mạch điều khiển hệ thống chỉnh lưu

87 392 0
mạch điều khiển hệ thống chỉnh lưu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành kỹ thuật bán dẫn, các bộ nguồn dùng chỉnh lưu bán dẫn ngày càng chiếm ưu thế nhờ kết cấu gọn nhẹ, hiệu suất và độ tin cậy cao, giá thành hạ, không có tiếng ồn. Đây là giáo trình điện tử công suất chuẩn để các bạn cùng tham khảo nhé

CHƯƠNG I CÁC PHẦN TỬ BÁN DẪN CÔNG SUẤT Trong một thời gian dài ứng dụng của kỹ thuật điện tử chủ yếu là trong lĩnh vực tần số cao. Từ những năm 50 ngành điện tử công nghiệp ra đời nhưng ứng dụng của chúng bị hạn chế vì thiếu những linh kiện điện tử công suất có hiệu suất cao, kích thước nhỏ và đặc biệt là có độ tin cậy cao. Các đèn điện tử chân không và có khí, các đèn thuỷ ngân không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của điều khiển công nghiệp. Từ những năm 60 do sự hoàn thiện của kỹ thuật bán dẫn, một loạt những linh kiện bán dẫn công suất như điốt, tiristo, tranzito công suất ra đời. Từ những năm 70 kỹ thuật vi mạch và tin học ngày càng phát triển tạo nên những thiết bị điện tử công suất có điều khiển với tính năng ngày càng phong phú và làm thay đổi tận gốc ngành kỹ thuật điện tử. Từ đây kỹ thuật điện và điện tử hoà nhập và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong chương này sẽ giới thiệu những linh kiện bán dẫn công suất chủ yếu là điốt, tiristo, triac, tranzito công suất cùng những linh kiện điện tử để điều khiển chúng. 1.1 ĐIỐT CÔNG SUẤT Silic là nguyên tố hoá học thuộc nhóm IV trong bảng tuần hoàn, là thành phần cấu tạo chủ yếu trong một điốt công suất. Silic có 4 điện tử thuộc lớp ngoài của cấu trúc nguyên tử, nếu thêm vào một nguyên tố thuộc nhóm V mà lớp ngoài có 5 điện tử thì 4 điện tử tham gia vào liên kết với 4 điện tử tự do của Silic và làm xuất hiện một điện tử tự do. Trong cấu trúc tinh thể các điện tử tự do làm tăng tính dẫn điện và vì điện tử có điện tích âm nên chất này gọi là bán dẫn loại n (negative - âm). Nếu thêm vào Silic một nguyên tố thuộc nhóm III có 3 điện tử thuộc lớp ngoài thì xuất hiện một lỗ trống trong cấu trúc tinh thể. Lỗ hổng này có thể nhận một điện tử và tạo nên một điện tích dương và làm tăng tính dẫn điện. Chất đó được gọi là bán dẫn loại p (positive – dương). Nồng độ của các nguyên tố sung vào khoảng một phần 10 7 nguyên tử. Trong bán dẫn loại n, điện tử là hạt mang điện đa số, còn lỗ hổng là thiểu số, với bán dẫn loại p thì ngược lại. Tuỳ theo nồng độ của các nguyên tố bổ sung vào mà tính dẫn điện của chất bán dẫn loại n và loại p cao hơn hẳn tính dẫn điện của silic nguyên chất. 1 Hình 1.1. Điốt a) Cấu tạo; b) Ký hiệu Điốt trình bầy trên hình 1.1 tạo nên một lớp chuyển tiếp pn. Các điện tử tự do trong bán dẫn n sẽ liên kết với lỗ tự do của bán dẫn p, do đó phía n sẽ mang điện tích dương và phía p có điện tích âm. Lớp chuyển tiếp p - n có hàng rào điện thế vào khoảng 0,6V, có chiều như hình vẽ. Hình 1.2 trình bày đặc tính vôn-ampe của một điốt. Nếu đặt vào p (anốt) một điện áp dương so với n (catốt) sẽ có dòng điện chạy qua và tạo nên một điện áp rơi khoảng 0,7V khi dòng điện định mức. Nếu điện áp ngược lại, các điện tử tự do và các lỗ hổng bị đẩy xa lớp chuyển tiếp , kết quả chỉ có dòng điện rò vào khoảng vài mA có thể chạy qua. Khi tăng tiếp tục điện áp ngược , các điện tích được gia tốc, gây nên va chạm gia chuyền làm hàng rào điện thế bị chọc thủng. Kết quả, điốt mất tính chất dẫn điện theo một chiều khi điện áp vượt qua điện áp ngược cực đại. Các thông số kỹ thuật cơ bản để chọn điốt là: - Dòng điện định mức I đm (A) - Điện áp ngược cực đại U ngmax (V) - Điện áp rơi ∆U (V) Các thông số của các điốt thông dụng cho trong phụ lục 1. 2 Anốt Catốt a) b) Hình 1.2 Đặc tính V- A của điôt A 1.2 TRANZITO CÔNG SUẤT Tranzito là linh kiện bán dẫn gồm 3 lớp npn hay pnp và được biểu diễn trên hình 1.3 và 1.4. Ở chế độ làm việc tuyến tính dòng điện cực góp I C là hàm số của dòng điện cực gốc I B , với một điện áp cực góp – phát U CB đã định một biến thiên rất nhỏ của dòng điện gốc dẫn đến sự biến thiên lớn của dòng điện góp, tỉ số của hai dòng điện đó vào khoảng từ 15 đến 100. Hình 1.5 vẽ đặc tính của tranzito loại npn. Cũng như các linh kiện loại bán dẫn khác, điện áp tăng gây nên sự va chạm dây chuyền. Điện áp cực góp và cực phát ngược gây nên va chạm dây chuyền ở lớp chuyển tiếp gốc – phát ở điện áp thấp vào khoảng 10V. Vì thế không thể để tranzito chịu điện áp ngược. Trong các mạch có điện áp đổi chiều người ta mắc một điốt nối tiếp với tranzito. Các đặc tính của tranzito pnp trên hình 1.4 cũng có dạng tượng tự. Tổn hao công suất trong tranzito bằng tích của điện áp góp – phát nhân với dòng điện góp. Ví dụ trên hình 1.6 nếu ta biến đổi dòng điện gốc để điều khiển dòng điện qua tải đặt ở cực góp thì có thể xuất hiện các điện áp cao ở các cực của tranzito. Ví dụ U = 200V, dòng điện gốc I B được điều chỉnh để tạo nên dòng điện 10 A qua tải 10 Ω, điện áp rơi trên tranzito là 100V, như vậy tổn hao công suất của tranzito là 1kW và hiệu suất tổng cộng là 50%, hiệu suất đó không thể chấp nhận được. 3 Hình 1.3 Tranzito npn a) Cấu tạo; b) Ký hiệu Hình 1.4 Tranzito pnp a) Cấu tạo; b) Ký hiệu a) b) Trong thực tế sử dụng, tranzito công suất thường được cho làm việc ở chế độ khoá. ở chế độ này, khi dòng điện gốc bằng không, dòng cực góp bằng không, tranzito được coi như là hở mạch ( hình 1.7) . Nhưng với dòng điện gốc ở trạng thái có giá trị bão hoà, thì tranzito trở về trạng thái đóng hoàn toàn. Tranzito là một linh kiện phụ thuộc nên cần phải phối hợp dòng điện gốc với dòng điện góp. Ở trạng thái bão hoà để duy trì khả năng điều khiển và để tránh điện tích ở cực gốc quá lớn, dòng điện gốc ban đầu phải cao để chuyển sang trạng thái dẫn nhanh chóng. Ở chế độ khoá dòng điện gốc phải giảm cùng quy luật như dòng điện góp để tránh hiện tượng chọc thủng thứ cấp 4 Hình 1.5 Đặc tính của tranzitor Hình 1.6 Tải được điều khiển bằng tranzitor Để giảm dòng điện góp ở trạng thái khoá người ta duy trì một điện áp ngược với giá trị nhỏ ở cực gốc như một khoá chuyển mạch, tổn hao trong công suất tranzito là nhỏ. Tổn hao đó tính ra do dòng rò nhỏ ở trạng thái mở, do điện áp bão hoà (trong hình 1.5) và dòng góp ở trong trạng thái đóng. Điện áp bão hoà thông thương của tranzito công suất silic khoảng 1,1V. Để sử dụng triệt để tranzito mà không bị quá tải trong khi chuyển mạch cần đảm bảo có điện tích an toàn vẽ trên hình 1.7b. Trong lúc chuyển mậch giữa hai trạng thái trình bầy trên hình 1.7 a điện áp và dòng điện tức thời phải nằm trong vòng biểu diễn trên hình 1.7b. Chỉ trong 5 Hình 1.7 Tranzitor chuyển mạch a) trạng thái dẫn và bị khoá; b) Diện tích an toàn ở chế độ xung khoảng thời gian chuyển mạch rất ngắn có giới hạn hình chữ nhật. Tổn hao công suất tức thời có thể chấp nhận được làm hạn chế thời gian chuyển mạch, điều đó dẫn tới làm thay đổi vòng ngoài của điện tích an toàn. Lưu ý là hình 1.7 vẽ theo thang lôgarit. Các tổn hao chuyển mạch của tranzito có thể lớn. Trong lúc chuyển mạch, điện áp trên các cực và dòng điện của tranzito cũng lớn. Tích của điện áp với dòng điện và thời gian chuyển mạch tạo nên tổn hao năng lượng trong một lần chuyển mạch. Công suất tổn hao chính xác do chuyển mạch là hàm số của các thông số của mạch phụ tải và dạng biến thiên của dòng điện gốc. Với thời gian chuyển mạch vào khoảng 1 đến 2 µs, tranzito chuyển mạch nhanh hơn tiristo. Các điều kiện làm việc ở cực gốc của tranzito nặng nề hơn so với cực điều khiển của tiristo. Ví dụ như với tiristo 30A xung điều khiển có thể khoảng 0,1A, trong khi đó dòng điện gốc của tranzito 30A liên tục là 2A trong suốt thời gian chuyển mạch. Khả năng chịu tải của tranzito rõ ràng là kém hơn tiristo. Người ta có thể khoá một tranzito đang dẫn bằng cách điều khiển dòng điện gốc trong khi đó cực điều khiển của tiristo sẽ mất tác dụng điều khiển sau khi đã mồi. Người ta cải thiện hệ số khuếch đại dòng điện của tranzito công suất một cách dáng kể bằng cách lấy dòng điện gốc từ một tranzito khác theo mạch Darlington . Nếu tranzito hỗ trợ được chế tạo trên cùng một miếng silic, hệ số khuếch đại dòng điện tổng vào khoảng 250, nhưng thời gian chuyển mạch dài hơn. 1.3 TIRISTO Tiristo là linh kiện gồm 4 lớp bán dẫn pnpn liên tiếp tạo nên anốt, catốt và cực điều khiển (hình 1.8a). Cấu tạo thường gặp của tiristo cho trên hình 1.8b, còn hình 1.8c là ký hiệu của tiristo Về mặt cấu tạo tiristo gồm một đĩa silic từ đơn tinh thể loại n, trên lớp đệm loại bán dẫn p có cực điều khiển bằng dây nhôm, các lớp chuyển tiếp được tạo nên bằng kỹ thuật bay hơi của gali. Lớp tiếp xúc giữa anốt và catốt làm bằng đĩa môlipđen hay tungsten có hệ số nóng chảy gần với silic. Cấu tạo dạng đĩa kim loại để dễ dàng tản nhiệt. Hình 1.9 trình bày mặt cắt của một tiristo. Ngoài cùng là lớp vỏ bọc có tác dụng chống các ứng suất cơ học, để dễ dàng tản nhiệt cũng như để dễ nối với mạch ngoài. 6 Hình 1.8. Tiristo Cấu tạo; b) Cấu trúc thông thường; c) Ký hiệu Để giải thích sự làm việc của tiristo ta hãy xét chi tiết các lớp bán dẫn trong một tiristo. Hình 1.10 trình bày chi tiết các lớp bán dẫn đó. a)Lớp catốt là bán dẫn loại n rất mỏng và mật độ điện tử rất cao, do đó nếu có dòng điện thuận qua sẽ tạo nên nhiều điện tử ở lớp điều khiển. Lớp catốt có dòng điện ngược lớn nhưng chỉ chịu được điện áp ngược thấp. b)Lớp điều khiển là bán dẫn loại p mỏng và có mật độ trung bình, do đó hầu hết các điện tử từ lớp catốt có thể tới được lớp điều khiển. c)Lớp chắn là bán dẫn loại n là lớp dầy nhất và có mật độ điện tử ít nhất, do đó tiristo có dòng điện ngược (dòng điện rò) nhỏ và chịu được điện áp ngược lớn. d)Lớp anốt là bán dẫn loại p, có chiều dầy và mật độ trung bình. Lớp sát vỏ anốt có mật độ điện tích cao để giảm điện trở thuận. Lớp anốt có dòng điện ngược bévà chịu gần như toàn bộ điện áp ngược đặt lên tiristo. Tiristo 300A, 200V có lớp silic đường kính 30 mm dầy 0,7 mm. Để nghiên cứu sự làm việc của tiristo ta xét riêng rẽ trong hai trường hợp : 7 p n p n + - u i Dòng điện ngược Điện áp ngược Hình 1. 9 Mặt cắt của tiristo Hình 1.10 Chi tiết mặt cắt của tiristo Hình 1.11. Tiristo phân cực ngược. a) Sơ đồ; b) Đặc tính vôn ampe 1) Tiristo phân cực ngược (hình 1.11a): tiristo làm việc như một điốt phân cực ngược và chỉ cho dòng điện rò khoảng vài mA chạy qua. Giá trị điện áp ngược khoảng từ 100 đến 3000V tuỳ theo loại tiristo, dòng điện tăng đột ngột và tiristor bị chọc thủng (hình 1.11b). 2) Tiristo phân cực thuận : Điện áp giữa anốt và catốt là dương. Để giải thích sự làm việc của các lớp bán dẫn pnpn trong một tiristo ta xem chúng như gồm 2 tranzito loại pnp và npn nối với nhau sao cho cực gốc của tranzito này được nối với cực góp của tranzito kia (hình 1.12a và b). Tranzito đầu tiên loại pnp có cực phát e 1 , gốc b 1 , và gốc c 1 . Dòng điện cực góp I c1 = I co + α 1 I α Trong đó I co1 là dòng điện rò, α 1 là hệ số khuếch đại dòng điện của tranzito T 1 Tương tự đối với tranzito T 2 loại npn ta có: I c2 = I co 2 + αI α , I co 2 là dòng diện rò, α 2 là hệ số khuếch đại dòng điện của tranzito T 2 . Dòng điện tổng chạy qua tranzito là: I α = (α 1 + α 2 ) I A + I co1 + I co2 đặt I co1 + I co2 = I co là tổng dòng điện rò qua tiristo ta có: Để tăng I A , nghĩa là có sự khởi động hay còn gọi là để “mồi” tiristo cần cho biểu thức của mẫu số bằng không 1 – (α 1 +α ) = 0. Vậy khi phân cực thuận tiristo có hai trạng thái: (α 1 + α 2 ) < 1 tiristo vẫn tiếp tục bị khoá, dòng điện I A bằng dòng điện rò I co 8 p e 1 n b 1 c 1 n p e 2 c 1 I c2 I c1 n c 2 T 2 T 1 A G K Hình 1.12: a) Tiristo phân cực thuận; b) Sơ đồ tương đương (α 1 + α 2 ) = 1 tiristo khởi động, trở nên dẫn điện tương tự như điốt phân cực thuận. Một trong những tính chất của tranzito silic là có hệ số khuếch đại dòng điện tăng theo dòng điện cực phát. Do đó có 2 khả năng “mồi” tiristo: a)Bằng cách tăng điện áp thuận Nếu tăng dần U thì điện áp trên các lớp chuyển tiếp tăng lên làm các điện tích thêm năng lượng tạo nên hiện tượng va chạm dây chuyền, tiristo trở nên dẫn điện. Trị số điện áp U B tại đó tiristo được mồi gọi là điện áp mở (hình 1.13). b) Bằng xung mồi vào cực điều khiển Nếu dòng điện I g có cực tính dương so với catốt đặt vào cực điều khiển thì tiristo sẽ được mồi với điện áp mở nhỏ hơn ( hình 1.14). Bằng cách tăng dòng điện điều khiển I g các điểm khởi động của tiristo lùi về phía trái còn khi I g đạt tới một giá trị nào đó thì tiristo được mồi ngay lập tức. ` Khi tiristo đã chuyển sang trạng thái dẫn thì cực điều khiển không còn tác dụng. Tiristo chỉ trở về trạng thái khoá nếu dòng điện I A nhỏ hơn giá trị dòng điện duy trì I H và cần một khoảng thời gian tương đối dài để lớp điều khiển trở lại trạng thái bị khoá trước khi có thể mồi lại. Nói chính xác hơn để khó tiristo mạch ngoài nhận dòng điện anốt ngược trong khoảng thời gian ngắn, dòng điện ngược (hình 1.15) tạo nên sự chuyển dịch điện tích tại lớp pn và cho phép hai lớp ngoài khoá tất cả dòng điện ngược phụ. Cần khoảng thời gian từ 10 đến 100 µs để các hạt mang điện trong lớp điều khiển phối hợp trở lại, do đó có thể đặt điện áp thuận mà không bị mồi ngay lập tức. Các thông số kỹ thuật cơ bản để chọn tiristo là: 9 điểm khởi động Trạng thái dẫn Trạng thái bị khoá I H Dòng điện duy trì u i Hình 1. 13: Mồi tiristo bằng cách tăng điện áp thuận Trạng thái bị khoá I g =0 I g3 >I g2 >I g1 Trạng thái dẫn i I H Hình 1.14: Tiristo mồi bằng dòng điện điều khiển - Dòng điện định mức I n (A) - Điện áp ngược cực đại U in. max (V) - Điện áp rơi ∆U (V) - Điện áp điều khiển U g (V) - Dòng điện điều khiển I g (mA) - Tốc độ tăng dòng điện di/dt (A/ µs) - Tốc độ tăng điện áp dv/dt (V/ µs) - Dòng điện rò I co (mA) 1.3 TRIAC VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN TRIAC Tiristo chỉ làm việc ở một trong hai nửa chu kỳ của điện áp xoay chiều, do đó nếu ta nối song song ngược hai tiristo (hình 1.16) thì có thể giải quyết được sự làm việc trong cả chu kỳ của dòng điện xoay chiều. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề trên dẫn đến triac. Triac là linh kiện bán dẫn tương tự như hai tiristo nối song song ngược, thực hiện trên cùng một đơn tinh thể gồm hai cực và chỉ có một cực điều khiển. Hình 1.17a trình bầy các lớp bán dẫn và các cực trong một triac, hình 1.17b là hình vẽ cấu tạo, còn hình 1.17c là ký hiệu của triac. Khái niệm về anốt và catốt không có ý nghĩa với triac, người ta đánh số T 1 là cực gần với cực điều khiển G. 10 Hình 1.15 Biến thiên của dòng điện trong quá trình khoá Hình 1. 16 Nối song song ngược 2 tiristo và triac Hình 1.17 Triac [...]... ∑ Lưu ý cần nối một điôt thoát trong mạch chỉnh lưu pha nửa chu kỳ để duy trì dòng điện ở hai nửa chu kỳ âm CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Trình bày nguyên lý hoạt động của các mạch chỉnh lưu dùng điôt: hình cầu một pha, hình cầu ba pha, hình tia ba pha 2 Hãy so sánh chỉnh lưu cầu với chỉnh lưu hình tia trong các sơ đồ: một pha, ba pha, theo các đặc tính cơ bản của một sơ đồ chỉnh lưu CHƯƠNG 3 CHỈNH LƯUĐIỀU KHIỂN... đã xét các mạch chỉnh lưu dùng điốt Trong các mạch này ta không thể điều khiển (thay đổi theo ý muốn) trị số trung bình của điện áp chỉnh lưu Udo Trong chương này chúng ta sẽ thấy rằng cũng trong các mạch chỉnh lưu như vậy nếu thay các điốt bằng các tiristo thì ta sẽ dễ dàng điều khiển được U do bằng cách thay đổi thời điểm mở của các tiristo Điều này cho phép chúng ta dùng tiristo để điều khiển với... điện điều khiển Có 4 cách mở triac Ở góc phần tư I: Cách I+, dòng và áp cực điều khiển dương Cách I-, dòng và áp cực điều khiển âm Ở góc phần tư III: Cách III+, dòng và áp cực điều khiển dương Cách III-, dòng và áp cực điều khiển âm Các triac thực tế ở các cách I+ và III- có dòng điều khiển nhỏ nhất Ví dụ như triac WT20 đến WT60 của hãng Texas Instruments có: Cách khởi động Điện áp điều khiển( V) Dòng điều. .. ) Để minh hoạ chế độ này ta xét một mạch chỉnh lưu một pha hai nửa chu kì như hình 3-2a T1 ud u21 Tải θ ud u1 u22 T2 HÌNH 3-2 θ1 π θ 2π 2 α và T2 được điều khiển bằng các xung dòng Trong mạch này các tiristo T1 id điện iG1 và iG2, ở mỗi chu kì xung điều khiển i G1 được cho trên cực điều khiển của T 1 id chậm sau điện áp u1 một góc α, còn iG2 được cho trên cực điều khiển của T2 chậm sau iG1 một góc π... α π Hệ số công suất của mạch thứ cấp máy biến áp: - Pd U ' do I ' d = S S 2 U 2m (1 + cos α ) 2 2 π R 2 2U 2 m π − α + sin α cos α R π cos ϕ 2 = = = 1 (1 + cos α ) 2 π2 2 ( 3.14) π − α + sin α cos α π 3.4 MẠCH CHỈNH LƯU CẦU MỘT PHA KHÔNG ĐỐI XỨNG Sơ đồ nguyên lý như hình 3 4 ud T1 D1 id Tải T4 D2 ud id α θ1 α θ2 Id θ θ Hình 3 4 Sơ đồ mạch chỉnh lưu bán điều khiển Tải R-L Khi θ = θ1 cho xung điều khiển. .. TẢI QUA MẠCH CHỈNH LƯU DÙNG TIRISTO Khi cung cấp diện cho một phụ tải qua bộ chỉnh lưu dùng tiristo ta có thể gặp 2 chế độ cung cấp sau đây: 3-2-1 Chế độ cung cấp gián đoạn : ở chế độ cung cấp này dòng điện qua phụ tải không liên tục Để minh hoạ chế độ này ta xét một mạch chỉnh lưu 1 pha một nửa chu kì như T u ud R u1 u2 ud θ1 L 2π θ2 π α u2 θ α HÌNH 3-1 Trong mạch này tiristo Th được điều khiển bằng... CHỈNH LƯU DÙNG ĐIÔT VÀ LỌC 2.1 KHÁI NIỆM CHUNG Chỉnh lưu là biến đổi năng lượng điện xoay chiều thành năng lượng điện một chiều Hiện nay trong kỹ thuật chỉnh lưu hầu như người ta chỉ dùng các phần tử bán dẫn công suất (điôt, tiristor) Điều đó là do các bộ chỉnh lưu bán dẫn có hiệu suất rất cao, làm việc tin cậy, giá thành rẻ, chi phí bảo dưỡng không đáng kể, kích thước và trọng lượng bé Để chỉnh lưu. .. Mạch lọc dùng điện cảm Ta xét một sơ đồ mạch lọc dùng điện cảm đơn giản nhất như hình 2-10 Dòng điện chỉnh lưu được duy trì ở giá trị xác lập nếu cảm kháng ωLf >>R Tác dụng lọc sẽ hiệu quả hơn trong các điều kiện dòng tải lớn Hình 2.11 trình bày dạng sóng dòng điện chỉnh lưu khi có lọc điên cảm Hệ số sóng khi có tác dụng lọc được cho bằng biểu thức: ud = ut R R 2 + (2πfL f ) 2 L ( 2.22) Chỉnh lưu Hệ. .. trọng lượng bé Để chỉnh lưu công suất nhỏ người ta thường dùng các bộ chỉnh lưu một pha hai nửa chu kỳ, còn để chỉnh lưu công suất lớn người ta dùng các bộ chỉnh ba pha Ưu điểm của các bộ chỉnh lưu ba pha là cho công suất ra tải lớn và điện áp, dòng điện ra tải ít dao động Điều đó làm đơn giản hoá vấn đề lọc Điện áp và dòng điện sau chỉnh lưu có chiều không đổi nhưng vẫn dao động về trị số Do đó để tải... người ta phải dùng phần tử lọc Mục đích của phần tử lọc là làm suy giảm thành phần dao động của điện áp và dòng điện chỉnh lưu 2.2 MẠCH CHỈNH LƯU MỘT PHA HAI NỬA CHU KỲ Mạch chỉnh lưu này có thể thực hiện theo hai sơ đồ: sơ đồ dùng máy biến áp có điểm giữa cuộn dây thứ cấp và sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha 2.2.1 Sơ đồ dùng máy biến áp có điểm giữa 12 Trong sơ đồ này điện áp thứ cấp của MBA nguồn được chia . điốt công suất. Silic có 4 điện tử thuộc lớp ngoài của cấu trúc nguyên tử, nếu thêm vào một nguyên tố thuộc nhóm V mà lớp ngoài có 5 điện tử thì 4 điện tử tham gia vào liên kết với 4 điện tử tự. dụng của chúng bị hạn chế vì thiếu những linh kiện điện tử công suất có hiệu suất cao, kích thước nhỏ và đặc biệt là có độ tin cậy cao. Các đèn điện tử chân không và có khí, các đèn thuỷ ngân không. triển tạo nên những thiết bị điện tử công suất có điều khiển với tính năng ngày càng phong phú và làm thay đổi tận gốc ngành kỹ thuật điện tử. Từ đây kỹ thuật điện và điện tử hoà nhập và thúc đẩy

Ngày đăng: 23/06/2014, 21:13

Mục lục

  • Hình 6.3 Dạng sóng điều áp một pha tải R-L khi góc mở  <  < 

    • Hình 7.1 Các loại bộ biến tần

    • Hình 7.2: Bộ biến tần gián tiếp ba pha

    • Hình 7.2: Bộ biến tần gián tiếp ba pha đối xứng

    • a)Mạch điện; b) điện áp tải khi mỗi tiristo dẫn hoàn toàn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan