HAI QUAN điểm XEM xét, NGHIÊN cứu sản XUẤT và HẠCH TOÁN nền KTQD TRONG THỐNG kê KINH tế

11 594 0
HAI QUAN điểm XEM xét, NGHIÊN cứu sản XUẤT và HẠCH TOÁN nền KTQD TRONG THỐNG kê KINH tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ 2: HAI QUAN ĐIỂM XEM XÉT, NGHIÊN CỨU SẢN XUẤTHẠCH TOÁN NỀN KTQD TRONG THỐNG KINH TẾ 1. Khái niệm về sản xuất: Có nhiều quan niệm về sản xuất, theo quan điểm thu nhập thì sản xuất là hoạt động của con người nhằm mục đích tạo ra thu nhập, theo quan điểm hệ thống thì sản xuất là quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, ví dụ đầu vào là lao động, vốn, đầu ra là các sản phẩm phục vụ tiêu dùng… Theo định nghĩa là SNA-1993 thì “Sản xuất là quá trình sử dụng lao động máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất dịch vụ thành sản phẩm là vật chất (hàng hóa) dịch vụ khác. Các hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hoặc có khả năng cung cấp cho đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”. Như vậy, phạm trù sản xuất trong SNS không chỉ bao gồm các hoạt động tạo ra hàng hóa dịch vụ bán trên thị trường, mà còn gồm cả các sản phẩm vật chất dịch vụ của chính phủ các tổ chức không vị lợi cấp không cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình toàn xã hội. Phạm trù sản xuất không bao gồm các quá trình tự nhiên không có con người tham gia, chịu trách nhiệm dưới khía cạnh kinh tế, ví dụ sự tăng trưởng của sinh vật trong tự nhiên. Phạm trù sản xuất cũng không bao gồm các hoạt động tự phục vụ trong nội bộ hộ gia đình ví dụ: các công việc nội trợ của các thành viên trong hộ gia đình, các công việc tự phục vụ cá nhân, dạy con em học tập… Tuy nhiên các hoạt động sau đây của hộ gia đình được tính vào phạm trù sản xuất: tự sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm nghiệp thủy sản để tiêu dùng; tự sản xuất ra các hàng hóa khác để tiêu dùng: tự xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm… Phạm trù sản xuất còn bao gồm cả những hoạt động bất hợp pháp tạo ra sản phẩm mà mang lại thu nhập cho người sản xuất bất hợp pháp đó. Ở khía cạnh này SNA đồng nhất với quan điểm thu nhập, nghĩa là hoạt động sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động có mục đích của con người tạo ra thu nhập, trừ hoạt động tự phục vụ bản thân. Tuy ở Việt Nam, ngành thống có khái niệm về sản xuất tương đồng với SNA những có điểm khác là sản xuất không bao gồm các hoạt động bất hợp pháp. 2. Quan điểm Vật chất Quan điểm Tài chính khi nghiên cứu quá trình sản xuất: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổ chưc quảntrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, đồng thời cũng chịu sự tác động của các nhân tố bên trong, đó là tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả, các chính sách tiếp thị… các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp như sự thay đổi về cơ chế chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu đãi đầu tư… Do vậy khi xem xét quá trình sản xuất trong nghiên cứu thống thì ta cần phải xem xét quá trình đó một cách tổng thể toàn bộ các yếu tố tác động, cấu thành nên quá trình sản xuất. Đồng thời, chúng ta cần có thể xem xét quá trình sản xuất trên hai quan điểm: Quan điểm Vật chất quan điểm Tài chính. Xem xét quá trình sản xuất theo Quan điểm Vật chất có nghĩa là xem quá trình sản xuất như là quá trình vận động về mặt vật chất. Trong trường hợp này, khi tiến hành sản xuất một loại sản phẩm ta cần đặt ra trả lời các câu hỏi như: cần phải sử dụng nguyên liệu gì, nguyên liệu đó là sản phẩm của những ngành nào, cần bao nhiêu? Với một lượng đầu vào như vậy thì có thể tạo ra được bao nhiêu đầu ra? Kết quả sản xuất đó được sử dụng như thế nào, bao nhiêu sản phẩm được dùng cho sản xuất, bao nhiêu cho tiêu dùng, bao nhiêu cho tích lũy… Khi xem xét quá trình sản xuất vật chất theo quan điểm này thì ta chỉ quan tâm đến việc sử dụng nguyên vật liệu gì, với số lượng bao nhiêu để sản xuất ra sản phẩm. như vậy, trong nghiên cứu quá trình sản xuất cũng như hạch toán Thống kinh tế 1 nền kinh tế quốc dân ta sẽ sử dụng đơn vị đo lường là cái, con, đơn vị đo chiều dài, trọng lượng… Trong trường hợp sản xuất ra cùng một loại sản phẩm nhưng sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau thì việc có nhiều đơn vị để đo lường như vậy sẽ gây ra khó khăn trong việc so sánh hiệu quả sản xuất. Xem xét quá trình sản xuất theo Quan điểm Tài chính có nghĩa là xem quá trình sản xuất như là quá trình vận động về tài chính, tức là trong quá trình sản xuất ta cần đặt ra trả lời các câu hỏi như: Cần bao nhiêu chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm? Với chi phí đó thì có thể tạo ra thu nhập là bao nhiêu? Thu nhập đó được phân phối như thế nào để hình thành các loại thu nhập: thu nhập lần đầu, thu nhập do phân phối lai, tổng thu nhập thu nhập cuối cùng của các nhóm dân cư trong khu vực thể chế? Thu nhập cuối cùng đó được sử dụng như thế nào, chi cho tiêu dùng bao nhiêu, để tiết kiệm bao nhiêu? Khi nghiên cứu quá trình sản xuất, hạch toán nền kinh tế theo quan điểm này ta sẽ sử dụng đơn vị đo lường thống nhất là đơn vị tiền tệ. 3. Yêu cầu kết hợp hai quan điểm vật chất tài chính khi nghiên cứu sản xuất: Do hoạt động sản xuất kinh doanh là một hoạt động chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, các nhân tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài nên khi nghiên cứu quá trình sản xuất ta cần phải quan tâm đến cả mặt số lượng cũng như chất lượng của quá trình đó. Khi nghiên cứu phải xác định rõ đang xem xét quá trình sản xuất từ góc độ nào để có tư duy kinh tế logic, hợp lý rõ ràng, không lẫn lộn. Việc nghiên cứu cần phải giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định được khái niệm sản phẩm của từng ngành kinh tế phân loại các sản phẩm đó theo các tiêu thức phù hợp để có thể xác định đúng kết quả sản xuất của từng doanh nghiệp, từng ngành, tránh tình trạng xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trùng lắp hoặc bỏ sót kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Xác định kết quả quá trình sản xuất qua những mục tiêu, kế hoạch như chất lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ. - Đánh giá quá trình sản xuất qua các thời kỳ các chỉ tiêu hiện vật chỉ tiêu giá trị. Từ đó có thể thấy rằng ta cần kết hợp chặt chẽ hai quan điểm vật chất tài chính như sự liên hệ vốn có giữa hai mặt vật chất tài chính của sản xuất ví dụ như ta có vốn nhưng không có nguyên vật liệu, trang thiết bị, không có lao động thì quá trình sản xuất sẽ không thể thực hiện được ngược lại ta có lao động, có nguồn cung cấp nguyên vật liệu nhưng không có vốn thì cũng không thể thực hiện được quá trình sản xuất. Từ đó có thể thấy rằng việc tách rời hai quan điểm này trong quá trình nghiên cứu sẽ dẫn việc xem xét quá trình sản xuất một cách riêng lẻ, không có mỗi liên hệ với quá trình sản xuất khac từ đó sẽ dẫn đến các nhận xét, kết luận siêu hình cuối cùng là sẽ đưa ra những giải pháp phi thực tế hoặc rất khó để có thể thực hiện được. Tóm lại, để tính toán phân tích đúng các chỉ tiêu thống nhằm mô tả khách quan quá trình sản xuất cần hiểu đúng quán triệt hai quan điểm vật chất tài chính trong khi xem xét quá trình này. 4. Đặc điểm vận dụng hai quan điểm vật chất tài chính ở Việt Nam từ trước đến nay, đặc biệt là gắn với các chỉ tiêu đánh giá quá trình sản xuất (chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị): Để xét đến đặc điểm vận dụng hai quan điểm vật chất tài chính ở Việt Nam ta cần phải tìm hiểu những đặc điểm chụ yếu của hệ thống bảng cân đối sản phẩm vật chất (MPS) hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Như tên gọi của nó, hệ MPS chỉ đưa vào hệ thống kế toán sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất. Khu vực thương mại dịch vụ của nền kinh tế không tồn tại vì được cho là không làm ra của cải vật chất cho xã hội vì thị trường không được thừa nhận. Sức hút của khu vực ba, thương mại dịch vụ, đối với khu vực hai, công nghiệp chế biến, khu vực một khai thác tài nguyên, của nền kinh tế là một khái niệm thừa xa lạ vì sản xuất là theo kế hoạch, nên chỉ có lưu thông phân phối sản phẩm được làm ra theo kế hoạch quyết định từ Trung ương. Thống kinh tế 2 Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa SNA MPS là đối với SNA, phạm trù sản xuất bao gồm cả sản xuất ra sản phẩm vật chất dịch vụ. Như vậy, SNA có phạm vi nghiên cứu rộng hơn MPS, do đó SNA phản ánh đầy đủ hơn quá trình tái sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối sử dụng sản phẩm. Hai hệ thống còn có điểm khác biệt nhau về phạm vi lãnh thổ. Trong MPS, lãnh thổ của một quốc gia chính là lãnh thổ địa lý của quốc gia đó. Đó là vùng đất, vùng trời, thềm lục địa nằm trong lãnh hải mà quốc gia đó có chủ quyền. Trong SNA, quan điểm về lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, ngoài lãnh thổ địa lý còn có phần lãnh thổ nằm ở nước ngoài được quốc gia đó sử dụng cho mục đích quân sự (Căn cứ quân sự), mục đích ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sự quán), hãy nghiên cứu khoa học (các trạm nghiên cứu). Việc vận dụng hai quan điểm vật chất tài chính ở Việt Nam có thể xem xét trên các giai đoạn lịch sử chủ yếu sau: Trong thời kỳ 1954 - 1975, Việt Nam chia thành hai miền nam bắc với hai chế độ chính trị khác nhau. . Ở miền Bắc, ngành Thống áp dụng phương pháp luận “Hệ thống các bảng cân đối vật chất - MPS”. Còn ở miền Nam, Viện Thống thuộc chính quyền Sài Gòn áp dụng “Hệ thống các tài khoản quốc gia - SNA”. Thời kỳ 1976-1988 đất nước thống nhất, ngành Thống áp dụng MPS cho phạm vi cả nước. Từ năm 1989 đến nay, ngành Thống Việt Nam áp dụng SNA trên phạm vi toàn quốc. Ngày 25 tháng 12 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 183/TTg về việc chính thức áp dụng hệ thống SNA trên phạm vi cả nước thay cho hệ thống MPS trước đây. Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng giai đoạn ngành Thống áp dụng MPS thì Việt Nam đã vận dụng quan điểm vật chất trong nghiên cứu sản xuất hạch toán nền kinh tế quốc dân. Việc vận dụng quan điểm này được biểu hiện rõ nét nhất trong việc giao kế hoạch hàng năm của Nhà nước theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Trong cơ chế này, kế hoạch cần phải được giao đầy đủ, chi tiết trở thành pháp lệnh của các ngành, các địa phương. Việc sản xuất cả phân phối lưu thông đều được thực hiện theo kế hoạch do Trung ương lập ra các chỉ tiêu kế hoạch đặc trưng của cơ chế này là chỉ tiêu hiện vật, xác định mặt vật chất của nền kinh tế. Kế hoạch chỉ tính đến sản xuất vật chất đã dẫn đến sản xuất chú trọng đến trọng lượng, càng nặng cân càng “hiệu quả”, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế, đến cải tiến mẫu mã, cải tiến công nghệ. Hệ quả là năng suất lao động bị kìm hãm, khoa học kỹ thuật không thâm nhập được vào sản xuất, hàng tồn kho ứ đọng nhưng vẫn được hạch toán nguyên giá trị, lời giả nhưng lỗ thật, nền kinh tế ngày càng kiệt quệ. Ngoài việc đề ra kế hoạch chỉ tính đến sản xuất vật chất, việc tính toán, xác định các kết quả của quá trình sản xuất cũng chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu hiện vật như việc hàng năm thống xem ngành nông nghiệp đã nuôi được bao nhiêu con lợn, thu hoạch được bao nhiêu tấn lúa, hoa màu; ngành công nghiệp sản xuất được bao nhiêu cái xe đạp, bao nhiêu tấn sắt… Trên thực tế do việc áp dụng phương pháp luận “Hệ thống các bảng cân đối vật chất – MPS nên việc vận dụng quan điểm vật chất trong nghiên cứu sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1989 là hoàn toàn phù hợp với nội dung của MPS, cụ thể: Việc xây dựng MPS dựa vào lý luận của Marx cho rằng hoạt động vật chất là hoạt động tạo ra của cải vật chất các ngành trực tiếp phục vụ cho sản xuất lưu thông sản phẩm. Trong hệ thống MPS sử dụng hai chỉ tiêu tổng hợp: Tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân để đo tăng trưởng kinh tế theo đó: - Tổng sản phẩm xã hội ở đây được hiểu là toàn bộ của cải vật chất do các ngành sản xuất vật chất sản xuất ra trong thời gian một năm, về mặt hiện vật bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất vật phẩm tiêu dùng, về mặt giá trị bao gồm (c+v+m). - Thu nhập quốc dân là phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi trừ đi hao phí vật chất cho quá trình sản xuất tức là bằng bộ phận tư liệu sản xuất dùng để tích lũy toàn bộ vật phẩm tiêu dùng, về mặt giá trị bao gồm (v+m). Về thực chất, thu nhập quốc dân là giá trị mới sáng tạo. Thống kinh tế 3 MPS là hệ thống chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được trình bày dưới dạng bảng cân đối, phản ánh hoạt động của toàn bộ nền kinh tế bao gồm các yếu tố, kết quả của hoạt động sản xuất, quá trình phân phối, sử dụng sản phẩm các mối quan hệ cân đối của quá trình tái sản xuất. Như vậy, hệ thống các chỉ tiêu của MPS quan tâm chủ yếu đến tổng sản phẩm được sản xuất ra bởi các ngành sản xuất vật chất, việc phân tích, đánh giá các kết quả của quá trình sản xuất cũng chỉ dựa vào kết quả của các ngành sản xuất vật chất còn các ngành sản xuất vật chất không được tính đến. Kể từ năm 1989, Việt Nam đã bắt đầu áp dụng Hệ thống các tài khoản quốc gia – SNA. Do điểm khác nhau cơ bản giữa MPS SNA như đã nêu ở trên nên có thể thấy rằng từ năm 1989, đặc biệt là từ năm 1992, Việt Nam đã vận dụng kết hợp cả hai quan điểm vật chất tài chính trong nghiên cứu sản xuất hạch toán nền kinh tế quốc dân. Đặc điểm nổi bật nhất chứng minh cho việc vận dụng kết hợp hai quan điểm này là việc xây dựng kế hoạch hàng năm dài hạn của Việt Nam. Một trong những nội dung đổi mới kế hoạch hóa của Việt nam là chuyển trung tâm từ kế hoạch hóa bằng hiện vật sang kế hoạch hóa bằng các chỉ tiêu giá trị, đề cao vai trò của các tổ chức tài chính, ngân hàng nói riêng khu vực thương mại dịch vụ nói chung. Khác với chỉ tiêu hiện vật, đưa ra khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa khối lượng sản xuất với khối lượng nhu cầu sản xuất sản phẩm, các chỉ tiêu giá trị đo lường kết quả tổng hợp của quá trình tái sản xuất như: GDP,GNP, lợi nhuận, tiền công, giá trị vốn sản xuất. Mặt khác, sự liên kết giữa các phần của mục tiêu vĩ mô cũng được thể hiện bằng các chỉ tiêu giá trị như tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu trong cân đối vĩ mô, xu hướng phát triển của các ngành, vùng, khả năng chuyển dịch cơ cấu. Trong việc đánh giá kết quả của quá trình sản xuất, Việt Nam vẫn thực hiện thống theo chỉ tiêu hiện vật. Tuy nhiên, việc thống theo chỉ tiêu hiện vật chỉ là nền tảng, cơ sở để từ đó có thể tính toán các chỉ tiêu tổng hợp đo tăng trưởng kinh tế được sử dụng trong SNA: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI). Theo đó: - GO là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất dịch vụ được tạo ra do kết quả họa động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong thời gian một năm. - GDP là toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất dịch vụ được tao ra do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một nước trong thời gian một năm. - GNI là toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất dịch vụ được tạo ra do kết quả hoạt động kinh tế của công dân một nước trong thời gian một năm. SNA là một hệ thống biểu được thiết kế mang đặc trưng tài khoản để phản ánh hoạt động kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô bao gồm các điều kiện, các kết quả của quá trình hoạt động sản xuất; quá trình phân phối – sử dụng sản phẩm mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế. Như vậy, các chỉ tiêu tổng hợp đo tăng trưởng kinh tế được sử dụng trong SNA ngoài việc xét đến sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất thì đã xét đến sản phẩm của khu vực thương mại dịch vụ. việc tính toán, xem xét các sản phẩm sản xuất ra không chỉ dừng lại ở việc đánh giá số lượng đạt được mà đã thực hiện quy đổi, biểu hiện các sản phẩm đó theo giá trị (đơn vị tính toán không còn khác biệt mà đã có một đơn vị chung đó là tiền tệ). 5. Quán triệt hai quan điểm trong thống kinh tế: 5.1. Phân biệt hai nhóm chỉ tiêu nguồn lực tài chính nguồn lực vật chất: - Nguồn lực tài chính: - Nguồn lực vật chất: 5.2. Phân biệt hai nhóm chỉ tiêu Tài sản sản xuất Vốn sản xuất: - Tài sản sản xuấttoàn bộ tư liệu lao động, đối tượng lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Tài sản sản xuất bao gôm: Tài sản cố định tài sản lưu động Thống kinh tế 4 - Vốn sản xuất: là phần vốn được dùng để hình thành lên tài sản sản xuất. Nói cách khác, vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản sản xuất. 5.3. Phân biệt hai chỉ tiêu Tài sản cố định Vốn cố định: - Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài, có hình thái hiện vật tự nhiên không thay đổi, tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, giá trị giảm dần chuyển vào sản phẩm qua khấu hao. Quy mô tài sản cố định là chỉ tiêu thời điểm có thể tính theo đơn vị hiện vật hoặc giá trị. Theo mục đích khác nhau, tài sản cố định có thể được phân tổ theo các tiêu thức sau: + Theo hình thái vật chất được phân thành hai nhóm: TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình. TSCĐ hữu hình bao gồm nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm, các TSCĐ khác. TSCĐ vô hình bao gồm: chi phí thăm dò khoáng sản, phần mềm vi tính cơ sở dữ liệu, bản gốc của các tác phẩm văn học nghệ thuật giải trí các TSCĐ phi vật chất khác như quyền sở hữu công nghiệp, phát minh, sáng chế… + Theo các tiêu thức khác như: theo nguồn hình thành gồm TSCĐ tự có đi thuê, theo vai trò trong quá trình sản xuất gồm TSCĐ tích cực thụ động… - Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận vốn được sử dụng để hình thành tài sản cố định các khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.Đặc điểm của vốn cố định: + Vốn cố định luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do tài sản cố định các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm hai phần, một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ. Bộ phận còn lại của vốn cố định nằm ở tài sản cố định dưới hình thức giá trị còn lại của của tài sản cố định. 5.4. Phân biệt hai chỉ tiêu Tài sản lưu động Vốn lưu động: - Tài sản lưu động là đối tượng lao động chỉ dùng được trong một chu kỳ sản xuất. Đó là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng những khoản có thể chuyển ngay thành tiền mặt, như thương phiếu… Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất tài sản lưu động trong lưu thông. Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất. Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước… - Vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau: + Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành: • Vốn bằng tiền vốn trong thanh toán: Vốn bằng tiền gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, kể cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …). Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác • Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang thành phẩm. Thống kinh tế 5 • Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản … + Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại: • Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ. • Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang vốn về chi phí trả trước. • Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …) 5.5. Phân biệt hai chỉ tiêu Chi phí trung gian Tiêu dùng trung gian: - Chi phí trung gian: phản ánh giá trị hàng hóa dịch vụ được sử dụng hết trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới trong một thời kỳ nhất định, gồm cả chi phí sửa chữa nhỏ duy tu tài sản cố định dùng trong sản xuất. Chi phí trung gian được tính theo ngành kinh tế toàn bộ nền kinh tế, theo giá thực tế giá so sánh. Chi phí trung gian chia thành hai nhóm chủ yếu: + Nhóm chi phí vật chất gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, điện, nước, khí đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng chi phí sản xuất vật chất khác; + Nhóm chi phí dịch vụ gồm: vận tải, bưu điện, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo các dịch vụ khác. - Tiêu dùng trung gian: là việc sử dụng hàng hóa dịch vụ làm đầu vào cho quá trình sản xuất được dùng hết trong một chu kỳ kế toán. Giá trị của lượng hàng hóa dịch vụ đó không mất đi nhưng hình thái hiện vật của nó thường biến đổi chuyển vào sản phẩm. Ví dụ vải chuyển thành áo, điện, xăng dầu các dịch vụ thì được tiêu dùng hết nhưng giá trị của nó giữ nguyên chuyển vào giá thành của áo. Theo quan điểm tài chính thì giá trị của tiêu dùng trung gian được gọi là chi phí trung gian. Tiêu dùng trung gian không bao gồm tiêu dùng tài sản cố định tài sản quý hiếm. 5.6. Phân biệt hai chỉ tiêu Tiêu dùng cuối cùng chi cho Tiêu dùng cuối cùng: - Tiêu dùng cuối cùng là việc sử dụng hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cuối cùng của hộ gia đình xã hội (bao gồm tiêu dùng cuối cùng của dân cư tiêu dùng cuối cùng của chính phủ). Tiêu dùng cuối cùng của dân cư không bao gồm tiêu dùng tài sản cố định dưới dạng nhà ở tích lũy tài sản quý hiểm. - Chi cho tiêu dùng cuối cùng là toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ gia đình, xã hội phải bỏ ra để sử dụng hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cuối cùng của mình. Nói cách khác, chi cho tiêu dùng cuối cùng là biểu hiện về mặt giá trị của tiêu dùng cuối cùng. 5.7. Phân biệt luồng sản phẩm trong xuất nhập khẩu luồng thu chi: - Luồng sản phẩm trong xuất nhập khẩu là toàn bộ hàng hóa (vật chất dịch vụ) tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu như mua bán, trao đổi, chuyển giao với nước ngoài thông qua các hợp đồng thương mại, hợp đồng đổi hàng gia công, thông qua trao đổi trực tiếp giữa dân cư thường trú của Việt Nam dân cư không thường trú qua các đường biên giới, các cửa khẩu; những hàng hóa là quà tặng, biếu, các đồ dùng phương tiện, tài sản của dân cư thường trú Việt Nam chuyển ra nước ngoài hoặc ngược lại. Thống kinh tế 6 - Luồng thu chi trong xuất nhập khẩu là luồng tiền ra vào do các nguyên nhân khác nhau, không chỉ do xuất nhập khẩu hàng hóa mà còn do phân phối chuyển nhượng (thu chi nhân tố sản xuất với nước ngoài, quan hệ chuyển nhượng với nước ngoài như cho, biếu, tặng, viện trợ…). 5.8. Phân biệt tài khoản sản xuất theo hai quan điểm: 5.9. Vận dụng hai quan điểm vật chất tài chính trong tài khoản I - O: Trong SNA, bảng I/O được coi là trung tâm của hệ thống có ý nghĩa quan trọng, tổng hợp quá trình sản xuất. Bảng I/O phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất dịch vụ, toàn bộ các chi phí cho sản xuất cũng như tiêu dùng cuối cùng của nền kinh tế. Bảng I/O cũng phản ánh mối liên hệ giữa các ngành trong quá trình sản xuất sử dụng sản phẩm, mối liên hệ được thể hiện qua việc sử dụng sản phẩm lẫn nhau để sản xuất. Bảng I/O là cơ sở để xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xây dựng các định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu hợp lý đề xuất chính sách phân phối sản phẩm xã hội cho chi phí trung gian tiêu dùng cuối cùng. Từ ý nghĩa trên có thể thấy rằng trong tài khoản I/O, hai quan điểm vật chất tài chính đã được vận dụng một cách linh hoạt để có thể vừa phản ánh được toàn bộ sản phẩm vật chất dịch vụ, toàn bộ các chi phí cho sản xuất cũng như tiêu dùng cuối cùng của nền kinh tế. Có nghĩa là cần phải xem xét đến sự vận động về mặt vật chất mặt tài chính của quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng cuối cùng, từ đó mới có thể xây dựng được tài khoản I/O. Ví dụ như cách xác định nội dung bảng I/O theo các ô vuông lớn: Bảng I/O được chia theo 3 ô vuông lớn. -Ô vuông I phản ánh: chi phí trung gian trong quá trình sản xuất, nêu lên việc chu chuyển sản phẩm giữa các ngành. Đó là các x_ij. Phản ánh sản phẩm của ngành I cung cấp cho ngành j trong quá trình sản xuất. -Ô vuông II phản ánh sản phẩm dùng để sử dụng cuối cùng của các ngành, bao gồm: Y i = C i + G i + I j + (E j - M i ) Trong đó: C i : Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân G i : Tiêu dùng cuối cùng của xã hội I i : Đầu tư của ngành i E i : Giá trị xuất khẩu của ngành i M i : Giá trị nhập khẩu của ngành i -Ô vuông III: Phản ánh giá trị gia tăng của các ngành, đó cũng là kết quả của phân phối lần đầu: V j = D j + w j + T j + S j Trong đó: D j : Giá trị khấu hao w j : Thu nhập của người lao động T j : Thuế sản xuất, kinh doanh S j : Thặng dư sản xuất 5.10. Vận dụng hai quan điểm vật chất tài chính trong tài khoản quan hệ quốc tế với nước ngoài: Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài hay Tài khoản phần còn lại của thế giới phản ánh mối quan hệ kinh tế của nền kinh tế trong nước với nước ngoài. Theo quan điểm thường trú thì tài Thống kinh tế 7 khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài phản ánh các giao dịch giữa các đơn vị thường trú với các đơn vị không thường trú. Sơ đồ nguyên tắc tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài: Chi ra nước ngoài Thu từ nước ngoài A. TK giao dịch thường xuyên ––––––––––––––––––––––– 1. Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ 1. Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ 2. Chi trả nhân tố tham gia hoạt động sản xuất 2. Thu từ nhân tố tham gia hoạt động sản xuất 3. Chi chuyển nhượng thường xuyên 3. Thu chuyển nhượng thường xuyên B. TK giao dịch vốn –––––––––––––––– 1. Chuyển nhượng vốn ra nước ngoài 1. Chuyển nhượng vốn từ nước ngoài 2. Đầu tư vốn ra nước ngoài 2. Đầu tư vốn của nước ngoài 3. Cho vay dài hạn 3. Vay nợ thương mại 4. Chi tài sản tài chính khác 4. Thu tài sản tài chính khác 1. Cán cân thương mại 2. Cán cân giao dịch thường xuyên 3. Cán cân vốn 4. Tổng cán cân thanh toán a) Tài khoản giao dịch thường xuyên với nước ngoài Tài khoản giao dịch thường xuyên còn được gọi là tài khoản vãng lai, phản ánh các thanh toán ngắn hạn trong giao dịch với nước ngoài. Tài khoản này bao gồm các giao dịch: -Xuất nhập khẩu hàng hóa -Xuất nhập khẩu dịch vụ -Thu chi từ các nhân tố tham gia hoạt động sản xuất -Thu chi chuyển nhượng thường xuyên * Các chỉ tiêu chủ yếu - Xuất nhập khẩu hàng hóa: Xuất, nhập khẩu hàng hóa là sự mua bán, trao đồi, chuyển giao các loại sản phẩm hàng hóa vật chất giữa Việt Nam với nước ngoài hay còn gọi là chuyển quyền sở hữu về hàng hóa vật chất từ các đơn vị thể chế thường trú sang đơn vị thể chế không thường trú, như vậy nó sẽ làm tăng hoặc làm giảm nguồn sản phẩm vật chất của Việt Nam. - Xuất nhập khẩu dịch vụ: Xuất nhập khẩu dịch vụ là sự mua bán, trao đổi các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tao ra trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc, bảo hiểm, du lịch, tài chính, ngân hàng, văn hóa các hoạt động dịch vụ khác do các đơn vị, dân cư thường trú cung cấp cho các đơn vị, dân cư không thường trú ngược lại. - Thu chi từ nhân tố tham gia hoạt động sản xuất: + Tiền công của người lao động với nước ngoài. Thống kinh tế 8 + Thu nhập chi trả lợi tức đầu tư từ sản xuất, kinh doanh. + Thu nhập chi trả lãi tiền gửi, tiền cho vay. + Thu nhập chi trả lợi tức từ cho thuê hoặc đi thuê đất đai, vùng biển, vùng trời. - Thu chi chuyển nhượng thường xuyên: là chuyển nhượng hiện hành là quá trình trao đổi thu nhập giữa các đơn vị, thường trú không thường trú với mục đích cho tiêu dùng cuối cùng. Gồm: +Thuế đánh vào thu nhập cá nhân, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài các loại lệ phí đánh vào của cải tiêu dùng khác. + Các khoản chuyển nhượng khác bao gồm: đóng (hoặc chi trả) bảo hiểm rủi ro, viện trợ, quà biếu, tặng của các tổ chức Chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quà biếu, kiều hối của cácc hộ gia đình, đóng góp vào các tổ chức quốc tế. b) Tài khoản giao dịch vốn với nước ngoài Tài khoản giao dịch vốn với nước ngoài phản ánh mối quan hệ với nước ngoài về tài chính, tiền tệ nhằm mục đích để đầu tư tăng tích lũy tài sản hoặc sử dụng vốn tài chính để tích lũy. * Nội dung các chỉ tiêu chủ yếu - Chuyển nhượng vốn: Đây là các khoản vốn chuyển nhượng liên quan đến đầu tư sản xuất. + Các khoản viện trợ cho đầu tư bằng tiền hoặc bằng hàng hóa như máy móc, thiết bị các dự ánh hình thành vốn cố định. + Xóa nợ: là những khoán vay nợ trước đây, nay được các nước cho vay xóa nợ, không phải hoàn lại. - Đầu tư vốn của nước ngoài: + Đầu tư trực tiếp bao gồm: đầu tư 100% vốn vào các doanh nghiệp mới thành lập, vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư. + Đầu tư vào các giấy tờ có giá bao gồm: các khoản nợ (vay nợ) ngắn hạn dài hạn, các trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán, cổ phần. - Tài sản tài chính khác: Bao gồm các khoản vay không bảo lãnh, các khoản vay được thanh toán bằng các công cụ tài chính các chứng từ không chuyển nhượng được như tín dụng cho những người tiêu dùng, sử dụng tín dụng của quỹ các khoản vay từ quỹ, các hợp đông thuê mua tài chính Từ kết cấu của Sơ đồ nguyên tắc tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài nội dung các chỉ tiêu chủ yếu ta thấy việc xây dựng phân tích tài khoản quan hệ quốc tế với nước ngoài được kết hợp cả hai quan điểm vật chất quan điểm tài chính. Tài khoản quan hệ quốc tế gồm hai phần, một phần biểu thị tổng lượng hàng hóa tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu (tài khoản giao dịch thường xuyên) một phần biểu thị tổng lượng vốn tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu (tài khoản giao dịch vốn). Đồng thời ngoài việc biểu thị tổng lượng hàng hóa, trong tài khoản giao dịch thường xuyên còn biểu thị việc thu – chi trong hoạt động xuất nhập khẩu. 5.11. Vận dụng hai quan điểm vật chất tài chính trong các phương pháp tính GDP: Tổng sản phầm quốc nội GDP là toàn bộ giá trị gia tăng của các ngành sản xuất vật chất dịch vụ được tạo ra do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian nhất định. Ta có thể vận dụng hai quan điểm vật chất tài chính để thực hiện việc tính toán chỉ tiêu GDP. Khi xét theo quan điểm vật chất, ta sẽ xem xét có bao nhiêu sản phẩm mới được tạo ra? Chúng được sử dụng như thế nào? Công thức tính GDP theo phương pháp sủ dụng trong trường hợp này là: GDP (Y) = Quỹ tiêu dùng + Quỹ tích lũy + Chênh lệch XNK Thống kinh tế 9 Trong công thức trên, các chỉ tiêu được hiểu như sau: - Tiêu dùng trong là tiêu dùng sản phẩm (sản phẩm được tiêu dùng). Nó gồm tiêu dùng cá nhân tiêu dùng xã hội. Tiêu dùng này được xét theo người sử dụng được xét theo sản phẩm các ngành được sử dụng bao gồm cả tiêu dùng sản phẩm vật chất tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. - Quỹ tích lũy là xét xem có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất ra được dùng cho tích lũy, làm tăng tài sản quốc dân, xét sản phẩm của các ngành được sử dụng như thế nào. - Chênh lệch xuất nhập khẩu: được xét trên quan điểm vật chất, cân đối sản phẩm các ngành, xét luồng sản phẩm. Vì vậy xuất nhập khẩu ở đây là xuất nhập khẩu hàng hóa, là toàn bộ hàng hóa (vật chất dịch vụ) tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu như mua bán, trao đổi, chuyển giao với nước ngoài. Như vậy, theo quan điểm vật chất thì khi tính toán GDP ta sẽ quan tâm đến số lượng hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng, tích lũy tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu. Cũng theo phương pháp sử dụng, khi xét theo quan điểm tài chính, GDP sẽ được tính toán: GDP (Y) = Chi cho tiêu dùng gồm hộ chi (C) Chính phủ chi (G) + Tiết kiệm (S) + Chênh lệch xuất nhập khẩu (NX) Trong công thức trên, các chỉ tiêu được hiểu như sau: - Chi tiêu cho tiêu dùng: có nghĩa là thu nhập được chi (sử dụng) cho tiêu dùng. Nó gồm tiêu dùng do hộ chi trả (tiêu dùng do mua coi như mua) tiêu dùng do chính phủ chi trả (tiêu dùng cho không coi như cho không). Các chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở phân tích tài liệu điều tra thu chi các hộ gia đình phân tích quyết toán ngân sách nhà nước. Có thể nói tiêu dùng ở đây được xét theo người chi trả được xét theo thu nhập cuối cùng của các khu vực thể chế được sử dụng. - Tiết kiệm: là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng. Cần phân biệt tiết kiệm (S) đầu tư (I). Không phải tất cả tiết kiệm đều được đầu tư. Chỉ ở một số nước có hai chỉ tiêu này xấp xỉ nhau, khi đó mới có thể dùng chỉ tiêu đầu tư (I) thay cho tiết kiệm (S) được. Hai chỉ tiêu tiết kiệm đầu tư được xác định trên cơ sở phân tích thu chi được dùng để nghiên cứu thu chi, lập phân tích tài khoản thu chi thưởng được xét theo các khu vực thể chế. trong một nền kinh tế khép kín, tiết kiệm bằng đầu tư. - Xuất nhập khẩu được hiểu là luồng tiền ra vào do các nguyên nhân khác nhau, không chỉ do xuất nhập khẩu hàng hóa mà còn do phân phối chuyển nhượng (thu chi nhân tố sản xuất với nước ngoài, quan hệ chuyển nhượng với nước ngoài như cho, biếu, tặng, viện trợ…). Công thức trên được xây dựng từ cách xem xét sản xuất theo quan điểm tài chính có nghĩa là xem xét sản xuất trong kỳ tạo ra bao nhiêu thu nhập? nó được phân phối như thế nào? Thu nhập cuối cùng được hình thành ra sao được sử dụng như thế nào? Ngoài ra còn có các phương pháp tính GDP khác như: * Phương pháp sản xuất: GDP = GO – IC GO: là tổng giá trị sản xuất, là toàn bộ giá trị của các ngành sản xuất dịch vụ được tạo ra do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một nước trong khoảng thời gian nhất định. Về nguyên tắc, giá trị sản xuất là tổng giá trị hàng hóa thực hiện được trong năm. Dưới giác độ chi phí sản xuất, tổng giá trị sản xuất bao gồm chi phí trung gian giá trị gia tăng. IC: là chi phí trung gian, gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất dịch vụ cho sản xuất không bao gồm khấu hao tài sản cố định. Như vậy phương pháp tính GDP như trên đã kết hợp cả hai quan điểm vật chất quan điểm tài chính. Một mặt ta cần xác định nhu cầu về nguyên vật liệu để sản xuất, xác định được tổng sản lượng sản phẩm được sản xuất ra, trên cơ sở đó sẽ tính toán được về mặt giá trị của sản phẩm vật Thống kinh tế 10 [...]...chất dịch vụ cho sản xuất tổng giá trị hàng hóa thực hiện được trong năm Từ đó, ta sẽ tính toán được chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất * Phương pháp phân phối: theo phương pháp này, GDP bao gồm các khoản thu nhập hình thành từ sản xuất: GDP = Dp + W + Mx + Ti + Sp Dp: Khấu hao máy móc thiết bị W: Tiền công, tiền lương trả cho người lao động Mx: Thu nhập hỗn hợp Ti: Thuế sản xuấtkinh doanh... + W + Mx + Ti + Sp Dp: Khấu hao máy móc thiết bị W: Tiền công, tiền lương trả cho người lao động Mx: Thu nhập hỗn hợp Ti: Thuế sản xuấtkinh doanh Sp: Thặng dư sản xuất Phương pháp tính GDP này dựa trên quan điểm tài chính Thống kinh tế 11 . ĐỀ 2: HAI QUAN ĐIỂM XEM XÉT, NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ HẠCH TOÁN NỀN KTQD TRONG THỐNG KÊ KINH TẾ 1. Khái niệm về sản xuất: Có nhiều quan niệm về sản xuất, theo quan điểm thu nhập thì sản xuất là. cần và có thể xem xét quá trình sản xuất trên hai quan điểm: Quan điểm Vật chất và quan điểm Tài chính. Xem xét quá trình sản xuất theo Quan điểm Vật chất có nghĩa là xem quá trình sản xuất. trình sản xuất, hạch toán nền kinh tế theo quan điểm này ta sẽ sử dụng đơn vị đo lường thống nhất là đơn vị tiền tệ. 3. Yêu cầu kết hợp hai quan điểm vật chất và tài chính khi nghiên cứu sản xuất: Do

Ngày đăng: 24/06/2014, 21:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan