phương pháp cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

4 885 11
phương pháp cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong cuộc sống là chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết và ra quyết định. Nếu chúng ta giải quyết và ra quyết định đúng đắn thì chúng ta sẽ thành công. Và ngược lại, chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng luẩn quẩn thử và thử sai, dần dần chúng ta có thể mất niềm tin và thất bại. Chính vì vậy là biết cách thực hiện mục tiêu hay giải quyết vấn đề đặt ra một cách tối ưu sẽ giúp chúng ta thành công và tự tin trong cuộc sống.

Bài 6: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Khái niệm và vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề 1.1. Khái niệm vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề - Vấn đề: Theo từ điển tiếng Việt, vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết. - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là kĩ năng xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định các bước tiến hành nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra hoặc cải thiện tình hình tốt hơn. - Một số loại vấn đề cơ bản: Vấn đề cơ bản được chia làm 3 loại: + Vấn đề trước mắt: là loại vấn đề mà mà cá nhân đó phải giải quyết ngay tại thời điểm hiện tại. + Vấn đề dự kiến: Là loại vấn đề dự kiến sẽ xảy ra nếu tiếp tục tình trạng hiện tại. + Vấn đề suy diễn: Dựa trên những giả định, suy diễn khả năng vấp phải những vấn đề trong tương lai. Nếu làm cái này sẽ dẫn đến cái kia. Loại vấn đề này có thể xảy ra hoặc cũng có thể không xảy ra. 1.2. Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề Trong cuộc sống là chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết và ra quyết định. Nếu chúng ta giải quyết và ra quyết định đúng đắn thì chúng ta sẽ thành công. Và ngược lại, chúng ta sẽ phải loay hoay trong vòng luẩn quẩn thử và thử sai, dần dần chúng ta có thể mất niềm tin và thất bại. Chính vì vậy là biết cách thực hiện mục tiêu hay giải quyết vấn đề đặt ra một cách tối ưu sẽ giúp chúng ta thành công và tự tin trong cuộc sống. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. 2.Quy trình giải quyết vấn đề - Bước 1: Nhanh chóng xác định chính xác vấn đề Nhiều nhà quản lý thường vội "nhảy" qua bước giải pháp mà khi thậm chí còn chưa hiểu chính xác vấn đề là gì. Hãy nhớ, trong một số trường hợp, một vấn đề nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng nếu hiểu sai vấn đề. Do đó, trước khi đưa ra bất cứ hành động, giải pháp nào, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ vấn đề. -Bước 2: Nhận định cơ hội trong vấn đề Thực ra, có nhiều chuyện bạn không thể giải quyết. Chúng không phải vấn đề mà đơn giản là thực tế cuộc sống bạn không thể thay đổi. Bên cạnh đó, trong những vấn đề có thể tiềm ẩn cơ hội tốt và bạn phải biết cách khai thác. - Bước 3: Xem xét vấn đề từ mọi góc độ Đừng chỉ dựa vào 1 quan điểm, định nghĩa để xác định vấn đề. Càng nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau, bạn càng mở rộng cơ hội tìm ra được giải pháp tốt nhất. Chẳng hạn, vấn đề "doanh số bán hàng thấp" có thể được hiểu là đối thủ cạnh tranh quá mạnh, chiến lược quảng cáo thiếu hiệu quả hay kế hoạch bán hàng chưa tốt - Bước 4: Phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân của vấn đề Điều này nhằm tìm ra nguyên nhân tận gốc của vấn đề, từ đó giải quyết triệt để, chứ không phải chỉ khắc phục triệu chứng hay bề nổi của vấn đề. - Bước 5: Xác định phương án giải quyết khả thi Hãy nêu ra tất cả các biện pháp có thể để giải quyết vấn đề. Khi giải quyết vấn đề, số lượng phương án góp phần quan trọng trong chất lượng của phương án phù hợp nhất. - Bước 6: Sắp xếp thứ tự các giải pháp tiềm năng Sau khi đã có những giải pháp tiềm năng, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự tính khả thi. Việc này giúp dễ dàng hơn khi đưa ra quyết cuối cùng. - Bước 7: Đưa ra quyết định Hãy quyết định phương án mà bạn cho rằng tối ưu nhất và vạch ra phương án hành động cụ thể. Bạn phải dứt khoát và quyết định nhanh chóng bởi càng trì hoãn, hậu quả sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. - Bước 8: Giao nhiệm vụ cho cá nhân Hãy giao từng nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân để đảm bảo bộ máy làm việc của bạn vận hành chính xác và hiệu quả nhất nhằm nhanh chóng khắc phục vấn đề. - Bước 9: Đánh giá hiệu quả của giải pháp Đây là bước cuối cùng trong quá trình giải quyết vấn đề và mục đích của nó là để chắc chắn vấn đề đã được giải quyết cũng như xây dựng kinh nghiệm cho những vấn đề tương tự có thể xảy ra trong tương lai. 3. Thực hành kĩ năng giải quyết vấn đề: Giảng viên cho sinh viên thực hành theo nội dung tự chọn + Quan sát hoạt động của trường Đại học Sao Đỏ và tìm ra một vấn đề cần giải quyết. Hãy đề ra giải pháp cho vấn đề đó? + Ghi nhật về tất cả các quyết định mà bạn đã thực hiện trong ngày hôm nay và suy nghĩ cả bạn về những quyết định đó? (Trả lời các câu hỏi các quyết định đó dẫn đến kết quả gì? Bạn đã có sự lựa chọn tốt nhất chưa? Làm thế nào để bạn có được sự lựa chọn tốt hơn trong tương lai?) . Bài 6: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Khái niệm và vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề 1.1. Khái niệm vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề - Vấn đề: Theo từ điển tiếng Việt, vấn đề là điều. loại vấn đề cơ bản: Vấn đề cơ bản được chia làm 3 loại: + Vấn đề trước mắt: là loại vấn đề mà mà cá nhân đó phải giải quyết ngay tại thời điểm hiện tại. + Vấn đề dự kiến: Là loại vấn đề dự. xảy ra. 1.2. Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề Trong cuộc sống là chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết và ra quyết định. Nếu chúng ta giải quyết và ra quyết định đúng đắn thì

Ngày đăng: 23/06/2014, 23:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan