Giải thoát trong triết học Phật giáo

5 454 1
Giải thoát trong triết học Phật giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải Thoát (Moksha): Giải là lìa khỏi sự trói buộc, được tự tại, mở những dây trói buộc của nghiệp lầm (hoặc nghiệp). Thoát là ra ngoài quả khổ tam giới (dụcsắcvô sắc). Giải thoát đối với hệ phược. Giải thoát là Niết bàn – Thể niết bàn – vì lìa tất cả mọi trói buộc. Chẳng hạn giải thoát khỏi ngũ uẩn. Giải thoát cũng là thiền định, vì nhờ thiền định mà thoát ra khỏi mọi trói buộc và trở nện tự tại. Giải thoát là một phần của ngũ phần pháp thân.

Giải thoát trong triết học Phật giáo Giải Thoát (Moksha): Giải là lìa khỏi sự trói buộc, được tự tại, mở những dây trói buộc của nghiệp lầm (hoặc nghiệp). Thoát là ra ngoài quả khổ tam giới (dục-sắc-vô sắc). Giải thoát đối với hệ phược. Giải thoát là Niết bàn – Thể niết bàn – vì lìa tất cả mọi trói buộc. Chẳng hạn giải thoát khỏi ngũ uẩn. Giải thoát cũng là thiền định, vì nhờ thiền định mà thoát ra khỏi mọi trói buộc và trở nện tự tại. Giải thoát là một phần của ngũ phần pháp thân. Trong đạo Phật còn các phạm trù giải thoát hạnh, giải thoát giới, giải thoát phục, giải thoát y Giải thoát có hai thứ: 1. Tính tịnh giải thoát: bản tính chúng sinh vốn tịnh không hệ phược, ô nhiễm. 2. Chướng tận giải thoát: bản tính vốn tịnh, nhưng do phiền não, mê lầm mà không thể hiện bản tính ấy, vì thế phải đoạn tuyệt hoặc chướng ấy để được giải thoát, tự tại. Giải thoát có hai cảnh về sự và về lý: 1. Về sự: là giải thoát khỏi ngũ uẩn, tai nạn đang trói buộc thân – Giải thoát khỏi 3 cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; Giải thoát khỏi pháp luật; 2. Về lý: là giải thoái khỏi mọi mối phiền não, luyến ái từng ràng buộc tâm – Giải thoát khỏi luân hồi để thành quả La hán, Duyên giác, Bồ tát, Phật. Về lý lại có 2 lẽ giải thoát: a) Tâm thiện giải thoát: Tâm, Ý giải thoát thì lìa khỏi các trói buộc Tham, Sân, Si. b) Huệ thiện giải thoát: Trí, Huệ giải thoát thì không bị chướng ngại, bởi pháp nào cũng biết rõ và thông tỏ cả. Hai lẽ giải thoát này là hai lẽ giải thoát của Bồ tát. Trong lịch sử Phật giáo, Giải thoát Bồ tát là danh hiệu của Bồ tát Ma-ha- tát. Giải thoát là Diệt đế: Phật giáo khẳng định cái khổ có thể diệt được. Có thể chấm dứt được đau khổ, chấm dứt được luân hồi nhờ đạt trạng thái niết bàn. Niết bàn phải được hiểu với những nghĩa sau: 1) Là cảnh trí của nhà tu hành đã diệt sạch các phiền não và tự biết rằng, mình chẳng còn luyến ái; 2) Là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não; 3) Là đã dứt nhân quả sinh tử, dứt hết nghiệp, luân hồi; 4) Là vô vi, trống không, lặng lẽ, yên ổn chấm dứt cái tai hại của sinh tử; 5) Là không sinh ra những khổ quả nữa; 6) Là không nhân duyên tạo tác nghiệp lầm (vô vi); 7) Là yên ổn, khoái lạc, hết khổ (an lạc); 8) Là lìa khỏi phiền não (giải thoát). Niết bàn (giải thoát) theo Phật giáo cũng có những nghĩa như thế, nhưng cần phải được hiểu là : 1) Cõi tĩnh, tịch, cực lạc siêu không gian, siêu thời gian (hư không, thế giới bên kia); 2) Đã diệt trừ hết mọi dục vọng, thù ghét, mê lầm đạt đến sự giải thoát tuyệt đỉnh, đồng nhất Niết bàn, Pháp, Phật (Niết bàn như thế không chỉ là thế giới bên kia, mà có ngay trong hiện thực). 3) Là thế giới đại đồng, bình đẳng, bác ái (khát vọng về tương lai). Vì thế, giải thoát trong triết học Phật giáo không chỉ là sự thoát khỏi mọi ràng buộc, thoát khỏi đau khổ, mà chủ yếu là nghĩa thứ 2 [Đã diệt trừ hết mọi dục vọng, thù ghét, mê lầm đạt đến sự giải thoát tuyệt đỉnh, đồng nhất Niết bàn, Pháp, Phật (Niết bàn như thế không chỉ là thế giới bên kia, mà có ngay trong hiện thực)] và 3 [Là thế giới đại đồng, bình đẳng, bác ái (khát vọng về tương lai)]của Niết bàn Phật giáo. Trong lý thuyết về giải thoát của Tiểu thừa và Đại thừa có đôi chút khác nhau: Chúng sinh - theo Tiểu thừa - chìm đắm trong bể khổ sẽ đến nơi yên tĩnh và ai cũng muốn hướng tới trạng thái Alahan (vị thánh đã đạt niết bàn). Nhưng muốn tới trạng thái ấy, mỗi cá nhân tự phấn đấu mà đi. Đức Phật chỉ vạch ra mục đích và hướng dẫn con đường. Các vị La Hán không quan tâm và không thể quan tâm tới mọi người và không ai có thể giúp được, mỗi người tự tạo ra nghiệp của mình, tự đạt tới niết bàn. Với Đại thừa, Alahán được thay bằng Bồ Tát. Bồ Tát chứng quả niết bàn nhưng khước từ bước vào trạng thái yên lặng ấy, các ngài lại thường quan tâm giúp chúng sinh khác cũng đạt tới trạng thái như vậy. Theo Đại thừa, mọi chúng sinh đều liên kết với nhau bởi có cái chung là tâm Phật. Tất cả chúng sinh đều là Bồ Tát, là Phật vị lai. Mỗi chúng sinh đều ẩn dấu một phần của cái chung đó: Đức Phật tuyệt đối duy nhất. Bồ Tát tuy giúp đỡ mọi người khi mình đã được giải thoát, nhưng không làm cho họ đắc đạo được, chỉ Đức Phật mới làm được điều đó. Nơi nào thờ Bồ Tát thì đó là Phật giáo Đại thừa. . chỉ là thế giới bên kia, mà có ngay trong hiện thực). 3) Là thế giới đại đồng, bình đẳng, bác ái (khát vọng về tương lai). Vì thế, giải thoát trong triết học Phật giáo không chỉ. là thế giới bên kia, mà có ngay trong hiện thực)] và 3 [Là thế giới đại đồng, bình đẳng, bác ái (khát vọng về tương lai)]của Niết bàn Phật giáo. Trong lý thuyết về giải thoát của Tiểu. biết rõ và thông tỏ cả. Hai lẽ giải thoát này là hai lẽ giải thoát của Bồ tát. Trong lịch sử Phật giáo, Giải thoát Bồ tát là danh hiệu của Bồ tát Ma-ha- tát. Giải

Ngày đăng: 24/06/2014, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan