DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM

79 0 0
DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học xã hội - Nông - Lâm - Ngư UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------- TRẦN THỊ THÙY DUNG DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ THÙY DUNG MSSV: 2113012907 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn TRẦN VĂN THUẬN MSCB: ……… Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả khóa luận Trần Thị Thùy Dung LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Quảng Nam, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa Lý - Hóa - Sinh – Đại học Quảng Nam đã truyền đạt kiến thức, dìu dắt chúng tôi trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.Trần Thanh Dũng người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình về chuyên môn, cung cấp những kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên chức tại Trạm Bảo vệ thực vật Thăng Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình về thực tập ở cơ quan. Do hạn chế về thời gian, mà khối lượng kiến thức là vô hạn, trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế của tôi còn nhiều hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên đóng góp nhiều ý kiến quý báu, để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy cô giáo cùng các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, Tháng 04 năm 2017 Tác giả khóa luận Trần Thị Thùy Dung MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................ 3 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................ 3 1.7. Bố cục của đề tài: ............................................................................................ 4 PHẦN 2. NỘI DUNG ............................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 5 1.1.Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam............................................................... 5 1.2. Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây lúa .................. 6 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây lúa trên thế giới.......................................................................................................................... 6 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây lúa ở Việt Nam ........................................................................................................................ 8 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Nam ......................................................... 13 1.4. Tình hình sản xuất lúa và tình hình sâu bệnh hại lúa tại Huyện Thăng Bình – Quảng Nam .......................................................................................................... 15 1.4.1. Tình hình sản xuất lúa tại Huyện Thăng Bình – Quảng Nam.................... 15 1.4.2. Tình hình sâu bệnh hại lúa tại Huyện Thăng Bình – Quảng Nam ............. 16 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 19 2.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 19 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 19 2.2.2. Phương pháp điều tra ................................................................................. 19 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 22 2.3. Điều kiện nghiên cứu .................................................................................... 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25 3.1. Mức độ phổ biến của các loại sâu, thiên địch và bệnh hại trên ruộng điều tra .............................................................................................................................. 25 3.2. Tı̀nh hı̀nh một số sâu hại chính trên cây lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam. ......................................................................................................... 27 3.2.1. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) ... 28 3.2.2. Diễn biến mật độ Sâu cuốn lá lớn (Parnara guttata Bremer et Grey) ...... 31 3.2.3. Diễn biến Sâu đục thân hai chấm (Scirpophagaincertulas Walker) .......... 34 3.3. Tı̀nh hı̀nh một số loài thiên địch trên lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. .................................................................. 37 3.3.1. Diễn biến mật độ Nhện ăn thịt Lycosa (Lycosa pseudoannulata) ............. 37 3.3.2. Diễn biến Bọ rùa đỏ (Micraspis sp) ........................................................... 39 3.3.3. Diễn biến Ong đen kén trắng (Cotesia angustibasis) ................................ 41 3.4. Tình hình một số bệnh hại chính trên cây lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. .................................................................. 43 3.4.1. Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae Cav et Bri). ........................................... 43 3.4.1.1. Bệnh đạo ôn lá........................................................................................ 43 3.4.1.2. Bệnh đạo ôn cổ bông ............................................................................... 48 3.4.2. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Palo) .................................................... 51 3.4.3. Bệnh bạc lá vi khuẩn (Xanthomonas oryzae pv.oryzae Ishiyama) ............ 55 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 60 1. Kết luận ............................................................................................................ 60 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 61 PHẦN 4 . TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 62 PHẦN 5. PHỤ LỤC ............................................................................................ 64 VI. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................... 69 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng lúa gạo cả nước từ 2009 đến 2013 ................... 5 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Quảng Nam qua các năm 2000-2008 ................. 14 Bảng 1.3. Tổng hợp hiện trạng trồng trọt ở xã Bình Đào 2015 .......................... 15 Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam ............................................................................................................................. 23 Bảng 3.1.Thành phần sâu bệnh hại trên ruộng lúa điều tra................................. 25 Bảng 3.2. Thành phần thiên địch trên ruộng lúa điều tra .................................... 27 Bảng 3.3. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các giống điều tra .................................. 29 Bảng 3.4. Mật độ sâu cuốn lá lớn trên các giống điều tra ................................... 32 Bảng 3.5. Tỷ lệ dảnh héo bông bạc () trên các giống điều tra ........................ 35 Bảng 3.6. Diễn biến Nhện ăn thịt Lycosa ........................................................... 38 Bảng 3.7. Diễn biến mật độ Bọ rùa đỏ ................................................................ 40 Bảng 3.8. Diễn biến mật độ ong ký sinh ............................................................. 42 Bảng 3.9. Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn lá trên cây lúa ........................................ 45 Bảng 3.10. Diễn biến chỉ số bệnh đạo ôn lá ........................................................ 46 Bảng 3.11. Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông ................................................ 48 Bảng 3.12. Diễn biến chỉ số bệnh đạo ôn cổ bông .............................................. 50 Bảng 3.13. Diễn biến tỷ lệ bệnh khô vằn ............................................................ 52 Bảng 3.14. Diễn biến chỉ số bệnh khô vằn .......................................................... 54 Bảng 3.15. Diễn biến tỷ lệ bệnh bạc lá vi khuẩn ................................................ 56 Bảng 3.16. Diễn biến chỉ số bệnh bạc lá vi khuẩn .............................................. 58 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam ..................................................................................................................... 24 Đồ thị 3.1. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ ..................................................... 29 Đồ thị 3.2. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá lớn ...................................................... 32 Đồ thị 3.3. Diễn biến tỷ lệ dảnh héo, bông bạc do sâu đục thân hai chấm ......... 35 Đồ thị 3.4. Diễn biến mật độ nhện Lycosa .......................................................... 38 Đồ thị 3.5. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ ............................................................... 40 Đồ thị 3.6. Diễn biến mật độ ong ký sinh ........................................................... 42 Đồ thị 3.7. Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn lá .......................................................... 45 Đồ thị 3.8. Diễn biến chỉ số bệnh đạo ôn lá ........................................................ 47 Đồ thị 3.9. Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông ................................................. 49 Đồ thị 3.10. Diễn biến chỉ số bệnh đạo cổ bông ................................................. 50 Đồ thị 3.11. Diễn biến tỷ lệ bệnh khô vằn .......................................................... 53 Đồ thị 3.12. Diễn biến chỉ số bệnh khô vằn ........................................................ 54 Đồ thị 3.13. Diễn biến tỷ lệ bệnh bạc lá vi khuẩn ............................................... 57 Đồ thị 3.14. Diễn biến chỉ số bệnh bạc lá vi khuẩn ............................................ 58 MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG KHÓA LUẬN BVTV: Bảo vệ thực vật TLB: Tỷ lệ bệnh CSB: Chỉ số bệnh NSLT: Năng suất lý thuyết NSTT: Năng suât thực thu P1000: Khối lượng 1000 hạt STT: Số thứ tự FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới và nước ta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho nền kinh tế quốc dân. Việc yêu cầu tập trung sản xuất lúa gạo để đáp ứng cho đà tăng dân số nhanh chóng đã đưa đến sự thay đổi trong kỹ thuật sản xuất lúa. Trong những năm gần đây, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về sản xuất lúa gạo mang lại rất nhiều lợi ích cho người sản xuất và cho ngành lương thực phục vụ cho xuất khẩu nhờ vào việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao cùng với kỹ thuật thâm canh cải tiến. Sản lượng lúa cả năm 2015 của nước ta ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng 240,9 nghìn tấn; diện tích gieo trồng đạt 7,8 triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha; năng suất đạt 57,7 tạha, tăng 0,2 tạha so với năm 2014. Tuy nhiên, nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng còn gặp một số trở ngại mà yếu tố chính là sâu bệnh hại làm giảm năng suất và phẩm chất lúa gạo, bên cạnh đó việc tăng cường các loại giống mới và đầu tư quá nhiều lượng phân bón và thuốc hóa học nên không thể tránh khỏi được vấn đề về dịch hại ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nước ta hằng năm có khoảng 30 vạn ha lúa (chiếm khoảng 10 diện tích) bị sâu bệnh phá hại gây ảnh hưởng không ít đến sản lượng năng suất lúa. Tỉnh Quảng Nam chỉ có hơn 113.000 ha sản xuất nông nghiệp, mặc dầu cơ cấu cây trồng của tỉnh khá phong phú nhưng lúa vẫn là cây trồng chính với hơn 86.000 ha gieo trồng, chiếm tỉ lệ 54,7 diện tích gieo trồng cây hằng năm. Tuy nhiên phần lớn diện tích đất lúa có độ phì thấp nên hiệu quả canh tác không cao, mặt khác các tác động của biến đổi khí hậu như thực trạng thiếu nước do khô hạn, rét lạnh ở vụ đông xuân và nắng nóng ở vụ hè thu đã tăng rủi ro cho sản xuất lúa nước của bàn tỉnh, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất ngành kinh tế của tỉnh, đời sống của nhân dân ở khu vực còn nhiều khó khăn, còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Với tập quán cấy quá dầy, phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng nhiều đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc về hệ sinh thái và sinh quần trên đồng ruộng. Do đó, 2 vấn đề sâu, bệnh hại trở thành một trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, nó không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, môi trường kinh tế xã hội. Có rất nhiều dịch hại thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng vụ, hàng năm. Một số sâu bệnh có thể gây thành dịch, làm mất trắng năng suất hoặc làm giảm năng suất một cách rõ rệt như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, rầy các loại, bọ trĩ, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá…do đó công tác bảo vệ thực vật về điều tra phát hiện sâu bệnh, nắm được quy luật phát sinh phát triển của chúng có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế và phòng trừ sâu bệnh hại. Để hạn chế sự phát triển gây hại của sâu bệnh hại, nhiều biện pháp kỹ thuật đã và đang được áp dụng trong thực tiễn sản xuất như: Biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp sử dụng giống kháng bệnh bước đầu đem lại hiệu quả trong sản xuất. Tuy nhiên chưa biện pháp nào mang tính ưu việt một cách hoàn hảo. Trong thực tế sản xuất, việc xác định được các loài sâu hại chủ yếu và thứ yếu trên mỗi loại cây trồng, ở vào những giai đoạn sinh trưởng nhất định của cây, cụ thể trên từng vùng sinh thái khác nhau là cơ sở quan trọng để áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, làm căn cứ dự tính, dự báo, lập kế hoạch phòng trừ và hoạch định chiến lược quản lý đối tượng hại trong lâu dài. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Diễn biế n tình hình sâu bệnh hại lúa vụ Đông Xuân 2016- 2017 tại huyện Thăng Bình tỉ nh Quảng Nam” để góp phần vào công tác phòng trừ sâu bệnh nhằm tăng năng suất cây lúa. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được tình hình phát sinh phát triển của một số loài sâu hại chính và thiên địch của sâu hại trên cây lúa vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đánh giá được tình hình phát sinh phát triển của một số bệnh hại chính trên cây lúa vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Cây lúa vụ Đông xuân 2016 - 2017. - Về Một số loài sâu miệng nhai chính trên cây lúa + Sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu đục thân. - Bệnh hại chính trên cây lúa + Bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá vi khuẩn - Thiên địch của sâu hại trên cây lúa 1.4. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm: Các giống lúa điều tra được thực hiện tại Tổ 6 Thôn Trà Đóa và Tổ 9 thôn Phước Long, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thời gian: Vụ Đông Xuân 2016-2017 (Từ tháng 12017 đến tháng 42017) 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài cung cấp những dẫn liệu về thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu, một số thiên địch của sâu hại lúa và bệnh hại chính trên cây lúa.Và đề xuất được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không dùng thuốc hóa học trong việc phòng trừ sâu bệnh hại theo phương châm “phòng bệnh là chủ yếu, trừ phải triệt để, hiệu quả và an toàn” và trừ sâu dựa vào ngưỡng kinh tế, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ tập đoàn thiên địch và phát huy hết vai trò thiên địch trong công tác phòng trừ, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất lúa. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống cây khác nhau có năng suất, phẩm chất khác nhau đặc biệt có nhiều giống có khả năng kháng sâu bệnh. Tuy nhiên song song với sự phát triển của khoa học thì sâu bệnh hại cũng phát triển dưới một hình thức cao hơn phong phú hơn. Đối với hầu hết cây trồng cũng như cây lúa nói riêng có rất nhiều sâu, bệnh hại nguy hiểm thường xuyên phát sinh gây hại, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu và xác định đúng đối tượng sâu, bệnh là rất quan trọng là cơ sở đề ra các biện pháp phòng trừ tối ưu giải quyết yêu cầu bức thiết cho sản xuất. 4 Với cây lúa sâu, bệnh hại xuất hiện từ khi còn nhỏ cho đến thu hoạch, nhưng mức độ gây hại khác nhau và mỗi thời kỳ có một loại mỗi loài sâu bệnh hại khác nhau. Tỉ lệ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện canh tác, khí hậu thời tiết, đất đai và biện pháp phòng trừ của người dân. Những kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại lúa và thiên địch của chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở lí luận cho việc phòng chống sâu bệnh hiệu quả và dự tính, dự báo, cũng như để làm cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. 1.7. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 5 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào cây lúa, vì vậy cây lúa là cây lương thực chính, có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với địa hình trải dài theo bờ biển từ Bắc vào Nam hình thành nên những cánh đồng phong phú, đa dạng (cánh đồng ở cao nguyên, Trung du và ven biển), và hai cánh đồng phì nhiêu (đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long) tạo nên vựa lúa chính của cả khu vực Đông Nam Á. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam thể hiện ở Bảng 1.1 Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng lúa gạo cả nước từ 2009 đến 2013 Năm Tổng diện tích (nghìn ha) Tổng sản lượng (nghìn tấn) Đông- Xuân (nghìn ha) Hè- Thu (nghìn ha) Vụ Mùa (nghìn ha) 2009 7.437 38.950 3.061 2.358 2.018 2010 7.489 40.005 3.058 2.436 1.967 2011 7.655 42.398 3.096 2.589 1.969 2012 7.761 43.637 3.114 2.659 1.978 2013 7.899 44.706 3.130 2.773 1.985 Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam năm 2013 Năm 2009 trở đi diện tích trồng lúa có xu hướng tăng và đạt 7.899 nghìn ha vào năm 2013. Diện tích của vụ lúa mùa có xu hướng giảm dần, còn diện tích của vụ đông xuân thì tăng dần theo từng năm. Diện tích vụ hè thu giữ ở mức ổn định và bắt đầu có xu hướng tăng từ năm 2010. Từ năm 2009 trở lại đây sản lượng lúa gạo có xu thế tăng dần. Ngoài việc tăng diện tích trồng lúa thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chọi được với nhiều loại sâu bệnh cũng góp phần nâng cao sản lượng lúa gạo của cả nước. 6 Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa ưu thế lai vào năm 1983. Lúa lai thương phẩm được gieo trồng tại Việt Nam từ những năm 1991. Lúa lai đã thể hiện được ưu thế về: tiềm năng năng suất, chịu thâm canh và khả năng chống chịu sâu bệnh. Diện tích lúa lai tăng lên nhanh chóng từ 59 ha năm 1991 lên 584.000 ha năm 2006. Động lực thúc đẩy phát triển lúa lai với tốc độ nhanh là sự kết hợp của ba yếu tố: tiềm năng ưu thế lai cao về năng suất, sự quan tâm của lãnh đạo và chính sách hợp lý của Nhà nước. Lúa lai từ khi du nhập vào Việt Nam đã phát triển vượt bậc thúc đẩy nhu cầu sản xuất giống. Diện tích sản xuất hạt giống lúa lai đã tăng từ 123 ha năm 1994 lên 1.430 ha năm 2007. Năng suất hạt giống lúa lai F1 ở Việt Nam đạt khoảng 2,0 tấnha, kỷ lục đạt 3,5 – 4,0 tấnha tại Nam Định, trên tổng số 1500 – 2000 ha năm. Hiện tại Việt Nam sản xuất ra 3.400 – 4.000 tấn hạt lai F1năm; cung cấp 20 – 25 tổng nhu cầu hạt giống. Lúa lai thương phẩm được phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Năng suất bình quân đạt 6,0 – 6,5 tấnha, cao hơn lúa thuần từ 15 – 20 . Các tổ hợp đang được sử dụng gồm Bác ưu 903, Bác ưu 64, Shan ưu quế 99, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, TH3-3, VL20, HYT 83, BTE1... 1.2. Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây lúa 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây lúa trên thế giới Trên thế giới có hơn 800 loài sâu hại lúa. Đông Nam á đã phát hiện được khoảng hơn 100 loài, ở Trung Quốc đã phát hiện hơn 200 loài. Tuy nhiên trong số đó chỉ có số ít loài gây hại nặng cho cây lúa, còn đa số không gây hại hoặc ít gây hại. Số loài gây hại giữa các vùng không giống nhau. Các nước trồng lúa khác nhau thì loài sâu hại chính cũng khác nhau 1. Ở châu á có tới 20 loài sâu hại chính, ở châu úc chỉ có 9 loài; châu Mỹ là 13 loài và châu Phi có 15 loài. Đa số các loài còn lại ít gây hại hoặc gây hại không đáng kể. Ở Ấn Độ có 4 loài sâu hại chính đó là sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen và sâu năn 1. 7 Theo Chiu, 1980 ở Trung Quốc có 7 loài gây hại chính là: Sâu đục thân 2 chấm, sâu đục thân 5 vạch, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, sâu năn và bọ trĩ. Ở Nhật Bản có các loài sâu đục thân 2 chấm, sâu đục thân 5 vạch, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen …Số lượng các loài sâu gây hại chính phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có khoảng 22 loài, giai đoạn làm đòng đến trỗ khoảng 8 loài và giai đoạn chín chỉ có 3 - 4 loài 9. Một trong những bệnh hại được phát hiện sớm nhất trên lúa là bệnh đạo ôn. Bệnh đạo ôn do nấm Pirycularia oryzae Cav. gây ra, có lịch sử nghiên cứu lâu đời nhất trong các bệnh hại lúa. Từ nhiều thế kỷ trước, bệnh đã được quan sát thấy ở các nước châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước vùng Trung Á, Tây Á; ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quần đảo Antin; ở châu Âu: Ý, Bungari, Rummani, Bồ Đào Nha, Liên Xô, … Đến những năm 1560, bệnh đã được phát hiện chính thức ở Ý. Sau đó, bệnh được phát hiện ở Trung Quốc năm 1637, Nhật Bản năm 1760, Mỹ năm 1906, Ấn Độ năm 1913. Cho đến nay, bệnh đạo ôn đã được ghi nhận có mặt và gây hại ở trên 85 quốc gia trên thế giới bao gồm châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Phi …là một trong những bệnh hại phổ biến trên cây lúa. Hiện nay bệnh đạo ôn hại lúa là một đối tượng gây tác hại nghiêm trọng nhất ở một số nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Philippin và Việt Nam. Theo Peresipkin V.Ph. (1974). Triệu chứng bệnh được chia làm 3 dạng là đạo ôn lá, đạo ôn đốt thân và đạo ôn cổ bông. Boman J.M, Vergel de Dios, T.I, Khin. M.M. (1986) và Torres C.Q. (1986) căn cứ vào tính chất và vị trí bộ phận bị nhiễm chia bệnh làm 4 dạng là đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá, đạo ôn đốt thân và đạo ôn cổ bông.12 Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra cũng là một bệnh gây tổn thất trong nghề trồng lúa. Bệnh được phát hiện ở các nước nhiệt đới Châu Á (Philippines 1985, Srilanka 1985, Malaysia 1980, Việt Nam 1911, …) 12. Bệnh được Miyake mô tả đầu tiên vào năm 1910 tại Nhật Bản. Địa bàn phân bố của bệnh khá rộng ở tất cả các vùng trồng lúa Châu Á và các châu lục khác. Khi bệnh phát triển lên đến lá đòng có thể làm giảm năng suất lúa từ 20-25 (Hori, 1969). Ở Nhật Bản trong nhiều năm trước đây nấm gây bệnh được xác định là 8 Hypochnus sasakii Shirai (Ou, 1972). Nhiều năm sau nấm được đặt tên Rhizoctonia solani Palo là giai đoạn vô tính của nấm Pellicularia sasakii Shirai = Corticium sasakii. Các loài nấm Rhizoctonia solani đã được tìm thấy bởi Dacandolle mô tả năm 1815, lúc đầu đặt tên là Rhizoctonia crocorum, Rhizoctonia solani là loài quan trọng của nấm Rhizoctonia . Năm 1858, Kuhn cũng đã mô tả chi tiết về loài nấm này. Hiện nay, người ta nhận thấy bệnh có địa bàn phân bố rất rộng ở tất cả các nước trồng lúa vùng châu Á và môt số nước khác như Brazil, Venezuela, Surinam, Madagasca và Mỹ.12 Theo Ishikawa, 1928: bệnh lúa lùn được Hashimote, một người trồng lúa phát hiện đầu tiên tại quận Shiga của Nhật Bản vào năm 1883. Sau đó bệnh được phát hiện tại nhiều địa phương của Nhật và gây hại khá nghiêm trọng. Bệnh lúa lùn còn được phát hiện ở Triều Tiên và Trung Quốc. Philippin cũng có thông báo về bệnh 12 Thiên địch rên đồng ruộng được nghiên cứu và chia thành các nhóm như chính như 11: - Nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt. Ví dụ: dế nhảy ăn trứng sâu, bọ cánh cứng ăn sâu, bọ rùa ăn rệp, bọ ngựa bắt sâu, rắn bắt chuột, mèo bắt chuột... - Nhóm thiên địch ký sinh. Ví dụ: ong ký sinh nhộng, ong ký sinh sâu cuốn lá, ong ký sinh sâu đục quả, ong ký sinh sâu đo... - Nhóm vi sinh vật gây bệnh hại côn trùng, làm sâu bị bệnh và chết như nấm gây bệnh cho sâu cuốn lá, nấm gây bệnh cho rệp. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây lúa ở Việt Nam Nước ta là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm do đó cây cối xanh tốt quanh năm, đây cũng là điều kiện cho sâu bệnh phát sinh và gây hại. Cây lúa được trồng quanh năm cùng với tập quán canh tác không tập trung, có nơi trong cùng một vụ có nhiều trà lúa khác nhau đã vô tình tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển ngày càng nhiều, trong đó sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn là những đối tượng gây hại rất nghiêm trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp. 9 Cây lúa cũng như nhiều cây trồng khác có rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại đến năng suất và sản lượng. Thời gian gần đây dịch hại đang ngày càng gây hại hết sức nghiêm trọng, những kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại lúa và thiên địch của chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở lí luận cho việc phòng chống sâu bệnh hiệu quả. Quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống cây khác nhau có năng suất, phẩm chất khác nhau đặc biệt có nhiều giống có khả năng kháng sâu bệnh. Tuy nhiên song song với sự phát triển của khoa học thì sâu bệnh hại cũng phát triển dưới một hình thức cao hơn phong phú hơn vì vậy có nhiều giống mới lai tạo đưa ra sản xuất đại trà chỉ sau vài vụ đã bị nhiễm sâu bệnh hại và bị thoái hóa nghiêm trọng. Nguyên nhân của sự thoái hóa có thể là do điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác và do yếu tố di truyền của giống. Những giống có năng suất cao phẩm chất tốt thì dễ thoái hóa vì đây là những giống dễ bị nhiễm sâu bệnh. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa cây trồng với sâu hại, bệnh hại và các yếu tố ngoại cảnh: Dựa vào mối quan hệ tương hổ và đối kháng giữa các thành viên trong sinh quần cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Tìm biện pháp tác động nâng cao tính bền vững của sinh quần để duy trì cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên. Đồng thời hạn chế sự phát sinh của các loài dịch hại cho cây trồng. Đây là hướng có nhiều triển vọng trong tương lai và dựa vào điều kiện sống của sâu bệnh hại, bởi mỗi loài sâu bệnh hại chỉ có thể phát sinh và phát triển trong điều kiện ngoại cảnh nhất định và trong một giai đoạn sinh trưởng nào đó của cây lúa vì vậy chúng ta phải nắm bắt được quy luật phát sinh, phát triển của mỗi loài sâu bệnh hại. Điều này rất có ý nghĩa trong việc dự tính, dự báo, cũng như để làm cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, các vụ dịch của dịch hại từ năm 1975 trên cây lúa được liệt kê gồm 13: 1977 - 1979: Dịch rầy nâu đã gây thiệt hại trên 200.000 ha lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long . 10 1978 - 1980 Dịch sâu năn đã gây thiệt hại 11.000 ha lúa ở các tỉnh miền Trung 1984 - 1987: Dịch sâu đục thân gây hại đáng kể cho lúa ở nhiều tỉnh miền Bắc, khu 4 cũ. Diện tích bị hại nặng trên 1triệu ha. 1986 - 1987: Dịch bọ xít dài xuất hiện, gây hại nghiêm trọng ở nhiều vùng trồng lúa của Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, một số diện tích thất thu năng suất trên 70. 1990 - 1991: Dịch sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa trên diện rộng ở khắp các tỉnh trồng lúa ở nước ta. 1992 - 1995: Dịch đạo ôn đã gây hại gần 300.000 ha ở khắp các vùng trồng lúa miền Bắc Việt Nam. Cũng theo thống kê của Cục BVTV trong thời gian qua có 9 nhóm dịch hại chủ yếu (3 nhóm loài côn trùng, 4 nhóm loài bệnh, 2 nhóm loài động vật khác. thường xuyên gây hại nặng trên lúa. Ngoài 9 nhóm loài dịch trên còn có 4 loài dịch hại được ghi nhận hại lúa trên diện rộng là bọ xít dài, bọ trĩ, bệnh lúa cỏ và bệnh vàng lùn 13. Theo Nguyễn Văn Hạ, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung qua điều tra sâu bệnh hại lúa ở miền Trung từ năm 1984-1988 đã xác định được 6 loài sâu hại chính đó là: sâu đục thân bướm 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, sâu phao, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít dài, sâu năn. Theo Lê Văn Hai (2000) qua nghiên cứu điều tra sâu hại lúa vùng đầm phá tại Thừa Thiên Huế đã xác định được 6 loài sâu hại chính đó là: sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu năn, bọ xít dài, châu chấu lúa, bọ xít xanh, trong đó sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít lúa và sâu năn là phổ biến nhất 2. Sâu cuốn lá nhỏ cũng là một đối tượng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa. Vào năm 2002, tổng diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ của cả nước là 998.139 ha (giảm 16 so với năm 2001) trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 725.593 ha (tăng 1,5 lần so với năm 2001). Theo Ngyễn Công Thuật, 1996 năm 1990 - 1994 6, sâu đục thân 2 chấm đứng hàng thứ 3 về diện tích lúa bị phá hại sau rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ. Ở các 11 tỉnh phía Bắc sâu đục thân gây hại ở cả 2 vụ lúa, mỗi vụ thường có một vụ gây hại nặng đó là lứa 2 ở vụ xuân và lứa 5 ở vụ mùa. Một vài năm gần đây mức độ gây hại của sâu đục thân 2 chấm có xu thế tăng lên, kể cả diện tích phân bố và mức độ gây hại. Năm 2006 diện tích nhiễm toàn vùng vụ mùa là 111,017 ha trong đó diện tích mất trắng là 276 ha. Sâu đục thân hai chấm gây hại nặng ở một số tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương tỷ lệ bông bạc nơi cao 30 - 50, cá biệt 70 - 90 (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2006; 2007). Thiên địch: Thành phần thiên địch trên ruộng lúa đã phát hiện khoảng 415 loài thuộc 14 bộ, 58 họ, 214 giống của lớp côn trùng, nhện, nấm, tuyến trùng. Bộ cánh màng có lượng lớn nhất: 165 loài (chiếm 39,7 tổng số loài thiên địch); đứng thứ hai là bộ cánh cứng: 95 loài ( 22,8); thứ 3 là bộ cánh nửa: 70 loài (16,8); đứng thứ 4 là bộ nhện lớn: 49 loài ( 11,8); còn các bộ khác, mỗi bộ ghi nhận được 1 hoặc vài loài là thiên địch trên ruộng lúa. Trên đồng ruộng thường bắt gặp các loài thiên địch thuộc 3 nhóm sau 11: Nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt: Bọ rùa đỏ, bọ rùa 8 chấm, muồm mỗm, chuồn chuồn kim, con đuôi kìm, kiến ăn thịt, ong, nhện ăn thịt Lycosa, dế nhảy, nhện chân dài, nhện lưới, nhện linh miêu, nhện nhảy, bọ cánh cứng 3 khoang, bọ xít mù xanh, bọ xít nước ăn thịt. Nhóm thiên địch kí sinh: Ong xanh, ong kén nhỏ kí sinh sâu đục thân, ong đa phôi kí sinh sâu cuốn lá, ong kí sinh trứng rầy, ong đen kí sinh bọ xít, ong xanh mắt đỏ. Nhóm vi sinh vật gây hại côn trùng: Nấm Metarhizium, nấm Beauveria (nấm trắng), nấm bột, nấm tua, Nucler Polyche drosis Virus (NPV). Hiện nay, với xu thế sản xuất theo hướng bền vững tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho nên việc phòng trừ sâu bệnh hại lúa cũng được tiến hành trên quan điểm IPM đó là cơ sở khoa học theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Đối với sâu hại việc phòng trừ chủ yếu dựa vào các biện pháp giống, kỹ thuật canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi sâu phát triển tới ngưỡng kinh tế. Đối với bệnh hại thì việc áp dụng các biện pháp giống, canh 12 tác làm cho cây khỏe để chống chịu tốt với bệnh hại và phun phòng trên cơ sở dự báo các thời điểm phát sinh các loài bệnh hại. Qua kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật và kết quả điều tra tình hình sâu đục thân hại lúa, Cục Bảo vệ thực vật đã đưa ra biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại lúa gồm các biện pháp sau 4: - Cày lật gốc rạ sớm ngay sau mỗi vụ lúa để diệt sâu và nhộng tồn tại trong rạ và gốc rạ - Thu nhặt gốc rạ trên các ruộng làm cây vụ đông sau vụ lúa mùa và xử lý diệt sâu trong gốc rạ. - Điều chỉnh thời vụ cấy hợp lý hoặc cấy giống ngắn ngày để lúa trỗ sớm trước khi các đợt bướm ra rộ. - Phun thuốc khi mật độ dịch hại tới ngưỡng (đẻ nhánh mật độ 0,8 - 1,2 ổ trứngm2 ; bắt đầu trỗ 0,4 - 0,2 ổ trứng m2 ; Trỗ 50: 0,4- 0,6 ổm 2 ) - Phun thuốc căn cứ vào thời gian lúa trỗ và thời kỳ trưởng thành 2 chấm ra rộ bằng thuốc Padan, Diazinon, Regent 800WG. Đối với sâu cuốn lá nhỏ: - Diệt trừ cỏ dại quanh bờ ruộng, lau sậy ở các mương máng, ao hồ là nơi sâu cư trú cuối vụ mùa sang đầu xuân, từ đó, sâu sẽ di chuyển qua ruộng lúa gây hại. - Áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp (cấy dày vừa phải, bón phân cân đối và hợp lý, không bón đạm quá muộn lúc lúa sắp trỗ. Bảo vệ các loài thiên địch. - Khi sâu cuốn lá khi phát sinh rộ có thể sử dụng lược chải sâu hoặc cành tre để chải tung lá (kết hợp với rắc vào vùng rễ Regent 0.3G lúc lúa đẻ nhánh), diệt sâu non khi mật độ sâu ở giai đoạn đòng- trỗ đạt 6-9 sâu nonm2 . - Thời gian bướm rộ có thể dùng bẫy đèn để diệt. Đối với bệnh đạo ôn hại lúa do nâm Pyricularia orysaea gây ra cần thực hiện tốt quy trình phòng trừ như sau : - Làm tốt công tác dự tính dự báo bệnh, kết hợp với theo dõi diễn biến yếu tố khí hậu thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây và điều kiện đất đai phân bón, cơ cấu giống để chủ động phòng chống. - Dọn sạch tàn dư cây bệnh và cỏ dại mang bệnh ở trên đồng ruộng. 13 - Tăng cường sử dụng giống lúa chống bệnh như C70, C71, IR17494, X20, V15… - Bón phân cân đối, ngừng bón đạm khi bệnh đang phát triển. - Phun thuốc kịp thời trên lúa con gái và lúa trỗ bông khi ổ bệnh phát sinh và phá hại trên đồng ruộng. Các loại thuốc có hiệu lực cao với bệnh như: Fuzi- one, Fuji và Kasai... - Cần tiến hành phòng trừ khi :10 số lá nhiễm bệnh (ở giai đoạn lúa đẻ nhánh); 5 số bông bị nhiễm bệnh (ở giai đoạn lúa trỗ bông) Nếu phát hiện thấy hạt giống nhiễm bệnh cần xử lý hạt giống bằng nước nóng 54 0 C trong 10 phút. 1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Nam Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Miền Trung. Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá. Sản xuất nông nghiệp của Quảng Nam chủ yếu là lúa với 2 vụ chính là vụ Đông xuân và vụ Hè thu với diện tích lúa hằng năm ước đạt khoảng 89.000 ha với sản lượng khoảng 450.000 tấn. Quảng Nam cũng một trong những tỉnh miền trung thường bị thiên tai nặng nề. Sản xuất nông nghiệp năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, đầu vụ Đông Xuân mưa lạnh kéo dài, cuối vụ xảy ra đợt mưa lớn (24-2832015) gây thiệt hại đến sản lượng một số cây trồng; vào vụ sản xuất Hè Thu thời tiết nắng nóng kéo dài (nhiều ngày nhiệt độ lện 40 0 C), lúa và các cây trồng sinh trưởng phát triển chậm, lượng mưa thấp hơn so với cùng kỳ 2014 (70), vùng không chủ động nước bị khô hạn nặng. Mặc dù vậy, tỉnh Quảng Nam đã chủ động điều hành lịch thời vụ và cơ cấu giống để kịp thời tránh hạn, mặn, điều chỉnh lịch cắt nước các hồ đập, đắp đập tạm ngăn mặn, chuyển dịch mạnh cơ cấu giống lúa, từ giống dài ngày sang giống trung và ngắn ngày (78), chất lượng gạo cao. 14 Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa được các ban ngành chức năng quan tâm đặc biệt, thường xuyên theo dõi để dự tính dự báo các loài sâu bệnh hại thường xuất hiện để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Quảng Nam qua các năm 2000-2008 Đơn vị tính: ha Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ ha) Sản lượng (1000 tấn) 2000 70,04 38,30 268,25 2001 71,64 39,75 284,76 2002 73,82 40,71 300,52 2003 75,68 45,60 345,10 2004 80,31 48,60 390,36 2005 85,45 46,60 398,19 2006 80,24 49,90 400,39 2007 82,00 46,94 385,07 2008 84,04 48,02 403,59 Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2008 Về diện tích: Nhìn chung diện tích sản xuất ngày càng tăng dần, năm 2000 diện tích là 70,04 nghìn ha dến năm 2008 tăng lên 84,04 nghìn ha. Về năng suất: năng suất lúa ngày càng tăng lên do Quảng Nam đã có nhiều chú trọng trong công tác giống, sử dụng các giống mới, năng suất cao, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi vào sản xuất, thay thế những giống địa phương dài ngày, năng suất thấp, nên đã đưa năng suất sản xuất lúa của Quảng Nam tăng từ 38,30 tạha đến 48,02 tạha. Về sản lượng: Do năng suất ngày càng tăng nên sản lượng cũng ngày càng tăng lên, từ 268,25 nghìn tấn (năm 2000) lên 403,59 nghìn tấn (năm 2008). 15 1.4. Tình hình sản xuất lúa và tình hình sâu bệnh hại lúa tại Huyện Thăng Bình – Quảng Nam 1.4.1. Tình hình sản xuất lúa tại Huyện Thăng Bình – Quảng Nam Huyện Thăng Bình là huyện nằm trong địa bàn tỉnh Quảng Nam, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 39,9) trong tổng giá trị sản xuất của ngành kinh tế huyện. Đời sống của nhân dân ở khu vực còn nhiều khó khăn, còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Nhận thức được vấn đề đó huyện Thăng Bình trong những năm qua đã chú ý tới sự phát triển của ngành nông nghiệp. Mặc dầu, nông nghiệp huyện Thăng Bình đã đạt được tốc độ phát triển cao nhưng cơ cấu ngành nông nghiệp nhưng chưa có sự chuyển biến mạnh, ngành nông nghiệp thuần tuý luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Vụ Đông Xuân 2017 diện tích lúa đã gieo trồng của toàn huyện Thăng Bình đạt 8400 ha trong đó diện tích lúa nước trời chiếm khoảng 1000 ha. Bình Đào là một xã thuộc vùng đông của huyện Thăng Bình có tổng số dân 7.895 người (tính đến hết năm 2015), có diện tích đất sản xuất hàng năm trên 725 ha. Trong đó đất trồng lúa trên 570 ha, cây hoa màu chiếm khoảng 180 ha. Mặc dù địa phương đã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa nhưng trên đồng ruộng vẫn còn manh mún, các thửa ruộng nhỏ, bình quân diện tích đất canh tác trên một đầu người 300-400 m2 . Bảng 1.3. Tổng hợp hiện trạng trồng trọt ở xã Bình Đào 2015 Đơn vị tính: ha STT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa 570,00 57,00 3249,00 2 Rau các loại 26 119,23 310,00 3 Đậu các loại 8 15,00 12,00 4 Khoai lang 45 97,78 440,00 5 Lạc 65 18,77 122,00 6 Mè 11 5,00 5,50 Tổng 725,00 Nguồn: UBND xã Bình Đào 16 Đất lúa nước chiếm diện tích gieo sạ cả năm 570 ha, năng suất bình quân đạt 57 tạha, tổng sản lượng lúa cả năm đạt 3.249 tấn. Phân bố tập trung hầu hết ở các thôn trong xã, tập trung nhiều nhất ở các thôn Trà Đóa, Vân Tiên, Phước Long...phần lớn diện tích này đều chủ động tưới tiêu, đất đai phì nhiêu, sản xuất thường cho năng suất cao. Vụ Đông Xuân 2015 Diện tích trồng lúa 308 ha, năng suất bình quân đạt 56,15 tạha, Vụ Hè Thu diện tích 262 ha, năng suất đạt 58 tạha. Vụ Đông Xuân 2014-2015 thời tiết diễn biến bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngay từ đầu vụ mưa và xuất hiện nhiều đợt không khí lạnh làm cho một số diện tích bắt mạ và lúa sạ đầu bị thiệt hại. Giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, trời nắng ấm cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Giai đoạn lúa trổ và đang cuối cần rất nhiều nước tưới, đã xuất hiện đợt mưa từ ngày 24- 2832015. Những cơn mưa giữa ngày có ảnh hưởng nhẹ đến một số diện tích lúa BTE1 đang trổ bị đen, lem lép hạt. Về tình hình sâu bệnh hại xảy ra không đáng kể chỉ xuất hiện chuột gây hại nhẹ cục bộ ở đầu vụ và cuối vụ. Cơ cấu giống lúa lai cả năm 2015 chiếm 70,3 vụ Đông Xuân 2015-1016 cơ cấu giống lúa lai gồm có 3 loại: BTE1, Nhị Ưu 838, TH3-3. Tổng diện tích trồng lúa của xã vụ Đông Xuân 2016- 2017 là 326 ha trong đó lúa thuần chiếm 220 ha trong đó giống lúa thuần VN121 chiếm diện tích cao nhất 50 ha. Lúa lai chiếm khoảng 105 ha có các giống như BTE1, Nhị Ưu 838, TH3-3 trong đó giống BTE1 chiếm diện tích cao nhất 55 ha. Với kỹ thuật cơ giới hóa từ cấy đến thu hoạch, bắt mạ trong khây và cấy bằng máy với mật độ 30cm x10cm. 1.4.2. Tình hình sâu bệnh hại lúa tại Huyện Thăng Bình – Quảng Nam Theo số liệu của trạm BVTV huyện Thăng Bình Vụ Đông Xuân năm 2015- 2016 xuất hiện các đối tượng dịch hại như sau: - Bệnh đốm sọc vi khuẩn, gây chết cây trên mạ giai đoạn 15-20 ngày tuổi, tập trung ở các xã Bình Đào, Bình Trung, Bình Tú, Bình An, tiếp tục gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ, trên các giống Nhị ưu 838, BTE1, Thiên ưu 8...Bệnh có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây 17 - Ruồi đục nõn: Gây hại tập trung ở đầu vụ, diện tích nhiễm nhẹ 0,5 ha, giảm so với cùng kỳ năm trước. Bảng 1.4. Thống kê diện tích nhiễm dịch hại vụ đông xuân 2015-2016 Đơn vị tính: ha Đối tượng Diện tích nhiễm ĐX 2016 Tổng số Diện tích nhiễm ĐX 2015 Nhẹ Trung bình Nặng Rầy nâu 155,75 14 4 173,75 144 Sâu cuốn lá nhỏ 1,0 1,0 1,0 3 0 Bệnh đạo ôn lá 92,5 24 12 128,5 360,45 Đạo ôn cổ bông 144 14 0,5 158,5 0 Bệnh khô vằn 20 2 0 22 10 B. đốm sọc Vi khuẩn 37,5 9 2,7 49,2 0,5 Bọ xít đen 15 0 0 15 20 Bọ xít hôi 2 10 7 19 17 Bệnh Lem lép hạt 80 3 0 83 500 Bệnh thối thân 0 0 0 0 0,3 Ruồi đục nõn 0,5 0 0 0,5 36 Nguồn: Trạm Bảo vệ thực vật Thăng Bình - Bọ xít đen: Giai đoạn lúa làm đòng, trổ, hại trên nhiều giống tại Bình Trung, Bình Quế, Bình An, mật độ thấp. Diện tích nhiễm 15ha, trong đó 15 ha nhiễm nhẹ, tập trung ở Bình Tú , Bình An - Bệnh đạo ôn : Bệnh đạo ôn lá gây hại theo quy luật hằng năm, Gây hại tập trung từ lúa đẻ nhánh trên các giống nhiễm như BC15, KD18,Q Nam1, OM 4900..., diện tích nhiễm 128,5 ha. Ngoài các giống nhiễm như BC15, KD18, Xi 23… giống OM4900 giống SV181 nhiễm mạnh trên lá, và cổ bông. - Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên các giống KD18, BC15, OM 4900... trên vùng lúa nước trời và chính vụ, diện tích nhiễm 158,5 ha, trong đó: 144 ha nhiễm nhẹ, 14 ha nhiễm trung bình, 0,5 ha nhiễm nặng. 18 - Rầy nâu, rầy lưng trắng, xuất hiện và gây hại vào giai đoạn cuối vụ (Cuối tháng 3 2016), xuất hiện chậm trong 2 vụ đông xuân gần đây. Diện tích nhiễm 173,75 ha, ở các xã Bình định bắc,Bình định nam Bình nguyên, Bình Giang, Bình chánh, Bình An. Hai nặng ở Bình An, Bình Tú, Bình Quế. 19 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Diễn biến một số loài sâu hại chính trên cây lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Thiên địch trên một số loài sâu hại chính trên cây lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Diễn biến một số bệnh hại chính trên cây lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp từ những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các tài liệu ghi chép của cơ sở, cơ quan có liên quan, từ báo chí, internet liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tìm hiểu và thu thập số liệu qua cán bộ tại trạm bảo vệ thực vật huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. 2.2.2. Phương pháp điều tra + Điều tra diễn biến tình hình sâu bệnh hại: Điều tra ngoài đồng ruộng. + Dụng cụ điều tra: vợt, khay, lọ, ống tuýp thủy tinh đựng mẫu, bút, sổ, kính lúp,... - Điều tra sâu hại ngoài đồng ruộng Điều tra dựa Theo Quy chuẩn Quốc gia Việt Nam về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa (QCVN 01 – 166:2014BNNPTNT). Điều tra ở mỗi giống chọn 3 ruộng, mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc. Số mẫu điều tra của 1 điểm Đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40 x 50 cm)điểm Đối với lúa cấy: 10 khómđiểm Điều tra 7 ngày 1 lần từ lúc khi gieo đến lúa chín. Đếm số lượng sâu non trên mỗi điểm điều tra. Đếm số lượng thiên địch: quan sát, đếm số lượng sâu chết do bị ký sinh nếu có. 20  Điều tra theo dõi mức độ phổ biến Số lần xuất hiện Mức độ phổ biến = x 100 Tổng số lần điều tra Từ đó tính tỷ lệ điểm có sâu, bệnh như sau : +: Ít phổ biến (tần suất xuất hiện < 25) ++: Phổ biến (tần suất xuất hiện 25-50) +++: Phổ biến (tần suất xuất hiện >50) (Tiến hành theo Viện BVTV năm 1997).  Đối với sâu đục thân lúa: Điều tra dảnh héo, bông bạc: Đếm tổng số dảnh lúa (mạ), bông lúa và tổng dảnh héo, bông bạc có trong điểm điều tra. Công thức tính Tổng số dảnh héo bông bạc Tỷ lệ hại () = x 100 Tổng số dảnh bông điều tra  Điều tra phát hiện nhóm sâu hại lá (sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn) Tổng số sâu điều tra Mật độ (con m2 ) = Tổng số đơn vị điều tra  Điều tra thiên địch Tổng số thiên địch điều tra Mật độ (con m2 ) = Tổng số đơn vị điều tra  Điều tra bệnh hại Điều tra 7 ngày 1 lần từ lúc khi gieo đến lúa chín. Điều tra ở mỗi giống chọn 3 ruộng, mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc. - Bệnh trên lá (đạo ôn, bạc lá): Điều tra toàn bộ lá của 10 dảnh của 10 khóm lúa ngẫu nhiênđiểm. Đếm số lá bị bệnh và phân cấp gây hại theo quy định của cục bảo vệ thực vật. 21 Cấp 0: Không bị bệnh Cấp 1:< 1 diện tích lá bị bệnh Cấp 3: 1- 5 diện tích lá bị bệnh Cấp 5: >5- 25 diện tích lá bị bệnh Cấp 7: >25- 50 diện tích lá bị bệnh Cấp 9: > 50 diện tích lá bị bệnh  Tính tỷ lệ bệnh Tổng số lá bị bệnh Tỷ lệ bệnh () = x 100 Tổng số lá điều tra  Tính chỉ số bệnh (N1 x 1) +...+ (N n x n) Chỉ số bệnh () = x 100 N x 9 Trong đó: N1: là số lá bị bệnh ở cấp 1; Nn: là số lá bị bệnh ở cấp n; N: là tổng số lá điều tra; 9: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp - Bệnh khô vằn: điều tra 10 dảnh của 10 khóm lúa ngẫu nhiênđiểm, phân cấp dảnh bị bệnh theo thang 9 cấp. Cấp 1: < 14 diện tích bẹ lá bị bệnh Cấp 3: 14 -12 diện tích bẹ lá bị bệnh Cấp 5: 14 -12 diện tích bẹ lá, cộng lá thứ 3 và lá thứ 4 bị bệnh nhẹ Cấp 7: > 12 – 34 diện tích bẹ lá và lá phía trên bị bệnh Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số cây chết Dựa vào bảng phân cấp bệnh tính tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh: 22  Tính tỷ lệ bệnh Tổng số dảnh (lá) bị bệnh Tỷ lệ bệnh () = x 100 Tổng số dảnh (lá) điều tra  Tính chỉ số bệnh (N1 x 1) +...+ (N n x n) Chỉ số bệnh () = x 100 N x 9 Trong đó: N1: là số lá, dảnh bị bệnh ở cấp 1; Nn: là số lá, dảnh bị bệnh ở cấp n; N: là tổng số lá, dảnh điều tra; 9: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu trung bình, phần trăm và vẽ đồ thị được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2013. 2.3. Điều kiện nghiên cứu  Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Đông xuân 2017 tại Quảng Nam Quảng Nam là một tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Trung Trung Bộ, đây là khu vực có địa hình khá phức tạp, khí hậu có tính biến động cao. Trên nền nhiệt độ tương đối cao dao động từ 17-310 C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình từ 220 C. Cộng với độ ẩm không khí cũng tương đối, lượng mưa lớn đạt từ 2000-2200mmnăm ở vùng đồng bằng, 2500-3000mmnăm ở miền núi nhưng lượng mưa không phân bố đều giữa các tháng trong năm. Gây nên các hiện tượng lũ lụt, hạn hán…, Có số giờ chiếu sáng và lượng bức xạ nhiệt hàng năm thuộc vào hàng cao so với cả nước, thời tiết khí hậu nói chung thuận lợi cho sản xuất lúa và đặc biệt là tình hình phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh hại. Qua số liệu của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân 2017 tại địa bàn Quảng Nam được trình bày ở bảng 2.1 và Đồ thị 2.1. 23 Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam Tháng Nhiệt độ (0 C) Ẩm độ () Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Thấp nhất Số ngày Lượng mưa (mm) 1 22,5 28,0 17,2 93 60 24 233,0 75 2 21,9 31,0 16,6 92 56 16 146,9 85 3 24,5 32,5 16,6 88 58 9 36,2 182 Nguồn: số liệu tại Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Quảng Nam Tháng 1: Nhiệt độ trung bình thấp 22,5 0 C, có ngày nhiệt độ hạ xuống còn 17,2 0 C, lượng mưa 233mm, số giờ nắng 75 giờ, làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây lúa thời kì mạ. Tháng 2: Nhiệt độ trung bình 21,9 0 C, nhiệt độ thấp nhất là 16,6 0 C, lượng mưa 146,9 mm, số giờ nắng 85 giờ. Tuy nhiên có ngày nhiệt độ cao hơn tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa thời kì đẻ nhánh. Đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số loài sâu bệnh như bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ… Tháng 3: Giai đoạn các giống lúa làm đòng và bắt đầu trổ. Nhiệt độ trung bình 24,5 0 C, nhiệt độ có cao hơn so với tháng 2 là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ và bệnh đạo ôn cổ bông, khô vằn. Số giờ nắng cao (182 giờ), lượng mưa thấp 36,2 mm, số ngày mưa giảm (7 ngày) tương đối thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa ở giai đoạn trổ. 24 Đồ thị 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quả ng Nam Tóm lại, khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam có diễn biến phức tạp, giai đoạn đầu mưa ngập kéo dài, giai đoạn lúa trổ và sau trổ gặp mưa nên làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa đồng thời tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại. 0 50 100 150 200 250 Trung Bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Thấp nhất Số ngày Lượng mưa (mm) Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam 1 2 3 25 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mức độ phổ biến của các loại sâu, thiên địch và bệnh hại trên ruộng điều tra Quần thể sâu hại và thiên địch trên cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sự biến đổi của thời tiết khí hậu, giống cây trồng và các chế độ canh tác bảo vệ thực vật trên cây trồng đó. Sâu bệnh là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa làm cho cây lúa sinh trưởng không bình thường, rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá của cây, mất một số bộ phận nào đó của cây hoặc thay đổi quá trình sinh lý bên trong, làm giảm năng suất và phẩm chất của các giống lúa.Vì vậy, điều tra thành phần sâu hại trên từng loại cây trồng là việc làm thường xuyên rất cần thiết để xác định các loài sâu hại chính trên từng cây trồng để có biện pháp quản lý chúng một cách hữu hiệu. Mỗi loài sâu hại lại thích hợp với một giai đoạn sinh trưởng nhất định của cây lúa. Trong suốt quá trình điều tra ngoài đồng ruộng chúng tôi phát hiện các loại sâu bệnh hại lúa và mức độ phổ biến của chúng được thể hiện trong Bảng 3.1. Bảng 3.1.Thành phần sâu bệnh hại trên ruộng lúa điều tra STT TÊN VIỆT NAM TÊN LA TINH MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN THÀNH PHẦN SÂU HẠI 1 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee +++ 2 Sân đục thân hai chấm Tryporyza incertulasWalker +++ 3 Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Bremer et Grey ++ 4 Sâu keo Spodoptera mauritia Boisduval ++ 5 Sâu cắn gié Leucania separata Walker + 6 Bọ trĩ Phloeo thripoyaeMatsumura + + 7 Bọ xít dài Leptocorisa varicornisi F. + 8 Rầy lưng trắng Sogatella furciferra Horvath + 9 Rầy nâu Nilaparvata lugen Stal + 26 THÀNH PHẦN BỆNH HẠI 1 Bệnh đạo ôn Pyricularia oryzae Cav et Bri +++ 2 Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani Palo ++ 3 Bệnh đốm nâu Curvularia sp. + 4 Bệnh bạc lá Xanthomonas oryzae ++ Ghi chú: +: Ít phổ biến (tần suất xuất hiện < 25) ++: Phổ biến (tần suất xuất hiện 25-50) +++: Phổ biến (tần suất xuất hiện >50) Về sâu hại: sâu hại xuất hiện phổ biến trên ruộng điều tra vụ Đông Xuân 2016-2017 là sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee), sâu đục thân hai chấm (Tryporyza incertulasWalker) ngoài ra sâu keo (Spodoptera mauritia Boisduval), sâu cắn gié (Leucania separata Walker)…cũng có xuất hiện nhưng ở mật độ và tần xuất thấp chủ yếu vào giai đoạn lúa làm đòng - trỗ. Về bệnh hại: thành phần bệnh hại phổ biến trên các ruộng điều tra là đạo ôn (Pyricularia oryzae Cav et Bri) bao gồm đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae), bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Palo). Ngoài ra còn có bệnh đốm nâu có xuất hiện khi thời tiết khắc nghiệt với mức độ bệnh nhẹ, không đáng kể chủ yếu giai đoạn làm đòng. Nhìn chung, các loài s

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH - - TRẦN THỊ THÙY DUNG DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ THÙY DUNG MSSV: 2113012907 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn TRẦN VĂN THUẬN MSCB: ……… Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả khóa luận Trần Thị Thùy Dung LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Quảng Nam, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa Lý - Hóa - Sinh – Đại học Quảng Nam đã truyền đạt kiến thức, dìu dắt chúng tôi trong thời gian học tập tại trường Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.Trần Thanh Dũng người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình về chuyên môn, cung cấp những kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên chức tại Trạm Bảo vệ thực vật Thăng Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình về thực tập ở cơ quan Do hạn chế về thời gian, mà khối lượng kiến thức là vô hạn, trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế của tôi còn nhiều hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót Kính mong thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên đóng góp nhiều ý kiến quý báu, để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy cô giáo cùng các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt Xin chân thành cảm ơn! Quảng Nam, Tháng 04 năm 2017 Tác giả khóa luận Trần Thị Thùy Dung MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu 3 1.5 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 1.7 Bố cục của đề tài: 4 PHẦN 2 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1.Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam 5 1.2 Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây lúa 6 1.2.1 Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây lúa trên thế giới 6 1.2.2 Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại và thiên địch trên cây lúa ở Việt Nam 8 1.3 Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Nam 13 1.4 Tình hình sản xuất lúa và tình hình sâu bệnh hại lúa tại Huyện Thăng Bình – Quảng Nam 15 1.4.1 Tình hình sản xuất lúa tại Huyện Thăng Bình – Quảng Nam 15 1.4.2 Tình hình sâu bệnh hại lúa tại Huyện Thăng Bình – Quảng Nam 16 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1 Nội dung nghiên cứu 19 2.2 Phương pháp nghiên cứu 19 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 19 2.2.2 Phương pháp điều tra 19 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 22 2.3 Điều kiện nghiên cứu 22 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 3.1 Mức độ phổ biến của các loại sâu, thiên địch và bệnh hại trên ruộng điều tra 25 3.2 Tı̀nh hı̀nh một số sâu hại chính trên cây lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam 27 3.2.1 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) 28 3.2.2 Diễn biến mật độ Sâu cuốn lá lớn (Parnara guttata Bremer et Grey) 31 3.2.3 Diễn biến Sâu đục thân hai chấm (Scirpophagaincertulas Walker) 34 3.3 Tı̀nh hı̀nh một số loài thiên địch trên lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 37 3.3.1 Diễn biến mật độ Nhện ăn thịt Lycosa (Lycosa pseudoannulata) 37 3.3.2 Diễn biến Bọ rùa đỏ (Micraspis sp) 39 3.3.3 Diễn biến Ong đen kén trắng (Cotesia angustibasis) 41 3.4 Tình hình một số bệnh hại chính trên cây lúa vụ Đông xuân 2016 – 2017 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 43 3.4.1 Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae Cav et Bri) 43 3.4.1.1 Bệnh đạo ôn lá 43 3.4.1.2 Bệnh đạo ôn cổ bông 48 3.4.2 Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Palo) 51 3.4.3 Bệnh bạc lá vi khuẩn (Xanthomonas oryzae pv.oryzae Ishiyama) 55 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 1 Kết luận 60 2 Kiến nghị 61 PHẦN 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHẦN 5 PHỤ LỤC 64 VI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 69 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng lúa gạo cả nước từ 2009 đến 2013 5 Bảng 1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Quảng Nam qua các năm 2000-2008 14 Bảng 1.3 Tổng hợp hiện trạng trồng trọt ở xã Bình Đào 2015 15 Bảng 2.1 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam 23 Bảng 3.1.Thành phần sâu bệnh hại trên ruộng lúa điều tra 25 Bảng 3.2 Thành phần thiên địch trên ruộng lúa điều tra 27 Bảng 3.3 Mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các giống điều tra 29 Bảng 3.4 Mật độ sâu cuốn lá lớn trên các giống điều tra 32 Bảng 3.5 Tỷ lệ dảnh héo/ bông bạc (%) trên các giống điều tra 35 Bảng 3.6 Diễn biến Nhện ăn thịt Lycosa 38 Bảng 3.7 Diễn biến mật độ Bọ rùa đỏ 40 Bảng 3.8 Diễn biến mật độ ong ký sinh 42 Bảng 3.9 Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn lá trên cây lúa 45 Bảng 3.10 Diễn biến chỉ số bệnh đạo ôn lá 46 Bảng 3.11 Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông 48 Bảng 3.12 Diễn biến chỉ số bệnh đạo ôn cổ bông 50 Bảng 3.13 Diễn biến tỷ lệ bệnh khô vằn 52 Bảng 3.14 Diễn biến chỉ số bệnh khô vằn 54 Bảng 3.15 Diễn biến tỷ lệ bệnh bạc lá vi khuẩn 56 Bảng 3.16 Diễn biến chỉ số bệnh bạc lá vi khuẩn 58 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Quảng Nam 24 Đồ thị 3.1 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ 29 Đồ thị 3.2 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá lớn 32 Đồ thị 3.3 Diễn biến tỷ lệ dảnh héo, bông bạc do sâu đục thân hai chấm 35 Đồ thị 3.4 Diễn biến mật độ nhện Lycosa 38 Đồ thị 3.5 Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ 40 Đồ thị 3.6 Diễn biến mật độ ong ký sinh 42 Đồ thị 3.7 Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn lá 45 Đồ thị 3.8 Diễn biến chỉ số bệnh đạo ôn lá 47 Đồ thị 3.9 Diễn biến tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông 49 Đồ thị 3.10 Diễn biến chỉ số bệnh đạo cổ bông 50 Đồ thị 3.11 Diễn biến tỷ lệ bệnh khô vằn 53 Đồ thị 3.12 Diễn biến chỉ số bệnh khô vằn 54 Đồ thị 3.13 Diễn biến tỷ lệ bệnh bạc lá vi khuẩn 57 Đồ thị 3.14 Diễn biến chỉ số bệnh bạc lá vi khuẩn 58 MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG KHÓA LUẬN BVTV: Bảo vệ thực vật TLB: Tỷ lệ bệnh CSB: Chỉ số bệnh NSLT: Năng suất lý thuyết NSTT: Năng suât thực thu P1000: Khối lượng 1000 hạt STT: Số thứ tự FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới và nước ta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho nền kinh tế quốc dân Việc yêu cầu tập trung sản xuất lúa gạo để đáp ứng cho đà tăng dân số nhanh chóng đã đưa đến sự thay đổi trong kỹ thuật sản xuất lúa Trong những năm gần đây, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về sản xuất lúa gạo mang lại rất nhiều lợi ích cho người sản xuất và cho ngành lương thực phục vụ cho xuất khẩu nhờ vào việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao cùng với kỹ thuật thâm canh cải tiến Sản lượng lúa cả năm 2015 của nước ta ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng 240,9 nghìn tấn; diện tích gieo trồng đạt 7,8 triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha; năng suất đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với năm 2014 Tuy nhiên, nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng còn gặp một số trở ngại mà yếu tố chính là sâu bệnh hại làm giảm năng suất và phẩm chất lúa gạo, bên cạnh đó việc tăng cường các loại giống mới và đầu tư quá nhiều lượng phân bón và thuốc hóa học nên không thể tránh khỏi được vấn đề về dịch hại ngày càng trở nên nghiêm trọng Nước ta hằng năm có khoảng 30 vạn ha lúa (chiếm khoảng 10% diện tích) bị sâu bệnh phá hại gây ảnh hưởng không ít đến sản lượng năng suất lúa Tỉnh Quảng Nam chỉ có hơn 113.000 ha sản xuất nông nghiệp, mặc dầu cơ cấu cây trồng của tỉnh khá phong phú nhưng lúa vẫn là cây trồng chính với hơn 86.000 ha gieo trồng, chiếm tỉ lệ 54,7% diện tích gieo trồng cây hằng năm Tuy nhiên phần lớn diện tích đất lúa có độ phì thấp nên hiệu quả canh tác không cao, mặt khác các tác động của biến đổi khí hậu như thực trạng thiếu nước do khô hạn, rét lạnh ở vụ đông xuân và nắng nóng ở vụ hè thu đã tăng rủi ro cho sản xuất lúa nước của bàn tỉnh, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất ngành kinh tế của tỉnh, đời sống của nhân dân ở khu vực còn nhiều khó khăn, còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp Với tập quán cấy quá dầy, phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng nhiều đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc về hệ sinh thái và sinh quần trên đồng ruộng Do đó, 1

Ngày đăng: 14/03/2024, 18:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan