Câu 5(1.5 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung của câu thơ sau: Bao nhiêu hoa trái ngọt lành Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con Câu 6(1.5 điểm) Việc lặp lại câu “Mẹ ơi !” thể hiện cảm xúc gì của người viết? Câu 7(2.5 điểm) Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người mẹ trong bài thơ? Câu 8(2.5 điểm) Bài thơ gửi gắm đến người đọc những thông điệp nào? PHẦN II VIẾT (8.0 điểm): Phân tích nhân vật cái Tí trong đoạn trích sau: Thoáng thấy mẹ về đến cổng thằng Dần mừng nhảy chân sáo: - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế? Cái Tí ở trong cửa bếp sa sả mắng ra: - Ðã bảo u không có tiền, lại cứ nhằng nhằng nói mãi! Mày tưởng người ta dám bán gạo chịu cho nhà này sao? Thôi! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra cho ông xơi, ông đừng làm tội u nữa Rồi nó tất tả bồng em chạy ra trước thềm, đon đả chào mẹ: - U đã về ạ! Ông Lý cởi trói cho thầy con chưa hử u? Cái nón của u làm sao bị rách tan tành thế ấy? Tay u làm sao lại phải buộc rẻ thế kia? Chị Dậu không trả lời Thơ thẩn, chị đón lấy con bé con và ngồi ghé vào bên mép chõng Cái Tí xoa đầu cái Tỉu kể lể bằng giọng hú hí: - Cô ả này hôm nay quấy lắm đấy u ạ! U đi khỏi nhà, cô ta cứ ra rả khóc không dứt miệng Dỗ thế nào cô ta cũng không nín cho Ðặt ngồi xuống phản, cô ta lại níu lấy con và cố đứng lên Con vừa đèo đẽo cắp cô ta ở sườn, lại vừa hì hục rửa khoai, tra nồi, xin lửa, dóm bếp Củi thì ướt chẩy ướt nhã, lì lụt mãi vẫn không cháy cho Thế mà con cũng luộc được chín nồi khoai rồi đấy! U bảo con có ngoan không? Cạnh chõng, nghi ngút một đám khói bay Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần: - Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn Vừa nói, nó vừa tung tăng chạy đến rổ bát, lục lấy hai cái bát to và một đoi đũa, đem lại Bới từ trôn rổ bới lên, nó gắp những mẫu khoai to xếp đầy hai bát Bằng cái dáng bộ vui vẻ, nhẹ nhành nó đặt một bát lên chõng: - Mời u xơi khoai đi ạ! Rồi nhanh nhảu, nó bưng một bát, bước qua tấm phản cặp khênh, ngửa cổ để lên bàn thờ, và quay xuống, nó bảo thằng Dần: - Bát này chị để phần thầy đấy nhé! Chốc nữa thầy về thầy ăn Ðứa nào ăn "vèn"của thầy thì chị không cho đi chơi với chị Thằng bé không để tiếng nào vào tai, nó cứ ngồi sán bên cạnh rổ khoai và nuốt nước dãi ừng ực Cái Tí lật đật chạy đi tìm cái quạt nan, để quạt cho khoai chóng nguội Rổ khoai vừa đi hết khói, hai đứa xúm lại, lê la ngồi phệt dưới đất, mỗi đứa nhón lấy mỗi củ, không kịp bóc vỏ, chúng nó vừa thổi phù phù vừa cắn ngấu nghiến Giống hai con cọp trong chuồng bách thú vớ miếng thịt bò tươi, đứa nào đứa ấy nhai nuốt một cách ngon lành gọn vẹn Trừ ra khi gặp củ nào "hà nhậy", đắng quá không thể nuốt được, chúng nó mới chịu nhổ đi, và khi bị củ nào nhiều sơ, dai quá không thể nhai được, chúng nó mới chịu nhả bã Những sự hiếu thảo, ngoan ngoãn của hai đứa trẻ ngây thơ vô tình lộ ra từ nãy đến giờ, hình như đều là những lưỡi dao găm cắt từng khúc ruột chị Dậu Càng nhìn chúng nó, chị càng nước mắt ngắn dài Ngạc nhiên, cái Tí thỏ thẻ giục mẹ: - U ăn khoai đi, để lấy sữa cho em nó bú Từ sáng đến giờ, u chưa ăn gì, đói quá chịu làm sao được? Chị Dậu vẫn cứ rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ: - Này u ăn đi! Ðể mãi! U có ăn thì con mới ăn U không ăn, con cũng không muốn ăn nữa Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? Chị Dậu sẽ gạt nước mắt; - Không đau, con ạ! - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? Không, chúng con không đói nữa đâu Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi, còn đói gì nữa? U cứ ăn đi, u cứ ăn hết bát khoai ấy đi! Nếu u không ăn, lấy đâu ra sửa cho em nó bú? Chị Dậu vừa nói vừa mếu: - Thôi u không ăn, để phần cho con Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi U không muốn ăn tranh của con Con cứ ăn cho thật no, không phải nhường nhịn cho u Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Ðiểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Ðoài Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc: - U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp U để cho con ở nhà chơi với em con Thằng Dần cũng khóc tru tréo, bỏ luôn rổ khoai đứng dậy, ngoay ngoảy lắc cái mông đít, nó nhắc lại câu đã nói sáng ngày: - Em không! Nào! Em không cho bán chị Tí! Nào! Nào! Có bán thì bán cái Tỉu này này! Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vần tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác mếu khóc: - U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này Trời ơi! Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? Chị Dậu lại lã chã hai hàng nước mắt - U van con, lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm Công u nuôi con sáu, bẩy năm trời, tốn kém bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột rồi đây con ạ Nhưng mà tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kia Nếu không bán con, thì lấy tiền đâu nộp sưu? Ðể cho thầy con khổ sở đến nước nào nữa? Thôi u van con, u lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với u! Cái Tí vẫn khóc rưng rức Chị Dậu cũng vừa đội rổ chó con vừa khóc nức nở, nhưng vẫn cố kiếm lấy những lời thấm thía xót xa để khuyên con Lâu lâu, cái Tí chừng như cũng hiểu những nỗi đau lòng của mẹ, nó không khóc nữa Lau sạch nước mắt, nó chạy đến chỗ cái Tỉu, cúi đầu tận mặt con này, nó hôn mỗi má mấy cái, và nó lại mếu: - Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây Chị sang ở với cụ Nghị kia đây Từ rầy trở đi, Chị không được ẩm Tỉu nữa Bao giờ Tỉu lớn, Tỉu sang bên ấy tìm chị, Tỉu nhé! Rồi nó ôm lấy thằng Dần, rồi cũng hôn luôn hai má thằng ấy Vừa nói nó vừa giàn giụa nước mắt: - Dần có thương chị không? Dần có nhớ chị không? U bán chị rồi, Dần ở nhà chơi với Tỉu vậy Nó khóc thì Dần dỗ nó, không được đánh nó đấy nhé Bao giờ nó lớn, thì Dần rủ nó sang nhà cụ Nghị với chị Thôi Dần ở nhà, chị phải đi với u đây, chị không được về nữa đâu, Dần ạ! ( “Con có thương thầy thương u” – Trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) PHÒNG GD & ĐT HUYỆN QUẢNG XƯƠNG ĐỀ KSCL HSG MÔN NGỮ VĂN 7 TRƯỜNG THCS TÂN PHONG 2 NĂM HỌC 2023-2024 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 12,0 1 - Thể thơ lục bát; phương thức biểu cảm 1.0 2 - Tác giả sử dụng cách gieo vần trong khổ thơ đầu tiên: vần hỗn hợp 1.0 3 - Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của người con dành cho mẹ của mình 1.0 - Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa bốn mùa" trong câu thơ sau có tác dụng giúp tăng sức biểu cảm, giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao 4 - Hình ảnh “nắng mưa bốn mùa” gợi lên cuộc đời vất, khó nhọc, gian lao của mẹ; suốt bốn mùa kể cả khi trời nắng hay mưa 1.0 - Qua hình ảnh đó thể hiện tình thương yêu, nỗi nhớ của người con dành cho mẹ - Hai câu thơ “Bao nhiêu hoa trái ngọt lành/Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con” theo em hiểu chính là những hoa trái ngọt lành, những bữa cơm no và chiếc áo ấm đều được làm từ mồ hôi công sức của cha mẹ Cha mẹ đã làm 5 tất cả để nuôi dưỡng con, chăm sóc con Cha mẹ đã hi sinh tất cả để cho 1.5 con có cuộc sống đủ đầy, có cuộc sống tốt đẹp nhất Hai câu thơ là tiếng lòng, là tình cảm yêu kính và lòng biết ơn sâu nặng của con khi nghĩ về công cha nghĩa mẹ - Việc lặp lại 2 lần câu “Mẹ ơi!” như một lời gọi thiết tha; nhằm nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc nhớ thương da diết hình bóng mẹ; là lời cảm ơn trước những công lao mà mẹ hi sinh và cũng là nỗi xót xa trước những 6 việc làm to lớn mà mẹ đã vất vả chịu đừng để chăm sóc cho con Cũng chính sự lặp lại này đã giúp cho ý thơ có sức lay động lòng người; khiến 1.5 bạn đọc cũng phải rưng rưng xúc động khi nghĩ về người mẹ kính yêu của mình; gợi lên biết bao tình cảm yêu thương, xót xa và lòng biết ơn sâu nặng trước sự hi sinh lớn lao của mẹ - Bài thơ “ Lục bát yêu thương” của Dạ Quỳnh đã gợi lên bao cảm xúc về hình ảnh người mẹ Đó là một người mẹ có hình dáng gầy gò, khắc khổ với đôi “vai gầy”, áo nâu thấm đẫm mồ hôi Hình ảnh mẹ đọng lại dấu vết của năm tháng vất vả, khó nhọc để lo cho gia đình, lo cho các con có cuộc 7 sống đủ đầy, no ấm Mẹ là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó; 2.5 không quản ngại nắng mưa, quanh năm bốn mùa lặn lội, tảo tần Mẹ sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xuân, hi sinh cả cuộc đời để dành lại cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất Sự hi sinh ấy chính là tình yêu to lớn mà mẹ dành cho con 8 - Bài thơ “ Lục bát yêu thương” cho ta hiểu thêm về tình yêu thương vô bờ 2.5 bến, sự vất vả, khó nhọc, đầy hi sinh của mẹ dành cho con Đồng thời cho ta thấy tình cảm yêu thương, kính trọng, lòng biết ơn sâu nặng của tác giả dành cho mẹ - Qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta: + Sự hi sinh nửa đời người của cha mẹ hết thảy đều dành cho chúng ta, chúng ta hãy biết trân trọng tất cả những điều quý giá và thiêng liêng đó + Hãy luôn dành tình yêu thương cho cha mẹ; sống phải có hiếu, để đáp lại những công lao mà cha mẹ đã dành cho chúng ta II VIẾT 8,0 1 Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái 0,5 quát được vấn đề 2 Xác định đúng vấn đề: Phân tích đặc điểm nhân vật cái Tí trong đoạn trích “ Con có thương thầy 0,5 thương u” 3 Triển khai vấn đề theo các hướng sau: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: a Mở bài: Dẫn dắt vấn đề; giới thiệu tác giả, đoạn trích; nêu ấn tượng chung về nhân vật cái Tí 0,5 b Thân bài: * Khái quát chung: Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích; khái quát 0,5 chung về nhân vật * Nêu và phân tích đặc điểm của nhân vật cái Tí trong đoạn trích: - Hoàn cảnh của cái Tí: + Là đứa con gái đầu lòng của gia đình chị Dậu, mới lên bảy tuổi 1,0 + Cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn + Vì thiếu tiền nộp sưu mà thầy nó phải bị đánh đập, hành hạ; mẹ phải chạy vạy ngược xuôi mà không đủ tiền nộp sưu; Tí phải thay mẹ lo việc nhà, chăm ẵm đàn em nheo nhóc -> Tuổi thơ của Tí phải chịu nhiều thiệt thòi; thật tội nghiệp, đáng thương - Tí là một đứa con gái ngoan ngoãn, chăm chỉ; biết quan tâm chăm sóc, yêu thương thầy mẹ và các em: 1,5 + Mới lên bảy tuổi, cái Tí đã biết trông em giúp mẹ + Biết lo toan, chia sẻ nỗi lo lắng, nhọc nhằn của cha mẹ + Dành cho mẹ những mẩu khoai to nhất, ân cần mời mẹ ăn, cố làm cho mẹ vui + Quan tâm, lo lắng và thấu hiểu: Tí lo thầy bị người ta trói đánh; hiểu được nỗi đau lòng của mẹ - Tí còn là một cô bé thông minh; tuy còn nhỏ tuổi nhưng sớm hiểu chuyện và biết hi sinh vì gia đình + Khi nghe tin bị bán sang nhà cụ Nghị, Tí bàng hoàng, sợ hãi (òa lên khóc, van lạy mẹ ) 1,5 + Nghe mẹ giãi bày cảnh nhà túng quẫn, tính mạng của cha đang gặp nguy hiểm; hiểu chuyện nên cái Tí quyết định ra đi + Chấp nhận đến nhà cụ Nghị, Tí vô cùng đau khổ + Chia tay hai đứa em trong quyến luyến , ngậm ngùi, đau khổ Tí vừa khóc vừa hôn các em rồi lủi thủi đội mê nón rách lên đầu và cắp gói quần áo vào nách, đi theo mẹ đến nhà Nghị Quế -> Cử chỉ, hành động và lời nói của Tí cho thấy Tí là một cô bé sống tình cảm, là người con có hiếu, thương yêu cha mẹ, người chị luôn yêu các em; thông minh và hiểu chuyện, giàu đức hi sinh * Đánh giá chung: - Ngô Tất Tố đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện; khắc họa chân thực hình ảnh, tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động 1,0 - Ngô Tất Tố đã thể hiện cái nhìn đầy cảm thông và nhân ái đối với nhân vật trong tác phẩm của mình; đặc biệt là tình cảm yêu thương, nỗi lòng chua xót, đớn đau cho số phận của họ Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến nửa thực dân tàn ác, bất nhân; cướp đi quyền hạnh phúc của trẻ thơ như cái Tí - Những trang viết của ông đã khắc chạm vào sâu thắm trái tim bạn đọc, khiến chúng ta đau cùng nỗi đau vô hạn của nhân vật trong tác phẩm Đồng thời cũng đã giúp chúng ta hiểu thêm về một thời khổ nhục của ông cha ta trước Cách mạng tháng Tám, từ đó càng thêm yêu quý, trân trọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay c Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của đoạn trích - Khẳng định lại vị trí nhân vật trong đoạn trích và trong tình cảm, tâm 0,5 hồn người đọc Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ Biết vận dụng lí luận văn học; biết so sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình 0,5 ảnh, cảm xúc; ít sai chính tả Tổng 20,0 …………………… Hết………………………

Ngày đăng: 15/03/2024, 18:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan