Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Sự khởi đầu của ngành công nghiệp Măc ca phát triển bền vững ở Việt Nam " potx

7 496 2
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Sự khởi đầu của ngành công nghiệp Măc ca phát triển bền vững ở Việt Nam " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Sự khởi đầu của ngành công nghiệp Măc ca phát triển bền vững Việt Nam Báo cáo viên: Giáo Hoàng Hòe Báo cáo kết quả Dự án CARD 037/05VIE tại Hội thảo Bắc Kạn, 20-21/4/2010 1. Tên Dự án: 037/05VIE_Thiết lập các vườn ươm và đào tạo nhằm tạo cây giống có chất lượng cao và trồng các mô hình khảo nghiệm giống Măc ca tại 3 tỉnh miền Băc Việt Nam, 2006-2008 2. Chủ trì Dự án: Hoàng Hòe và Martin Novak 3. Cơ quan chủ trì thực hiện Dự án: Trung Tâm Môi trường Du lịch và Phát triển (CETD) Vietnam, hợp tác với Hội Lâm nghiệp Trang trại á nhiệt đới (SFFA) Australia 4. Mục tiêu và nội dung Dự án: Mục tiêu 1 – Tập hợp và tổ chức lại những người chủ các vườn ươm và trang trại cùng nhau hợp tác để phát triển bền vững ngành công nghiệp Măc ca có giá trị cao Việt Nam Nhiều cuộc họp và liên hệ đã được tổ chức trong suốt thời gian 4 năm qua tại Việt Nam và tại Úc với những người cộng tác, nhiều cuộc hội thảo đã thu hút được nhiều người tham dự bao gồm cả nhiều chủ trang trại và nông dân. Dự án đã tổ chức được sự đối thoại tham gia của nhiều nhà khoa học và thực tiễn của Trung quốc và Thái lan về Măc ca vào quá trình thực hiện Dự án . Nhiều nhà khoa học và thực tiễn Trung quốc và Thái lan đã được mời đến dự và trình bầy báo cáo tại Hội thảo Măc ca tại Ba Vì (2007) và Buôn Mê Thuột (2009). Mục tiêu 2 – Tăng cường năng lự c cho 3 vườn ươm hiện có. Các vườn ươm sẵn có của Viện Lâm nghiệp FSI, của Công ty giống Đông bắc tại Lạng sơn, của Công ty Đầu tư XNK NLS tại Ba vì đều được trợ giúp về hạt giống, cành ghép 10 giống từ Úc : 246, 344, 741, 814, 816, 842, 849, A4, A16, A38.và 4 giống từ Trung quốc: QN1, OC, 788, Đadow và một số thiết bị nhỏ vườn ươm và tài liệu. Mỗi năm có hai lần chuyên gia Úc đến thăm vườn ươm và hu ấn luyện tại chỗ về kỹ thuật tạo cây giống. Mục tiêu 3 – Thiết lập một vườn ươm mới theo mô hình vườn ươm của Úc để tạo ra cây giống chuẩn Vườn ươm mới này do Công ty TNHH Long Phượng xây dựng được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Chuyên gia Úc đã được xây dựng từ năm 2006 và đã sản xuất ra những cây 2 giống Măc ca ghép có chất lượng cao. Quy mô của vườn ươm còn nhỏ năm đầu tiên đã sản xuất được 6000 cây giống tốt. Vườn ươm đã thực hiện những kỹ thuật theo sự hưỡng dẫn của chuyên gia Úc như túi bầu lớn, thành phần ruột bầu ít đất và nhiều phân tơi xốp, cây giống có bộ rễ khỏe, đạt tỷ lệ thành công cao hơn 3 vườn ươ m khác, cây giống đạt tiêu chuẩn đã được chuyên gia công nhận không kém chất lượng vườn ươm bên Úc. Mục tiêu 4 – Trồng khảo nghiệm 14 giống tại 3 mô hình đặt tại Ba vì, Lạng sơn và Hòa Bình. Điểm khảo nghiệm Vạn linh của Công ty Giống Đông bắc được trồng từ năm 2007 với tổng số cây là 578 cây thuộc 13 giống. Điểm khảo nghiệm Ba vì của Công ty Đầu tư và XNK Nông lâm nghiệp cũng đ uợc trồng trên diện tích 2 Ha với 600 cây thuộc các giống A4, 344, 900, 246, A16, 695, 814, OC, 800, 849, A38, 741, 816, 842 Điểm khảo nghiệm Yên thủy của Công ty TNHH Long phượng cũng đã được trồng trên diện tích 1,9 Ha với tổng số cây trồng là 480 cây thuộc 12 giống. Mục tiêu 5 – Thực hiện chuyến khảo sát Măc ca tại Nam Trung quốc, có 10 người chủ chốt của Dự án tham gia bao gồm nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp. Chuyến khảo sát thực hiện tại Quảng đông Quảng tây và Vân nam là 3 tỉnh hiện có nhiều nghiên cứu và khảo nghiệm và phát triển Măc ca chủ yếu của Trung quốc. Báo cáo khảo sát đã nêu rõ những kết quả thu thập được qua việc khảo sát thực đia, gặp gỡ trao đổi ý kiến với các nhà nghiên cứu và thực tiễn của TQ.Nhiều kinh nghiệm của TQ về Măc ca đã được tìm hiểu và học hỏi. Mục tiêu 6 – Đã thực hiện chuyến khảo sát Măc ca tại Thái lan, lãnh đạo và 4 thành viên chủ chốt của Dự án đã tham gia chuyến khảo sát này. Giáo Choob, giáo Bunvong and giáo Monton của Đại học Kasetsart Thái lan đã nhiệt tình giúp đỡ tổ chức chuyến khảo sát này. Qua chuyến khảo sát này Đoàn đã thu thập được những hiểu biế t về tình hình và thực trạng của ngành công nghiệp Măc ca Thái lan Người Thái đã có trên 30 năm kinh nghiệm nghiên cứuphát triển Măc ca tại vùng núi phía bắc của nước Thái, họ có kinh nghiệm trồng xen Măc ca với phê, với Chè và cây thuốc trên độ cao từ 600m đến 1300 m, rất liên quan đến Tây nguyên và Tây bắc Việt Nam. Họ cũng đã hỗ trợ giống cho Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây nguyên mấy năm qua. Mục tiêu 7 – Thực hiện các lớp huấn luyện kỹ thuật có sự tham gia của các kỹ thuật viên, cán bộ và công nhân các vườn ươm, nông dân và chủ trang trại. Các lớp huấn luyện ngắn ngày này được thực hiện mỗi năm hai lần suốt 3 năm 2006- 2008 do Dự án tổ chức cùng các chuyên gia Úc. 3 Sự trao đổi thông tin với nhau giữa các người làm vườn ươm với chuyên gia được tiếp tục thường xuyên. Mục tiêu 8 – Hỗ trợ cho sự hình thành một mạng lưới ngành công nghiệp Măc ca dựa trên những kinh nghiệm thành công của mô hình Hiệp Hội Măc ca Úc (AMS) và những kinh nghiệm khác của Việt Nam Câu lạc bộ Măc ca Việt Nam do nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn , GS Hoàng Hòe và Nguyễn hữu Lộc khởi xướng đã được thành lập và hoạt động từ năm 2004, có trên 10 hội viên là những người yêu thích trồng cây Măc ca.tham gia. Martin Novak và Kim Wilson đã giới thiệu những kinh nghiệm thành công của mô hình Hiệp hội Măc ca Úc với Câu lạc bộ. Mục tiêu 9 – Giúp đỡ và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và số liệu tài liêu với các nhà nghiên cứu Việt Nam như Trung tâm n/c giống Viện Khoa học Lâm nghiệp VN(FSI) và Viện KHKT NLN Tây nguyên (WASI) Các Kỷ yếu của những Hội thảo/Tập huấn được Dự án tổ chức tại Lạng sơn 2006, Bavi 2007, Hà Nội 2008, Buôn Mê Thuột 2009, đã bao gồm các bản thuyết trình của các thành viên tham gia Dự án , các báo cáo kết quả nghiên cứu khảo nghiệm của FSI và WASI và các đơn vị khác tham gia Dự án. Các nhà chế biến Thai bình và Đồng nai cũng tham gia phát biểu trong các Hội thảo về khả năng thu mua hết các hạt Măc canông dân sản xuất. Mục tiêu 10 – Thu thập các số liệu từ các điểm khảo nghiệm giống và vườn ươm, tiến hành phân tích số liệu. Từ những số liệu đã thu thập được Dự án đã phân tích và đưa vào Bảng mô hình kinh doanh vườn ươm (Model XL) và Bảng Phát triển vốn và triển vọng tài chính cuả Trang trại Măc ca( Model XL) Mục tiêu 11 – Thông tin dến các người chủ trang trại và mọi người về lợi ích của ngành công nghiệp Măc ca . Rất nhiều người đã được mời tham dự các Hội thảo và được chia sẻ các thông tin và tài liệu Dự án. Nhờ có sự phối hợp tốt với báo chí và cơ quan truyền thông mà nay nhiều người đã biết về lợi ích của Măc ca và muốn tham gia trồng nhiều Măc ca. Mục tiêu 12 – Tăng cường khả năng khuyến nông bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu với các người thực hành Một sự liên thông trao đổi ý kiế n được duy trì và phát triển giữa những người tham gia Dự án các Viện nghiên cứu với cơ quan khuyên nông , các cán bộ kỹ thuật, những người tham dự Hội thảo, kể cả các chuyên gia Úc, Trung quốc, Thái lan. 5. Phương pháp và các vật liệu nghiên cứu • Giới thiệu và cung cấp các hạt giống từ Úc và Trung quốc 4 • Cung cấp các cành ghép lấy từ Úc và Trung quốc • Cung cấp một số thiết bị vườn ươm • Các thông tin về gieo ươm • Thiết lập 3 điểm trồng khảo nghiệm giống • Các lớp huấn luyện • Vườn ươm mới • Hạt giống và cành ghép do Dự án cung cấp bao gồm: - 440 kg of H2 từ Úc - 600 kg of H2 và giống khác từ Trung quốc - Cành ghép của 17 giống, trong đó 13 giống từ Úc: A4 A16 A38, 246 344 741 816 842 849 814 A203, A268 Daddow, và 4 giống từ Trung quốc (Varieties) gồm: Quế Nhiệt 1, 695 788 OC Thiết bị vườn ươm: • Băng cuốn ghép cây mới • Bào ghép cây • Mẫu túi bầu • Wounds dressing 6. Kết quả và thảo luận Dự án đã thực sự đạt được kết quả đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển ngành công nghiệp Măc ca bền vững Việt Nam thông qua những nỗ lực hoạt động toàn diện của Dự án trong 4 năm qua (2006-2009). Những người tham gia Dự án đã có một cái nhìn đúng về việc xây dựng bền vững ngành sản xuất Măc ca trong Nông nghiệp Việt Nam. Măc ca chắc chắn s ẽ trở thành cây trồng tiềm năng có triển vọng phát triển Việt Nam. Người lãnh đạo Dự án đã làm việc chặt chẽ với cơ quan nghiên cứu như FSI và WASI để sớm đưa những kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Các chuyên gia Úc đã giới thiệu những kinh nghiệm phong phú của Úc và những bạn Trung quốc và Thái lan cũng đã giới thiệu những kinh nghiệm của họ cho các bạn Việt Nam. So với tình hình năm 2004 và 2005 thì nay Việt Nam đã có một bước tiến rất dài trong nghiên cứuphát triển Măc ca. Nhiều vườn ươm mới đã được thiết lập và mở rộng, chất lượng cây ghép đã được cải thiện. Nhiều điểm khảo nghiệm sẵn có và mới trồng của Dự án tại nhiều vùng sinh thái 5 khác nhau hiện nay cây đã lớn và cho kết quả để phân tích và nhận định bước đầu về các giống thích hợp nhất cho các vùng. Năng lực của các vườn ươm đang được nâng cao hàng năm Các cuộc tập huấn và Hội thảo do Dự án tổ chức đã giúp những người tham dự có những hiểu biết và kiến thức về cây Măc cangành công nghiệp Măc ca. Đặc biệt là cuộc Hội thảo tại Buôn mê thuật tháng 8/2009 có trên 100 người tham dự thuộc các tỉnh vùng Tây nguyên như Đaklak, Đăk nông, Lâm đồng, Gia lai. Nhiều nông dân tại Tây nguyên hiện đang tha thiết muốn trồng cây Măc ca để thay thế một số nơi trồng phê , Điều, Cao su không hiệu quả và họ đã thừa nhận cây Măc ca là cây trồng có hiệu quả kinh tế và môi trường tại vùng này. Vai trò khuyến nông và trình diễn của WASI, FSI và Công ty TNHH Long Phượng là rất quan trọng. Hiệp Hội Măc ca Đăklak sắp được hình thành sẽ có vai trò quan trọng trong bước đầu phát triển này. Lãnh đạo Bộ NN và PTNT cũng đã rất quan tâm đến vấn đề khuyên nông phát triển cây Măc ca. Tháng 8/2008, Cục Khuyến nông Khuyên Ngư Quốc gia đã tổ chức một cuộc Hội thảo quốc gia chuyên đề về phát triển cây Măc ca. Nhiều Chi Cục Khuyên nông các tỉnh đã tham dự Hội thảo này. Vấn đề quan trọng hiện nay là Bộ cần chính thức đưa Cây Măc ca vào dang sách cây công nghiệp có giá trị cao tại nhiều tỉnh, nhất là các Tỉnh Tây nguyên và Tây bắc. Bộ NN &PTNT và các UBND các Tỉnh nên nghiên cứu sớm có chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệpnông dân trồng cây Măc ca. Bộ nên giao đề tài nghiên cứu về Măc ca cho Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây nguyên để tiếp tục thực hiện các nội dung nghiên cứu và xây dựng mô hình sản xuất thử và điểm trình diễn trên một số tiểu vùng sinh thái tại Tây Nguyên. 7. Kết luận và đề nghị Cây Măc ca là cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao đã được đưa vào Việt Nam đến nay gần 20 năm nay (từ năm 1993). Tuy VN đi sau Trung quốc và Thái lan trên 20 năm, nhưng nhờ ta có sự hợp tác có hiệu quả với Úc là nước dẫn đầu thế giới về cây Măc ca, ta có thể đi nhanh và phát triển bền vững. Tất nhiên còn nhiều vấn đề về kỹ thuật cụ thể sẽ phải đượ c nghiên cứu giải quyết và hướng dẫn cho nông dân. Nhưng hoàn toàn có thể tin tưởng rằng cây Măc ca có tiềm năng và triển vọng phát triển VN, nhất là Tây nguyên và có thể một số tiểu vùng hẹp 6 Tây bắc. Đề nghị Bộ NN và PTNT cùng các UBND các Tỉnh nên sớm khẳng định và có biện pháp và chính sách hỗ trợ Doanh nghiệpnông dân trồng cây Măc ca. 8. Tài liệu trích dẫn và tham khảo 1. Báo cáo MS 3,5,8,10 của Dự án 037/VIE/05 2. Information Training and support notes - Choosing varieties and support notes* - Row and trees spacing options* - Planting Procedures* - Managing Young Trees* - Nursery Manual* - Macadamia Financial Returns for Vietnam - Nursery Financial Returns - Strategy for Macadamia Nurseries - Macadamia China Study Tour Report * Notes based on Australian Macadamia Manual 3. Information • CD Presentations - Photos and Papers - Grafting Macadamia in Australia – 2006 - Macadamia China Study Tour – 2006 - Australian Macadamia Nurseries – 2006 - Macadamias in Vietnam – 2004-6 - Macadamia New Nursery - Yen Thuy - Macadamia Workshop Proceedings Langson 2006 - Macadamia Workshop Proceedings Ba vi 2007 - Macadamia Workshop Proceedings Hanoi 2008 - Macadamia Workshop Proceedings DakLak 2009 4. Video - DVDs - Macadamia in Vietnam 2004 - Macadamia in Vietnam 2005 - Macadamia China Study tour 2006 - Macadamia in Vietnam – March/April 2006 - Grafting Macadamias in Australia March 2006 - Macadamia Grafting in Vietnam & Australia - Macadamias in Australia – AMS Video - Macadamia in Thailand - October 2007 - Macadamia Training Workshop in Hanoi -October 2008 - Macadamia De-husking in Australia - Macadamia Training workshop Video Daklak August 2009 (DVD) Tất cả các tài liệu trên ( tiếng Việt và tiếng Anh) đều có lưu tại: 7 Trung Tâm Môi trường Du lịch và Phát triển Dự án 037/ VIE/ 05 Địa chỉ: 114 Hoàng Quốc Việt , Cầu Giấy, Hà Nội Tel/ Fax: 844-7560233; Email: hoehoang2@gmail.com . 1 Sự khởi đầu của ngành công nghiệp Măc ca phát triển bền vững ở Việt Nam Báo cáo viên: Giáo sư Hoàng Hòe Báo cáo kết quả Dự án CARD 037/05VIE tại Hội thảo Bắc. nhìn đúng về việc xây dựng bền vững ngành sản xuất Măc ca trong Nông nghiệp Việt Nam. Măc ca chắc chắn s ẽ trở thành cây trồng tiềm năng có triển vọng phát triển ở Việt Nam. Người lãnh đạo Dự. luận Dự án đã thực sự đạt được kết quả đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển ngành công nghiệp Măc ca bền vững ở Việt Nam thông qua những nỗ lực hoạt động toàn diện của Dự án trong 4 năm

Ngày đăng: 22/06/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan