ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

81 806 0
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ SỞ: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH THI TUYỂN CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH MÔN CƠ SỞ : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Cho chuyên ngành Triết học)

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ♣♥♣ GVC ThS HOÀNG NGỌC VĨNH ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌCMÔN SỞ: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC HUẾ 5/2013 ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH THI TUYỂN CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH 1 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 MÔN SỞ : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC (Cho chuyên ngành Triết học) A. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình được xây dựng theo trình độ Đại học bổ sung và nâng cao với thời lượng 120 tiết (8 ĐVHT) nhằm: - Giúp học viên hệ thống và phần nào nâng cao những kiến thức bản về lịch sử triết học đã được trang bị ở bậc đại học. - Qua nội dung chương trình giúp học viên sẽ tạo được một sở kiến thức để tiếp thu một chương trình mới được nâng cao về lịch sử triết học ở bậc cao học và nghiên cứu sinh sau này: I. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI 1. Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại. - Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại. - Một số trường phái triết học Ấn Độ cổ đại: những tư tưởng triết học bản trong Veda; triết học Phật giáo 2. Lịch sử triết học Trung Hoa cổ, trung đại. - Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm triết học Trung Hoa cổ, trung đại. - Một số trường phái triết học tiêu biểu: Nho gia; Mặc gia; Đạo gia. II. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 1. Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại. 2. Một số triết gia tiêu biểu: Hêracơlít; Đêmôcơrít; Platon; Arixtốt. III. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ 1. Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của triết học Tây Âu thời trung cổ. 2. Một số triết gia tiêu biểu: Ôguýtxtan; T. Đacanh; Đơnxcốt. IV. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG, CẬN ĐẠI 1. Triết học Tây Âu thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV - XVI). - Điều kiện ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ Phực hưng. - Một số triết gia tiêu biểu: N. Côpécních; G. Brunô; G. Galilê. 2. Triết học Tây Âu thời kỳ cận đại (thế kỷ XVII - XVIII). - Điều kiện ra đời và đặc điểm của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại. - Một số triết gia tiêu biểu: Ph. Bêcơn; G. Béccơli; R. Đêcáctơ; các nhà duy vật pháp thế kỷ XVIII: Điđơrô, Hônbách. V. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC 1. Điều kiện ra đời và đặc điểm của triết học cổ điển Đức. 2. Một số triết gia tiêu biểu: I. Cantơ; Ph. Hêgen; L. Phơbách. VI. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN 1. Điều kiện lịch sử , tiền đề lý luận và khoa học tự nhiên cho sự ra đời của triết học Mác - Lênin. 2. Sự hình thành và phát triển các quan điểm triết học duy vật biện chứng của C. Mác và Ph. Ăngghen 3. Giai đoạn Lênin trong lịch sử triết học Mác. 2 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 B. TÀI LIỆU ÔN TẬP 1. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Lịch sử triết học, (Giáo trình dùng cho các trường đại học và cao đẳng), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Hữu Vui chủ biên (1998), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Vũ Ngọc Pha, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui (1999), Triết học (3 tập), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (2 tập), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 6. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện Triết học, Lịch sử phép biện chứng (6 tập), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Viện nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa Mác - Lênin Trường Đại học Nhân dân Trung quốc (2003), Lịch sử chủ nghĩa Mác (4 tập), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập (50 tập), Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội. 9. V.I. Lênin, Toàn tập (55 tập), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. C. CÁC KHỐI KIẾN THỨC TRONG ĐỀ THI - Câu 1. (2,5 điểm), thuộc khối kiến thức I. - Câu 2. (2,5 điểm), thuộc khối kiến thức II. III. - Câu 3. (2,5 điểm), thuộc khối kiến thức IV. - Câu 4. (2,5 điểm), thuộc khối kiến thức V, VI. TRƯỞNG TIỂU BAN HIỆU TRƯỞNG (đã ký duyệt) PGS.TS. Nguyễn Văn Tận HƯỚNG DẪN CHI TIẾT I. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI 3 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 1. 1. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ trung đại Triết học Ấn Độ ra đời trên sở của một nền văn minh cổ nhất của loài người, những truyền thống hàng ngàn năm của nó bắt nguồn từ thế kỷ XV TCN - X SCN vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. thể chia Lịch sử các học thuyết Ấn Độ thành bốn thời kỳ: - Thời kỳ Veda (XV TCN - VII TCN). - Thời kỳ cổ điển hay còn gọi là thời kỳ Phật giáo - Balamôn (VI TCN đến thế kỷ X SCN). - Thời kỳ sau cổ điển (X - XVIII). - Triết học Ấn Độ cận đại và hiện đại. Cũng quan niệm triết học Ấn Độ cổ-trung đại là phát triển trong khoảng từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XV SCN. Thời kỳ văn hóa Veda (XV -VII TCN): Veda bắt nguồn từ căn tự “vid” nghĩa đen là “hiểu biết”, “tri thức”. Veda cũng được dùng chung với ý nghĩa là “kinh thánh”. Đối với các trường phái chính thống Veda là những tri thức cao cả, thiêng liêng. Trong cụ thể, Veda là một khối lượng các tác phẩm văn học được sáng tác trong khoảng thời gian trên dưới 2000 năm, không đồng nhất về nội dung và văn phong. Cùng với sự hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ, từ thế kỷ X TCN Thánh kinh Vêda là triết lý tôn giáo đa thần, mà bộ phận mang tính triết học nhiều nhất là Upansát. Đạo Bàlamôn dựa trên triết lý của Upanisát và chế độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã của Ấn Độ cổ, là tôn giáo thờ một thần: Tinh thần tối cao, toàn năng, tuyệt đối, sáng tạo ra tất cả và chi phối tất cả - Thần Brahman. Đây là hình thức ban đầu của đạo Hinđu và ảnh hưởng lớn đến thế giới quan triết học Ấn Độ cổ đại. Kinh Veda là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ và cũng là cổ nhất của loài người. Nó được soạn từ thế kỷ XII đến thế kỷ V TCN. Người ta cho rằng, về nguồn gốc thần học, kinh Veda là những chân lý do Thượng đế mặc khải cho loài người ở đầu mỗi chu kỳ của vũ trụ (Mỗi chu kỳ là 4320 triệu năm). Những chân lý ấy tự tồn tại, tuyệt đối và tiên thiên siêu thời gian. Con người chỉ nhận thức được nó bằng trực giác. Người thấu thị được nó phải một quá trình tu luyện, chiêm nghiệm nội tâm lâu dài cả về hành động lẫn tri thức. Về lịch sử nó không là tác phẩm của một người, mà là sự tổng hợp, thu lượm tất cả những câu ca dao, vịnh phú, tư tưởng, quan niệm, tập tục lễ nghi của nhiều bộ lạc người Aryan ở nhiều địa phương thuộc sông Inđus, Gangơ và chân núi Hymalaya. Từ thế kỷ X đến thế kỷ VIII TCN nó mới được sưu tập, biên chép thành sách bằng tiếng Phạn cổ. Thời tiền Veda 4 tập. Bộ phận sớm nhất của Veda là những khúc hát tụng ca truyền miệng của dân du mục Arya, những khúc hát này được truyền qua ký ức và truyền miệng, nó chỉ được in thành sách từ thế kỷ XIV là Rig-Veda. Sau đó là Sama-Veda, Yajur-Veda, Atharva-Veda. + Rig-veda: Rig nghĩa là tán ca. Đây là bộ phận cổ nhất nó 1028 khúc hát với 10552 khổ, nó ra đời vào khoảng thế kỷ XXV - XX TCN, được phổ biến 4 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 ở Ấn Độ vào thế kỷ XV TCN. Những khúc ca ở đây dùng để cầu nguyện, chúc tụng công đức các thần thánh. Hai vị thánh được nhắc đến nhiều nhất là thần Sấm Indra và thần Lửa Agni. Bộ kinh này chuyên dùng cho các bậc Khuyến thỉnh sư (Hotri). + Sama-Veda còn gọi là ca vịnh Veda: Là tuyển tập các đoạn trích của Rig- veda, gồm 1549 bài. Nó là những câu hát dành cho các tư tế (udgtri) trong tiến trình nghi lễ. Trong lễ hiến tế người ta đồng thanh hát ngân nga những bài ca vần dài tới 9 giây và thường kết thúc bằng từ UM (ôm) huyền bí. Nó chuyên dùng cho các bậc Ca vịnh sư (Udgrat). Nó còn được coi như những quyết định về luật lệ cho sinh hoạt thị tộc. Chính điểm này, làm Ấn Độ trở nên một quốc gia khó cách tân về phong tục, tập quán. Bởi vì, nếu cách tân là phạm lời dạy của thánh. + Yajur-Veda gọi là Tế tự Veda. Nó là sự tập hợp những công thức khấn bái dùng trong lễ nghi hiến tế. Đây là bộ kinh dành cho Hành lễ sư (Adhvaryu). Bộ này gồm 2 bộ (Đen: Krispa và Trắng: Sukla). Bộ Trắng chỉ các thần chú và các công thức sử dụng cho các nghi lễ. Bộ Đen là những ý kiến về nghi lễ và thảo luận những ý kiến đó. Thần chú trong Yajur-Veda bao gồm cả thơ và văn xuôi mang tính công thức khấn bái dùng trong nghi lễ hiến tế. Các công thức này thường không nghĩa. Nếu thì là sự vô lý hỗn loạn nên được coi là sức mạnh ma thuật. Các hành lễ sư phải thuộc lòng các công thức trong thánh kinh này. Thánh kinh này dạy những thể thức hành lễ, cúng bái, cách bày các loại tế khí, các đồ lễ lên bàn thờ và cách dâng đồ lễ khi cúng tế. + Atharva-Veda là tập các thần chú ma thuật dùng cho các sự khẩn cầu khác nhau, tách riêng với ba bộ kinh trên. Nó gồm 731 bài văn vần là những lời khấn bái mang tính bùa chúa, phù phép, ma thuật nhằm đem lại những điều tốt lành cho bản thân và người thân, gây tai họa cho kẻ thù. Atharva-Veda buổi sơ khai của đạo Balamôn được coi là thánh kinh quan trọng nhất. Về sau, Rig-Veda thay thế vị trí của nó, nó dược xếp xuống hàng thứ tư trong thánh kinh Veda chuyên dùng cho giới thầy pháp, thầy tu. Mỗi bộ kinh trên, đều những quyển chủ yếu và những quyển không chủ yếu. Loại chủ yếu gọi là Samhita. Những quyển kinh thuộc Samhita gọi là thánh kinh Veda. Những thánh kinh căn bản, trọng yếu, thông dụng Samhita ba loại: Tế nghi thư (Brahmana), Sấm lâm thư (Aranyaka), Áo nghĩa thư (Upanishad) quen gọi là các bộ kinh Hậu Veda. Thời Hậu Veda gồm 3 bộ: Brahmana-Veda, Aranyaka-Veda, Upanishad. + Brahmana-Veda (Tế nghi thư) là kinh Balamôn. Bộ này nói về nghi lễ tế tự (có sách nói là nó bàn về cách thức hiến tế). Bộ này thường dùng cho những người chức sắc cao cấp gần như những giáo chủ, tăng lữ Balamôn. Theo thánh kinh Brhmanna, các đồ khí tế và lễ vật cũng năng lực tự nhiên mạnh mẽ, vô hình, mầu nhiệm thể chuyển lay được ý muốn, hành động của thần linh. 5 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 + Aranyaka-Veda là sự kế tiếp sự phát triển của Brahmanna. Nó tên gọi là “Kinh rừng” (Sấm lâm thư). Tập này tính triết học còn rất ít. Nó chủ yếu giải thích ý nghĩa huyền bí, bí truyền của những lễ nghi và phát hiện những ý nghĩa triết lý cao siêu. Muốn được bí truyền các tăng đồ phải vào sâu trong rừng, núi rậm, u tịch, vắng lặng và đem hết tâm trí ra mà suy tư trong nhiều năm. Những cao tăng thấu đạt nghĩa lý siêu hình, uyên thâm của thánh kinh Vêđa được tôn trọng ngang gần giới Balamôn. + Upanishad là tập muộn nhất và nhiều tri thức triết học hơn cả. Nó là những lời bình giải tôn giáo - triết học về các lẽ thiết yếu và ý nghĩa của từng cuộc tế lễ, về những lẽ huyền bí sâu kín trong các kinh cầu nguyện, các bài thần chú và về những điều chủ yếu trong các bài thần chú. Upanishad nghĩa là tư tưởng bí mật, là ngồi xung quanh ai đó để trao đổi riêng. Nó 18 tập với 200 bài kinh, được biên soạn qua những niên đại khác nhau từ thế kỷ X đến thế kỷ VI TCN. Trong đó các bộ kinh quan trọng như: Brithda âranyaka, Chândogya, Isha, Katha Nội dung Upanishad là sự giải phóng tư duy người Ấn Độ cổ, nó biểu hiện những tinh thần mới: Giải phóng tư duy tư biện khỏi ma thuật. Mặc dù ngây thơ đơn giản, vẫn những ảnh hưởng của tư biện về nghi lễ, nhưng Upanishad đã đặt ra và trả lời được câu hỏi triết học: Cái gì là nguyên nhân? Brahman là gì? Nguyên nhân của sự xuất hiện con người như thế nào? Nó lý giải những vấn đề tối cao, mục đích tối cao của kinh Veda nên nó còn được gọi là kinh Vedanta (Anta tiếng Phạn nghĩa là kết thúc, hoàn tất, mục đích). Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận, thậm chí trái ngược nhau khi cho rằng Upanisadd là sở của những quan điểm khác nhau của các trường phái triết học khác nhau. Chẳng hạn: Vedanta chỉ dựa vào Upanishad, nó không nghi ngờ Sama-veda và Brahmanna-veda nhưng đã lờ đi. Mimansa cố đưa những chứng cớ phức tạp để chứng minh Upanishad là đúng, là vĩnh hằng nhưng trên thực tế nó ủng hộ những quan điểm triết học mà Upanishad chống lại. Cái say mê của Mimansa là nghi lễ, là những điều cấm kỵ. Điều này đúng ở Yajur-veda và Brahmanna-veda chứ không thể là của Rig-veda và Upanishad. Tuy vậy, triết lý Veda và Upanishad cùng với đạo Balamôn là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần người Ấn Độ cổ đại. Uy thế của nó mạnh đến mức nó được mệnh danh là tư tưởng triết học chính thống của Ấn cổ. Tất cả những trào lưu vô thần, duy vật, chống lại uy thế của nó đều bị coi là tà giáo, là không chính thống. 1.1.2. Những đặc điểm bản của Triết học Ấn Độ cổ trung đại Về mặt lịch sử: Triết học Ấn Độ ra đời trên sở của một trong những nền văn minh cổ nhất của nhân loại. Những truyền thống văn minh ngàn năm của nó bắt nguồn từ thế kỷ XXV-X TCN, vẫn còn bảo tồn cho đến ngày nay. những quan điểm khác nhau về sự phân chia những thời kỳ phát triển của triết học Ấn Độ, cũng như những quan điểm khác nhau về sự phân loại các 6 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 trường phái triết học Ấn Độ. Điều đó, chứng tỏ tư duy triết học Ấn Độ là rất phong phú, đa dạng, đồ sộ và phức tạp. Thông thường, trong lịch sử triết học Ấn Độ, người ta thường chia nó thành bốn thời kỳ: 1) Thời kỳ Veda, thế kỷ XXV - thế kỷ VII TCN. 2) Thời kỳ cổ điển, còn gọi là thời kỳ Phật giáo - Balamôn từ thế kỷ VI TCN - thế kỷ X SCN. 3) Thời kỳ sau cổ điển từ thế kỷ X - thế kỷ XVIII. 4) Triết học Ấn Độ cận đại và hiện đại từ thế kỷ XIX trở đi. Thời kỳ Veda, xã hội Ấn Độ chuyển biến từ công xã thị tộc lên công xã nông thôn. Thời kỳ này, đã xuất hiện sự phân chia đẳng cấp nghiệt ngã, làm trì trệ nền kinh tế - xã hội Ấn Độ, cũng như làm cho các quan hệ xã hội Ấn Độ rất nặng nề, rất phức tạp. Thời kỳ cổ điển, là thời kỳ chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các tiểu vương quốc dẫn đến sự hình thành quốc gia lớn Maurya. Từ vương triều Maurya (IV TCN) trở đi, xã hội nô lệ Ấn Độ hà khắc không kém gì các xã hội nô lệ khác. Nhưng quan hệ chủ nô - nô lệ mang nét bóc lột gia trưởng là chính. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng không tốt đến cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp nô lệ chống lại giai cấp chủ nô, bởi lẽ sự phân tán của nô lệ trong các gia đình chủ nô là rất cao. Về mặt triết học: - Thời cổ - trung đại, các nhà triết học Ấn Độ đã một tư duy phân loại cao và sự phân tích sâu sắc đáng kinh ngạc. Họ không dừng lại ở các vấn đề nhân sinh, mà đặc biệt quan tâm đến các vấn đề bản thể luận. So với triết học Trung Quốc, triết học Ấn Độ quan tâm nhiều đến vấn đề bản thể luận hơn, và lôgíc học cũng phát triển hơn. - Triết học Ấn Độ cổ trung đại luôn gắn với vấn đề tôn giáo, bởi thế hầu hết các hệ thống triết học Ấn Độ luôn là triết học duy tâm và hữu thần. Phải chăng, chính vì gắn với tôn giáo mà các nhà triết học Ấn Độ cổ - trung đại thể phân tích một cách tinh tế và sâu sắc mọi ngõ ngách của tinh thần, của cái tâm, của cái thức. Mối quan hệ giữa tồn tại - không tồn tại luôn làm các nhà triết học Ấn Độ khắc khoải, với sự đặc biệt chú ý của họ đến phạm trù “không”. thể nói, niềm hạnh phúc và nỗi bất hạnh của con người luôn được triết học Ấn Độ cổ - trung đại quan tâm, thì bản thân nền triết học ấy cũng đã những bất hạnh và may mắn do xã hội Ấn Độ cổ - trung đại quy định. Cuối thời cổ điển, thuyết Jaina mất hết ý nghĩa của nó, Phật giáo bị đồng hóa bởi đạo Hinđu. Thời Hinđu, với sự phát triển của các hệ thống Hinđu-ViShnu, Hinđu- Shiva cho thấy các đạo sỹ Balamôn được thay bằng các thần Shiva và Vishnu. Từ thế kỷ X trở đi, triết lý tín ngưỡng đa thần được thay bởi triết lý tôn giáo nhất thần Hồi giáo. - Trong sự phản tỉnh, nhân sinh là nét nổi trội, hầu hết các hệ thống triết học Ấn Độ cổ - trung đại đều biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên. Đây là sự phản ánh trạng thái trì trệ 7 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 của “phương thức sản xuất châu Á” ở Ấn Độ. Và triết học, đến lượt nó, triết học trở thành một trong những nguyên nhân của trạng thái trì trệ đó. - Triết học Ấn Độ cổ trung đại luôn đan xen giữa duy vật với duy tâm, biện chứng với siêu hình, vô thần với hữu thần không chỉ ở hệ thống mà ngay mỗi trường phái và trong tư tưởng mỗi nhà triết học. - Triết học Ấn Độ cổ trung đại luôn đan xen với tôn giáo. Triết học-tôn giáo, Tôn giáo-triết học và Giải thoát luận luôn là khuynh hướng nổi trội nhất của triết học Ấn Độ cổ trung đại. 1.1.3. MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG - ĐẠI BẢN 1.1.3.1. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC BẢN TRONG KINH VEDA Kinh Veda là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ và cũng là cổ nhất của loài người. Nó được soạn từ thế kỷ XII đến thế kỷ V TCN. Người ta cho rằng, về nguồn gốc thần học, kinh Veda là những chân lý do Thượng đế mặc khải cho loài người ở đầu mỗi chu kỳ của vũ trụ (Mỗi chu kỳ là 4320 triệu năm). Những chân lý ấy tự tồn tại, tuyệt đối và tiên thiên siêu thời gian. Con người chỉ nhận thức được nó bằng trực giác. Người thấu thị được nó phải một quá trình tu luyện, chiêm nghiệm nội tâm lâu dài cả về hành động lẫn tri thức. Về lịch sử nó không là tác phẩm của một người, mà là sự tổng hợp, thu lượm tất cả những câu ca dao, vịnh phú, tư tưởng, quan niệm, tập tục lễ nghi của nhiều bộ lạc người Aryan ở nhiều địa phương thuộc sông Inđus, Gangơ và chân núi Hymalaya. Từ thế kỷ X đến thế kỷ VIII TCN nó mới được sưu tập, biên chép thành sách bằng tiếng Phạn cổ. Thời tiền Veda 4 tập. Bộ phận sớm nhất của Veda là những khúc hát tụng ca truyền miệng của dân du mục Arya, những khúc hát này được truyền qua ký ức và truyền miệng, nó chỉ được in thành sách từ thế kỷ XIV là Rig-Veda. Sau đó là Sama-Veda, Yajur-Veda, Atharva-Veda. + Rig-veda: Rig-veda không tư duy triết học mà chỉ nêu lên những nguyện vọng hàng ngày của nhân dân như thức ăn, gia súc, mưa, an cư, mạnh khỏe, nhiều con cái. Tuy vậy, các nhà triết học về sau thường cố gắng trích dẫn Rig-veda để chứng minh nó ảnh hưởng đến quan điểm triết học, xác nhận quyền uy của Rig-veda với học thuyết của mình. Thật ra việc làm này là miễn cưỡng và vô nghĩa. + Sama-Veda còn gọi là ca vịnh Veda: Nó là những câu hát dành cho các tư tế (udgtri) trong tiến trình nghi lễ. Nó còn được coi như những quyết định về luật lệ cho sinh hoạt thị tộc. Chính điểm này, làm Ấn Độ trở nên một quốc gia khó cách tân về phong tục, tập quán. Bởi vì, nếu cách tân là phạm lời dạy của thánh. + Yajur-Veda gọi là Tế tự Veda. Nó là sự tập hợp những công thức khấn bái dùng trong lễ nghi hiến tế. Bộ này gồm 2 bộ (Đen: Krispa và Trắng: Sukla). Bộ Trắng chỉ các thần chú và các công thức sử dụng cho các nghi lễ. Bộ Đen là những ý kiến về nghi lễ và thảo luận những ý kiến đó. 8 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 Thần chú trong Yajur-Veda bao gồm cả thơ và văn xuôi mang tính công thức khấn bái dùng trong nghi lễ hiến tế. Các công thức này thường không nghĩa. Nếu thì là sự vô lý hỗn loạn nên được coi là sức mạnh ma thuật. Các hành lễ sư phải thuộc lòng các công thức trong thánh kinh này. Thánh kinh này dạy những thể thức hành lễ, cúng bái, cách bày các loại tế khí, các đồ lễ lên bàn thờ và cách dâng đồ lễ khi cúng tế. + Atharva-Veda. Nó gồm 731 bài văn vần là những lời khấn bái mang tính bùa chúa, phù phép, ma thuật nhằm đem lại những điều tốt lành cho bản thân và người thân, gây tai họa cho kẻ thù. Atharva-Veda buổi sơ khai của đạo Balamôn được coi là thánh kinh quan trọng nhất. Về sau, Rig-Veda thay thế vị trí của nó, nó dược xếp xuống hàng thứ tư trong thánh kinh Veda chuyên dùng cho giới thầy pháp, thầy tu. Trên sở của thánh kinh Veda, đặc biệt là Rig-veda, Veda giáo đã hình thành, đây là hình thức tôn giáo cổ nhất của Ấn Độ. Tôn giáo này thờ cúng thiên nhiên với các vị thần tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên đa dạng, huyền diệu biểu hiện những tín ngưỡng, phù phép, lễ nghi, truyền thuyết của thổ dân Dravidian mà chủ yếu là những tộc người Arian hệ Ấn-Âu. Tôn giáo này tin và giải thích rằng trong vũ trụ đồng thời tồn tại ba lực lượng liên quan nhau là Thần linh, Con người và Ác quỷ tương ứng với ba thế giới của vũ trụ là Thiên giới, Trần thế và Địa ngục. Thần linh trong Veda ngụ khắp ba cõi của vũ trụ. Thần linh rất phong phú đa dạng và chia nhau chi phối mọi hoạt động của vũ trụ theo nguyên lý Rita (nghĩa đen là chân xác, thích hợp, là trật tự vận hành của vũ trụ vạn vật). Theo họ, hiện thân của Thượng đế toàn năng là Trời hay thiên giới (Dyaus), không giới hạn, chứa đựng toàn vũ trụ. Cùng với Trời là cha, là khí dương, là tinh thần Aditi là mẹ, là khí âm, là vật chất (vô tận). Do nguyên lý âm dương, Trời cha Đất mẹ giao hợp mà sinh ra, nuôi dưỡng, điều hành toàn bộ vạn vật trong vũ trụ. Thần cai quản trần thế là thần lửa Agni, thần cai quản không trung là thần gió Vâyu, thần cai quản thiên giới là thần mặt trời Surya. Đây là ba vị thần tối cao trong thánh kinh Veda. Ngoài ra Veda còn nhắc nhiều đến thần sấm sét Indra. Người Ấn Độ cổ còn tôn thờ thần mặt trăng Mosa, thần mưa Parjanya, thần không trung công lý Varuna, thần điều khiển trật tự Rita, thần nước Apas, thần bão Rudra, thần rạng đông Ushas, thần hoàng hôn Apasra, thần hạn hán Vittra, thần trí thức Samjnâ, thần ánh sáng Prabhâ, thần bóng tối Châyâ, thần tài sản Kubera, thần chiến tranh Kârtikuya v.v Trong kinh Veda còn đưa ra quan niệm về sự sản sinh ra chư thần, vạn vật, muôn loài từ một đấng nguyên nhân đầu tiên và duy nhất Purusha. Vị thần này ngàn đầu, ngàn tay, ngàn mắt, ngàn chân phân ra khắp vũ trụ bao la. Từ miệng Ngài sinh ra dòng họ Balamôn, từ đùi Ngài sinh ra thứ dân Vaishya và từ bàn chan của Ngài sinh ra bầy nô lệ Shudra, từ tâm trạng Ngài sinh ra thần mặt trăng Mosa, từ mắt Ngài sinh ra mặt trời Pusan hay Surya, từ miệng Ngài cũng sinh ra thần sấm sét Indra, thần lửa Agni, bằng hơi thở của mình Ngài sinh ra cõi Trời, chân làm cõi Đất, Tay làm bốn phương trời đất. 9 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 Mỗi bộ kinh trên, đều những quyển chủ yếu và những quyển không chủ yếu. Loại chủ yếu gọi là Samhita. Những quyển kinh thuộc Samhita gọi là thánh kinh Veda. Những thánh kinh căn bản, trọng yếu, thông dụng Samhita ba loại: Tế nghi thư (Brahmana), Sâm lâm thư (Aranyaka), Áo nghĩa thư (Upanishad) quen gọi là các bộ kinh Hậu Veda. Thời Hậu Veda gồm 3 bộ: Brahmana-Veda, Aranyaka-Veda, Upanishad. + Brahmana-Veda (Tế nghi thư) là kinh Balamôn. Theo thánh kinh Brhmanna, các đồ khí tế và lễ vật cũng năng lực tự nhiên mạnh mẽ, vô hình, mầu nhiệm thể chuyển lay được ý muốn, hành động của thần linh. Bởi thế, với tấm lòng thành thanh khiết, tế lễ đúng phép, bày đồ tế lễ và dâng lễ vật đúng ý thần linh sẽ được thần linh chấp nhận lễ và ban ân huệ đúng như cầu nguyện. Tất cả những linh nghiệm, ứng báo đó đều do nguyên lý tối cao mà ra. Dưới cái vỏ thần bí, đầy ắp các yếu tố thần thoại - tôn giáo, kinh Brahmanna cũng chỉ ra cách lý giải căn nguyên và quá trình hình thành vũ trụ: Đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Vạn vật sinh, diệt, nóng, lạnh đều do âm - dương, đực - cái giao hợp trong không gian, thời gian mà tồn tại mãi mãi. Căn nguyên của sự tồn tại mãi mãi này đều được quy về “nguyên lý chủ đề tối cao” - Thần Brahman. Tưởng rằng nhất thần nhưng trên thực tế họ tôn sùng ba vị thần đại diện cho một lực lượng tối cao, trừu tương, khái quát chi phối sự hình thành, tồn tại, biến đổi của vạn vật trong vũ trụ. Ba vị thần ba xu hướng, nhưng chỉ là sự thể hiện của một quá trình thống nhất của vũ trụ: Thần sáng tạo Brahma, thần hủy diệt Shiva còn gọi là Tamas, thần bảo vệ Vishnu còn gọi là thần Sattava (thuần khiết, tính tĩnh). Khi bàn về con người, kinh Brahmanna cho rằng, giữa mỗi kiếp người luôn cái duyên ràng buộc. Càng tu nhân, tích đức, làm nhiều điều thiện thì càng tạo ra nhiều những nhân duyên tốt của hạnh phúc, cực lạc cho kiếp sau. Điều đó chỉ thể thực hiện và đạt được hiệu quả ứng nghiệm hiện tại nếu con người kính cẩn, tôn sùng, siêng năng khấn bái, chiêm nghiệm sự linh báo ở thần linh. + Aranyaka-Veda là sự kế tiếp sự phát triển của Brahmanna. Nó tên gọi là “Kinh rừng” (Sấm lâm thư). Tập này tính triết học còn rất ít. Nó chủ yếu giải thích ý nghĩa huyền bí, bí truyền của những lễ nghi và phát hiện những ý nghĩa triết lý cao siêu. Muốn được bí truyền các tăng đồ phải vào sâu trong rừng, núi rậm, u tịch, vắng lặng và đem hết tâm trí ra mà suy tư trong nhiều năm. Những cao tăng thấu đạt nghĩa lý siêu hình, uyên thâm của thánh kinh Vêđa được tôn trọng ngang gần giới Balamôn. + Upanishad là tập muộn nhất và nhiều tri thức triết học hơn cả. Nó là những lời bình giải tôn giáo - triết học về các lẽ thiết yếu và ý nghĩa của từng cuộc tế lễ, về những lẽ huyền bí sâu kín trong các kinh cầu nguyện, các bài thần chú và về những điều chủ yếu trong các bài thần chú. Upanishad nghĩa là tư tưởng bí mật, là ngồi xung quanh ai đó để trao đổi riêng. Nó 18 tập với 200 bài kinh, được biên soạn qua những niên đại khác nhau từ thế kỷ X đến thế kỷ VI 10 [...]... ngu là cái không thay đổi Nhưng HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 30 khi bàn về bản chất con người thì ông lại quan điểm tiến bộ: Bản chất con người vừa thi n vừa ác Thi n hay ác do xã hội mà nên 2 Mạnh tử (372 - 289 tcn) Ông tên thật là Mạnh Kha, tự là Tử Du, người nước Lỗ, là học trò của Tử Tư (Khổng Cấp cháu nội của Khổng tử) Ông được tôn xưng là bậc... về với thi n tâm của mình Đường lối chính trị này vừa toát lên tính nhân bản, vừa toát lên quan niệm duy tâm không tưởng của ông HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 31 3 Tuân Tử (325 - 238 tcn) Ông tên thật là Tôn Huống, tự là Khanh, người nước Triệu Ông đại điện cho giai cấp địa chủ đang phát triển và là nhà duy vật kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại Ông phát... không trái đạo trời, không trái bản tính tiên thi n? Hoàn cảnh kinh tế - chính trị đặc biệt này đã làm nảy sinh hàng loạt các nhà triết học, các trường phái triết học đa dạng, phong phú 1.2.1.3 Triết học Trung Quốc cổ đại những đặc trưng sau đây 1 Nó được hình thành rất sớm ngay từ cuối thi n niên kỷ thứ II tcn và phát triển rực rỡ vào thời Đông Chu HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN CƠ... thức đương thời, ông thông thái mọi tri thức hiện của người Trung Quốc cổ đại và tập hợp thành một hệ thống a) Những tư tưởng triết học bản của Nho giáo cổ đại HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 25 Trung tâm của tư tưởng triết học Nho giáo cổ đại không là những tư tưởng triết học về bản thể, về vũ trụ Mối quan tâm hàng đầu của Khổng tử không phải là đạo... theo nguyên tắc bình quân (luôn giữ cho vận động được thăng bằng theo một trật tự HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 32 điều hòa tự nhiên, không cái gì thái quá, không cái gì thi n lệch hay bất cập) và phản phục (Mọi vật biến hóa nối tiếp nhau theo vòng tuần hoàn, cái gì phát triển đến tột đỉnh thì trở thành cái đối lập với nó) Ông nói, cái gì khuyết ắt... 381 tcn) và Mạnh Tử (372 - 289 tcn) Thông thường, niên đại của ông được xác định vào khoảng 395 đến 335 tcn Ông là một ẩn sỹ, ghét hám danh, ghét cầu lợi Ông chủ HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 33 trương sống tự nhiên, vô vi, tính tình điềm đạm, khiêm nhường nhưng khoáng đạt sống với nghề chủ yếu là dạy học Tư tưởng của ông ảnh hưởng mạnh ở Trung Quốc... thì đâu 2 3 Đại cương Lịch sử Triết học Trung Quốc, PGS Doãn Chính (Chủ biên), Nxb CTQG, Hà nội 1997, tr143 Sđd, tr 144 HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 34 quý tiền của Hạng người như vậy gọi là "thuận tự nhiên", trong thi n hạ không gì đối với họ được, số mệnh là tùy họ"4 Về nhân sinh quan: Từ quan niệm về thế giới quan đó, ông chủ trương trong... thức và hành động theo cương vị, địa vị của mình: vua cho ra vua, tôi phải ra tôi; chồng phải ra đạo chồng, vợ phải ra đạo vợ; cha ra cha, con phải ra con HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH - 2013 26 v.v Nếu mọi người không “Chính danh” thì xã hội trở nên loạn lạc Không thể một xã hội trị bình mà nguyên tắc “Chính danh” bị vi phạm Nội dung bản của “Chính danh”... quý trọng thân thể và bảo toàn sinh mệnh của mình Ông đưa ra quan niệm "thi n tính tồn ngã" (cái bản tính vốn của vạn vật) rằng: "Thân ta không phải là của ta, nhưng đã sinh ra rồi thì không thể không bảo tồn nó được Các sinh vật khác cũng không phải là của ta, nhưng đã chúng rồi thì không được diệt trừ chúng đi" 5 Theo lẽ tự nhiên, con người không đủ khả năng bẩm sinh mà phải nhờ cậy vào ngoại... + Theo họ con người luôn sống giữa những ảo ảnh tự huyễn, giả tưởng và luôn bị nó quyến rũ rồi mê muội đi, nhầm tưởng là ý chí của mình sống ở đời Trên thực tế như vậy, con người chỉ thấy cái hữu hạn, hữu hình mà không thấy được cái vô hình tuyệt đối, cái vô hạn và cái vĩnh viễn thực sự của bản tính của mình đồng nhất với Brahman HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC TRIẾT HỌCMÔN SỞ - THS HOĂNG NGỌC VĨNH . thành quả (thi n = thi n, ác = ác); là cái tâm linh cao hơn cái tự nhiên vốn có của con người (con người là bộ phận của tự nhiên và là bộ phận cao hơn có quan hệ xã hội); là tự do của con người. luận điểm cơ bản trong “tứ diệu đế”. b1) Quan niệm về con người: Phật giáo cho rằng con người không do thượng đế sinh ra, cũng không do một đấng thi ng liêng nào tạo ra cả, mà con người là một. tri thức cao cả, thi ng liêng. Trong cụ thể, Veda là một khối lượng các tác phẩm văn học được sáng tác trong khoảng thời gian trên dưới 2000 năm, không đồng nhất về nội dung và văn phong. Cùng

Ngày đăng: 24/06/2014, 10:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MÔN CƠ SỞ : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

  • (Cho chuyên ngành Triết học)

  • A. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

  • III. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ

  • IV. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG, CẬN ĐẠI

  • VI. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

    • B. TÀI LIỆU ÔN TẬP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan