Đề thi thử tốt nghiệp môn vật lý_THPT NGUYỄN THÁI BÌNH ppt

6 245 0
Đề thi thử tốt nghiệp môn vật lý_THPT NGUYỄN THÁI BÌNH ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MA DE : L.121 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH Tổ : Vật Lý Họ tên học sinh : …………………………………………………. Lớp : …………………… ĐỀ KIỂM ÔN TẬP HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2008 -2009 KHỐI 12 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian phát đề) Học sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm Lưu ý: Các hằng số được lấy giá trị như sau: kgmceJshsmc e 3119348 10.1,9;10.6,1;10.625,6;/10.3   Câu 1. Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch phát xạ A. Cho biết nhiệt độ và thành phần của nguồn phát B. Là hệ thống vạch màu riêng lẻ trên một nền tối C. Do chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng phát ra D. Có tính chất đặc trưng cho mỗi nguyên tố Câu 2. Chọn phát biểu sai. Laser là một nguồn phát chùm ánh sáng A. Có bước sóng và năng lượng rất lớn B. Dựa trên hiện tượng phát xạ cảm ứng C. Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực D. Có tính đơn sắc và tính kết hợp rất cao Câu 3. Chọn phát biểu sai về máy quang phổ A. Máy quang phổ dùng lăng kính gồm 3 bộ phận chính: ống chuẩn trực, bộ phận tán sắc, buồng ảnh. B. Ống chuẩn trực của máy quang phổ là bộ phận tạo ra chùm tia sáng song song C. Là dụng cụ dùng để xác định bước sóng của các ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng D. Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng Câu 4. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng màu đỏ, lục, tím lần lượt là n đ , n l , n t . Ta có A. n đ < n l < n t B. n đ > n l > n t C. n l > n đ > n t D. n đ < n t < n l Câu 5. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 10 vân sáng liên tiếp bằng 10,8mm. Tại điểm M cách vân trung tâm 4,2mm cho vân sáng hay vân tối, thứ bao nhiêu? A. Vân sáng thứ 4 B. Vân tối thứ 3 C. Vân tối thứ 4 D. Vân sáng thứ 3 Câu 6. Chọn phát biểu đúng. A. Giới hạn quang điện là bước sóng ánh sáng lớn nhất gây ra hiện tượng quang điện B. Công thoát của mỗi kim loại khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích C. Vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào năng lượng của ánh sáng kích thích D. Electron quang điện là electron bứt ra từ dây kim loại khi có dòng điện đi qua Câu 7. Chọn phát biểu sai về thuyết lượng tử ánh sáng A. Năng lượng của các photon là như nhau, không phụ thuộc vào tần số B. Chùm ánh sáng là chùm hạt, mỗi hạt là photon C. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi D. Các nguyên tử, phân tử không hấp thụ, bức xạ năng lượng một cách liên tục Câu 8. Chọn biểu thức sai: A. 2 max0 0 2 1 mv hc hf   B. 2 max0 2 1 mv hc A   MA DE : L.121 2 C. 2 max0 0 2 1 mv hchc   D. 2 max0 2 1 mvAhf  Câu 9. Thuyết lượng tử không được vận dụng để giải thích hiện tượng nào sau đây: A. Quang điện ngoài B. Giao thoa ánh sáng C. Quang điện trong D. Quang – phát quang Câu 10. Chọn phát biểu đúng. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, tại điểm M trên màn ta thu được vân tối thì A. Hai sóng ánh sáng từ hai nguồn không đến được M B. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm bằng một số nguyên lần khoảng vân C. Hiệu đường đi từ M đến hai khe bằng một số nguyên lần bước sóng D. Hai sóng gặp nhau tại M phải ngược pha với nhau Câu 11. Một kim loại có giới hạn quang điện 0,36µm. Chiếu vào kim loại này bức xạ có bước sóng 0,3µm. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của các electron bứt ra khỏi kim loại, biết rằng năng lượng mà electron hấp thụ một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại biến thành động năng của nó. A. 2,43. 10 3 m/s B. 2,43. 10 5 m/s C. 4,93. 10 3 m/s D. 4,93. 10 5 m/s Câu 12. Chọn phát biểu đúng khi nói về quỹ đạo dừng của nguyên tử hidrô A. Bán kính Bo là bán kính nhỏ nhất có giá trị 5,3nm B. Electron chuyển động trên những quỹ đạo dừng có bán kính hoàn toàn xác định C. Bán kính quỹ đạo dừng tỉ lệ với các số nguyên liên tiếp D. Bán kính quỹ đạo dừng tỉ lệ nghịch với bình phương các số nguyên liên tiếp Câu 13. Chọn câu phát biểu đúng A. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại chỉ phụ thuộc vào bản chất của kim loại đó B. Vận tốc ban đầu cực đại của các electron bứt ra từ kim loại chỉ phụ thuộc vào tần số ánh sáng kích thích C. Hiện tượng quang điện xảy ra khi công thoát của kim loại lớn hơn năng lượng của photon kích thích D. Với kim loại, ánh sáng kích thích phải ở vùng tử ngoại mới gây ra được hiện tượng quang điện bên ngoài Câu 14. Năng lượng của nguyên tử Hidro ở trạng thái cơ bản (quỹ đạo K) là -13,6eV. Bước sóng dài nhất của vạch quang phổ trong dãy Laiman là λ 21 = 0,122µm. Năng lượng ở trạng thái kích thích thứ nhất (quỹ đạo L) của nguyên tử Hidro là A. - 11,3 eV B. - 3,4 eV C. 10,4 eV D. 3,4 eV Câu 15. Quang phổ liên tục do các vật nóng sáng phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào: A. Nhiệt độ và bản chất của vật B. Trạng thái của vật C. Nhiệt độ của vật D. Bản chất của vật Câu 16. Một mạch dao động LC gồm một cuộn cảm có độ tự cảm H L  640  và một tụ điện có điện dung C biến thiên từ 36pF đến 225pF. Lấy 10 2   . Chu kì dao động riêng của mạch có thể biến thiên từ: A. Từ 960 ms đến 2400 ms. B. Từ 960  s đến 2400  s . C. Từ 960 ps đến 2400 ps. D. Từ 960 ns đến 2400 ns. Câu 17. Chọn phát biểu sai về hiện tượng quang phát quang A. Sự phát quang có thể giải thích được bằng thuyết lượng tử ánh sáng B. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích MA DE : L.121 3 C. Là hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác D. Ánh sáng huỳnh quang còn tồn tại một thời khoảng thời gian dài sau khi tắt ánh sáng kích thích Câu 18. Chọn phát biểu đúng cho cả hai tia hồng ngoại và tử ngoại A. Có tần số lớn hơn tần số của tia X B. Có cùng bản chất với nhau nhưng khác với bản chất của ánh sáng nhìn thấy C. Mang năng lượng và không bị lệch trong điện trường, từ trường D. Không thể gây ra được hiện tượng quang điện ngoài Câu 19. Khi nói về chiết suất môi trường, phát biểu nào sau đây đúng. A. Chiết suất của các môi trường trong suốt khác nhau đối với mỗi loại ánh sáng nhất định thì có giá trị như nhau B. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mọi ánh sáng đơn sắc là như nhau C. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau D. Bước sóng của ánh sáng đối với một môi trường trong suốt càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn Câu 20. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ; khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm. Màn đặt song song với khe. Nếu dời màn ra xa thêm 0,6m thì khoảng vân tăng thêm 0,3mm. Tìm λ. A. 0,50 µm B. 0,75 µm C. 0,60 µm D. 0,45 µm Câu 21. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng từ 400nm đến 760nm; khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm; khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m. Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 của ánh sáng tím đến vân sáng bậc 1 của ánh sáng đỏ. A. 7,74 mm B. 2,40 mm C. 5,07 mm D. 2,67 mm Câu 22. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm; khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m. Người ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân sáng bậc 4 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 3,6mm. Khoảng vân i và bước sóng sử dụng trong thí nghiệm là: A. i = 0,9 mm; λ = 0,40 µm B. i = 1,2 mm; λ = 0,45 µm C. i = 0,9 mm; λ = 0,45 µm D. i = 1,2 mm; λ = 0,60 µm Câu 23. Chọn phát biểu không chính xác về hiện tượng quang điện trong A. Giới hạn quang điện trong thường ở vùng hồng ngoại B. Các electron dẫn và ion dương là hạt tải điện trong chất quang dẫn C. Được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện D. Là hiện tượng điện trở chất quang dẫn giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng với tia tử ngoại. A. Bị hấp thụ mạnh bởi nước và thạch anh B. Do các vật có nhiệt độ trên 2000 0 C phát ra C. Có thể gây ra một số phản ứng hóa học D. Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tím Câu 25. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm; khoảng cách giữa hai khe là 0,15mm; khoảng cách từ hai khe tới màn là 1m. Độ rộng vùng giao thoa trên màn là 4,4cm. Tính số vân sáng và vân tối quan sát được trên màn. A. 12 vân sáng, 11 vân tối B. 10 vân sáng, 11 vân tối C. 11 vân sáng, 12 vân tối D. 11 vân sáng, 10 vân tối Câu 26. Chọn phát biểu đúng. Tia hồng ngoại A. Bị thủy tinh hấp thụ mạnh B. Có tần số cao hơn tần số ánh sáng màu vàng MA DE : L.121 4 C. Bị lệch trong điện trường mạnh D. Có bước sóng từ 0,76 µm đến cỡ vài milimét Câu 27. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, lần lượt với các ánh sáng đơn sắc: màu chàm, màu đỏ và màu lục. Khoảng vân lớn nhất và nhỏ nhất ứng với ánh sáng: A. Lục, đỏ B. Đỏ, lục C. Chàm, đỏ D. Đỏ, chàm Câu 28. Chọn phát biểu đúng về tia X A. Có bước sóng lớn hơn bước sóng tia tử ngoại B. Do vật bị nung nóng đến nhiệt độ cao phát ra C. Là chùm electron có năng lượng lớn D. Truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng Câu 29. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng, nguồn sáng là hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ 1 và λ 2 = 0,5µm. Biết rằng vân sáng bậc 2 của bức xạ λ 1 trùng với vân sáng bậc 3 của λ 2 . Tìm λ 2 A. 0,45 µm B. 0,40 µm C. 0,75 µm D. 0,60 µm Câu 30. Một nguồn phát 4.10 19 photon trong 1 giây. Biết công suất bức xạ là 13,25W. Tìm năng lượng của mỗi photon. A. 3,3125. 10 -19 J B. 3,0189. 10 -18 J C. 3,0189. 10 -18 eV D. 3,3125. 10 -19 eV Câu 31. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của tần số các sóng điện từ sau A. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy B. Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X C. Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X Câu 32. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là a; khoảng cách từ hai khe tới màn là D. Khoảng cách từ vân tối đầu tiên đến vân trung tâm là: A. a D 2  B. a D  C. a D k  ) 2 1 (  D. a D 2 3  Câu 33. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện của một mạch dao động bằng 5V. Điện dung của tụ điện bằng F  2 . Năng lượng từ trường cực đại của mạch có giá trị nào sau đây ? A. 4.10 -6 J. B. 10 -6 J. C. 25.10 -6 J. D. 20.10 -6 J. Câu 34. Chọn phát biểu sai A. Ánh sáng đơn sắc khi truyền qua lăng kính vẫn giữ nguyên màu sắc và không bị lệch phương B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím C. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím sẽ thu được ánh sáng trắng D. Ánh sáng đơn sắc khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số không đổi, bước sóng thay đổi Câu 35. Khi chiếu bức xạ có bước sóng 0,3µm vào bề mặt tấm kim loại thì vận tốc ban đầu cực đại của các electron bứt ra khỏi kim loại là 4,76.10 5 m/s. Tìm công thoát của kim loại đó. A. 3,50 eV B. 4,14 eV C. 1,03 eV MA DE : L.121 5 D. 3,11 eV Câu 36. Khi electron trong nguyên tử Hiđro chuyển từ quỹ đạo M, N, O về quỹ đạo L thì phát ra các photon có bước sóng tương ứng là λ ML , λ NL , λ OL . Khi đó, ta có: A. λ OL <λ ML < λ NL B. λ OL >λ ML > λ NL C. λ ML > λ NL > λ OL D. λ ML < λ NL < λ OL Câu 37. Công thoát của kim loại là 1,88eV. Chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ 1 =0,45µm và λ 2 = 0,60µm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? A. Chỉ có λ 2 B. Cả λ 1 và λ 2 C. Chỉ có λ 1 D. Không có bức xạ nào Câu 38. Nếu ánh sáng phát quang là ánh sáng màu vàng thì ánh sáng kích thích không thể là ánh sáng nào dưới đây. A. Tím B. Lục C. Cam D. Chàm Câu 39. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38µm đến 0,76µm; khoảng cách giữa hai khe là 1mm; khoảng cách từ hai khe tới màn là 1m. Tính bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại điểm M cách vân trung tâm 2,2mm. A. 0,73 µm; 0,55 µm; 0,44 µm B. 0,70 µm; 0,50 µm; 0,40 µm C. 0,66 µm; 0,55 µm; 0,44 µm D. 0,60 µm; 0,50 µm; 0,45 µm Câu 40. Mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm có H L  25  và một tụ điện xoay C. Hỏi điện dung phải có giá trị trong khoảng nào để máy thu bắt được sóng ngắn trong phạm vi từ 16m đến 50m ? A. 2,51pF đến 45,6pF. B. 4,15pF đến 74,2pF. C. 2,88pF đến 28,1pF. D. 3,12pF đến 123pF. HẾT MA DE : L.121 6 Câu 1 x Câu 2 x Câu 3 x Câu 4 x Câu 5 x Câu 6 x Câu 7 x Câu 8 x Câu 9 x Câu 10 x Câu 11 x Câu 12 x Câu 13 x Câu 14 x Câu 15 x Câu 16 x Câu 17 x Câu 18 x Câu 19 x Câu 20 x Câu 21 x Câu 22 x Câu 23 x Câu 24 x Câu 25 x Câu 26 x Câu 27 x Câu 28 x Câu 29 x Câu 30 x Câu 31 x Câu 32 x Câu 33 x Câu 34 x Câu 35 x Câu 36 x Câu 37 x Câu 38 x Câu 39 x Câu 40 x . MA DE : L.121 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH Tổ : Vật Lý Họ tên học sinh : …………………………………………………. Lớp : …………………… ĐỀ KIỂM ÔN TẬP HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2008 -2009 KHỐI 12. Quang phổ liên tục do các vật nóng sáng phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào: A. Nhiệt độ và bản chất của vật B. Trạng thái của vật C. Nhiệt độ của vật D. Bản chất của vật Câu 16. Một mạch dao. lượng của nguyên tử Hidro ở trạng thái cơ bản (quỹ đạo K) là -13,6eV. Bước sóng dài nhất của vạch quang phổ trong dãy Laiman là λ 21 = 0,122µm. Năng lượng ở trạng thái kích thích thứ nhất (quỹ

Ngày đăng: 22/06/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan