Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên

75 1.3K 28
Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng YênBáo cáo tốt nghiệp khóa 51 Nguyễn Hồng Thêu Liên kết là hòa nhập hay nói lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể cân đối. Theo Đuyêckhem E. (E’Durkheim), sự kết hợp hay hòa nhập một bộ phận của ý thức tập thể với ý thức cá nhân và với phương thức lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tố khác nhau của xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo, nhóm, phái..) trong một chỉnh thể có tổ chức, tạo thành sự liên kết xã hội...

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đặc biệt, những năm gần đây, chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nội bộ ngành nông nghiệp. Để phát triển sản xuất hàng hóa thì phương thức chăn nuôi gia công hợp đồng là một giải pháp rất hợp lý. Một số nước trên thế giới như Thái Lan, Philipin, Ấn Độ đã nghiên cứu và cho thấy phương thức chăn nuôi này mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với chăn nuôi độc lập ở quy mô hộ nông dân. Ở Việt Nam, hình thức này mới được áp dụng trong những năm gần đây do một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) lớn liên doanh với nước ngoài tiến hành áp dụng mô hình chăn nuôi gia công cho các hộ nông dân, đặc biệt trong chăn nuôi gia cầm và gần đây là trong chăn nuôi lợn. Huyện Văn Giang - Tỉnh Hưng Yên là một trong những địa phương chăn nuôi lợn có quy mô tương đối lớn ở miền Bắc, cung cấp một khối lượng thịt lợn không nhỏ cho một số thị trường tiêu thụ nhiều như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Trên địa bàn huyện hiện nay, hình thức chăn nuôi gia công hợp đồng đã bước đầu được tiến hành. Công ty thức ăn chăn nuôi CP của Thái Lan đã liên kết với một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Mễ Sở theo hình thức gia công hợp đồng. Qua thực tế cho thấy hình thức tổ chức chăn nuôi này bước đầu đã mang lại tác dụng trong việc nâng cao sản lượng, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay hình thức chăn nuôi này lại chưa được áp dụng rộng rãi. Lý do thứ nhất là trên địa bàn huyện hiện nay có không nhiều công ty thức ăn chăn nuôi có đủ tiềm lực để tổ chức hình 1 thức này. Lý do thứ hai rất quan trọng đó là các hộ nông dân ở đây còn chăn nuôi qui mô nhỏ lẻ và quen thuộc với hình thức chăn nuôi độc lập truyền thống. Với nhu cầu thịt lợn của người dân ngày càng cao như hiện nay thì Chính phủ đã có một số chính sách nhằm khuyến khích ngành chăn nuôi lợn phát triển. Tuy nhiên, chính sách này hầu như chỉ chú trọng vào việc khuyến khích cho chăn nuôi lợn trang trại quy mô lớn chứ chưa chú ý nhiều đến chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Vì vậy, nhằm tìm ra giải pháp cho việc phát triển hình thức chăn nuôi lợn hiệu quả cho hộ gia đình, chúng tôi tìm hiểu và so sánh các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay qua việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết trong chăn nuôi lợnhuyện Văn Giang thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các hình thức liên kết trong chăn nuôi góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn cho hộ gia đình thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn; 2) Phân tích thực trạng các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang thời gian qua; 3) Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợnđịa phương; 2 4) Đề xuất giải pháp phát triển các hình thức liên kết trong chăn nuôi góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn cho hộ gia đình thời gian tới. 1.2.3 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung tại 3 địa phương chăn nuôi lợn nhiều nhất huyện là thị trấn Văn Giang, xã Nghĩa Trụ và xã Mễ Sở. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu 2 hình thức chăn nuôi lợn chủ yếu trên địa bàn huyệnchăn nuôi gia công theo hợp đồng chính thống và chăn nuôi hộ độc lập. - Về thời gian: Đề tài thu thập, xử lý tài liệu thứ cấp tại địa phương trong 3 năm (2007- 2009). Điều tra hộ nông dân và công ty thuê gia công hợp đồng chăn nuôi lợn. 1.2.4 Đối tượng nghiên cứu - Các hộ chăn nuôi, công ty thức ăn chăn nuôi có ký kết hợp đồng chăn nuôi gia công với hộ chăn nuôi - Các chủ trương, chính sách, văn bảnliên quan. 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số lý luận cơ bản về liên kết 2.1.1.1 Khái niệm liên kết - Liên kết là hòa nhập hay nói lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể cân đối. Theo Đuyêckhem E. (E’Durkheim), sự kết hợp hay hòa nhập một bộ phận của ý thức tập thể với ý thức cá nhân và với phương thức lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tố khác nhau của xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo, nhóm, phái ) trong một chỉnh thể có tổ chức, tạo thành sự liên kết xã hội. - Liên kết kinh tế là một trong những trình độ cao của con người, đã xuất hiện từ lâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, liên kết kinh tế đang trở thành nhu cầu bức xúc cho việc phát triển kinh tế xã hội. - Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ cho nhau (Từ điển thuật ngữ kinh tế của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa). Trong từ điển kinh tế học hiện đại David W.Pearce lại cho rằng “Liên kết kinh tế chỉ tình huống mà khi các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp phối hợp hoạt động với nhau một cách 4 có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều này thường đi kèm với tăng trưởng bền vững”. Theo tác giả Trần Văn Hiếu thì “Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập, phối hợp nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ luật pháp, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế”. Theo văn bản Quyết định số 38-HĐBT ban hành ngày 10/4/1989 khái niệm rằng “Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất”. Như vậy có thể thấy rằng liên kết kinh tế thực chất là sự hợp tác cùng phát triển của hai hay nhiều bên, không kể quy mô hay loại hình sở hữu với mục tiêu là các bên tìm cách bù đắp sự phù hợp của mình từ sự phối hợp hoạt động với đối tác. Các tác nhân này thường có mối liên kết hợp tác với nhau trong các kênh phân phối. Dựa theo vai trò, quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đến tiêu dùng mà người ta phân thành những liên kết dọc và liên kết ngang. - Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân ở các mắt xich liên tiếp nhau trong sản xuất của một ngành hàng. - Liên kết ngang là mối liên kết giữa các tác nhân sản xuất như nhau ở cùng một cấp, cùng một giai đoạn hay cùng một mắt xích của ngành hàng. 5 Các hình thức này được thể hiện thông qua các hình thức với các nội dung cơ bản như: mua bán tự do trên thị trường, hợp đồng miệng (hay thỏa thuận miệng), hợp đồng văn bản, hiệp hội tiêu thụ sản phẩm. 2.1.1.2 Đặc trưng và các nguyên tắc cơ bản của liên kết * Đặc trưng cơ bản của liên kết: Liên kết là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuất phát từ lợi ích kinh tế khác nhau của những chủ thể kinh tế cũng như quá trình vận động phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ chuyên môn, phạm vi của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh. Liên kết kinh tế là những quan điểm kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua nững thỏa thuận, hợp đồng từ trước giữa các bên tham gia liên kết. Những quan hệ kinh tế nhất thời, những trao đổi ngẫu nhiên không thường xuyên giữa các chủ thể kinh tế, không phải là liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế là một quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng cố kết vói nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết. Quá trình này vận động, phát triển qua những nấc thang quan hệ hợp tác, liên doanh đến liên hợp, liên minh, hợp nhất lại. Như vậy phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh là điều kiện hình thành các liên kết kinh tế, còn hợp tác hóa, liên hiệp hóa là những hình thức biểu hiện của những nấc thang, những bước phát triển của liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế là những hình thức hoặc biểu hiện của sự hành động giữa các chủ thể liên kết thông qua những thỏa thuận, những giao kèo, hợp đồng, hiệp định, điều lệ… nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất, kinh doanh…). Tùy theo 6 góc độ xem xét, quá trình liên kết có thể diễn ra theo liên kết ngành, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vùng lãnh thổ. * Các nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế: Liên kết kinh tế bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia không ngừng phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao. Đây cũng vừa là nguyên tắc cũng vừa là mục tiêu của mọi hoạt động xuyên suốt của mọi liên kết kinh tế (đầu tư, sản xuất, kinh doanh…). Dù được tiến hành dưới hình thức và mức độ nào thì các quan hệ kinh tế cũng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của các bên tham gia. Liên kết kinh tế phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia của các bên. Các liên kết chỉ thành công và hiệu quả khi được xây dưng trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia để giải quyết những khó khăn hoặc tìm kiếm lợi ích cao hơn thông qua liên kết. Chỉ khi tự nguyện tham gia các chủ thể liên kết mới phát huy hết năng lực nội tại của mình, xây dựng nên mối quan hệ hiệu quả, bền chặt vì lợi ích chung, đồng thời đem hết khả năng cùng chịu trách nhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết. Mọi liên kết kinh tế được thiết lập mang tính hình thức hay là kết quả của những quyết định mang tính chủ quan, áp đặt sẽ không tồn tại và không thể đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Các bên tham gia được dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của liên kết. Do các nguồn lực của liên kết được hình thành dựa trên sự đóng góp của các chủ thể tham gia, mặt khác các liên kếtliên quan chặt chẽ đến các lợi ích của chủ thể tham gia nên hoạt động quản lý, điều hành, giám sát và phân phối lợi ích trong liên kết phải bảo đảm dân chủ và bình đẳng. Dân chủ và bình đẳng trong liên kết không có nghĩa là cào bằng quyền lợi và trách nhiệm mà trên cơ sở đóng góp của mỗi bên. Để có sự bình đẳng và dân chủ các quyết định liên kết phải 7 đảm bảo tính công khai, minh bạch và được thực hiện qua một cơ chế điều phối chung được thống nhất giữa các bên ngay từ đầu. Kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia. Trong liên kết thì lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy, là chất keo dán lâu dài các bên tham gia. Việc chia sẻ hài hòa lợi ích có tầm quan trọng đặc biệt quyết định sự bền vững của các liên kết nên đòi hỏi phải tìm ra một cơ chế giải quyết thích hợp. Cơ chế đó cần tập trung vào các yêu cầu cơ bản và câp thiết nhất, trong từng mối liên kết, từng mặt hàng hóa và có hình thức và phương pháp giải quyết lợi ích khác nhau. Ngoài ra cơ chế đó cần bảo đảm các bên tham gia được bình đẳng với nhau về quyền lợi cũng như trách nhiệm. Các mối liên kết phải được pháp lý hóa. Trong cơ chế thị trường hiện nay nhiều quan hệ kinh tế được phát triển dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau của các bên tham gia. Liên kết giữa họ thường xuyên và bền chặt vì các bên đều đạt được lợi ích của mình khi tham gia. Tuy nhiên, với mục tiêu hướng đến một nền sản xuất hiện đại thì mọi quan hệ kinh tế đều phải được thể chế bằng pháp luật dưới hình thức hợp đồng kinh tế, điều lệ, hiệp ước cua tổ chức liên kết… Khi các mối liên kết được pháp luật hợp lý hóa, một mặt nâng cao vị thế cho các bên tham gia đồng thời là cơ sở quan trọng để ràng buộc trách nhiệm của họ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Các nguyên tắc của liên kết kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi vận dụng vào thực tiễn cần phải được coi trọngkết hợp hài hòa. Bất cứ nguyên tắc nào nếu bị vi phạm đều có thể làm cho liên kết ko đạt hiệu quả mong muốn. 2.1.2 Đặc điểm chăn nuôi lợn 2.1.2.1 Đặc điểm chăn nuôi lợn thịt 8 Lợn nuôi thịt có đặc điểm là sinh trưởng theo từng giai đoạn: Giai đoạn đầu chủ yếu phát triển về cơ, xương, tiếp theo là giai đoạn phát triển về nạc và sau cùng là giai đoạn tích luỹ mỡ. Từ những đặc điểm này nên lợn thịt được chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng để đem lại hiệu quả cao nhất. Lợn thịt thường được nuôi với số lượng lớn vì không tốn nhiều công lao động trong điều kiện sử dụng thức ăn công nghiệp. Chu kỳ nuôi lợn thịt ngắn, thường 3-4 tháng, quay vòng vốn nhanh. Đặc điểm này rất có ý nghĩa trong kinh doanh. Khi người nông hạch toán sơ bộ có thể quyết định vấn đề này. Thậm chí khi khó khăn về vốn họ có thể vay ngân hàng với thời gian vay từ 6 tháng đến 1 năm là có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, nuôi lợn thịt có rủi ro lớn nếu thời điểm xuất bán giá cả giảm, gây khó khăn rất nhiều, thậm chí lỗ lớn cho người chăn nuôi. Ngoài ra còn có rủi ro về dịch bệnh. 2.1.2.2 Đặc điểm chăn nuôi lợn nái Mục tiêu chính của chăn nuôi lợn nái chửa là làm sao để lợn nái đẻ sai con, lợn con sinh ra khỏe mạnh, có khối lượng sơ sinh cao. Lợn mẹ đủ dự trữ để tiết sữa trong thời kỳ nuôi con, nếu là lợn nái đẻ lứa đầu thì cần phải tiếp tục sinh trưởng để đạt khối lượng theo quy định. Người ta thường chia giai đoạn chửa của lợn nái ra làm hai giai đoạn: - Chửa kỳ I: Từ khi phối giống có chửa đến 84 ngày - Chửa kỳ II: Từ ngày chửa thứ 85 đến ngày dự kiến đẻ (114 ngày). Chăn nuôi lợn nái rất vất vả trong việc chăm sóc và tính toán cho phù hợp vấn đề phối giống, chửa đẻ, đặc biệt là giai đoạn lợn từ sau khi sinh đến khi 1- 1,5 tháng tuổi dễ bị mắc bệnh hoặc chết. 9 Các vấn đề thức ăn, dinh dưỡng, phòng trừ dịch bệnh cho lợn nái rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợn con sinh ra. Nuôi lợn nái tuy khó hơn nuôi lợn thịt vì phải chăm sóc nhiều hơn, nhất là khi lợn mẹ mang thai nhưng cho thu lợi nhuận cao hơn. Điều quan trọng nhất trong nuôi lợn nái là phải chọn được con nái đảm bảo tiêu chuẩn như thân hình cân đối, mông nở, không gẫy lưng, chân không chõe ra hai bên. Khi lợn con mới ra đời cũng cần chăm sóc chu đáo vì cơ thể chúng còn yếu rất dễ mắc bệnh tiêu chảy, tụ huyết trùng. 2.1.2.3 Đặc điểm chăn nuôi lợn con Mục tiêu của chăn nuôi lợn con đó là làm sao tăng khối lượng lợn cai sữa, nâng cao tỉ lệ nuôi sống lợn con, lợn con khỏe mạnh có sức sống cao và đặc biệt là nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn con giống hay chăn nuôi lợn con để bán lợn thịt. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con đó là sinh trưởng phát triển nhanh: - Khối lượng 10 ngày tuổi tăng 2 lần khối lượng sinh sản - Khối lượng 21 ngày tuổi tăng 4 lần khối lượng sinh sản - Khối lượng 60 ngày tuổi tăng 12-14 lần khối lượng sinh sản Tuy nhiên, lợn con sinh trưởng nhanh nhưng không đều: từ sơ sinh đến 21 ngày tăng nhanh, sau đó chậm dần do sữa lợn mẹ giảm. Ở lợn con khả năng tích lũy chất dinh dưỡng rất cao, chủ yếu tăng về tổ chức cơ, nên để tăng 1 kg khối lượng lợn con tiêu tốn ít thức ăn hơn ở lợn lớn. Chăn nuôi lợn con là bước tiếp theo trong hình thức chăn nuôi lợn nái bán lợn con hay chăn nuôi lợn nái bán lợn thịt. Chính vì thế, chăn nuôi lợn con trực tiếp quyết định hiệu quả kinh tế của hai hình thức này. 2.1.3 Khái quát về hình thức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng 10 [...]... Hộ chăn nuôi theo hợp đồng không chính thống  Hộ chăn nuôi độc lập Theo phương thức chăn nuôi, chia ra:  Hộ nuôi lợn nái bán lợn con (thuần túy nuôi lợn nái bán lợn con làm lợn giống cho các hộ khác); 35  Hộ nuôi lợn nái bán lợn thịt (chăn nuôi khép kín từ lợn nái đến lợn thịt, không bán lợn con giống)  Hộ nuôi thuần túy lợn thịt (mua lợn con giống từ các hộ khác và nuôi để bán lơn thịt);  Hộ nuôi. .. liên kết trong các hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt ở huyện Nam Sách, Hải Dương” của Nguyễn Văn Hải nghiên cứu, đánh giá thực trạng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt liên kết Đề tài chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến các mối liên kết của hợp tác xã chăn nuôi, bao gồm những hạn chế trong tổ chức hoạt động của hợp tác xã và những yếu tố cản trở các hộ chăn. .. và thách thức đối với các hình thức tổ chức và hợp tác trong chăn nuôi lợn ở 21 miền Bắc nước ta Đề tài chỉ ra rằng ở miền Bắc nước ta tồn tại ba hình thức tổ chức hợp tác trong chăn nuôi lợn: Hình thức chăn nuôi có hợp đồng chính thống với các chủ hợp đồng là các công ty CP (Thái Lan) và Japffa comfeed (Indonesia), hình thức chăn nuôi có hợp đồng phi chính thống giữa người chăn nuôi với các hợp tác... chăn nuôi quy mô trung bình tại Ấn độ với các nông dân tham gian hợp đồng liên kết Kết quả cho thấy các hộ chăn nuôi gà thịt, lợn giống, và lợn thịt hiệu quả hơn các hộ chăn nuôi độc lập Ngoài 13 ra, hợp đồng liên kết là giải pháp khả thi cho các hộ chăn nuôi nhỏ cải thiện vị trí của họ trên thị trường và tăng thu nhập, tăng sức cạnh tranh cho họ trên thị trường chăn nuôi đầy biến động Các nghiên cứu. .. tả với các chỉ tiêu số bình quân, tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển nhằm mô tả tình hình phát triển chăn nuôi lợn của Việt Nam, của huyện Văn Giang trong thời gian qua - Phương pháp phân tổ thống kê Để so sánh kết quả và hiệu quả của các hình thức chăn nuôi lợn khác nhau, đề tài dùng phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu chí sau: Theo hình thức liên kết chăn nuôi, chia ra:  Hộ chăn nuôi theo... hoặc các tư thương cung cấp dịch vụ đầu vào/tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi, và các hộ chăn nuôi độc lập với nhiều qui mô khác nhau Trong ba hình thức đó thì hình thức chăn nuôi gia công hợp đồng cho các công ty liên doanh là hình thức mang lại hiệu quả cao hơn so với hai hình thức còn lại, tuy nhiên nó đòi hỏi vốn lớn, khả năng quản lý cao - Đề tài thạc sĩ kinh tế, 2006: Nghiên cứu các mối liên. .. trường Sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại ngày càng phát triển, đến năm 2009, toàn huyện 32 đã có hơn 300 trang trại chăn nuôi hoặc chăn nuôi kết hợp tronghình VAC Kiến thức và kỹ năng của người chăn nuôi ngày càng cao do thường xuyên được tập huấn kỹ thuật qua các lớp và câu lạc bộ khuyên nông Bảng 3.4 Tình hình chăn nuôi của huyện Văn Giang từ năm 2007 - 2009 Chỉ tiêu 1 Lợn * Tổng đàn *... ngành hàng thịt lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 22 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địaHuyện Văn Giang nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên, nằm trong tam giác phát triển phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 10 km về phía Đông Nam, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm... tư huyện Văn Giang 3.1.3 Tình hình chăn nuôi của huyện 3.1.3.1 Tình hình chăn nuôi chung của huyện Chăn nuôi là một thế mạnh trong ngành nông nghiệp của huyện Văn Giang nên vì thế mọi công tác, hoạt động liên quan đến chăn nuôi được huyện rất chú ý Các chương trình “nạc hóa” đàn lợn, “Sind hóa” đàn bò, chương trình hỗ trợ tiêm vắcin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm…luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện. .. gần đây có liên quan đến đề tài - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2007: Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất và hợp tác trong chăn nuôi lợn ở Miền Bắc Việt Nam” của TS Nguyễn Tuấn Sơn và cộng sự đã điều tra, mô tả và đánh giá các hình thức sản xuất tại các hộ chăn nuôi lợn hiện nay; đồng thời tổng hợp, tính toán, phân tích và so sánh các chi phí sản xuất và thu nhập, phân tích các ưu nhược

Ngày đăng: 26/06/2014, 12:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan