Tu tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân

31 1.5K 13
Tu tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 DẪN NHẬP tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống tưởng Hồ Chí Minh vấn đề nông dân chiếm một vị trí đặc biệt. Chính vì thế vấn đề nông dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những kiến giải sáng tạo, đặc sắc, có tác dụng chỉ đạo lâu dài với cách mạng Việt Nam. Ở nước ta, qua mọi thời kỳ nông dân luôn là mot lực lượng chính trị xã hội, lực lượng sản xuất có vai trò quyết định thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở Việt Nam, nông dân chiếm hơn 90% trong cộng đồng dân tộc, nên giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân đế quốc thực chất là giải phóng nông dân. Chỉ khi giai cấp nông dân được giác ngộ, đi theo Đảng thì sự nghiệp giải phóng dân tộc mới thực sự có lực lượng, mới có điều kiện thành công. Hồ Chí Minh đã xây dựng cái gốc của cách mạng là khối liên minh công nông để đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh nông dân Việt Nam không chỉ là đối tượng giải phóng mà còn là động lực, là gốc của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh tin tưởng nông dân đã anh dũng trong cách mạng, trong kháng chiến thì trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đó. Thực tiễn khi bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nông dân ta đã thể hiện tinh thần tích cực cách mạng của mình. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là quá trình không ngừng nâng cao đời sống người nông dân. Mục tiêu đó của cách mạng được thể hiện trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh nói chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. 2 Người nhắc nhở rằng, tất cả những việc Đảng và Chính phủ đề ra đều nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân, làm gì mà không nhằm mục đích ấy là không đúng. Hiện nay khi đất nước bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn là mục tiêu hàng đầu. Do đó nghiên cứu tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân là một việc làm cần thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM TƯỞNG TƯỞNG HỒ CHÍ MINH: Khái niệm tưởng: tưởng là một hệ thống các quan điểm, quan điểm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạc hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Khái niệm "tư tưởng" liên quan trực tiếp đến khái niệm "nhà tưởng". Một người xứng đáng là nhà tưởng, theo Lênin, khi người đó biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị - sách lực, các vấn đề tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát. Khái niệm tưởng Hồ Chí Minh: Quá trình nhận thức của Đảng ta về tưởng Hồ Chí Minh đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể đến 3 hệ thống hoàn chỉnh. Đảng Cộng Sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam và tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc. tưởng Hồ Chí Minh kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÔNG DÂN: Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử, nông dân từng đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tự nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ cứu nước của các anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Trong thời kì thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta, nông dân là lực lượng đông đảo tham gia các cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, để chống Pháp, nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Chỉ sau khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm được con đường cứu nước đúng đắn - giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì giai cấp nông dân mới thực sự là gốc của cách mạng, góp phần to lớn vào mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 2.1. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống tốt đẹp của nông dân Việt Nam Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, với 54 dân tộc anh em sinh sống trên một địa bàn mà thiên nhiên vừa ưu đãi lại vừa khắc 4 nghiệt. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai rất thích hợp với việc trồn lúa nước và phát triển nhiều loài động vật, thực vật. Sự giao lưu kinh tế, văn hóa cũng vừa có thuận lợi cũng vừa có khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là thường xuyên đứng trước sự xâm lược của các thế lực bên ngoài. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội đó cùng với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong hàng nghìn năm đã tạo nên những đặc trưng cơ bản của một dân tộc mà nông dân chiếm tuyệt đại đa số. Sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng đất nước của giai cấp nông dân: Sinh sống trong điều kiện thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa khắc nghiệt đã tạo cho người nông dân đức tính cần cù, trí thông minh trong việc chống thiên tai để tồn tại và phát triển. Nhân dân đa số là nông dân đã anh dũng chế ngự thiên nhiên, cải tạo điều kiện sống. Từ đó, không ngừng nâng cao từng bước cuộc sống của con người, bảo vệ tính trường tồn và phát triển của dân tộc. Kỳ công lịch sử chinh phục thiên nhiên sớm nhất của nông dân Việt Nam trước hết phải kể đến hệ thống đê điều, bảo vệ nơi cư trú và mùa màng, cây trồng, vật nuôi. Cùng với hệ thống đê điều đồ sộ là một hệ thống sông ngòi chằng chịt. Không chỉ là sông ngòi thiên nhiên mà còn có cả sông ngòi do nhân đào đắp. Các sông ngòi, kênh, mương không chỉ ngăn dòng chống lũ, khơi dòng chống úng phù hợp với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới mà còn là một hệ thống giao thông thủy song song với giao thông bộ rất thuận lợi. Thiên nhiên vừa ưu đãi vừa khắc nghiệt, đức tính cần cù, trí thông minh, dũng cảm đã hun đúc nên ở người nông dân những duy sản xuất giàu tính sáng tạo với những kinh nghiệm tổng hợp cao về kĩ thuật canh tác, vể thiên văn thủy lợi. 5 Những tri thức về kĩ thuật canh tác lúa nước, những nghệ thuật làm gốm, đồ đồng, đồ sắt, về quan sát thiên văn, quy định nông lịch, chọn giống cây trồng, chọn giống vật nuôi v.v đã được ghi lại qua những ca dao, tục ngữ, thơ truyền miệng, truyền thuyết, đền thờ các vị có công với dân với nước và trong ký úc dân gian. Đoàn kết thương yêu nhau: Những kinh nghiệm sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác cũng là biểu hiện tính cộng đồng sinh hoạt của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Sinh hoạt kinh tế và văn hóa vật chất giàu tính cộng đồng của cư dân nông nghiệp Việt Nam luôn luôn kết hợp hà hòa với truyền thống văn hóa tinh thần. Tinh thần quý trọng độc lập, tự do, quý trọng nếp sinh hoạt và lao động cộng đồng, tình đoàn kết "đùm bọc" lẫn nhau là cơ sỏ để người nông dân Việt Nam tiếp thu có chọn lọc và Việt hóa các triết lý tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào thành triết lý yêu nước Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Cũng trên tinh thần ấy mà các cư dân nông nghiệp Việt Nam đã tiếp thu các nền văn minh nhân loại: Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, để cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao mức sống của mình. Ý chí tự lập, tự cường, anh dũng, kiên cường, bất khuất, chống ngoại xâm và chống phong kiến: Trải qua hàng ngàn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, nông dân Việt Nam đã tham gia và đánh thắng các cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc để bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Dưới chế độ phong kiến, đời sống của nông dân vô cùng cực khổ. Họ không những phải chịu thu phep, tạp dịch, binh dịch mà còn bị các tập đoàn phong kiến, địa chủ thống trị bóc lột nặng nề. Cũng như các giai cấp bóc lột khác, giai cấp phong kiến địa chủ Việt Nam khi cần phải chống 6 ngoại xâm hoặc địa vị của họ "khoan thư sức dân". Nhưng khi đã được giữa ngai vàng thì họ vơ vét , của cải của nông dân, chiếm ruộng đất, làm cho nông dân ngày càng điêu đứng. Mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình phong kiến nảy sinh. Từ năm 1858, chủ nghĩa bản Pháp xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp đi đến đầu hàng giặc. Khuất phục được triều đình phong kiến, nhưng đế quốc Pháp không thể đè bẹp nổi ý chỉ của nhân dân ta. Khắp nơi từ Nam chí Bắc, giặc Pháp đã vấp phải một phong trào kháng chiến sô nổi và bền bỉ với khẩu hiệu "đánh cả triều lẫn Tây" để bảo vệ độc lập tự do. Sang đầu thế kỷ XX phong trào yêu nước phát triển lên một bước mới với những hoạt động sôi nổi của Phan Bội Châu, của Đông kinh nghĩa thục, cuộc vận động cải cách của Phan Chu Trinh, Năm 1908 cùng với phong trào kháng thuế ở Trung kỳ, tại Hà Nội nổ ra vụ "Hà thành đầu độc" chuẩn bị cho cuộc vũ trang khởi nghĩa của binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Hà Nội phối hợp với nghĩa quân Yên Thế. Năm 1916 nổ ra vụ chuẩn bị khởi nghĩa của ông vua yêu nước Duy Tân, của phong trào Việt Nam Quang phục hội ở Huế. Năm 1917 lại nổ ra cuộc khởi nghĩa binh lính ở Thái Nguyên, Tất cả các cuộc khởi nghĩa ấy tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng nó đã biểu lộ rõ tưởng yêu nước của dân tộc Việt Nam, không những đã chống lại các thế lực phong kiến, xâm lược phương Bắc mà còn chống kẻ xâm lược mới với chiều bài "khai hóa văn minh" của bản đế quốc Pháp. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã đuộc Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là mợt truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sô nổi, nó kết thành một nàn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ 7 cướp nước” 1 . 2.2. Mối quan hệ máu thịt giữa giai cấp công nhân và nông dân Từ khi bản đế quốc Pháp xâm lược và thống trị nước ta đã tạo ra hai giai cấp mới trong xã hội Việt Nam. Đó là giai cấp công nhân và giai cấp sản bản xứ. Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm của hai cuộc khai thác thuộc địa của bản Pháp. Nó ra đời và trưởng thành trước giai cấp sả dân tộc. Giai cấp công nhân là sản phẩm của lịch sử hiện đại Việt Nam nhưng lại nảy sinh trực tiếp từ giai cấp nông dân. Chiếm đa số trong dân cư, giai cấp công nhân là một lực lượng cách mạng to lớn, sớm có ý thức dân tộc, dân chủ. Họ chưa từng đi theo giai cấp sản dân tộc không phải vì giai cấp sản Việt Nam ra đời sau giai cấp công nhân mà còn vì nó yếu về kinh tế, bạc nhược về chính trị, không thể đáp ứng được nhu cầu của nông dân và của dân tộc. Nông dân Việt Nam có tinh thần cách mạng, nhưng đứng trước nhiệm vụ chống lại kẻ thù là đế quốc bản phương Tây, họ không thể trở thành lực lượng lãnh đạo vì nông không có hệ tưởng độc lập. Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân đã mang trong mình dòng máu quật cường, bất khuất của dân tộc. Hơn nữa, cũng như giai cấp nông dân, từ khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã mang thân phận nô lệ một cổ hai tròng: đế quốc, phong kiến. Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc và tay sai của chúng khiến hận thù dân tộc và hận thù giai cấp quyện vào nhau. Do đó, tinh thần đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong người công nhân và nông dân không thể tách rời. Kẻ thù áp bức dân tộc cũng là kẻ thù áp bức giai cấp, đó là chủ nghĩa đế quốc thực dân Pháp và phong kiến tay sai của chúng. Người công nhân và nông dân Việt Nam không những có mối quan hệ nhà - làng - nước, mà còn có mối quan hệ huyết thống - họ tộc. Một gia đình Việt Nam vừa có người nông dân, vừa có công nhân và người 1 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 171. 8 làm những nghề khác. Ở đây, mối quan hệ huyết thống giữa người công nhân và người nông dân quyện vào nhau, vừa là gia đình, vừa là xã hội. Điều đó đã tạo tiền đề cho sự hình thành liên minh chiến đấu chống đế quốc và phong kiến một cách tự nhiên giữa công nhân và nông dân. Từ ngày ra đời, giai cấp công nhân đã tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc mà lực lượng đông đảo nhất là nông dân. Năm 1908 trong cuộc biểu tình, đấu tranh kháng thuế ở Trung kỳ đã có công nhân tham gia. Cùng thời gian đó, trong vụ "Hà thành đầu độc" ở Hà Nội, phối hợp cùng nghĩa quân Yên Thế có ít nhất là 4 công nhân và bồi bếp tham gia, lo việc đầu độc quân đội Pháp. Những năm đầu của thế kỷ XX, phong trào của công nhân từ Bắc chí Nam đấ tranh biểu tình, bãi công, ngày càng nhiều hơn. Trong các cuộc đấu tranh của công nhân đều có nông dân tham gia và trong các cuộc đấu tranh của nông dân đều có công nhân tham gia. Đơn cử như trong cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn ở Thái Nguyên (1917) đã có 30 công nhân mỏ than Phấn Mễ tham gia tích cực. Việc công nhân tham gia phong trào ái quốc chống Pháp và triều đình bán nước cũng là tiền đề thuận lợi cho việc nông dân gần gũi công nhân để nông dân có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, chân lý cách mạng của thời đại và đường lối của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hoạt động ở nước ngoài truyề về. Từ khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước, chuẩn bị về chính trị, tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam thì phong trào công nhân và phong trào nông dân gắn bó chặt chẽ với nhau phát triển nhanh chóng. Điểm đặc biệt của phong trào nông dân Việt Nam là không những sớm liên kết chiến đấu vói phong trào công nhân mà còn tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, góp phần hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Đảng ta 9 gồm hai nguồn lực lượng chính: lực lượng phong trào công nhân và lực lượng phong trào yêu nước mà số đông là nông dân. Từ sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khối liên minh công nông đã được hình thành làm cơ sở cho mặt trận dân tộc thống nhất. Phòng trào nông dân gắn bó với phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã dấy lên những cao trào cách mạng sâu rộng: cao trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, cao trào Mặt trận dân chủ Đông Dương và cao trào kháng Nhật cứu nước đã dẫn đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” 2 . 2.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin Ở các nước bản phương Tây, giai cấp nông dân đã từng là đồng minh của giai cấp sản trong cuộc chiến đấu chống chế độ phong kiến, xác lập chế độ bản chủ nghĩa. Song khi đã giành thắng lợi, nắm được chính quyền, giai cấp sản liền quay lại đàn áp giai cấp công nhân và nông dân - những người đồng minh đã đem lại địa vị thống trị cho họ. Qua nghiên cứu lịch sử phong trào nông dân, phân tích về mặt lý luận và hình thức đấu tranh giai cấp, Mác và Ăngghen đã kết luận về những hạn chế của phong trào này và triển vọng của cách mạng vô sản thế giới. Hai ông khẳng định trong điều kiện chủ nghĩa bản, người nông dân không thể tự mình giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột, rằng lối thoát duy nhất của họ là thắng lợi của cách mạn vô sản. Mác và Ăngghen chẳng những chỉ cho giai cấp vô sản thấy rõ sự cần thiết phải lôi kéo nông dân về phía mình để giành lấy chính quyền mà còn 2 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 8. 10 vạch ra con đường và biện pháp đưa nông dân đi cùng với giai cấp công nhân tiến lên xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản văn minh. Khi chủ nghĩa bản phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ học thuyết Mác, chống những luận điệu của "phái hữu" và "phái giữa"; chống những người Dân túy và những kẻ phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, phủ nhận liên minh công nông. Luận điểm của Lênin về bá quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng là hòn đá tảng của học thuyết về liên minh chiến đấu giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Lênin là người đầu tiên nêu ra lý luận về chuyến biến cách mạng dân chủ sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa và khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cuộc cách mạng đó. Đồng thời, ông cũng vạch ra mục tiêu, nội dung của liên minh công nông trong các giai đoạn cách mạng khác nhau. Ông vạch rõ, lúc đầu giai cấp vô sản liên minh với toàn bộ giai cấp nông dân, trung lập hóa giai cấp sản để thực hiện cách mạng dân chủ sản mà mục đích là lât đổ chế độ Nga hoàng, thiết lập nền cộng hòa dân chủ, thực hiện ngày làm việc 8 giờ, thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ. Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa đã trở thành mục tiêu trước mắt, Lênin chủ trương lôi kéo những phần tử nữa vô sản trong nhân dân theo mình để đập tan bằng bạo lực sự phản kháng của giai cấp sản, làm tê liệt tính không kiên định của nông dân và giai cấp tiểu sản. Nhờ chủ trương đúng đắn đó, Lênin đã lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi. Sau này ông khẳng định nhân tố thắng lợi của Cách mạng tháng Mười không phải ở chỗ công nhân đông và có tổ chức mà là ở chỗ họ được sự ủng hộ tích cực và kịp thời của nông dân nghèo. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản phải thiết lập nền [...]... được tổ chức trong khối liên minh công nông Đó là lý luận và cũng là chân lý thực tiễn 3.2 tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hôi 3.2.1 Nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc “Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân" hay vấn đề nông dân là nên tảng của vấn đề dân tộc Luận điểm này được Hồ Chí Minh nêu rõ vào ngày 25 -... cấp nông dân nhưng vai trò lãnh đạo lại thuộc về giai cấp công nhân do khả năng nhận thức về thời đại của giai cấp công nhân 3 tưởng Hồ Chí Mình về vấn đề nông dân tính tới thời điểm bây giờ qua hàng chục năm vẫn tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ta về vấn đề nông dân và giải quyết vấn đề nông dân trong thực tiễn của đất 30 nước Có thể nói, tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân tưởng. .. mạng dân tộc dân chủ nói riêng, trong cách mạng Việt Nam nói chung 3.2.3 Giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ Từ quan điểm cho rằng vấn đề nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc, đồng thời cũng là nền tảng của cách mạng dân tộc dân chủ, Hồ Chí Minh chỉ rõ, "cách mạng dân tộc muốn thắng lợi thì phải giải quyết vấn đề nông dân" Giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân. .. TƯỜNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÔNG DÂN VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN .13 3.1 Giai cấp nông dân là động lực cách mạng to lớn nhưng lại không có khả năng lãnh đạo cách mạng 13 3.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hôi 16 3.2.1 Nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc 16 3.2.2 .Nông dân cũng... mạng nông dân Cuộc cách mạng ấy không tách rời cuộc cách mạng chống phong kiến" "Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân" hay vấn đề nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc Quan điểm đó của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề nông dân, giải phóng nhân dân các dân tộc thuộc địa, trước hết và chủ yếu là giải phóng nông. .. giữa nông dân và chủ nghĩa đế quốc, phong kiến tay sai Từ nhận thức đó Hồ Chí Min chỉ rõ: "Nội dung cách mạng dân chủ căn bản là giải phóng nông dân, chia ruộng đất cho nông dân Nội dung cách mạng dân tộc cũng là giải phóng nông dân" , hay vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là nền tảng vấn đề dân tộc Quan điểm này của Hồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với tưởng của Người về thực... Bật, tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, NXB Nông nghiệp, 2002 5 Đỗ Quang Hưng, Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh, NXB Lao Động, Hà Nội, 1999 6 Vũ Khiêu, tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Truyền thống dân tộc và nhân loại, MXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 7 Phùng Hữu Phú, Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 8 Đặng Xuân Kỳ, Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, ... tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 487 5 13 và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, cũng cố liên minh công nông 7 3 TƯỜNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÔNG DÂN VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN 3.1 Giai cấp nông dân là động lực cách mạng to lớn nhưng lại không có khả năng lãnh đạo cách mạng Nghiên cứu nông dân thuộc địa, Hồ Chí Minh nhìn thấy sức mạnh, lực lượng hùng hậu của họ còn đang tiềm ẩn, chưa được... năm qua đã chứng minh hùng hồn sức sống kì diệu và sức mạnh vĩ đại của tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng vai trò nòng cốt của giai cấp nông dân trong lịch sử Việt Nam Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân Liên minh giữa giai cấp công - nông là liên minh mang tính đột... Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi, càng chặt chẽ thì lực lượng cách mạng càng hùng hậu, sức mạnh cách mạng càng to lớn Muốn vậy, giai cấp công nhân trước hết phải thu phục được nông dân, phải liên minh chặt chẽ với nông dân, coi nông dân, nhất là nông dân nghèo, là bạn đồng minh chiến lược tin cậy nhất của mình Trong tưởng Hồ Chí Minh, ở một nước Việt Nam nông nghiệp, nông dân . với vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hôi 3.2.1. Nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc “Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân& quot;. mạng nông dân. Cuộc cách mạng ấy không tách rời cuộc cách mạng chống phong kiến". "Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân& quot; hay vấn đề nông dân là nền tảng của vấn đề dân. 487. 13 và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, cũng cố liên minh công nông 7 . 3. TƯ TƯỜNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÔNG DÂN VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN 3.1. Giai cấp nông dân là động lực cách mạng to

Ngày đăng: 24/06/2014, 10:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DẪN NHẬP

  • NỘI DUNG

  • 1. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:

  • 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÔNG DÂN:

    • 2.1. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống tốt đẹp của nông dân Việt Nam

    • 2.2. Mối quan hệ máu thịt giữa giai cấp công nhân và nông dân

    • 2.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin

    • 3. TƯ TƯỜNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÔNG DÂN VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN

      • 3.1. Giai cấp nông dân là động lực cách mạng to lớn nhưng lại không có khả năng lãnh đạo cách mạng

      • 3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hôi

        • 3.2.1. Nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc

        • 3.2.2. Nông dân cũng là nên tảng của cách mạng dân tộc dân chủ

        • 3.2.3. Giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ

        • 3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh công - nông - trí

        • KẾT LUẬN

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

        • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan