Chọn nghề yêu thích hay nghề “hot” docx

3 133 0
Chọn nghề yêu thích hay nghề “hot” docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chọn nghề yêu thích hay nghề “hot” Hàng triệu học sinh cuối cấp đang đứng trước nhiều sự lựa chọn: học nghề hay phải học lấy tấm bằng đại học? Học ngành nào, nghề nào để có được việc làm ổn định, có thu nhập cao và phù hợp với bản thân? Từ ngày 14/3 vừa qua, học sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH và đây chính là thời điểm quan trọng nhất đối với tương lai các em. “Việc chọn đúng nghề nghiệp là nền tảng đầu tiên để chúng ta có được công việc tốt, phù hợp để xây dựng cuộc sống của mình trong tương lai.”- Đó là đánh giá của ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM khi nói về công tác hướng nghiệp. hs đặt câu hỏi trong buổi tư vấn hướng nghiệp Chọn nghề và những nghịch lý Đôi khi sở thích cá nhân không phải là yếu tố quan trọng duy nhất. Những yếu tố khách như nhu cầu nhân lực xã hội đối với ngành nghề, lương bổng đã chi phối các sĩ tử trong việc lựa chọn ngành học. Hoặc điều kiện về tài chính cũng là yếu tố “đầu tiên” phải tính đến bởi nếu tài chính eo hẹp sẽ không cho phép các bạn trẻ theo đuổi những ngành nghề dù hợp sở thích nhưng chi phí phải bỏ ra quá cao. Điều trớ trêu thường gặp là khi chọn nghề ta thích thì chưa hẳn nghề đó đang “hot”, dễ kiếm việc làm và lương bổng cao, có khi không sống được với nghề ấy. Bạn Nguyễn Hoàng My (THPT Lương Thế Vinh, Q1, TP.HCM) chia sẻ: “Hiện nay có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn, em băn khoăn không biết nên chọn nghề yêu thích hay nghề dễ xin việc.” Có một nghịch lý nữa là đa số học sinh quan tâm khi làm hồ sơ dự thi vào các trường đại học cao đẳng không xuất phát từ năng lực, sở thích của mình mà lại là tỷ lệ chọi và điểm chuẩn của các trường dự thi. Bởi mục tiêu duy nhất của nhiều em là phải vào được một trường đại học. Một số khác chọn ngành nghề dự thi theo mong muốn của cha, mẹ hoặc chọn theo bạn bè, theo tâm lý đám đông, thị hiếu nhất thời của xã hội, chưa xuất phát trên nhu cầu sử dụng nhân lực, cơ hội việc làm thật sự trong tương lai. Sự lựa chọn ngành nghề của các em cũng bị ảnh hưởng về giá trị nghề. Nhiều em thích chọn những ngành nghề nghe tên rất kêu hoặc được “trọng vọng” trong xã hội, dễ kiếm ra nhiều tiền hơn là phải chọn ngành nghề xã hội đang hoặc sẽ thực sự cần… Thạc sĩ Trần Đình Lý, một chuyên gia tư vấn có 10 năm lăn lộn với công tác hướng nghiệp từng ví von “Nguyên tắc việc chọn ngành, nghề phải từ rất sớm. Thử so sánh về mức độ kinh phí cho việc định hướng nghề nghiệp để thi và học cũng giống như 3 mức độ trong ngành y: phòng bệnh, điều trị và cấp cứu. Nếu lo 1 đồng chi phí dự phòng sẽ giảm được 9 đồng điều trị trước khi tránh được 100 đồng cấp cứu”. Chọn đúng ngành, học đúng hướng Định hướng nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp bạn trẻ khẳng định được giá trị của bản thân, phát triển sự nghiệp và đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, thường trực Ban chỉ đạo đào tạo theo nhu cầu xã hội (Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Các thí sinh nên chú ý đến các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về thị trường lao động. Lựa chọn ngành học hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai. Để không phải hối tiếc vì sự lựa chọn của mình trước khi cầm bút ghi nguyện vọng thi”. Theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp thì nếu việc chọn lựa xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của bản thân thì sẽ bền vững hơn. Việc chọn ngành không phù hợp ảnh hưởng rất lớn (theo hướng tiêu cực) đối với việc học hành và công việc của các thí sinh sau này. Hướng nghiệp là vấn đề lớn và đi trước một bước. “Hướng nghiệp và tuyển sinh, tuy 2 mà là 1”. Thi vào ngành nghề nào? Trường nào? Ở đâu? có thể nói là có nhiều tiêu thức lựa chọn. Tuy nhiên, xuất phát điểm của TS khi chuẩn bị vào ngưỡng cửa đại học, CĐ, THCN…phải là sở thích, sở trường, năng khiếu. Đó mới là điều quan trọng và cốt lõi. . Chọn nghề yêu thích hay nghề “hot” Hàng triệu học sinh cuối cấp đang đứng trước nhiều sự lựa chọn: học nghề hay phải học lấy tấm bằng đại học? Học ngành nào, nghề nào để có. Thế Vinh, Q1, TP.HCM) chia sẻ: “Hiện nay có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn, em băn khoăn không biết nên chọn nghề yêu thích hay nghề dễ xin việc.” Có một nghịch lý nữa là đa số học sinh quan. cao. Điều trớ trêu thường gặp là khi chọn nghề ta thích thì chưa hẳn nghề đó đang “hot”, dễ kiếm việc làm và lương bổng cao, có khi không sống được với nghề ấy. Bạn Nguyễn Hoàng My (THPT Lương

Ngày đăng: 22/06/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan