Thuyết nhu cầu với trẻ em bị sao lãng

31 515 1
Thuyết nhu cầu với trẻ em bị sao lãng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiến trình làm việc với nhóm đối tượng luôn được chúng em theo dõi, bám sát theo những nguyên tắc chung, chuẩn mực mà một nhân viên xã hội cần có. Chính vì vậy mà kết quả chúng em thu được trong chuyến đi thực tế này đạt được kết quả khá khả quan. Điều này được thể hiện từ chính những thay đổi tích cực hàng ngày của nhóm đối tượng thông qua các buổi sinh hoạt nhóm định kì. Những thành công và những hạn chế trong chuyến đi thực tế nhóm chúng em đã ghi nhận và tiếp thu để rút kinh nghiệm trong những lần thực hành về sau. Trong chuyến đi thực tế, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô trong khoa công tác xã hội, đặc biệt là hai thầy cô phụ trách hướng dẫn nhóm là cô Nguyễn Thị Vân và thầy Nguyễn Minh Tuấn. Do kinh nghiệm còn hạn chế nên nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoạt động tại địa bàn, vì vậy chúng em rất mong các thầy cô góp ý,chỉnh sửa để bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn

LỜI NÓI ĐẦU “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em luôn là niềm hy vọng tự hào của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày nay, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế và xã hội, trẻ em ngày càng được quan tâm chăm sóc tốt hơn, được đáp ứng nhiều nhu cầu về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng mở, sự phân hoá giàu nghèo càng gia tăng, thì các vấn để xã hội nảy sinh lại càng nhiều. Một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất đó chính là trẻ em. Các em có thể ở những tầng lớp, những địa phương, những hoàn cảnh khác nhau trong xã hội và trước những biến động xã hội có tính tiêu cực như hiện nay thì các em lại là những nạn nhân bị ảnh hưởng đầu tiên. Tình trạng trẻ em lang thang, mồ côi, khuyết tật, phạm pháp, bị lạm dụng,… gọi chung là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang có chiều hướng gia tăng. Trong những năm gần đây, nó đã trở thành những vấn đề nhức nhối mà xã hội quan tâm. Để giải quyết tình trạng trên đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều các cơ quan, tổ chức trong đó công tác xã hội nói chung cũng như công tác xã hội cá nhân nói riêng đóng vai trò quan trọng. Nhân viên xã hội cần nắm chắc và có những hiểu biết hết sức cơ bản về đối tượng của mình (nhất là về tâm lý), luôn học tập và trau dồi kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và có những kinh nghiệm làm việc thực tế để có thể tiếp cận và giúp đỡ các em một cách có hiệu quả. Khi trẻ em được quan tâm, các vấn đề xã hội được phòng ngừa và giải quyết sẽ góp phần tạo nền an sinh xã hội vững chắc, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để Việt Nam có thể hoà nhập cùng thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá thế giới hiện nay. Là sinh viên của khoa công tác xã hội trước thực trạng trẻ em như hiện nay tôi xin lựa chọn đề tài: “thuyết nhu cầu với trẻ em bị sao lãng” để mong muốn có thể giúp đỡ các em được trở lại cuộc sống bình thường. Tiểu luận này đã được tìm hiểu và góp nhặt từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và những kiến thức kinh nghiệm còn thiếu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Bài viết gồm 3 phần: I. Lý luận về thuyết nhu cầu của Maslow và các kỹ năng sử dụng của nhân viên xã hội khi giải quyết case II. Thuyết nhu cầu khi làm việc với trẻ em bị xao nhãng (thiếu các nhu cầu) tại xã Liên Hoà, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương dựa theo thuyết nhu cầu của Abraham Maslow III. Kết luận Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Thanh Hương đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Người viết bài: Sinh viên Nguyễn Thị Hiệp PHỤ LỤC I. Lý luận chung về thuyết nhu cầu của Abraham Maslow và một số kỹ năng nhân viên xã hội sử dụng. 1. Thuyết nhu cầu của Maslow 1.1. Tổng quan về thuyết nhu cầu 1.1.1. Khái niệm về công tác xã hội 1.1.1. Khái niệm về công tác xã hội Công tác xã hội nhằm giúp các cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết Công tác xã hội nhằm giúp các cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh trong cuộc sống, trong quá trình tương tác giữa cá những vấn đề khó khăn nảy sinh trong cuộc sống, trong quá trình tương tác giữa cá nhân và môi trường, trong tiến trình phát triển xã hội. Từ đó, giúp họ vượt qua khó nhân và môi trường, trong tiến trình phát triển xã hội. Từ đó, giúp họ vượt qua khó khăn hiện tại để phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội nhằm đem lại sự an khăn hiện tại để phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội nhằm đem lại sự an sinh cao nhất cho con người và sự tiến bộ, công bằng xã hội. sinh cao nhất cho con người và sự tiến bộ, công bằng xã hội. Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp của ngành Công tác xã hội nhằm giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một - một. Là cách thức, quá trình nghiệp vụ mà nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm thực tế để giúp đối tượng phát huy tiềm năng, năng lực và cùng tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình. Vì vậy, nhân viên xã hội bên cạnh sử dụng các kiến thức chuyên môn đã được đào tạo cũng cần sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng đã được tích luỹ của mình và nắm vững các thuyết để vận dụng linh hoạt và hiệu quả vào case, vào tiến trình mà nhân viên muốn giúp đỡ. 1.1.2. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow Abraham Maslow nhìn nhận con người theo hướng nhân đạo, lý thuyết của ông được xếp vào trường phái nhân văn hiện sinh. Ông cho rằng, con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển. Về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao, đó là những nhu cầu thể chất/sinh lý (physiological), nhu cầu an toàn (safety and security), nhu cầu tình cảm xã hội (nhu cầu được yêu thương - love and belongingness), nhu cầu được tôn trọng (self-esteem) và nhu cầu được hoàn thiện (self-actualization). 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow là: Những nhu cầu cơ bản phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống, họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng, Theo thuyết Abraham Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể của xã hội. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều người có ý định thay thế. 1.2. Vận dụng thuyết nhu cầu trong thực hành công tác xã hội cá nhân. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, có vai trò rất lớn đối với công tác xã hội đặc biệt là công tác xã hội hiện đại ngày nay. Nó là cơ sở để giúp thân chủ nhận biết được nhu cầu của mình và tìm kiếm các giải pháp để đáp ứng được các nhu cầu đó một cách tốt nhất. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu của con người có sự thay đổi và con người không còn là “ăn no, mặc ấm” mà là “ăn ngon, mặc đẹp” nên thường con người đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản, đang có những nhu cầu cao hơn. Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao thể hiện sự “văn minh” của con người. Tuy nhiên cần có sự đáp ứng từ những nhu cầu thấp, cơ bản tới các nhu cầu cao dần, và cần có sự kết hợp đáp ứng các nhu cầu cùng một lúc, không nên nhấn mạnh nhu cầu nào hơn mà bỏ qua nhu cầu khác. Con người luôn có những nhu cầu và mong muốn được thoả mãn những nhu cầu đó. Khi nhu cầu được thoả mãn họ thấy hài lòng và khuyến khích họ hành động một cách tốt nhất. Ở mỗi hoàn cảnh, điều kiện sống và các giai đoạn phát triển của con người cũng như các giai đoạn phát triển của xã hội khác nhau con người có những nhu cầu cần thoả mãn khác nhau. Khi nhu cầu thấp được thoả mãn con người có xu hướng tiến tới những nhu cầu cao hơn. Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu các nhu cầu nhiều nhất, nhất là với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc đáp ứng các nhu cầu của con người khi họ thiếu cũng là một quyền của con người, đảm bảo quyền con người được đáp ứng. Đối với trẻ em, việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu theo bậc thang nhu cầu của Maslow là cần thiết để tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện. Nhân viên xã hội cần giúp thân chủ nhận biết được nhu cầu của bản thân, xem mình đang thiếu nhu cầu nào và cần đáp ứng nó như thế nào? 1.3. Tích cực và hạn chế của thuyết 1.3.1. Điểm tích cực của thuyết Từ góc độ lý thuyết cảm xúc, mọi việc đều sẽ được giải thích một cách dễ dàng và rất khoa học về nguyên nhân và nguồn gốc các loại nhu cầu của con người. Việc hiểu biết hệ thống nhu cầu theo thứ bậc này giúp nhà tham vấn hiểu được thân chủ đang có những nhu cầu nào chưa được đáp ứng và ở thứ bậc quan trọng nào, nhu cầu nào cần phải can thiệp giúp thân chủ đáp ứng trước. Đồng thời có giải pháp phù hợp đáp ứng cho từng nhu cầu. Khi một nhu cầu nào đó thiếu hụt thân chủ sẽ đấu tranh để có thể tồn tại và phát triển hơn trong cuộc sống. 1.3.2. Một số điểm bất hợp lý trong lý thuyết về nhu cầu của Maslow Trong rất nhiều trường hợp của cuộc sống, con người cần các loại nhu cầu khác nhau, nhưng hoàn toàn không theo qui luật tháp nhu cầu, tức là phải đáp ứng xong nấc nhu cầu cơ bản rồi con người mới cần đến nhu cầu mức an toàn, thỏa mãn mức số an toàn xong mới có nhu cầu tình cảm xã hội, Ở từng tình huống cụ thể, các nhu cầu của mỗi cá nhân sẽ hoàn toàn khác nhau và đưa tới các hành vi khác nhau. Có những người sẵn sàng hy sinh, chấp nhận chịu đựng sự đói khổ ở nấc nhu cầu cơ bản để tạo uy tín cá nhân thuộc về nhu cầu được tôn trọng hoặc có khi cá nhân chỉ mới được thỏa mãn nấc nhu cầu cơ bản nhưng họ lại có các nhu cầu hoàn thiện. Ngược lại, có những người đang ở mức nhu cầu được tôn trọng lại muốn quay về được sống ở mức nhu cầu về tình cảm xã hội (như trường hợp hy sinh tất cả vì tình yêu theo kiểu một túp lều tranh hai quả tim vàng). Vì vậy, chúng ta không thể đoán trước hay giải thích được các hành vi theo ngẫu hứng của con người nếu chỉ dựa trên cách phân nhóm nhu cầu của Maslow. Một thiếu sót lớn nữa của lý thuyết Maslow là chỉ dựa vào bản năng nhu cầu an toàn, tức bản năng duy trì sự tồn tại của chính cá nhân đó. Trên thực tế bản năng lớn nhất, quan trọng nhất chính là nhu cầu thể chất, tức là duy trì sự tồn tại của giống nòi. Lý thuyết của Maslow đã không lý giải được những trường hợp mà cá nhân hành động theo bản năng này, ví dụ nhảy vào lửa để cứu đứa con của mình, hay trường hợp những cá nhân rất nghèo khổ, nhưng lại sẵn sàng cưu mang cho đứa trẻ bị bỏ rơi, 2. Một số kỹ năng nhân viên xã hội sử dụng trong tiến trình giải quyết vấn đề. Kỹ năng là có năng lực thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó có kết quả. Đó là sự nắm vững và vận dụng phương thức hành động vào thực tiễn trên cơ sở tri thức và những kinh nghiệm được hình thành trước đó, những kỹ thuật và giá trị (thái độ, niềm tin). Kỹ năng sử dụng trong case này là kỹ năng vấn đàm, tham vấn đàm, tham vấn, quan sát, thấu hiểu. * Kỹ năng v * Kỹ năng v ấn đàm là ấn đàm là cuộc đ cuộc đ ối thoại trực tiếp giữa nhân viên xã hội với một ối thoại trực tiếp giữa nhân viên xã hội với một hay nhiều người với mục đích thu thập thông tin, cung cấp thông tin nhằm đưa ra hay nhiều người với mục đích thu thập thông tin, cung cấp thông tin nhằm đưa ra biện pháp trị liệu, cách can thiệp, hỗ trợ thân chủ. biện pháp trị liệu, cách can thiệp, hỗ trợ thân chủ. * Kỹ năng tham vấn là quá trình nhân viên sử dụng những kiến thức, kỹ năng * Kỹ năng tham vấn là quá trình nhân viên sử dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn để cùng thân chủ giải quyết vấn đề hoặc tăng cường khả năng tự giải chuyên môn để cùng thân chủ giải quyết vấn đề hoặc tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề, tăng cường chức năng xã hội của họ. quyết vấn đề, tăng cường chức năng xã hội của họ. * Kỹ năng quan sát là tri giác có mục đích, quan sát hành vi, cử chỉ, nét mặt * Kỹ năng quan sát là tri giác có mục đích, quan sát hành vi, cử chỉ, nét mặt của thân chủ để nhận biết được những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ của họ so của thân chủ để nhận biết được những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ của họ so với thông tin qua đường ngôn ngữ nhằm khẳng định tính xác thực thông tin của với thông tin qua đường ngôn ngữ nhằm khẳng định tính xác thực thông tin của thân chủ. thân chủ. Ý nghĩa kỹ năng, kỹ năng được nhân viên sử dụng nhằm giúp nhân viên tạo lập được mối quan hệ với thân chủ, khai thác được thông tin nhiều nhất, hiệu quả nhất, thể hiện được sự quan tâm của mình tới vấn đề của thân chủ, 3. Vai trò của thân chủ khi áp dụng thuyết nhu cầu giải quyết vấn đề Thân chủ là người có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của mình, nhằm đảm bảo mục đích của công tác xã hội là giúp thân chủ tự lực giải quyết vấn đề của mình và đảm bảo các nguyên tắc của công tác xã hội trong đó có nguyên tắc đảm bảo quyền tự quyết của thân chủ. Chỉ thân chủ mới biết được nhu cầu hiện tại của chính mình, và thuyết nhu cầu của Maslow sẽ giúp thân chủ thấy được nhu cầu cần thiết hiện tại, muốn thay đổi nhu cầu nào dưới sự giúp đỡ của nhânn viên xã hội. 4. Vai trò của nhân viên xã hội khi áp dụng thuyết Nhân viên là người đã được học và có những kiến thức chuyên môn rất cơ bản, trong đó việc nắm vững các lý thuyết trong công tác xã hội cá nhân là rất quan trọng. Vì vậy, nhân viên sẽ là người hướng dẫn cho thân chủ tìm được đúng vấn đề của mình và cùng họ đưa ra các giải pháp thực hiện đạt kết quả cao nhất. Huy động nguồn lực nhằm giúp gia đình thực hiện vai trò trong khả năng hạn chế của họ, đó là mối quan hệ giúp đỡ hay phục vụ, đặc biệt vì sự hiểu biết của NVXH gắn liền với cách làm việc. NVXH cần phát huy cao nhất khả năng có mặt của người cha- mẹ. Trong quá trình này NVXH phải làm việc bằng các giác quan, bằng trực giác, bằng quan sát cá nhân và sự hiểu biêt, kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Sự giúp đỡ của NVXH là một chỗ dựa nội tâm hết sức ân cần, chu đáo với trẻ, khi trẻ tự phân đấu, đòi hỏi NVXH phải tiếp cận được sự tuyệt vọng của trẻ mà mình có thể cảm nhận thấy, đồng thời cần giữ một khoảng cách nào đó với thân chủ để tránh dựa dẫm ỷ lại. Cách hỗ trợ cũng cần tránh cảm giác thương hại về những gì đã xảy ra với em, nâng đỡ trẻ, khơi gợi sự sáng tạo và những khả năng vốn có để thực hiện những ước muốn của trẻ hướng trẻ đến tương lai tươi sáng. Tất cả những mối quan hệ có được với bất cứ trẻ nào cũng có thể gợi cho NVXH những hình ảnh tuổi thơ những khó khăn những kỷ niêm, điều đó cũng có nghĩa là khi làm việc với thân chủ NVXH cũng đồng thời cũng làm việc với quá khứ của mình vì thế các hoạt động cũng phần nào mang ý nghĩa chủ quan. Do đó công việc mà NVXH nên làm đó là nên làm tập thể để có thể trao đổi những suy nghĩ của từng người, chia sẻ những giải pháp để tránh lạm quyền cũng như nản chí, tất nhiên điều này cũng dựa trên sự đồng ý của thân chủ và gia đình họ. II. Thuyết nhu cầu khi làm việc với trẻ em bị xao nhãng (thiếu các nhu cầu) tại xã Liên Hoà, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương dựa theo thuyết nhu cầu của Abraham Maslow II.1. Mô tả hoàn cảnh và vấn đề của thân chủ P.V.U, 14 tuổi, đang học lớp 8, ít nói, nghịch ngợm. U sống cùng bố mẹ, bà nội và một anh trai 20 tuổi ở Thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Bố mẹ làm kinh doanh nhỏ, ít có thời gian chăm sóc con. Bà 87 tuổi đang hưởng trợ cấp người cao tuổi. Anh trai Q đang học Đại học Xây dựng, là người hiền, ngoan và học giỏi nên được bố mẹ rất yêu quý. Bố luôn áp đặt U, lấy Q làm tấm gương để bắt U phải học thật giỏi như anh mình, mỗi lần làm sai chuyện gì hoặc không làm theo ý bố là U bị bố đánh. Trong đợt thi lên lớp vừa qua em không đủ điểm lên lớp mà phải ở lại lớp. Khi biết vậy sợ bị bố đánh vì bố mẹ rất kỳ vọng vào em, tin tưởng em sẽ giống như anh Q nên em bỏ nhà đi. Gia đình đã tìm về và em bị bố đánh chửi, cấm không cho ra khỏi nhà. Từ đó em trở nên lầm lỳ hơn và không nói chuyện với ai. Mẹ em không biết làm sao để khuyên con nữa dù rất thương con. Qua tìm hiểu, vấn đề đầu tiên là sự tổn thương và rất buồn của U khi không phải ở lại lớp và khi bị bố đánh, U thấy thiếu sự quan tâm và lắng nghe ý kiến từ gia đình vì bố mẹ không yêu quý và quan tâm tới như anh Q, không được tôn trọng ý kiến riêng, II.2. Tiến trình giải quyết case 1. Tiếp cận case và xác định vấn đề vấn đề ban đầu Giai đoạn này là giai đoạn tiếp cận thân chủ và xác định thân chủ chính là ai, xác định vấn đề ban đầu của thân chủ, vấn đề cấp bách. Việc tiếp cận thân chủ có thể do thân chủ tìm đến với nhân viên xã hội hoặc nhân viên xã hội tìm đến thân chủ để giải quyết vấn đề cho thân chủ. Nhân viên cần thiết lập được mối quan hệ thân mật, cởi mở với thân chủ, tạo điều kiện để thân chủ hợp tác tích cực. Trong trường hợp này, tôi tìm đến gia đình và thân chủ để tìm hiểu vấn đề của thân chủ, chia sẻ và tìm giải pháp giải quyết vấn đề của mình. Nhân viên sử dụng kỹ năng quan sát, vấn đàm, lắng nghe và ghi chép để tìm hiều vấn đề của thân chủ: Bằng kỹ năng quan sát thái độ, hành vi của thân chủ tôi thấy U không nói năng gì nhiều, khi bố hỏi gì trả lời ngắn gọn, không cười, lặng lẽ, nét mặt tỏ ra lo lắng, bất an, mặt luôn cúi xuống. Tôi đã cố gắng lắng nghe và đặt những câu hỏi đơn giản để em có thể trả lời và thu được thông tin dễ nhất nhưng em cũng chỉ nói qua loa và che dấu đi cảm xúc thực của mình. Dù vậy, tôi cũng thấy rằng U muốn có người chia sẻ và tôi hẹn em một buổi khác để nói chuyện riêng với em, em đồng ý. Khi sử dụng kỹ năng vấn đàm với bố tôi thấy bố đang còn rất giận U và còn muốn dùng hình phạt này lâu hơn nữa. Qua tìm hiểu tôi xác định được thân chủ chính là U. Thấy vấn đề của U là việc thiếu các nhu cầu và vấn đề có thể giải quyết được mà vấn đề đầu tiên là sự tổn thương và thất vọng của U. Vấn đề đó cần được giải quyết ngay. Tôi làm quen với gia đình và U để tạo mối quan hệ với mọi người, tạo được lòng tin với U để U có thể sẵn sàng chia sẻ. Khi tiếp cận case tôi cũng gặp khó khăn, đó là sự không hợp tác của bố U, sự im lặng và thu mình không chia sẻ của U nên tiếp cận được U mất rất nhiều thời [...]... sánh em với anh trai, sự giao tiếp giữa em và bố mẹ, anh trai ít, có cảm giác hẫng hụt vì thiếu tình cảm từ gia đình), nhu cầu được tôn trọng (vì em luôn bị áp đặt, không được bày tỏ ý kiến như một thành viên trong gia đình, không ai lắng nghe em, chú ý tới em) , nhu cầu được hoàn thiện (chưa được thể hiện đúng bản thân mình trong “cái nôi” gia đình, cái tôi luôn bị che lấp, những cố gắng của em không... hụt hẫng KẾT LUẬN Trẻ em là tương lai của đất nước, là tài sản quý báu của mỗi quốc gia mỗi gia đình Bởi vậy trẻ em cần phải được chăm sóc, được bảo vệ Nhất là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các em cần phải được xã hội quan tâm và chăm sóc nhiều hơn nữa Trên cơ sơ tâm tư và nhu cầu của các em, Nhân viên Công tác xã hội nói chung và xã hội nói riêng cần phải giúp đỡ các em tiếp tục phát... lý của em, quan sát những biểu hiện bên ngoài Giúp em thấy được rằng những nhận thức của em hiện tại là không đúng: gia đình vẫn luôn yêu thương và che chở cho em, em vấn có thể tiếp tục học tập như các bạn nếu em thực sự cố gắng, khi em có thể lấy lại được nghị lực trong học tập em sẽ học khá lên và giỏi như anh, lúc đó bố sẽ không còn hay so sánh em với Q nữa Đồng thời tôi kết hợp trao đổi với gia... việc với thân chủ, phải xác định được nhu cầu thật sự cần của thân chủ là gì mới có những biện pháp hiệu quả Để hiểu được hành vi và đáp ứng nhu cầu của em thì nhân viên xã hội cần phải có sự hiểu biết cần thiết về môi trường sống, điều kiện sinh hoạt và nền văn hoá mà trẻ đang có Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" như: thức ăn, nước uống, nhà ở, không khí, quần áo, nghỉ ngơi, Những nhu cầu. .. 1 Nhà CTXH: Em có thể cho chị Kỹ năng vấm đàm nhằm tìm hiểu biết em cảm thấy như thế nào khi bị bố cảm xúc, biết được sự lo lắng, suy nghĩ đánh em? của thân chủ 2 Thân chủ: em thấy buồn và ghét bố, bố chỉ yêu quý mỗi Q thôi 3 Nhà CTXH: em đã nói gì với bố mẹ khi bố mẹ đặt quá nhiều niềm tin vào em, tạo cho em áp lực lớn trong học tập? 4 Em không dám cãi bố vì bố rất dữ đòn và gia trưởng Em cũng không... cho riêng mình Chính sự thiếu hụt những nhu cầu ấy đã dẫn đến sự không đạt được những mong muốn của bố mẹ về U, làm U luôn căng thẳng, sợ hãi và thu mình lại Tuy nhiên hiện tại em cần có nhu cầu lớn nhất là sự yêu thương, chia sẻ và quan tâm của gia đình cũng như bạn bè để em có thể hoà nhập cùng cuộc sống Những yêu cầu khác cũng nên thực hiện đan xen cùng với nhu cầu này nhằm đảm bảo sự phát triển toàn... chửi mắng em Cha mẹ nên coi em như một người trưởng thành khi nói chuyện với em, cần thẳng thắn trao đổi với em, lắng nghe những ý kiến của em để tìm được tiếng nói chung Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng tham vấn, phản hồi, thấu cảm, khuyến khích, ghi chép, giao tiếp, lắng nghe, nối kết các nguồn lực và tuyên truyền giáo dục đối với bố mẹ U nhằm tạo sự thay đổi trong nhận thức về các nhu cầu mà U cần... gia mà bị mọi người xa lánh, để em tự quyết định lấy cách hòa nhập cùng mọi người trong đoàn đội Nhu cầu được quý trọng, kính mến gồm cần có cảm giác được tôn trọng, được tin tưởng, U vẫn bị thiếu vì bố mẹ không lắng nghe em, luôn áp đặt, tiếng nói và ý kiến của em luôn bị phản bác dù đúng hay sai Qua tham vấn cho cả U và bố mẹ, nhân viên phân tích sự đúng – sai trong cách ứng xử của bố mẹ với em, nó... gặp phải những chuyện tương tự em không rơi vào hoàn cảnh tâm lý như vậy nữa đảm bảo rằng gia đình luôn là nơi đáp ứng và tạo mọi điều kiện để em có thể được đầy đủ các nhu cầu và quyền trẻ em 6 Lượng giá Lượng giá là công việc đo lường và thẩm định các thay đổi, tiến bộ của thân chủ, kết quả của sự can thiệp, sự đối chiếu với những cái đã đạt được với mục tiêu đề ra xem đã đạt đến mức nào để kịp thời... nghĩ và cách ứng xử với U Cây vấn đề của thân chủ Tệ nạn xã hội Tâm thần Thất vọng và bị tổn thương Ghét bố Bố hay đánh Không nghe lời bố Thua kém bạn bè Bố áp đặt Bỏ nhà đi Tính gia trưởng Gia đình không quan tâm Mải làm kinh tế Học lực kém So sánh với Q Từ sơ đồ phả hệ và cây vấn đề tôi nhận thấy gia đình emnhu cầu về sự an toàn (do bố hay đánh), nhu cầu được yêu thương (do em nghĩ bố mẹ không . điều kiện toàn cầu hoá thế giới hiện nay. Là sinh viên của khoa công tác xã hội trước thực trạng trẻ em như hiện nay tôi xin lựa chọn đề tài: thuyết nhu cầu với trẻ em bị sao lãng để mong muốn. hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao, đó là những nhu cầu thể chất/sinh lý (physiological), nhu cầu an toàn (safety and security), nhu cầu tình cảm xã hội (nhu cầu được yêu thương. những nhu cầu cần thoả mãn khác nhau. Khi nhu cầu thấp được thoả mãn con người có xu hướng tiến tới những nhu cầu cao hơn. Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu các nhu cầu nhiều nhất, nhất là với

Ngày đăng: 22/06/2014, 23:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan