Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Sinh trưởng của một số dòng cá chép trong điều kiện vùng cao " pptx

5 390 0
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Sinh trưởng của một số dòng cá chép trong điều kiện vùng cao " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Sinh trưởng của một số dòng chép trong điều kiện vùng cao P.A.Tuấn, L.Q. Hưng, T.V. Hùng, N.M.Hải Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I 1. Đặt vấn đề chépmột trong những loài nước ngọt nuôi phổ biến ở Việt nam. được nuôi trong ao, lồng, ruộng lúa, cung cấp thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân. Điều tra 133 hộ nuôi chép cho thấy nuôi trong ao, ruộng lúa là hình thức nuôi phổ biến. Phần lớn các hộ dân nuôi chép ghép với các loài khác, bao gồm các loài bản địa và nhập nội. Trong ao nuôi ghép, chép chiếm tới 30,1% sản lượng nuôi (Austin & CTV., 2007). Mức độ thâm canh nuôi chép thay đổi từ nuôi quảng canh quy mô nhỏ dựa hoàn toàn vào nguồn thức ă n tự nhiên, đến nuôi bán thâm canh có bón phân và cho ăn bổ sung các loại cám gạo, phụ phẩm nông nghiệp, đến nuôi thâm canh với mật độ cao, cho ăn thức ăn công nghiệp. Nuôi bán thâm canh trong ao hoặc kết hợp nuôi trong ao và ruộng lúa là hình thức nuôi chép phổ biến nhất ở nước ta. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi chép, bao gồm chất lượng giống, thức ăn, phân bón và biện pháp quản lý ao.Chất lượng giống chụi ảnh h ưởng trực tiếp từ chất lượng di truyền của đàn bố mẹ được dùng để sản xuất giống. Tuy nhiên người nuôi thường không hiểu biết đầy đủ về ảnh hưởng của chất lượng giống đến năng suất nuôi cá. Ở Việt nam có một số dòng chép địa phương thường được người dân nuôi, chúng thường có kích thước nhỏ và chậm lớn (Trần Mai Thiên, 1983). Viện nghiên cứ u nuôi trồng thuỷ sản I trong nhiều năm qua tiến hành chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng chép. Áp dụng chọn giống hàng loạt và gia đình qua nhiều thế hệ, mỗi thế hệ tốc độ sinh trưởng được tăng thêm khoảng 5% (Trần Mai Thiên và Nguyễn Công Thắng 1992). Tuy nhiên phần lớn các thử nghiệm đánh giá sinh trưởng của chọn giống được tíến hành trong điều kiện ao thí nghiệm ở các cơ sở nghiên cứu, thiếu đối chứng với các dòng địa phương. Việc đánh giá so sánh sinh trưởng của các dòng chép khác nhau nuôi ở điều kiện nông hộ, quy mô sản xuất nhỏ sẽ định hướng cho người dân sử dụng chép cải thiện chất lượng di truyền là việc làm có ý nghĩa. Báo cáo này trình bày sinh trưởng và sức sống của các dòng chép khác nhau nuôi trong điều kiện nông hộ vùng cao thuộc hai tỉnh Thái Nguyên và Yên Bái. 2 2.Vật liệu và Phương pháp 2.1 Bố trí thí nghiệm Thử nghiệm được tiến hành trong thời gian 12 tháng, từ tháng 3/2006 đến tháng 3/2007, bao gồm thời gian ương hương, giống (3-5/2006) và nuôi thương phẩm (5/2006-3/2007). Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện nuôi ao, ruộng lúa của 40 hộ nông dân ở 2 tỉnh Thái nguyên và Yên Bái. Bốn dòng chép được so sánh thử nghiệm. Bao gồm dòng P3 mới nhập nội từ Hungary (HP3), chép chọn giống V1 dòng Hungary (H-RIAI), chép trắng Việt nam (VN-USC) và dòng chép có sẵn tại địa phương (LOC). Các dòng chép được sinh sản tại Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Miền Bắc (Hải dương), sinh sản trong cùng ngày, mỗi dòng sinh sản 10-12 gia đình. bột được ương trong ao đất với mật độ 100 con/m 2 trong thời gian 2 tháng. các dòng được ương nuôi trong các ao riêng rẽ, điều kiện ương nuôi (mật độ, chế độ cho ăn ) ở các ao là giống nhau. Khi đạt cỡ 3-5g/con dùng dấu CWT đánh dấu để phân biệt các thể của các dòng khác nhau. sau khi đánh dấu được thả nuôi chung trong các ao/ruộng thử nghiệm. được thả mật độ 0,3 con/m 2 . Các ao/ruộng nuôi được quản lý bởi nông dân. Chế độ cho ăn và quản lý tuỳ theo điều kiện nuôi của từng nông hộ. Mỗi hộ được cấp sổ theo dõi ao/ruộng để ghi chép lại số lượng và chủng loại thức ăn sử dụng và các thông tin cần thiết khác liên quan đến ao/ruộng thử nghiệm. 2.2 Thu thập và phân tích số liệu được thu hoạch sau khi tháo cạn hoặc dùng lưới. các dòng được nhận biết qua vị trí của dấu CWT khi dùng máy quét đọc dấu. Dùng cân có độ chính xác 0,1 g để cân cá. So sánh sinh trưởng của các dòng tính tỷ lệ sinh trưởng/ngày (DWR). Sử dụng phần mềm Excel và SPSS phân tích số liệu. 3. Kết quả 3.1 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của HP3 và LOC và ảnh hưởng của chế độ cho ăn Sinh trưởng của chép HP3 và chép địa phương được so sánh ở 18 hộ, bao gồm các hộ có chế độ cho ăn ít và cho ăn nhiều. Tốc độ sinh trưởng của HP3 là 0,48g/ngày, 60% cao hơn chép địa phương (0,3 g/ngày). 3 Bảng 1. Tốc độ sinh trưởng của chép HP3 và LOC ở 2 chế độ cho ăn khác nhau Dòng Cho ăn ít Cho ăn nhiều Trung bình DWR (g) HP3 0,22 ± 0,02 a 1,13 ± 0,03 c 0,48 LOC 0,16 ± 0,02 b 0,79 ± 0,04 d 0,30 Bảng 1 cho thấy tốc độ sinh trưởng của 2 dòng ở từng điều kiện nuôi. Trong điều kiện cho ăn ít khác biệt sinh trưởng giữa 2 dòng chỉ là 0,06 g, khi đó ở điều kiện nuôi cho ăn tích cực sự khác biệt giữa 2 dòng là 0,36 g. Tỷ lệ sống của 2 dòng thể hiện ở Bảng 2. Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống của 2 dòng khi nuôi ở điều kiện cho ăn khác nhau. Tuy nhiên không thấy sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa 2 dòng nghiên cứu. Bảng 2. Tỷ lệ sống (%) của HP3 và LOC trong hai điều kiện nuôi Cho ăn N Mean Std Min Max Ít 28 21,29 a 0,86 11,72 29,33 Nhiều 8 32,44 b 6,31 14,17 62,0 Tỷ lệ sống của HP3 và LOC là 24,77% và 22,76%. Trong điều kiện nuôi cho ăn tốt tỷ lệ sống của thử nghiệm thường cao hơn tới 62% so với khi nuôi ở điều kiện cho ăn ít. 3.2 Sinh trưởng của HP3, H-RIA-I và LOC Bảng 3. Tốc độ sinh trưởng (g/ngày) của HP3, H-RIAI và LOC Dòng Mean Std Min Max HP3 0,33 a 0,34 0,05 1,90 H-RIAI 0,26 b 0,27 0,04 1,51 LOC 0,23 c 0,23 0,02 1,05 Sinh trưởng của 3 dòng HP3, H-RIAI và LOC được so sánh ở 11 nông hộ, bao gồm 10 hộ cho ăn ít và 1 hộ cho ăn tích cực. Bảng 3 trình bày tốc độ sinh trưởng trung bình của 3 dòng cá. Tốc độ sinh trưởng của các dòng chép ở các nông hộ là khác nhau đáng kể. Phân tích Tukey's test tốc độ sinh trưởng của các dòng cho thấy tốc độ sinh trưởng nhanh nhất ở HP3, sau đó đến H-RIAI và LOC là chậm nhất. 4 3.3 Tỷ lệ sống, sinh trưởng của HP3, VN-USC và LOC Tỷ lệ sống và sinh trưởng của 3 dòng HP3, VN-USC và LOC được so sánh ở 5 nông hộ, bao gồm 1 hộ cho ăn tích cực và 4 hộ cho ăn hạn chế. Bảng 4 thể hiện tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của 3 dòng cá. Đàn HP3 có tốc độ tăng trưởng cao nhất, sau đó là VN-USC và chậm nhất là dòng chép địa phương LOC. Bảng 4. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của HP3, VN-USC và LOC Dòng N Tỷ lệ sống (%) Tăng trưởng (g/day) HP3 112 20,57 0,31 a ± 0,2 VN-USC 96 17,98 0,22 b ± 0,12 LOC 99 18,49 0,18 c ± 0,10 HP3 có tỷ lệ sống cao nhất (20,57%) nhưng không sai khác rõ rệt so với tỷ lệ sống của VN-USC (17,98%) và LOC (18,49%). 3.4 Tỷ lệ sống, tăng trưởng của HP3, H-RIAI, VN-USC và LOC khi cho ăn ít Sinh trưởng của 4 dòng HP3, H-RIAI, VN-USC và LOC được so sánh trong 3 nông hộ cho ăn hạn chế. Bảng 5 thể hiện tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của 4 dòng thử nghiệm. Bảng 5. Tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của HP3, H-RIAI, VN-USC và LOC Dòng N Tỷ lệ sống (%) Tăng trưởng (g) HP3 71 16,81 0,26 a ± 0,08 H-RIAI 62 18,49 0,17 b ± 0,09 VN-USC 58 17,98 0,17 b ± 0,07 LOC 57 20,94 0,13 c ± 0,06 Có sự khác biệt về tỷ lệ sống của nuôi ở các nông hộ, tỷ lệ sống của các dòng nghiên cứu giao động từ 16,81% đến 20,94%. Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các dòng nghiên cứu (P>0,05). Tốc độ sinh trưởng có sự khác biệt giữa các dòng thử nghiệm, đàn HP3 cao nhất, kế đến H-RIAI và VN-USC, và thấp nhất là LOC. Không có sự khác biệt về sinh trưởng giữa đàn H-RIAI và VN-USC. 4. Kết luận và Đề xuất Các dòng chép thử nghiệm có sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng. chép HP3 nổi trội hơn chép chọn giống V1 dòng Hungary và chép trắng Việt Nam. chép địa phương có tốc độ sinh trưởng kém nhất. 5 Sự khác biệt về sinh trưởng giữa các dòng phụ thuộc vào mức độ cho ăn. Ở điều kiện cho ăn kém sự khác biệt giữa dòng tốt và kém về tốc độ sinh trưởng là 0,06g/ngày, khi đó ở điều kiện cho ăn tốt sự khác biệt đó là 0,34 g/ngày. Có sự khác biệt lớn về sinh trưởng của các dòng ở các nông hộ khác nhau, do khác biệt về chế độ cho ăn, môi trường ao/ruộng và các chế độ quản lý, chăm sóc khác. chép chọn giống thể hiện ưu thế rõ rệt về sinh trưởng so với các dòng chép địa phương do vậy việc tiếp tục chọn giống nâng cao chất lượng di truyền của đàn chép là việc làm cần thiết. Nghiên cứu giải pháp phát tán có hiệu quả đàn chép chọn giống là cần thiết. Việc các Trung tâm/trại giống cấp chứng chỉ xác nhận giống chất lượng cho nông dân là việc làm có ý nghĩa. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định lợi ích của người dân khi nuôi chọn giống là cần thiết. Là cơ sở khuyến cáo người dân lựa chọn giống phù hợp với điều kiện của nông hộ để mang lại hiệu quả nuôi cao nhất. Lời cám ơn Thử nghiệm so sánh sinh trưởng các dòng chép trong điều kiện nuôi nông hộ tại Thái Nguyên và Yên Bái là một phần của dự án CARD-project 002/04VIE có đóng góp của nhiều người. Dự án đã nhận được sự giúp đỡ tích cực, đáng kể từ Trung tâm Thuỷ sản tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm thuỷ sản tỉnh Yên Bái. Dự án đánh giá cao nỗ lực và sự hợp tác của 40 hộ nông dân thuộc 2 tỉnh trong quá trình thử nghiệm. Tài liệu tham khảo Austin, C. M., A. Pham, T., B. T. Thai and Q. H. Le. 2007. Fish breeding practices and stock improvement strategies in Vietnam in relation to common carp. Trần Mai Thiên và Nguyễn Công Thắng, 1992. Chọn giống chép (Cyprinus carpio, L) ở Việt nam. Tuyển tập Báo cáo khoa học 1988 - 1992. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Trần Đình Trọng, 1983. Phân bố các dạng hình chép (Cyprinus carpio L.) ở Việt nam. Đại học Sư Phạm Hà Nội. . 1 Sinh trưởng của một số dòng cá chép trong điều kiện vùng cao P.A.Tuấn, L.Q. Hưng, T.V. Hùng, N.M.Hải Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I 1. Đặt vấn đề Cá chép là một trong những. sử dụng cá chép cải thiện chất lượng di truyền là việc làm có ý nghĩa. Báo cáo này trình bày sinh trưởng và sức sống của các dòng cá chép khác nhau nuôi trong điều kiện nông hộ vùng cao thuộc. về tỷ lệ sống của cá nuôi ở các nông hộ, tỷ lệ sống của các dòng cá nghiên cứu giao động từ 16,81% đến 20,94%. Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các dòng cá nghiên cứu (P>0,05).

Ngày đăng: 22/06/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan