MƯỜI NĂM Ở HUẾ VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

5 368 0
MƯỜI NĂM Ở HUẾ VỚI SỰ HÌNH THÀNH  VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Năm 1858 Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Năm 1885 thất thủ kinh đô Huế. Nhưng, đến cuối thế kỷ XIX, phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam dù nổ ra rầm rộ, dần cao và lan rộng cả nước, rồi trước sau đều lần lượt thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, còn mang nặng tư tưởng tôn quân, chưa thật tin vào lực lượng cách mạng quần chúng nhân dân.

MƯỜI NĂM Ở HUẾ VỚI SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ThS Hoàng Ngọc Vĩnh Đại học Khoa học Huế Năm 1858 Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Năm 1885 thất thủ kinh đô Huế. Nhưng, đến cuối thế kỷ XIX, phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam dù nổ ra rầm rộ, dần cao và lan rộng cả nước, rồi trước sau đều lần lượt thất bại vì chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, còn mang nặng tưởng tôn quân, chưa thật tin vào lực lượng cách mạng quần chúng nhân dân. Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ sản, nhưng cũng chỉ rộ lên một thời gian ngắn rồi lần lượt bị dập tắt, do chưa lôi cuốn được quần chúng nhân dân và chủ chủ yếu vẫn do các sỹ phu phong kiến cựu học truyền bá dẫn dắt. tưởng Hồ Chí Minh ra đời, trước hết là giải quyết sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời đáp ứng yêu cầu khách quan bức thiết của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay. Cội nguồn của tưởng Hồ Chí Minh là tưởng văn hóa truyền thống của Việt Nam, tưởng văn hóa phương Đông, tưởng văn hóa phương Tây, chủ nghĩa Mác-Lênin và những phẩm chất cá nhân của Người. tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của Hồ Chí Minh với trí tuệ dân tộc và trí tuệ thời đại. Hồ Chí Minh với sự khổ công rèn luyện có tri thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực, với bộ óc phân tích tinh tế, sáng suốt, với duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, với tấm lòng yêu thương con người vô hạn, yêu nước nồng nàn, nhiệt thành cách mạng, Người đã hóa giải được tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, trí tuệ thời đại, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm cho dân tộc Việt Nam đang ngày càng sánh vai các cường quốc thế giới. Ở Việt Nam, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951) của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đạo đức, tác phong cách mạng, tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng Cộng sản Việt Nam đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tưởng, kim chỉ nam cho hành động” 1 . Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr 127. 1 lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng cho việc định nghĩa khái niệm tưởng Hồ Chí Minh 2 . Từ đó, trên cơ sở những liệu đã thu thập được về Người, từ những kết quả nghiên cứu được trong những năm qua của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là ngành lý luận, khái niệm tưởng Hồ Chí Minh bước đầu được định nghĩa như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người” 3 . Cội nguồn văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa nhân loại và cội nguồn chủ quan thuộc về các phẩm chất đặc biệt của Hồ Chí Minh có thời điểm xuất phát rất quan trọng: mười năm Hồ Chí Minh sống và học tập tại Huế (1895-1901 và 1906-1909). Sáu năm (1895-1901), tuổi niên thiếu của Hồ Chí Minh đã gắn bó mật thiết với Huế. Ngày ấy gia đình Người đã sống tại ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan, mà vốn trước đó là một trại lính của Nha Hộ thành triều Nguyễn bị bỏ phế sau sự kiện thất thủ Kinh đô 1885. Nơi đây, chính giai đoạn này, Người đã chứng kiến những tháng ngày tần tảo của mẹ, lo lắng của cha, hạnh phúc và bất hạnh của gia đình, quê hương. Người thấm thía nỗi đau mất mẹ, mất em và càng thấm thía nghĩa tình sâu nặng mà bà con lao động nghèo xứ Huế đã dành cho gia đình Người. Lần xa quê đầu tiên này, sống tại Huế, Người đã thường hay lui tới và tham dự các buổi cúng tế tại Miếu Âm hồn (ngã Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tông ngày nay). Miếu được nhân dân Huế tạo dựng vào khoảng năm 1895, nhằm hương khói, thờ cúng các anh hùng chiến sỹ và đồng bào đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập của dân tộc trong sự kiện bi hùng thất thủ Kinh đô 23 tháng 5 năm 1885 (âm lịch). Chính những hành động này của mình mà Người đã thấm thía những bài văn tế bi ai về số phận những con người đã hy sinh vì đại nghĩa, vì độc lập, tự do của dân tộc. Kỷ niệm tuổi thơ này là một phần quan trọng khơi dậy và hun đúc chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh sau này. Thời gian này, Người cũng đã được cha đưa về sống và học tập tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sỹ Độ ở làng Dương Nỗ – Phú Vang (1898 -1900). Tại đây Người đã được cha và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm kèm cặp học chữ Hán. Người cũng đã chứng kiến tinh thần lao động cần cù, nghĩa 2 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr 83-84. 3 Giáo trình tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, trang 19. 2 tình làng xóm của người dân quê mộc mạc qua vui chơi, nô đùa với bạn bè ở Đình làng, Am Bà và vùng vẫy trên sông Phổ Lợi. Tấm gương vượt khó để thành tài và tinh thần yêu nước của cha, tình quê mộc mạc ở Huế giai đoạn này là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này. Lần thứ hai đến Huế, bốn năm (1906-1909) sống tại ngôi nhà Dãy Trại (nay là 47 Mai Thúc Loan), Hồ Chí Minh đã học những năm tiểu học tại trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba (1906-1908), rồi vào học trường Quốc Học Huế (1908-1909) và đã từng tham gia phong trào chống thuế tháng 4 năm 1908 tại tòa Khâm sứ Trung kỳ (nay là Giảng đường I của Đại học Sư phạm Huế). Giai đoạn này, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã được Triều đình Nhà Nguyễn bổ nhiệm là Thừa biện Bộ Lễ trông coi việc học hành ở Quốc Tử Giám. Chính thời gian này, chứng kiến cha mình dù sống trong cảnh làng quan, nhưng vẫn giữ nếp sống giản dị, thanh nhã của đồ nho xứ Nghệ; chứng kiến sự chèn ép của thực dân Pháp với triều đình, cảm nhận và chia sẻ một cách sâu sắc những tâm của cha “Quan trường thị nô lệ, trung chi nô lệ, hựu nô lệ - Quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ lại càng nô lệ hơn”; giai đoạn này, hầu như Người đảm nhận chuyện chợ búa, nội trợ giúp cha, hàng ngày tận mắt chứng kiến cuộc sống tối tăm, bạc nhược của đám quan trường nô lệ, v.v, mà Người đã sớm thức tỉnh nỗi nhục của người dân mất nước. Từ đó nhen nhóm và nhân lên lòng căm thù thực dân, phong kiến, lòng yêu nước thương dân ở Người. Đặc biệt, những năm tháng học ở trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba và trường Quốc Học Huế, Người đã học để nắm vững tiếng Pháp, hấp dẫn bởi Tự do – Bình đẳng – Bác ái của giai cấp sản qua văn hóa Pháp, mà sau khi tham gia phong trào chống thuế tháng 4 năm 1908, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước ở phương Tây vào năm 1911. Những sự kiện liên quan trực tiếp đến đời sống ở Huế của Nguyễn Tất Thành nêu trên, cho thấy Huế đã hội gần đủ các yếu tố cấu thành cội nguồn của tưởng Hồ Chí Minh: 1. Nếu Nam Đàn là điểm xuất phát của hầu hết các cuộc khởi nghĩa vũ trang tiêu biểu chống thực dân Pháp của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và là nơi sinh ra, trưởng thành hoặc là nơi trưởng thành của hầu hết các nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thì Huế chính là nơi tập trung của hầu hết các cuộc đình công, biểu tình chống sưu cao thuế nặng của thực dân Pháp ở Việt Nam vào thời gian ấy. Chủ nghĩa yêu nước, thương dân của Hồ Chí Minh vì thế nếu được bắt nguồn từ truyền thống của gia đình nhà Nho yêu nước, thì chủ nghĩa yêu nước, thương dân ấy của Người được hun đúc, phát triển bởi chính truyền thống 3 cách mạng của hai quê hương Nam Đàn và Huế, đặc biệt là 10 năm sống và học tập ở Huế của Người. 2. Nếu bà Ngoại của Hồ Chí Minh là người có công trong hoằng dương Phật giáo tại Nghệ – Tĩnh vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà tuổi ấu thơ Người từng được nghe Bà Ngoại ru ngủ bằng kinh Phật, thì mười năm sống học tập ở Huế bên cạnh Cha - Cụ Nguyễn Sinh Sắc không chỉ là một nhà nho yêu nước mà còn là người rất mến mộ Phật giáo (Cụ là một trong những người đầu tiên dịch kinh Phật từ tiếng Trung Quốc ra tiếng Việt và thực hiện chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ năm 1920) – hơn thế, Huế chính là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam. Từ năm 1957, Hồ Chí Minh đã được các vị cao tăng của Ấn Độ phong tặng danh hiệu “vị Phật sống”. Bản thân Người, trong các thư gửi đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Phật tín đồ Việt Nam, Người luôn coi Đức Phật tấm gương “đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn”. Sự ảnh hưởng của tưởng đạo đức Phật giáo ở Hồ Chí Minh là rất tự nhiên, và vì thế không thể không kể đến tầm quan trọng của mười năm sống, học tập tại Huế của Người. 3. Cội nguồn Nho giáo của tưởng Hồ Chí Minh cũng có thời gian hình thành, phát triển quan trọng là mười năm sống tại Huế: 1895-1901 và 1906-1909. Khoảng thời gian này, như đã trình bày ở trên, đây là khoảng thời gian Người bắt đầu đến trường và thành đạt về học tập, Người sống, học tập, lao động, rèn luyện bên cạnh người cha và anh trai mình. Tấm gương khổ luyện thành tài của cha, tinh thần yêu nước, thương dân của cha và anh trai (những nhà Nho yêu nước nổi tiếng của Việt Nam) đã tác động lớn đến nhân cách yêu nước Hồ Chí Minh. Bởi họ chính là những người thầy dạy chữ Hán đầu tiên của Người cũng là những người đầu tiên có tác động mạnh nhất đến sự hình thành nhân cách của Người. Ngoài ra, Huế là thủ phủ của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là Kinh đô của triều đình phong kiến trung ương tập quyền Nhà Nguyễn của Việt Nam. Ảnh hưởng của Nho giáo ở Hồ Chí Minh rất sâu sắc, nhất là triết lý tu thân. Người đã cải tạo, phát triển một cách tài tình các phạm trù đạo đức của Nho giáo để quy định các chuẩn mực đạo đức con người mới XHCN ở Việt Nam. 4. Huế còn là một trung tâm lớn của đạo Công giáo ở Việt Nam. Mười năm tuổi vị thành niên và thanh niên của Người tại Huế, vì thế nhất định đã chịu ảnh hưởng ít nhiều đạo đức nhân từ của tấm gương hy sinh vì sự cứu rỗi con người của Chúa. Điều này có thể lý giải được bằng 10 năm tìm đường cứu nước (1911-1920), thời gian trú chân tại Hoa Kỳ, Người đã đến nhà thờ cầu Chúa ban phước lành cho dân tộc Việt Nam. Sau này, khi đã là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, đã trải nghiệm thực tiễn cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới, Người đã trả lời câu hỏi “Người là ai?” của các nhà báo trong và ngoài nước nước rằng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự 4 tu dưỡng đạo đức cá nhân, Ki tô giáo có ưu điểm là lòng bác ái. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm chính là chính sách của nó phù hợp với những điều kiện của nước ta. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng… Tôi cố gắng làm một học trò nhỏ của các vị ấy” 4 . Trong các bức thư Người gửi cho Giáo hội Công giáo Việt Nam đồng bào Công giáo Việt Nam, Người luôn coi Chúa là tấm gương nhân từ, hy sinh cao nhất vì sự cứu rỗi con người. 5. Khoảng thời gian vào học ở trường Tiểu học Pháp Việt Đông Ba, đặc biệt là thời gian học tập ở trường Quốc Học Huế, duy độc lập tự chủ, sáng tạo, đổi mới của Người đã hình thành và phát triển. Điều này được chứng minh: khác với những nhà yêu nước tiêu biểu khác của Việt Nam thời ấy, hấp dẫn bởi dân chủ sản Người không đi tìm đường cứu nước ở phương Đông, mà ra đi tìm đường cứu nước ở phương Tây. Hành động này, sau này Người thổ lộ: Người rất đề cao tinh thần yêu nước của dân ta khâm phục nhiệt huyết cách mạng của các lãnh tụ yêu nước ngày ấy, nhưng không tán thành con đường, phương pháp của họ. Sau này, khi thực thi dân chủ sản tại Pháp, Người đã từ bỏ chủ nghĩa dân chủ giả tạo, hình thức ấy để đến với cội nguồn cốt lõi của mình là chủ nghĩa Mác-Lênin. Mười năm ở Huế, nhất là từ 1906-1909, Huế - một trung tâm văn hóa của Việt Nam, đã hội tụ nhiều yếu tố văn hóa Đông-Tây có bề dày văn hóa dân tộc - là một tác động lớn với những dấu ấn sâu sắc đến tinh thần người thanh niên ưu Nguyễn Tất Thành, là một cội nguồn quan trọng của sự hình thành phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. 4 Về Tôn giáo, Nxb KHXH, Hà Nội, 1994, tập 1, trang 6-7; Nho giáo xưa và nay, Nxb KHXH, Hà Nội, 1971, trang 16. 5 . một học trò nhỏ của các vị ấy” 4 . Trong các bức thư Người gửi cho Gi o hội Công gi o Việt Nam và đồng b o Công gi o Việt Nam, Người luôn coi Chúa là tấm gương nhân từ, hy sinh cao nhất. chỉ nam cho hành động” 1 . Trong B o c o Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn. t o, phát triển một cách tài tình các phạm trù đ o đức của Nho gi o để quy định các chuẩn mực đ o đức con người mới XHCN ở Việt Nam. 4. Huế còn là một trung tâm lớn của đa o Công giáo

Ngày đăng: 24/06/2014, 12:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan