Dạy học theo hướng hình thành kĩ năng đọc hiểu một số loại bài

22 602 1
Dạy học theo hướng hình thành kĩ năng đọc  hiểu một số loại bài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để xây dựng một phương pháp dạy học nhằm hình thành kĩ năng đọc hiểu một số loại bài trong chương trình Ngữ văn 12 cho học sinh một cách hệ thống, khoa học và hiệu quả. Mời các thầy cô tham khảo sáng kiến Dạy học theo hướng hình thành kĩ năng đọc hiểu một số loại bài.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI A.PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Hình thành năng học cho học sinh là một yêu cầu tất yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các phân môn. Đặc biệt Ngữ văn là một môn học cơ bản, là môn học không chỉ cung cấp các kiến thức cần thiết cho học sinh mà còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách, năng sống cho học sinh. Để dạy học văn phù hợp với xu thế dạy học hiện đại trên thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo dạy học cần chú trọng hình thành kiến thức, đặc biệt rèn luyện các năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức cho học sinh, gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Trước yêu cầu đó, trong mấy năm qua Sở GD- ĐT Hà Tĩnh đã tổ chức các chuyên đề chuyên môn nhằm hướng đẫn GV thực hiện tốt dạy học theo chuẩn kiến thức - năng do Bộ GD- ĐT ban hành. Nhìn chung ở các trường THPT hiện nay, bước đầu đã vận dụng được chuẩn kiến thức - năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra và đánh giá. Tuy nhiên trong thực tế việc hình thành năng đọc- hiểu cho học sinh còn có nhiều hạn chế, nhất là hình thành năng đọc hiểu theo từng loại bài chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học. Vì vậy phương pháp học tập của học sinh còn nặng về kiến thức, thiếu năng đọc hiểu một cách hệ thống, khoa học. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này tôi nghiên cứu đề tài :DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI cho học sinh với mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học. II. Mục tiêu. Đề tài này hướng đến việc xây dựng một phương pháp dạy học nhằm hình thành năng đọc- hiểu một số loại bài cho học sinh một cách hệ thống, khoa họchiệu quả. III. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này, phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng đọc- hiểu một số loại bài trong chương trình Ngữ văn 12 là đối tượng nghiên cứu . IV. Phạm vi nghiên cứu. Phương pháp dạy học này được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi thời gian năm học 2009- 2010 và 2010- 2011 với đối tượng học sinh khối 12. V. Phương pháp nghiên cứu. Kết quả của đề tài dựa trên việc phân tích, nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD- ĐT kết hợp khảo sát thực tiễn dạy học hiện nay. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận. Ngày 05/05/2006, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT đã Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành chương trình GD Phổ thông. Điểm mới của chương trình GDPT lần này là đưa chuẩn kiến thức năng vào thành phần của chương trình GDPT, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức năng tạo nên sự thống nhất trong cả nước. Đặc biệt theo tinh thần đổi mới PPDH, cần kết hợp hình thành kiến thức và chú trọng rèn luyện năng học tập, vận dụng kiến thức cho học sinh. Học sinh cần vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải bài tập và làm thực hành theo hướng cần đạt về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Để học sinh đạt hiệu quả cao trong học tập, theo chỉ đạo của Bộ, GV cần có sự thay đổi nhận thức về hiệu quả day học không phải chỉ tính ở số lượng thông tin mà chủ yếu là phương pháp nắm thông tin ở HS. Giờ học coi trọng việc cung cấp, rèn luyện phương pháp học tập cho HS sẽ giảm nhẹ được số lượng bài học cùng một kiểu, một loại và giảm tải được dung lượng kiến thức. II. Thực trạng. Tình trạng học sinh thờ ơ với môn văn ngày càng nhiều. Điều này có nhiều nguyên nhân trong đó có một thực tế là học sinh cảm thấy mệt mỏi trước khối lượng kiến thức lớn. Bởi vì nhiều thầy cô và học sinh đến nay vẫn tuân theo cách học cũ: đọc thuộc lòng từng đoạn văn, bài văn mà thầy cô cho sẵn, quá trình dạy học còn nặng về truyền đạt, mỗi bài học bị tách rời khỏi hệ thống. Đội ngũ giáo viên của Nhà trường chủ yếu còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên trong quá trình dạy chú trọng nhiều vào việc chuyển tải kiến thức mà xem nhẹ hình thành năng. Vì thế nhiều học sinh thấy căng thẳng, lúng túng trong cách học, đặc biệt không có năng đọc - hiểu theo từng loại bài nên thời gian học nhiều mà hiệu quả lại thấp.Học sinh vốn đã thấy môn văn rất "dài dòng" nay lại không có "công thức" như các môn toán, lí nên lại càng lười học, kết quả là học sinh ngày càng quay lưng với môn học vốn rất nhân văn này. Lối dạy học manh mún đó còn phương hại đến việc rèn luyện tư duy khái quát và tư duy hệ thống vốn là những năng lực quan trọng cần có ở HS THPT.Xuất phát từ những sở lí luận thực tiễn đó, tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của bản thân với đề tài: Dạy học theo hướng hình thành năng đọc - hiểu một số loại bài. Kết quả bộ thăm dò ý kiến của học sinh ( năm học2009- 2010) như sau: Câu hỏi: Phương pháp học văn của anh (chị) với từng loại bài (thơ, truyện ngắn, tác giả…) ra sao? TT Các mức độ 12A 12B 12H 1 Gi ống nhau 30 em =60% 38 em = 76% 35 em = 72% 2 Có sự khác nhau 10 em = 20% 10 em = 20% 10 em = 20% 3 Khác nhau nhiều 10 em = 20% 2 em = 4% 4 em = 8% Như vậy về cơ bản các em cho rằng việc đọc - hiểu văn đều giống nhau ở tất cả các loại bài. Điều này phản ánh một thực trạng đó là năng đọc - hiểu theo từng loại bài của học sinh còn yếu. Qua đây, tôi muốn được trao đổi với quý vị các bạn đồng nghiệp về một PPDH tích cực để cùng nhau thực hiện tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình III. Giải pháp: Từ thực tế trên, tôi đã tự đúc rút ra cho mình một số giải pháp sau: 1. Soạn giáo án. - Phải bám vào chuẩn kiến thức, năng, mục tiêu bài học. - Tổ chức linh hoạt, có hiệu quả các hoạt động của giáo viên và học sinh. - Với từng đơn vị kiến thức cần xác định rõ năng cụ thể phải đạt là gì? - Phần củng cố cần định hướng việc học ở nhà cho học sinh, nhất là việc tự học. 2. năng lên lớp: - Tổ chức tốt các hoạt động để đạt chuẩn kiến thức, năng. - Kết hợp được ba yêu cầu của tiết dạy một cách nhuần nhuyễn: kiến thức, năng, phương pháp học tập cho học sinh. - Tạo được sự thân thiện trong giờ dạy để phát huy tối đa tinh thần chủ động của học sinh trong học tập. Sau đây tôi xin minh hoạ một số năng đọc - hiểu theo từng loại bài trong quá trình giảng dạy. 2.1. năng đọc - hiểu bài khái quát văn học. - Loại bài này vốn khô khan, nếu giáo viên dạy một cách chung chung trừu tượng dẫn đến học sinh rất khó lĩnh hội. Nhưng nếu giáo viên dẫn dắt học sinh nắm kiến thức theo luận điểm một cách hệ thống sẽ tạo hiệu quả tốt. Thông thường, một bài khái quát văn học cần đảm bảo những kiến thức sau: - Hoàn cảnh lịch sử, xã hội… có tác động đến đời sống văn học? - Nắm các đặc điểm của văn học? - Các giai đoạn phát triển và thành tựu? - Đề tài gì? - Thể loại? - Tác giả, tác phẩm chính? - Nội dung văn học? - Hình thức văn học? Ví dụ: Văn học Việt Nam từ 1945-1975 có 3 đặc điểm cơ bản: - Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. + Mục đích sáng tác văn học: Văn học trở thành vũ khí phục vụ sự nghiệp kháng chiến. + Đề tài: Đề tài Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân. + Yêu cầu về nhà văn: Lấy tư tưởng cách mạng và mẫu hình chiến sĩ làm tiêu chuẩn cầm bút. Tinh thần tự giác, tự nguyện gắn bó với dân tộc, nhân dân. - Nền văn học hướng về đại chúng. + Đối tượng phản ánh, phục vụ: Đại chúng. + Nhà văn: Quan tâm đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, nói lên nỗi bất hạnh của người lao động trong xã hội cũ, khẳng định sự đổi đời và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong chế độ mới. + Nội dung văn học: Có tính nhân dân sâu sắc. + Hình thức văn học: Thường ngắn gọn, dễ hiểu, mang tính đại chúng - Nền Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. + Đề tài: Văn học đề cập đến số phận chung của cộng đồng, dân tộc, phản ánh những vấn đề cơ bản nhất của đất nước. + Nhà văn: Quan tâm chủ yếu đến những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, nhìn con người và lịch sử bằng cái nhìn khái quát. + Nhân vật trung tâm của văn học thời này tiêu biểu cho lí tưởng chung của cả dân tộc , gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của dân tộc. Họ chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Đứng trước cuộc sống thực tại gian khổ nhưng lòng họ vẫn tràn đầy ước mơ, luôn hướng về lí tưởng và tương lai tươi sáng của dân tộc. 22. năng đọc - hiểu tác giả văn học. Thông thường khi đọc hiểu một tác giả văn học, học sinh cần tìm hiểu các bước: a. Tiểu sử: - Tên tác giả? - Năm sinh, mất? - Thời đại, quê hương? - Gia đình? - Bản thân? b. Sự nghiệp văn học: - Các tác phẩm chính? - Thể loại? - Quan điểm sáng tác? - Phong cách nghệ thuật? - Vị trí, giải thưởng ? (nếu có) Ví dụ: Đọc hiểu về tác giả Hồ Chí Minh - Tiểu sử: + Hồ Chí Minh (1890 - 1969) + Thời đại: thế kỷ XX + Quê hương: Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An + Gia đình: Nhà nho yêu nước. + Bản thân: Gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. - Sự nghiệp văn học: + Quan điểm sáng tác (3 quan điểm): Người coi văn nghệ là một khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sỹ. Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng( viết cho ai? ) và mục đích tiếp nhận ( viết để làm gì?) để quyết định nội dung( viết cái gì?) và hình thức ( viết thế nào?) của tác phẩm. + Các tác phẩm chính: * Văn chính luận: "Bản án chế độ thực dân Pháp", "Tuyên ngôn độc lập", "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"… *. Truyện và kí: "Lời than vãn của bà Trưng Trắc", "Vi hành". *. Thơ ca: "Nhật trong tù", "Rằm tháng giêng", "Cảnh khuya". + Thể loại: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. + Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn. + Vị trí: Là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. 2.3. năng đọc - hiểu tác phẩm thơ: a. Yêu cầu học sinh đọc thuộc thơ, nhất là những đoạn thơ hay. b. Đọc hiểu thơ cần lưu ý: - Tác giả? - Tác phẩm? + Hoàn cảnh ra đời? + Thể loại? + Nhan đề, lời đề từ? (nếu có) + Bố cục? + Đề tài? + Chủ đề? + Giọng điệu? + Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình? + Tìm hiểu, cảm nhận về ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ? + Liên hệ văn bản thơ với phong cách của tác giả? + So sánh (tác giả, tác phẩm khác)? + Khái quát nội dung, nghệ thuật? Trên đây là các bước cụ thể theohình chung về đọc - hiểu văn bản thơ. Khi giáo viên, học sinh ôn tập có thể theo các bước này như một "công thức" để ôn nhiều bài, tổng hợp nhiều đơn vị kiến thức trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo sự nhẹ nhàng, hiệu quả. Ví dụ: - Hoàn cảnh ra đời: + "Sóng" được viết 1967 tại biển Diêm Điền (Thái Bình) in trong tập "Hoa dọc chiến hào" (1968) + Đất nước: viết 1971, thuộc phần đầu chương 5 của bản trường ca "Mặt đường khát vọng" (1974). [...]... =6% C KẾT LUẬN Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy học đã áp dụng.Có thể nói dạy học theo hướng hình thành năng đọc hiểu theo từng loại bài cho học sinh mang lại hiệu quả rất rõ rệt Tôi thiết nghĩ cách dạy học này có thể áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng học sinh, nhất là những học sinh học lực ở mức trung bình, yếu Tuy nhiên các bước thực hiện cần có sự linh hoạt,... viên cần khéo léo dẫn dắt học sinh chủ động học tập, mang lại sinh khí cho giờ dạy nếu không cách dạy có vẻ rất công thức này sẽ khô khan, đi ngược lại với tính chất, đặc trưng của văn chương Giảng dạy hiệu quả môn Ngữ văn cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các phương pháp dạy học tích cực khác nhau Phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng đọc- hiểu theo từng loại bài cần được vận dụng phù... nghiệm: Trước đây, theo phương pháp cũ, mặc dù chúng tôi đã tạo dược hứng thú học tập nhưng năng đọc - hiểu theo từng loại bài của học sinh vẫn hạn chế nên phần lớn các em còn lúng túng trong cách lĩnh hội kiến thức, năng Cách dạy mới dược áp dụng đã tạo ra những hiệu ứng tích cực Đa số học sinh cảm thấy dễ dàng, nhẹ nhàng hơn trong việc đọc - hiểu Các em say mê hứng thú hơn với môn học và mang lại... hướng hình thành năng đọc- hiểu theo từng loại bài cần được vận dụng phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn Những gì đạt được còn rất khiêm tốn, vì thế tôi đã, đang và sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn để việc dạy học theo hướng hình thành năng đọc - hiểu theo từng loại bài phát huy hiệu quả cao nhất Tôi trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp nhận những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện... 2.5 Kỹ năng đọc- hiểu nhân vật văn học trong tác phẩm tự sự: a Yêu cầu học sinh nắm vững vài nét về tác giả, tác phẩm b Đọc hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự cần lưu ý: - Tên gọi của nhân vật? - Ngoại hình? - Số phận? - Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác? - Khái quát về đặc điểm tính cách nhân vật? (qua phân tích ngôn ngữ, hành động, nội tâm của nhân vật) - Nhân vật đó điển hình cho... khuất lấp, lấm láp giữa đời thường" Qua số phận, tính cách của người đàn bà tác phẩm gợi trong lòng người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc về cuộc sống, về cách làm người, cách nhìn nghệ thuật và cuộc đời 2 6 Kỹ năng đọc - hiểu về nghị luận xã hội: a Dạng thứ nhất: Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Đặt vấn đề: Nêu được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận, bàn bạc - Giải quyết vấn đề: + Nêu... là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, là sản phẩm của cuộc sống vất vả luôn đặt trong vòng vây của sự đói khát nghèo nàn Ngay trong cách miêu tả ngoại hình, tác giả đã dự báo một số phận bất hạnh - Số phận: Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút lên người đàn bà này Điều đó được thể hiện qua các chi tiết: + Xấu, bị cái xấu đeo đuổi từ nhỏ, mặt lại rỗ sau một bận lên đậu mùa + Lỡ có mang với một. .. nước của Nhân dân" - Giọng điệu: + "Sóng": Tha thiết, chân thành, có ít nhiều sự phấp phỏng, lo âu + "Việt Bắc": Giọng điệu lục bát điêu luyện, ngọt ngào, tâm tình như lời ru vỗ lòng người + "Tây Tiến": Bi tráng là giọng điệu chủ đạo 2 4 năng đọc - hiểu truyện ngắn: a Yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm, nắm vững vài nét về tác giả b Đọc - hiểu cần lưu ý: - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ? - Nhan đề? - Bố... Tác giả gọi một cách phiếm định: Người đàn bà làng chài, mụ, chị ta…Không phải nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà chị ta cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này Một người đàn bà vô danh Ngay tên gọi, nhân vật đã gây ám ảnh trong lòng người đọc - Ngoại hình: Đó là một người đàn bà trạc bốn mươi, hình dáng thô kệch, rỗ mặt mệt mỏi sau một đêm thức... nghiệp năm học (2009-2010) môn Văn được xếp thứ 2 trong hệ thống các trường Bán công, dân lập trong tỉnh Về chất lượng mũi nhọn , đội tuyển Văn do tôi phụ trách trong nhiều năm liền đều đạt thứ hạng cao trong tỉnh ( đạt toàn đội và có giải hai và giải ba.) Sự thành công này thể hiện phần nào hiệu quả của phương pháp dạy học đã được áp dụng Điểm thi học 2 (năm học 2010-2011) Điểm/lớp/sĩ số Giỏi Khá

Ngày đăng: 24/06/2014, 20:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan