Các giải pháp huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận Hoàng Mai,thành phố Hà Nội.DOC

30 1.1K 0
Các giải pháp huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận Hoàng Mai,thành phố Hà Nội.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các giải pháp huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận Hoàng Mai,thành phố Hà Nội

Trang 1

MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết nghiên cứu đề tài này

Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng kĩ thuật nói riêng là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung, một địa phương, một đô thị nói riêng.Cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế đã và đang là một trong những nút thắt cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng và quá trình phát triển kinh tế nói chung.Có một cơ sở hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, hoàn thiện và hiện đại thì chúng ta mới có thể phát triển nền sản xuất và dịch vụ.Nhận thức được vai trò to lớn của cơ sở hạ tầng nên trong những năm qua địa phương nào cũng chú trọng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật của địa phương mình tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế Và chính quyền quận Hoàng Mai cũng vậy.

Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập năm 2003, cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ Chính vì vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở quận là việc làm rất cần thiết hiện nay.

Nhưng đầu tư vào cơ sở hạ tầng kĩ thuật đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng thời hạn thu hồi vốn dài và tỷ suất lợi nhuận thấp nên nhiệm vụ huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phải được đặt lên hàng đầu.

Nhận thấy tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài: “Các giải pháp huy độngvốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận Hoàng Mai,thành phố HàNội”.làm nội dung nghiên cứu đề án môn học kinh tế và quản lý đô thị.

2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề án đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm cơ sở phương pháp luận để xem xét vấn đề Khi phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn quá trình huy động nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận Hoàng Mai, để tìm ra giải pháp phù hợp, đề án sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp quy nạp và phương pháp diễn giải.

Trang 2

Bên cạnh đó, đề án còn sử dụng hệ thống phương pháp luận của các môn chuyên ngành như: Quy hoạch đô thị, Kinh tế đô thị, Quản lý đô thị, Lý thuyết về tài chính tiền tệ, về kinh tế đầu tư để đạt được mục đích nghiên cứu.

3.Kết cấu đề án

Đề án gồm ba phần: Phần I: Mở đầu

Phần II: Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận về huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật

đô thị

Chương II: Thực trạng huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận Hoàng Mai

Chương III: Chương 3:Những giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHTKT ở quận Hoàng Mai

Phần III: Kết luận

Trang 3

CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦUTƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

1.1.Tổng quan về cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị 1.1.1.Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị

Cơ sở hạ tầng đô thị là toàn bộ cơ sở vật chất –kĩ thuật nhằm đảm bảo tiện nghi

trong sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư.

Căn cứ vào tính chất ngành cơ bản có thể chia các công trình thành ba loại: Cơ sở hạ tầng kĩ thuật, cơ sở hạ tầng sản xuất và cơ sở hạ tầng xã hội.

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật là “xương sống”của hạ tầng đô thị, là yếu tố then chốt của sự phát triển bền vững đô thị.

1.1.2.Khái niệm cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị bao gồm tất cả các cơ sở vật chất kĩ thuật của giao

thông vận tải hàng hoá và hành khách đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không, các cơ sở dịch vụ kĩ thuật cho giao thông đô thị, hệ thống đường vận tải và cung ứng điện năng cho sản xuất và tiêu dùng, hệ thống thu gom và xử lý rác, hệ thống thu gom và xử lý nước bẩn, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thông tin-bưu điện, viễn thông.

Để có biện pháp quản lý hiệu quả sự phát triển của cơ sở hạ tầng kĩ thuật, cần

phải quản lý trên từng thành phần cấu thành cơ sở hạ tầng kĩ thuật.

1.1.3.Các thành phần của cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị bao gồm: -Hệ thống giao thông đô thị

Giao thông đô thị gồm hai bộ phận –giao thông đối ngoại và giao thông nội thị Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thông giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế Giao thông nội thị bao gồm: Mạng lưới đường giao thông (lòng đường, vỉa hè);hệ thống giao thông tĩnh (nhà ga, bến xe ô tô, điểm đỗ xe khi đến công sở, cửa hàng và nơi gửi xe qua đêm của dân cư và khách vãng lai).

Trang 4

-Hệ thống các công trình cấp điện đô thi bao gồm: Nguồn điện, lưới điện, hệ

-Hệ thông công trình bưu chính, viễn thông -Hệ thống công trình kĩ thuật bảo vệ môi trường -Hệ thống các công trình khác.

1.1.4.Vai trò của cơ sở hạ tầng kĩ thuật đối với sự phát triển kinh tế xãhội đô thị

Cơ sở hạ tầng đô thị nói chung và cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị nói riêng có vai trò rất to lớn đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của đô thị.Thể hiện trên các mặt:

1.1.4.1 Tiền đề vật chất cho quá trình hình thành và phát triển củacác đô thị.

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật là một trong các yếu tố cấu thành đô thị, cung cấp những dich vụ cơ bản, thiết yếu nhất cho các đô thị, phản ánh trình phát triển của từng đô thi.Có thể nói đây là vai trò quan trọng hàng đầu của cơ sở hạ tầng kĩ thuât đô thị bởi lẽ:

-Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể: Đường giao thông,điểm đỗ xe, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước…nên nó cấu thành “cơ thể vật chất” của đô thị, tạo nên dáng vẻ của đô thị.

-Nếu như tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ là điều kiện cần cho quá trình đô thị hóa thì hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị là điền kiện đủ để chuyển một số điểm dân cư thành một đô thị, bởi vì cuộc sống đô thị gắn liền với các dịch vụ cơ bản do hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị cung cấp như: Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống đường giao thông, hệ thống thu gom và xử lý rác thải…

Trang 5

1.1.4.2 Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước đểthực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong thời đại ngày nay, bất kì nước nào bước vào việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng cần có vốn đầu tư Tình trạng thiếu vốn diễn ra khá phổ biến, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết đối với nước ta, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa nước ta với nước khác Và cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại là một trong các điều kiện cơ bản để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ sở hạ tầng đô thị cũng tạo môi trường để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước cho đầu tư phát triển.Những nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cũng rất quan tâm tới lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật và sẵn sàng bỏ vốn đầu tư lĩnh vực này dưới nhiều hình thức.

Như vậy, cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị vừa tạo ra môi trường hấp dẫn, vừa tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị Việt Nam.

1.1.4.3 Là công cụ của chính quyền đô thị để thực hiện chức năngquản lý đô thị đồng thời thực hiện quy hoạch phát triển đô thị

Theo quan diểm của các chuyên gia quản lý ở các nước tiên tiến, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, chức năng quản lý của các chính quyền đô thị bao gồm: -Cung cấp các dịch vụ công cộng từ hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản

-Bảo đảm các thị trường đô thị hoạt động hữu hiệu -Bảo vệ môi trường

Việc cung cấp dịch vụ công cộng cơ bản là chức năng quan trọng của chính quyền đô thị, bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa và dịch vụ công cộng là những thứ mà thị trường rất khó đảm bảo mà chủ yếu do chính phủ cung cấp.Có những mặt hàng mà thị trường có thể đáp ứng, tuy nhiên sẽ nảy sinh tình trạng: các dịch vụ đó không được cung ứng đầy đủ hoặc chất lượng không đảm bảo và giá cả độc quyền.

Trang 6

Như vậy, cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị là điều kiện cung cấp các dịch vụ cơ bản giúp chính quyền thực hiện chức năng quản lý của mình.

1.1.4.4 Tác động đến việc bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bềnvững các đô thị

Vấn đề bảo vệ môi trường có liên quan chặt chẽ tới việc phát triển bền vững các đô thị Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị là một trong những điều kiện cơ bản góp phần bảo vệ môi trường, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế như ngày nay, khi mà mỗi ngày các đô thị phải đảm nhận một lượng rác khổng lồ các chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, làm ô nhiễm môi trường tới mức báo động Và một hệ thống cơ sở hạ tầng đúng tiêu chuẩn, phù hợp với quy hoạch sẽ giải quyết những vấn đề trên.

Như vậy cơ sở hạ tầng kĩ thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị Do đó, cần phải tăng cường đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh Tuy nhiên ,đây là một ngành đòi hỏi vốn lớn , nhưng thời hạn thu vốn dài, tỷ suất lợi nhuận không cao Nên huy động nguồn vốn là nhiệm vụ hàng đầu của quá trình thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị.

1.2.Huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị 1.2.1.Các khái niệm

Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ lại Nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính Cống nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích luỹ qua nhiều thế hệ, vị trí địa lý Việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế Tăng năng suất lao động xã hội là con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước.

Trang 7

1.2.1.2.Huy động vốn

Huy động vốn là sự tập trung các nguồn lực tài chính hay cụ thể các khoản tiền nhàn rỗi trong nhân dân và trong nền kinh tế nhằm phục vụ cho một mục tiêu cụ thể nhất định.

1.2.1.3.Huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị

Huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật là sự tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong nhân dân và trong nền kinh tế phục vụ cho mục tiêu cải tạo, duy tu, bảo dưỡng và xây dựng mới các công trình hạ tầng kĩ thuật.

1.2.2.Các nguồn huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị

1.2.2.1.Vốn ngân sách nhà nước của chính quyền đô thị

Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước được tập trung từ các nguồn khác nhau và được sử dụng để chi tiêu thực hiện các chức năng của Nhà nước ở các cấp chính quyền khác nhau.

Ngân sách của chính quyền đô thị là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của đô thị được huy động từ các nguồn khác nhau.Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế của thành phố, Nhà nước là cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt kế hoạch thu chi,chính quyền đô thị sẽ có kế hoạch thu chi để phát triển đô thị mình.

Đặc điểm chung của vốn ngân sách nhà nước là khối lượng nhỏ lại phải chi cho nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội cũng như nền kinh tế vì vậy lượng vốn ngân sách nhà nước chi cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật thường chiếm tỉ trọng khá cao 60-65% tổng ngân sách nhà nước nhưng khối lượng vốn không nhiều Ngoài ra nguồn thu của ngân sách nhà nước phân bổ cho phát triển cơ sở hạ tầng là nguồn do trung ương cấp xuống, nguồn thu từ đất (vốn từ quỹ đất tái định cư, thuế sử dụng đất…)

Khi các nguồn vốn trong nước không đáp ứng được nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật thì Nhà nước và chính quyền đô thị cần huy động thêm các nguồn tài chính nước ngoài.

1.2.2.2.Tài chính nước ngoài

Trang 8

Nguồn tài chính nước ngoài bao gồm vốn phát triển chính thức (Official Development Funds-ODF) và dòng vốn tư nhân ODF lại bao gồm chủ yếu phần cho vay chính thức giữa các quốc gia và viện trợ(ODA),trong đó ODA là một nguồn vốn quan trọng cho các nước đang phát triển trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa.Tuy nhiên hiện nay ODA đang có xu hướng giảm tại các nước đang phát triển vì áp lực cân đối ngân sách của các nước viện trợ và hiệu quả của việc sử dụng viện trợ lại phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của nền kinh tế bao gồm năng lực hoạt động các thể chế công, hiệu quả chính sách và tính minh bạch của chính phủ nhận viện trợ.Thường các công ty quốc doanh mới có thể tiếp cận với nguồn vốn ODA, đến tháng 2/2009 mới có quy định cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận ODA.

FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng của dòng vốn tư nhân nước ngoài Điều này càng quan trọng hơn cho các nước đang phát triển khi có sự sụt giảm lớn về quy mô và khi tính cạnh tranh của vốn ODA tăng cao…Nhìn chung vốn FDI đang ngày càng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài do xu hướng chuyên môn hóa ngày càng cao,nhu cầu tăng cao lao động giá rẻ tại các nước phát triển Tuy nhiên khi tỉ lệ FDI càng lớn thì nền kinh tế phát triển không bền vững, ảnh hưởng đến môi trường, mất cân đối cơ cấu.

1.2.2.3.Huy động từ các tổ chức cá nhân trong nước

Các khoản huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật thông qua các hình thức công trái, trái phiếu, quỹ đầu tư, nhà nước và nhân dân cùng đóng góp Đây là nguồn vốn quan trọng trong huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa có chính sách thu hút thích hợp.

1.2.3 Các công cụ huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật

1.2.3.1 Công cụ thuế

Thuế là công cụ của Chính phủ.Thuế là nguồn thu chính của ngân sách, và nét đặc trưng chính là tất cả những người đóng thuế đều đóng góp vào nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng kĩ thuật, thậm chí cả những người không sử dụng những dịch vụ này.Có nhiều loại thuế :

Thuế bất động sản: thuế đánh trên các bất động sản nhà ở, bất động sản thương mại và công nghiệp Thuế bất động sản là khoản thuế suất hàng năm dực trên giá trị

Trang 9

thị trường của bất động sản Những người chủ sở hữu của bất động sản sẽ đóng thuế này cho chính quyền đô thị.

Thuế tiêu thụ hàng hóa: nhà thương nghiệp và người tiêu dùng sẽ đóng thuế tiêu dùng các sản phẩm của thành phố.

Thuế thu nhập Thuế trước bạ

Thuế tắc nghẽn giao thông Thuế ô nhiễm môi trường

1.2.3.2.Công cụ phí và lệ phí

Phí là khoản phải trả của người tiêu dùng cho một loại dịch vụ, đó là điểm khác biệt cơ bản so với thuế Phí thu từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, được Nhà nước quản lý và sử dụng

Lệ phí: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước

Lệ phí xả thải đối với các doanh nghiệp: các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa khi xả thải ra ngoài môi trường thì phải đóng phí.

Lệ phí chất thải đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hóa phải nộp lệ phí xả thải.

1.2.3.3 Công cụ vay nợ

Vay nợ có thể vay trong nước và vay nước ngoài

1.2.3.3.1.Vay trong nước

Vay trong nước có thể thông qua việc phát hành trái phiếu đô thị

Trái phiếu đô thị là các loại trái phiếu do chính quyền các thành phố lớn, thường là các đô thị, phát hàng nhằm bổ sung vốn cho nguồn vốn đầu tư phát triển hoặc huy động vốn cho các dự án xây dựng lớn Trái phiếu này thường có thời hạn từ 2-10 năm, lãi suất cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất đi vay của ngân hàng, nhưng thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Chính vì trái

Trang 10

phiếu đô thị do chính quyền thành phố phát hành và dùng vào mục tiêu chung phát triển thành phố nên việc mua bán loại trái phiếu này không phải nộp thuế

Việc huy động vốn thông trái phiếu đô thị chưa được sử dụng rộng rãi Vay trong nước cũng có thể là vay nguồn vốn kho bạc nhà nước.

1.2.3.3.2.Vay nước ngoài

Vay nước ngoài có thể là vốn ODA,FDI…

Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài Đôi khi còn gọi là viện trợ Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

Với các nước đang phát triển, nguồn vốn vay ODA để tạo nên sức bật kinh tế, đặc biệt quan trọng để kiến thiết hạ tầng Tuy nhiên, để tiếp nhận nguồn vốn ODA, cần phải có một bộ máy mang tính chuyên môn kỹ thuật cao và hệ thống hành chính phải hết sức minh bạch, nếu không sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: nước nghèo cần vốn ODA nhưng sử dụng vốn ODA không hiệu quả, gánh nặng nợ quốc gia chồng chất, và cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo.

Không thể phủ nhận rằng trong nhiều năm qua, nguồn vốn ODA đã phát huy một số tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế, quốc kế dân sinh Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém mà nếu không có biện pháp chấn chỉnh thì khi tiếp tục nhận vay nguồn vốn ODA, nhất là với nguồn vốn lớn cho các “siêu dự án”, sẽ nảy sinh vô số vấn đề phức tạp.

1.2.3.4 Huy động qua thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn mà chúng ta nên sử dụng Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

Trang 11

1.2.3.5 Đổi đất lấy hạ tầng

Đổi đất lấy hạ tầng có nhiều biến thể như BOT, BTO,BT, PPP…, nhưng ứng với nó vẫn là dạng không đổi: nhà đầu tư bỏ tiền để đầu tư hạ tầng, Nhà nước đổi lại hạ tầng đó bằng diện tích đất ở vị trí mà nhà đầu tư quan tâm.

-BOT(xây dựng-kinh doanh-chuyển giao): nhà đầu tư tiến hành xây dựng công trình,vận hành công trình đến khi thu được lãi thì trả cho chính quyền

-BTO(xây dựng-chuyển giao-kinh doanh): nhà đầu tư tiến hành thi công công trình sau đó cùng chính quyền vận hành đến khi thu lãi thì trả cho chính quyền -BT(xây dựng-chuyển giao): nhà đầu tư xây dựng xong thì chuyển giao ngay cho chính quyền

-PPP:mô hình nhà nước và tư nhân kết hợp

1.2.4.Kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩthuật đô thị của thành phố Hồ Chí Minh

Sau hơn 30 năm đổi mới thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, trong đó tuyến đường nối tây thành phố và đông thành phố là một thành tựu đáng ghi nhận Đại lộ Đông Tây dài gần 22 km nối từ quốc lộ 1A đến xa lộ Hà Nội, đi qua tám quận huyện là quận 1,2,4,5,6,8, Bình Tân và Bình Chánh, có tổng vốn đầu tư 9864 tỉ đồng, trong đó 6394 tỉ đồng từ vốn vay ODA của ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, còn lại là nguồn vốn của thành phố.

Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư của thành phố có thể thấy một số nét cơ bản sau mà chúng ta có thể học hỏi

-Từng bước hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thành phố, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong đăng kí đầu tư -Đối với các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài luôn đảm bảo đáp ứng đủ vốn đối ứng tránh tình trạng treo dự án vì không đủ vốn đối ứng.

Ví dụ cụ thể là dự án “Đại lộ Đông Tây”

Thông thường với mỗi dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật có vốn ODA thì yêu cầu vốn đối ứng phải đạt từ 10% tổng số vốn đầu tư trở lên, nhưng với dự án

Trang 12

này thành phố Hồ Chí Minh đã huy động được 3470 tỉ đồng vốn đối ứng đạt 35% tổng vốn đầu tư.

-Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng đã giải phóng xong cho nhà đầu tư.

-Có nhiều biện pháp khuyến khích các tổ chức công ty tư nhân tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật như: đổi đất lấy hạ tầng, phát hành trái phiếu công trình…

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦUTƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KĨ THUẬT Ở QUẬN

HOÀNG MAI2.1 Giới thiệu về quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai là một quận của thành phố Hà Nội, được thành lập theo Nghị định số 132/20003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ Sự kiện này đánh dấu sự phát triển tất yếu để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa Thủ đô theo quy hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt Với quận Hoàng Mai, đây là một thời cơ lớn, một vận hội mới để đi lên và phát triển trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Thủ đô và đất nước

Nằm ở phía đông nam Thành phố Hà Nội, Hoàng Mai có diện tích tự nhiên là 4.104,1 ha với tổng dân số là 272.145 người Phía đông quận giáp Gia Lâm, phía tây và nam giáp huyện Thanh Trì, phía bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng, với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 phường được hình thành trên cơ sở 9 xã của huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai bà Trưng Về tổ chức Đảng, Đảng bộ quận Hoàng Mai được thành lập với 26 ủy viên Ban chấp hành lâm thời do Thành ủy chỉ định với 53 chi Đảng bộ trực thuộc Bộ máy hành chính và các thiết chế tương ứng của chính quyền và đoàn thể cũng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004.

Với những lợi thế cơ bản như có đường giao thông thủy chính nối Thủ đô với phương Nam của đất nước, có các đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A, 1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5 và đường thủy sông Hồng nối mạch giao thông giữa Hoàng Mai với các tỉnh phía bắc, phía tây và phía nam, quận Hoàng Mai là một trong những quận có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế của Thủ đô Hà Nội.

Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, Hoàng Mai hướng tới mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mai – dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp Giá trị sản xuất trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng khá, tăng bình quân 17,47%/năm.

Trang 14

Hoàng Mai là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt của quận đang đổi thay từng ngày với những công trình nhà chung cư cao tầng, các khu đô thị mới.Cơ sở hạ tầng được xây dựng khá đồng bộ và hoàn chỉnh; tuy nhiên còn một số mặt tồn tại cần phải được phân tích, đánh giá để đưa ra những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Những tồn tại này tập trung chủ yếu ở hệ thống các công trình: giao thông, cấp điện, cấp nước sạch, thu gom xử lý nước bẩn và hệ thống thu gom và xử lý rác thải.Đây là những nội dung chính trong phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận Hoàng Mai.

2.2.Thực trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận Hoàng Mai 2.2.1.Hệ thống giao thông

Trên địa bàn quận hiện có 29 tuyến đường với tổng chiều dài 53km Hầu hết các tuyến đường có mặt cắt ngang nhỏ, hè đường, cây xanh, thoát nước chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được lưu lượng phương tiện tham gia giaothông.

Hàng loạt các tuyến đường trên địa bàn đã bị xuống cấp nghiêm trọng từ lâu cần cải tạo nâng cấp, xây dựng mới Có 3 tuyến đường mà mặt đường đang bị xuống cấp nặng nề cần sửa chữa ngay là đường Nguyễn Đức Cảnh, Đại Từ, Lĩnh Nam Tại các tuyến đường này, hàng ngày đang bị các loại xe quá khổ, quá tải thường xuyên đi qua gây xuống cấp trầm trọng với nhiều ổ trâu, ổ gà trên mặt đường rất bụi bẩn và mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

Quận mới thành lập với nhiều xã chuyển lên thành phường nên hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển Nó hạn chế sự phát triển của quận nói riêng và thành phố nói chung.

Như vậy nhu cầu cải tạo, xây dựng mới hệ thống giao thông trên địa bàn quận trong thời gian tới là rất lớn Tuy nhiên những năm qua việc đầu tư cho hệ thống giao thông của quận diễn ra như thế nào?Chúng ta sẽ có câu trả lời trong phần thực trạng huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn quận.

2.2.2.Hệ thống cấp nước sạch

Nhà máy mặt nước sông Đà, Nhà máy nước Pháp Vân cung cấp nước cho quận Hoàng Mai.

Trang 15

Là quận còn nhiều phường vẫn thiếu nước sạch: Đầu tháng 10/2010 Công ty Nước sạch Hà Nội thi công xong và cấp nước vào nhà cho 15.855 hộ dân thuộc các phường Thịnh Liệt, Yên Sở, Trần Phú, Lĩnh Nam.

Đến thời điểm này, việc cấp nước cho 6 phường quận Hoàng Mai đã cơ bản hoàn thành, hiện còn 4 phường chưa có hệ thống cấp nước: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt và một phần phường Thịnh Liệt.

Chúng ta đang hướng tới mục tiêu tất cả các phường trên địa bàn quận đều có nước sạch để dùng Để hoàn thành mục tiêu đó thì việc xây dựng mạng lưới đường ống dẫn nước, mở rộng công suất nhà máy nước là việc cần phải làm ngay.

2.2.3.Hệ thống thoát nước bẩn

Trên địa bàn quận Hoàng Mai sử dụng hệ thống cống thoát nước chung gồm:thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt,nước thải công nghiệp đã qua xử lý cục bộ tại cơ sở sản xuất, sau đó thải vào hệ thống chung.

Trên đường Lĩnh Nam còn hệ thống thoát nước kiểu chẵn lẻ, một bên đường không có hệ thống cống thoát nước mà còn làm cống thông qua mặt đường chảy sang cống bên kia đường chảy vào hệ thống cống Mặt đường thì các loại xe quá khổ, quá tải thường xuyên đi qua gây xuống cấp trầm trọng với nhiều ổ trâu, ổ gà làm nát các hệ thống cống chạy qua mặt đường nên xảy ra tình trạng nước thải chảy tràn ra mặt đường.

Trên địa bàn quận Hoàng Mai lại có một số khu vực thường xuyên úng ngập như: Khu vực bến xe vận tải hàng hóa đoạn cuối đường Trương Định giao với đường Giải Phóng, Khu Tân Mai; Tuyến phố Vĩnh Hưng, phố Lĩnh Nam, phố Đại Từ, phố Giáp Nhị, phố Nguyễn Đức Cảnh, đường Nguyễn Tam Trinh…do hệ thống thoát nước không tốt.

Việc cải tạo hệ thống thoát nước trên địa bàn quận là rất cần thiết để tránh tình trạng ngập úng.

2.2.4.Hệ thống cung cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho quận Hoàng Mai hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia 110kv khu vực phía Bắc thông qua trạm biến áp 110kv Văn Điển.

Ngày đăng: 06/09/2012, 11:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan