ÔN THI GIỮA kì môn CHÈ cà PHÊ CA CAO

25 2.2K 9
ÔN THI GIỮA kì môn CHÈ cà PHÊ CA CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN THI GIỮA KỲ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CHÈ PHÊ – CACAO o0o 1. Trình bày tóm lược các thành phần hóa học của lá chè? Phân tích vai trò của hệ enzyme oxy hóa trong nguyên liệu đối với công nghệ sản xuất chè?  Thành phần hóa học của lá chè:  Nước:  Trong lá chè, nước là thành phần chủ yếu, là môi trường xảy ra sự tác dụng giữa các chất hòa tan tham gia vào các phản ứng thủy phân và oxi hóa-khử.  Hàm lượng nước trong các búp chè thường thay đổi nhiều, phụ thuộc vào thời gian thu hái, điều kiện thu hái,…  Chất chiết: Hàm lượng các chất hòa tan có vai trò quyết định đến chất lượng của chè, hàm lượng này phụ thuộc vào từng loại chè, phẩm chất của nguyên liệu, giai đoạn thu hoạch,…  Tanin- chất chát:  Tanin không những tạo nên vị độc đáo cho chè mà còn tham gia vào các quá trình biến đổi hóa học dưới tác dụng của các enzyme oxi hóa để tạo ra hương thơm và màu sắc đặc trưng cho mỗi loại chè.  Nếu ta dùng nhiệt độ cao để vô hoạt các enzyme có trong lá chè tươi ngay khi đưa vào chế biến ,tanin hầu như không bị biến đổi.  Caffeine (C 8 H 10 N 4 O 2 )  Là một trong những alkaloid chủ yếu có trong chè là chất có tác dụng kích thích, gây hung phấn cho cơ thể con người.  Chè có hàm lượng caffeine trong khoảng2,3- 4,37%( tính theo phần trăm chất khô); hàm lượng có trong chè phụ thuộc vào các bộ phận của chè, chủng loại,…  Protein:  Là một trong các nhóm chất chủ yếu và quan trọng trong thành phần của lá chè, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng(bao gồm cảchè thành phần cấu tạo các enzyme mà các phản ứng enzyme lại là cơ sở của sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, trong đó tươi)và quá trình chế biến chè- protein là nguồn cung cấp acid amin tự do vì một phần protein bị phân giải bởi các enzyme tương ứng tạo ra các acid amin kết hợp với tanin hoặc đường trở thành các andehyd bay hơi góp phần tăng cường hương thơm cho chè.  Tuy nhiên, nếu lượng protein trong lá chè tươi quá cao trong khi hàm lượng tanin thấp thì có thể ảnh hưởng xấu đến vị của chè đen.  Hàm lượng protein phụ thuộc vào giống chè, thời vụ thu hái, cách bón phân,…  Các acid hữu cơ: Trong lá chè tươi người ta tìm thấy các acid hữu cơ sau: acid oxalic hòa tan(0.2%), acid oxalic không hòa tan( 0.82%), acid malic( 0.3%), acid citric( 0.103%),acid succinic(0.006%).Các acid hữu cơ trên trong các công đoạn chế biến thường có sự thay đổi về số lượng.  Tinh dầu: Làm cho chè lên men hoặc chè thành phẩm có mùi thơm đặc trưng, tạo cho nước chè có vị dễ chịu tăng cường kích thích dịch vị, giúp cho sự đồng hóa thức ăn trong cơ thề tốt hơn.  Glucid:  Trong lá chè có chứa hầu hết các loại đường: glucose, fructose, maltose,…trong đó hàm lượng các polysaccharide chiếm nhiều nhất (10-12%).  Đường hòa tan có hàm lượng thấp nhưng có ý nghĩa quan trong đối với chất lượng của chè: điều hòa vị chè, tạo hương thơm dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc kết hợp với tanin, các acid amin.  Pectin: thuộc nhóm carbonhydrate, là những chất keo; độ dính cũng như độ dịu ngọt của chè thành phẩm phụ thuộc vào sự có mặt của pectin. Lá chè càng non thì càng nhiều pectin.  Vitamin và chất khoáng: chủ yếu là nhóm vitamin hòa tan trong nước:vit K, vit C, trong lá chè vitamin PP là có giá trị hơn cả. Thành phần các nguyên tố có trong tro của lá chè tươi và chè thành phầm thường dao động từ: 4-7% .  Chất màu: trong lá chè có chứa các chất màu do đó làm cho chè có màu sắc đặc trưng.  Enzyme: phần lớn thuộc nhóm hydrolase  Các loại enzyme thủy phân:amylase( thủy phân tinh bột), protease( thủy phân protein),…  Các enzyme oxi hóa khử: polyphenol oxidase, peroxidase,…có vai trò quan trọng trong quá trình lên men nhằm tạo cho chè những tính chất đặc trưng.  Vai trò của hệ enzyme oxy hóa:  Enzyme catalase: xúc tác cho phản ứng phân giải hydroperoxyt tạo ra các nguyên tử oxy (O . ) góp phần đẩy mạnh tác dụng của enzyme peroxidase và enzyme polyphenol oxidase.  Enzyme peroxidase: xúc tác cho phản ứng phân giải các hợp chất polyphenol( chỉ sử dụng được oxy(O . ) giải phóng ra do sự phân giải H 2 O 2 nhờ enzyme catalase mà không sử dụng được O 2 trong không khí.) tạo thành các sản phẩm ngưng tụ không tan, không có màu và vị. Enzyme này có nhiều ở lá chè non.  Enzyme polyphenol oxidase: xúc tác cho các phản ứngphân giải các hợp chất polyphenol tạo sản phẩm ngưng tụ có màu đặc trưng. Như vậy 2 enzyme peroxidase, polyphenol oxidase có vai trò trong quá trình chuyển hóa tanin chè để tạo màu sắc cho sản phẩm chè. 2. Viết sơ đồ quy trình công nghệ chế biến chè đen OTD. Nêu mục đích và các phương pháp tiến hành công đoạn làm héo. Khi xây dựng một nhà máy sản xuất chè đen tại Việt Nam, anh chị chọn phương pháp làm héo nào? Tại sao?  Sơ đồ quy trình chế biến chè đen OTD Chè vò chưa đạt Nguyên liệu Lựa chọn, phân loại Chè vò chưa đạt Làm héo Vò lần 1 Sàng chè vò Vò lần 2 Sàng chè vò Vò lần 3 Sàng chè vò Lên men Sấy Phân loại Hoàn thiện sản phẩm Chè đen  Mục đích của công đoạn làm héo:  Làm cho lượng nước trong nguyên liệu chè bốc đi bớt, lá chè nguyên liệu trở nên mềm và dẻo dai hơn. Hạn chế việc chè nguyên liệu bị nát trong quá trình vò,cũng như việc nước thoát ra ngoài mang theo một số chất hòa tan làm ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm.  Nhờ lượng nước giảm đi mà hàm lượng chất thô trong nguyên liệu chè trở nên đậm đặc hơn,từ đó tăng cường khả năng hoạt động của các enzyme có trong chè  Các phương pháp làm héo:  Làm héo tự nhiên: nguyên tắc là lợi dụng sự lưu thông của không khí và năng lượng tự nhiên để làm giảm độ ẩm của lá chè, phương pháp này phụ thuộc vào khí hậu bên ngoài. Tiến hành làm héo trên các giàn nhiều tầng, có vỉ lót bằng cót để chứa chè. Nhiệt độ làm héo thường 25-36 độ C, ẩm tương đối của không khí 70%, thời gian làm héo thường từ 10-12 h.  Làm héo chè trong máng héo: Máng héo chè là thiết bị dạng hình hộp,chè được rải vào máng héo dùng quạt thổi không khí nóng vào; khi thổi không khí nóng vào khối chè người ta luân chuyển chiều cấp khí: 30’ đầu khí nóng đưa từ trên bề mặt của khối chè xuống, 30’ sau cấp khí nóng ngược lại từ dưới đáy máng lên.Trong quá trình làm héo tùy thuộc vào nhiệt độ của khối chè mà thời gian làm héo sẽ khác nhau.  Làm héo chè trong máy làm héo: tác dụng liên tục theo nguyên tắc dòng song song( không khí nóng cùng chiều với vật liệu).Khi máy làm việc các băng chuyền ở phía trên chế độ làm héo mạnh hơn và dần yếu đi ở các bang chuyền tiếp theo.Làm héo bằng máy thì chất lượng chè kém hơn so với héo tự nhiên về cường độ màu của nước pha và hương thơm.  Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chè trong quá trình làm héo bằng máy: nhiệt độ, độ ẩm của chè, mật độ của chè, tốc độ không khí nóng, tốc độ máy.  Khi xây dựng một nhà máy sản xuất chè đen tại Việt Nam, ta chọn phương pháp làm héo chè bằng phương pháp bằng máng héo: không khí ngoài trời được gia nhiệt bằng caloriphe tạo thành không khí nóng ( đạt nhiệt độ theo yêu cầu để làm héo khối chè).Phương pháp này:khắc phục được nhược điểm của làm héo tự nhiên đó là không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, cho năng suất cao, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian. 3. Viết sơ đồ quy trình công nghệ chế biến chè đen OTD.Mục đích của các công đoạn trong quy trình sản xuất chè đen OTD. Những công đoạn nào là quan trọng nhất, quyết định đến sự hình thành chè đen thành phẩm?  Mục đích các công đoạn trong quy trình chế biến chè đen OTD:  Lựa chọn,phân loại:  chọn những nguyên liệu phù hợp với các tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thểcủa từng đơn vị sản xuất.  loại bỏ tạp chất trong nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sp  Làm héo:  Làm cho lượng nước trong nguyên liệu chè bốc đi bớt, lá chè nguyên liệu trở nên mềm và dẻo dai hơn. Hạn chế việc chè nguyên liệu bị nát trong quá trình vò,cũng như việc nước thoát ra ngoài mang theo một số chất hòa tan làm ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm.  Nhờ lượng nước giảm đi mà hàm lượng chất thô trong nguyên liệu chè trở nên đậm đặc hơn,từ đó tăng cường khả năng hoạt động của các enzyme có trong chè.  Vò chè:  Làm dập các tổ chức tế bào trong các mô thực vật làm cho các thành phần trong lá chè thoát ra bề mặt của lá, để sau khi sấy các dịch bào sẽ bám lên bề mặt lá làm cho cánh chè óng ánh hơn và dễ dàng hòa tan vào nước pha tạo ra hương vị đặc biệt của chè đen.  Vò sẽ làm cho dịch bào thoát ra ngoài, tanin và các hợp chất hữu cơ khác có điều kiện tiếp xúc với oxi không khí xảy ra quá trình oxi hóa tạọ ra mùi vị, hươngthơm và màu sắc của sản phẩm.  Vò làm cho lá chè bị cuộn lại, tạo ra những búp chè xoăn nên tạo hình dáng đẹp, đổng thời giảm thể tích, dễ dàng cho vận chuyển và bảo quản.  Sàng chè vò:  Phân loại các phần chè đã vò đạt yêu cầu đưa vào quá trình lên men, phần chè vò không đạt yêu cầu sẽ được đưa đi vò tiếp cho đến khi đạt yêu cầu.  Do ma sát giữa các lá chè với nhau hoặc giữachè với vỏ máy sẽ làm phát sinh ra nhiệt, vì thế việc sàng chè vò còn nhằm mục đích làm nguội khối chè sau khi vò.  Lên men: là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình chế biến chè đen theo phương pháp OTD. Lên men chè nhằm tạo điều kiện tối ưu cho hệ enzyme có sẵn trong nguyên liệu hoạt động. Bản chất của quá trình lên men chè đen là quá trình oxi hòa chủ yếu các hợp chất polyphenol trong lá chè. Những biến đổi sinh hóa được phát huy đầy đủ trong quá trình lên men tạo nên những biến đổi sâu sắc cả về chất và lượng của những hợp chất có trong chè.  Sấy:  Cố định trong lá chè các tính chất đã được tạo thành ở nó trong quá trình lên men bằng cách đình chỉ hoạt động của các enzyme dưới tác dụng của nhiệt độ cao, không khí nóng trong suốt quá trình sấy.  Khử bỏ lượng ẩm dư thừa trong lá chè, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bảo quản.  Sấy giúp cố định hình dáng cánh chè thành phẩm.  Phân loại: Là công đoạn chuẩn bị cho quá trình phối trộn chè thành phẩm. Nhờ phân loại như vậy mà thu được các loại chè tiêu chuẩn, chúng khác nhau về hình thức bên ngoài cũng như về chất lượng.  Hoàn thiện sản phẩm: Phối trộn: nhằm mục đích đồng nhất về chủng loại và về chất lượng theo tiêu chuẩn mặt hàng quy định. Định lượng và bao gói: đồng nhất khối lượng của sản phẩm, giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn.  Những công đoạn quan trọng nhất quyết định đến sự hình thành chè đen thành phẩm: quá trình vò, lên men, sấy:(ghi mục đích của 3 quá trình trên.) 4. Viết sơ đồ quy trình công nghệ chế biến chè đen OTD.Trình bày mục đích, yêu cầu và kỹ thuật vò chè cơ giới. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của chè trong công đoạn vò.  Mục đích:  Làm dập các tổ chức tế bào trong các mô thực vật làm cho các thành phần trong lá chè thoát ra bề mặt của lá, để sau khi sấy các dịch bào sẽ bám lên bề mặt lá làm cho cánh chè óng ánh hơn và dễ dàng hòa tan vào nước pha tạo ra hương vị đặc biệt của chè đen.  Vò sẽ làm cho dịch bào thoát ra ngoài, tanin và các hợp chất hữu cơ khác có điều kiện tiếp xúc với oxi không khí xảy ra quá trình oxi hóa tạọ ra mùi vị, hươngthơm và màu sắc của sản phẩm.  Vò làm cho lá chè bị cuộn lại, tạo ra những búp chè xoăn nên tạo hình dáng đẹp, đổng thời giảm thể tích, dễ dàng cho vận chuyển và bảo quản.  Yêu cầu: Độ dập tế bào hơn 75%, tạo hình sợi chè xoăn, cuộn chặt lại; lá chè không bị nát, vụn.  Kỹ thuật vò chè cơ giới: Phương pháp này cho chất lượng sản phẩm cao, năng suất lớn.Vò chè cơ giới được thực hiện trong các máy chuyên dụng. thường  Phân loại máy vò chè như sau: + Máy vò chè mở: máy không có bộ phận bàn ép lên khối chè héo trong thùng vò + Máy vò chè kín: máy có bộ phận bàn ép lên khối chè héo trong thùng vò.  Nguyên lí hoạt động của máy vò chè: +Chè sau khi là héo và làm nguội đạt yêu cầu được cho vào thùng vò, thùng vò quay cùng chiều kim đồng hồ, khối chè trong thùng được chà xát giữa thùng vò và gân của mâm vò, lá chè được đảo trộn liên tục, lá chè bị dập và cuộn lại. Có thể kết hợp vò và ép. +Sau khi chè được vò xong, tháo chè ra bằng cách mở cửa tháo liệu ở giữa đáy mâm, đưa dụng cụ chứa vào hứng, mở máy cho thùng vò quay đưa vật liệu xuống. +Bắt đầu quá trình vò cũng là bắt đầu quá trình lên men. Do đó phòng vò cần phải thoáng mát đủ lượng oxi không khí, nhiệt độ không quá 30oC, độ ẩm không dưới 85%, phòng vò phải sạch sẽ.  Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chè trong công đoạn vò: - Độ ẩm và tính chất cơ lý của lá chè làm héo: làm héo tốt lá chè sẽ dẻo do đó sau khi vò lá chè sẽ xoăn chặt hơn tạo hình dáng đẹp, nếu sau khi làm héo mà độ ẩm trong lá chè còn cao thì sau khi vò chè sẽ bị dập nát.Chè còn tươi hay chè quá khô khi vò cũng dễ bị nát. - Độ non của lá chè: lá chè non sẽ dễ dàng vò hơn, lá chè già có độ giòn nên sau khi vò sẽ tạo ra nhiều chè vụn hơn. - Lượng chè cho vào vò: cho lượng chè vừa đủ vào vò, nếu cho quá nhiều chất lượng chè vò sẽ không đồng đều, nếu cho quá ít chè dễ bị nát. - Thời gian vò: nếu thời gian vò dài thì chè dễ bị vụn, nát; thời gian ngắn thì chè không xoăn chặt. - Thiết bị vò: dựa trên sự thay đổi thể tích khối chè sau các lần vò và lượng chè vò khi phân loại, mà bố trí số máy vò phù hợp với số lần vò.Ví dụ:vò lần 1 bố trí 3 máy vò chè kín, lần 2 bố trí 2 máy vò chè mở, lần 3 bố trí 2 máy vò chè mở. - Số lần vò: có thể tăng hay giảm số lần vò tùy thuộc vào kết quả kiểm tra độ dập tế bào 5. Viết sơ đồ quy trình chế biến chè đen OTD. Nêu yêu cầu kỹ thuật của phòng lên men và các phương pháp theo dõi quá trình lên men. Trình bày các biến đổi của lá chè trong quá trình lên men?  Yêu cầu kỹ thuật của phòng lên men - Nhiệt độ duy trì 22-24oC - Độ ẩm tương đối của không khí phải đạt từ 95 – 98% - để tránh chè bị khônhưng không được tạo thành các hạt sương, giọt nước trên bề mặt làm ướt khối chè, nếu độ ẩm thấp làm cho lớp chè trên bề mặt khô lại, có màu xám đen, chè không lên men được - Để duy trì được các điều kiện khí tượng trên phải sử dụng các thiết bị điều tiết trong phòng vò và phòng lên men: máy phun ẩm quạt lưu thông không khí. - Phòng lên men luôn cần được cung cấp không khí sạch,có diện tích đủ rộng để xếp riêng chè vò theo từng lý lịch và theo từng phần. - Trong phòng lên men cần phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối,bởi bất sự nhiễm khuẩn nào cũng làm giảm chất lượng sản phẩm.  Các phương pháp theo dõi quá trình lên men - Nhìn màu sắc, ngửi hương thơm: lá chè có màu hơi vàng hoặc đỏ đồng, ngửi mùi thoáng hương thơm dễ chịu thì có thể kết thúc lên men để đưa chè đi sấy. Lá chè có màu nâu là lên men quá mức, lá chè có màu xanh hoặc đốm xanh là lên men chưa đạt. - Theo dõi nhiệt độ của chè lên men: trong thời gian lên men, nhiệt độ của khối chè tăng lên. Tiến hành theo dõi nhiệt độ tăng đến cực đại (khoảng 38 o C) và bắt đầu giảm xuống thì kết thúc lên men chè. - Theo dõi sự biến đổi hàm lượng tannin trong thời gian lên men: xác định hàm lượng tannin trong lá chè theo phương pháp Leventhal: tanin là hợp chất khử, khi bị oxi hóa bởi KMnO 4 trong môi trường acid với chất chỉ thị Indigocamin sẽ tạo thành khí CO 2 và H 2 O , đồng thời làm mất màu xanh của Indigoc amin theo phản ứng sau: Tanin + KMnO 4 CO 2 + H 2 O  Các biến đổi của lá chè trong quá trình lên men - Biến đổi lí học: lá chè chuyển từ màu xanh vàng sang màu đồng đỏ hoặc màu nâu sáng và xoăn lại. Nhiệt dộ khối chè tăng lên, do các phản ứng oxi hóa tỏa nhiệt và nhiệt độ bắt đầu giảm đi khi quá trình lên men kết thúc. - Chất hòa tan: Thời gian và nhiệt độ lên men là 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hàm lượng chất tan trong chè trong quá trình lên men: +khi thời gian lên men càng dài thì hàm lượng chất hòa tan giảm xuống càng nhiều, nhưng nếu rút ngắng thời gian lên men thì tuy hàm lượng chất hòa tan được giữ lại nhiều song không tạo ra được sự biến đổi cần thiết về tanin và các hợp chất hữu cơ khác làm cho vị chè đắng và màu nước kém. +nhiệt độ: lên men nóng hàm lượng chất hòa tan giảm đi nhanh chóng . - Biến đổi tanin: trong thời gian lên men, tanin chè bị biến đổi sâu sắc cả về lượng và chất. Hàm lượng tanin giảm xuống 50% so với tổng lượng ban đầu trong lá chè tươi. Tanin giảm đi phần lớn để tạo thành các sản phẩm màu, mùi, vị đặc trưng của chè đen và một phần tanin kết hợp với protein tạo thành các chất không tan - Sự biến đổi hương thơm: Trong quá trình lên men tinh dầu thơm bị biến đổi tương đối sâu sắc. Do quá trình oxi hóa phát triển mạnh trong giai đoạn lên men mà tạo thành những thành phần phức tạp của tinh dầu thơm làm cho chè đen có hương thơm đặc biệt. Nếu như mùi thơm trong giai đoạn héo rất ít thì trong quá trình lên men hàm lượng dầu thơm đạt cực đại ở giờ thứ 3, thứ 4( tính từ lúc bắt đầu vò) - Sự biến đổi protein: trong quá trình lên men, các protein phức tạp bị thủy phân thành các protein hòa tan và các acid amin. Chính các acid amin này có vai trò quan trọng trong việc tạo thành các hương thơm của chè đen. Một bộ phận protein kết hợp với tanin tạo thành hợp chất không tan. Đây là một biến đổi không có lợi cho chất lượng chè thành phẩm - Sự biến đổi glucide: hàm lượng monosaccharide tăng lên còn hàm lượng saccarose giảm xuống. Sự biến đổi này có ý nghĩa quan trọng vì các đường monose tham gia vào giai đoạn oxi hóa bước 2, tạo thành vị và hương thơm của chè đen thành phẩm 6. Viết sơ đồ quy trình công nghệ chế biến chè đen OTD và CTC. Trình bày điểm khác biệt của hai công nghệ sản xuất chè đen OTD và CTC.  Sơ đồ quy trình chế biến chè đen CTC Nguyên liệu Lựa chọn Nghiền Cắt CTC Tạo viên Sấy Lên men Làm héo Phân loại [...]... hoa, đưa chè đi định lượng, bao gói  Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè ướp hoa tươi: Nguyên liệu chè Hoa tươi Thông hoa Sàng hoa Sấy nhẹ Đề hoaƯớp hoa Sàng hoa Hoàn thi n sản phẩm Chè hương 16 Phân biệt 2 giống phê chính là Arabica và Robusta? So sánh giá trị cảm quan và giá trị kinh tế của 2 giống phê này Arabica (cà phê chè) Robusta( phê vối) Đặc điểm Cây nhỏ, lá nhỏ và mỏng, cành Kích... xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh:  Nhà nước quy hoạch các vùng chuyên canh cây phê, tránh trồng tràn lan; tập huấn cho nông dân các kỹ thuật canh mới cho năng suất cao  Tập trung sản xuất phê an toàn, chất lượng cao phù hợp nhu cầu của thế giới  Trồng phê không có định hướng, khai thác quá triệt để ta vô tình làm giảm chất lượng đất trồng, giống,… sản lượng phê những năn sau không ổn định... do đó ngành phê được nhà nước hỗ trợ đã xây dựng TCVN 4193-2001 và đã được Nhà nước cho ban hành Có thể coi đây là một tiến bộ của ngành phê Việt Nam  Hiệp Hội phê - Ca cao Việt Nam cũng cần tích cực chuẩn bị cho việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng tối thi u đối với phê xuất khẩu theo quyết định của Uỷ ban chất lượng phê của ICO càng sớm càng tốt - Mở rộng thị trường cho phê Việt Nam... sánh, không chua, hàm lượng cafein cao hơn trong Arabica nên gây mất ngủ nhiều - Giá trị kinh tế: Trên thị trường hiện nay giá của phê Arabica cao khoảng gấp 1,5÷2,5 lần so với giá của Robusta vì vậy phê arabica cũng là một loại cây khó tính và khá nhạy cảm với khí hậu, nó đòi hỏi nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm phải đúng tiêu chuẩn mới cho thu hoạch cao Trong khi đó, cây phê robusta... Chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Ngành phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất phê theo hai hướng:  Giảm bớt diện tích phê Robusta: chuyển các diện tích phê phát triển kém, không có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao su, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả và cả cây hàng năm như bông, ngô lai  Mở rộng diện tích phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất... lượng phê nhân sống  Yêu cầu khi hái phê: - - Hái phê cần đảm bảo độ chín đồng đều của quả, vì quả xanh làm giảm chất lượng nước uống; quả được hái phải đạt độ chín sinh lý(2/3 quả có màu đỏ), khi đó quả phê mới đủ chất lượng Trong khi thu hái phê cần đảm bảo không làm rụng lá, nụ hoa đang hình thành để không ảnh hưởng đến các mùa thu hoạch sau phê cần được hái từng quả chín, không... của công nghệ chế biến chè đen và công nghệ chế biến chè xanh Nguyên liệu Lựa chọn, phân loại Diệt men Vò Sàng Sấy Phân loại Hoàn thi n sản phẩm Chè xanh Công đoạn Chè đen Nguyên liệu Giống chè lá to, mỏng, màu vàng nhạt thường giàu tannin, ít protein Thời điểm thu hoạch là vào giữa vụ Làm héo Lá chè cần làm héo nhằm tạo thuận lợi cho quá trình lên men Diệt men Không có công đoạn diệt men Vò Chè đen... cành vì dễ lẫn quả xanh Trong thực tế phê không chín một đợt nên phải thu hái nhiều lần Cần giữ vệ sinh khi thu hái, không để lẫn rác, đất đá làm nhiễm bẩn khối quả Sau khi thu hái xong phải vận chuyển ngay về nơi chế biến không để ủ đống quá lâu làm cho phê nẫu, bốc nóng  Ý nghĩa của việc thu hoạch đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng phê nhân sống:  phê thu hoạch tốt nhất là khi phê ạt... chất này ảnh hưởng không tốt đến mùi vị phê Chất lượng phê cao khi lượng chất khoáng càng thấp và ngược lại  Các chất thơm: Chúng hầu như không có mặt trong phê nhân sống mà chỉ là các tiền chất thơm,được hình thành do sự biến đổi cấu trúc các hợp chất trong quá trình chế biến, đặc biệt là trong quá trình rang 18 Nêu và phân tích các định hướng phát triển của ngành phê việt nam hiện nay... Thấp hơn caffeine trong hạt Nhân Màu hơi xanh Màu vàng nâu Mùi vị Chua thanh xen lẫn với đăng Đắng nhẹ Hương thơm Hương nồng nàn Hương thơm kém hơn phê aribica Thể trạng Ít đậm đà hơn Đậm đà hơn nước pha  So sánh giá trị cảm quan và giá trị kinh tế của 2 giống phê: - Giá trị cảm quan:  Trên thị trường phê Arabica luôn được đánh giá cao hơn vì có hương vị thơm ngon hơn Robusta Quả Arabica được . HỎI ÔN THI GIỮA KỲ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CHÈ – CÀ PHÊ – CACAO o0o 1. Trình bày tóm lược các thành phần hóa học của lá chè? Phân tích vai trò của hệ enzyme oxy hóa trong nguyên liệu đối với công. 16. Phân biệt 2 giống cà phê chính là Arabica và Robusta? So sánh giá trị cảm quan và giá trị kinh tế của 2 giống cà phê này. Arabica (cà phê chè) Robusta( cà phê vối) Đặc điểm thực vật. đồ quy trình chế biến chè xanh. Phân tích điểm khác biệt của công nghệ chế biến chè đen và công nghệ chế biến chè xanh. Công đoạn Chè đen Chè xanh Nguyên liệu Giống chè lá to, mỏng, màu vàng

Ngày đăng: 25/06/2014, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan