Đặc tính chung của giáo viên đại học potx

3 319 1
Đặc tính chung của giáo viên đại học potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đặc tính chung của giáo viên đại học Theo truyền thống, giáo viên đại học được xem như là một hình mẫu trong các việc: - Dạy học; - Nghiên cứu; và - Phục vụ cộng đồng. Những quảng cáo việc làm trong các trường đại học, viện công nghệ, trường kỹ thuật, trường sư phạm, hoặc các viện giáo dục đại học khác nói chung phản ánh truyền thống này. Khi đảm đương nhiệm vụ, người mới nhận việc thường được kỳ vọng xa hơn trong việc thực hiện ba chức năng trên để tiến lên phía trước. Vì thế, giảng viên đại học cần phải vừa là một giảng viên và vừa là một nhà nghiên cứu sáng tạo đồng thời phải là một người đóng góp sức mình cho sự phát triển của nhà trường và của cộng đồng. Với một thành tích nổi trội trong ba lĩnh vực chức năng trên, sự tiến tới vị trí giáo sư đáng kính mà các giảng viên cố phấn đấu có thể không đến nỗi quá xa vời. Dạy học, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng là ba nhiệm vụ truyền thống của giảng viên đại học. Hãy nghĩ về những việc mà bạn đang làm và những việc mà sinh viên, ban giám hiệu nhà trường và dân chúng đang mong đợi ở bạn. Liệu có phải những việc bạn làm đang bao trùm ba nhiệm vụ truyền thống kia không? Nếu bạn trả lời là không, hãy liệt kê những hoạt động ngoài ba nhiệm vụ đó. Hồ sơ công tác của một giáo viên Những đặc tính dạy họcchúng ta mong đợi của một giáo viên trong trường đại học là gì? Bản liệt kê một số đặc tính đó được cho dưới đây: 1. Hiểu sinh viên học tập như thế nào. 2. Quan tâm đến sự phát triển của sinh viên. 3. Luôn nâng cao trình độ chuyên môn 4. Sẵn sàng cộng tác với đồng nghiệp và học tập từ đồng nghiệp. 5. Luôn rút ra kinh nghiệm thực tế chuyên môn. Các giảng viên cần phải: a. Thiết kế chương trình dạy học hoặc kế hoạch làm việc từ đề cương và chương trình đào tạo; b. Sử dụng hàng loạt các phương pháp dạy và học thích hợp hiệu quả và có hiệu suất cao với các nhóm đông các sinh viên, nhóm ít đông hơn và với từng người; c. Giúp đỡ sinh viên giải quyết các vấn đề học thuật với phương pháp được nhiều sinh viên chấp nhận; d. Sử dụng nhiều kỹ thuật đánh giá thích hợp để thúc đẩy việc học tập của sinh viên và để đạt được thành tích cao; e. Đánh giá việc làm của riêng mình bằng nhiều cách: tự đánh giá, đánh giá thông qua đồng nghiệp, từ sinh viên và dùng các kỹ thuật đánh giá; f. Thực hiện có hiệu quả việc trợ giúp giảng dạy và nhiệm vụ quản lý học tập; g. Phát triển chiến lược cho bản thân và chuyên môn nghiệp vụ thích ứng với các điều kiện của nhà trường. Giảng dạy đại học Mục tiêu (goal) chính của giảng dạy đại học bao gồm các mục đích (objective) như làm thay đổi tri thức và năng lực thực sự của sinh viên, tăng cường khả năng nhận thức (ví dụ, kỹ năng nghiên cứu, các kỹ năng suy luận, kỹ năng viết và kỹ năng đọc), và hiểu rõ giá trị tri thức của nội dung môn học. Đối với nhiều người, việc truyền đạt kiến thức và các kỹ năng cho sinh viên là mục tiêu chủ yếu của giảng dạy đại học. Dạy học là cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giảng viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Thế giới của người thày giáo là thế giới học tập. Cơ hội dành cho tự giáo dục và thoả mãn sự ham hiểu biết không có nghề nào có thể sánh được. Trong khi giáo dục những người khác, người giáo viên nhận ra những điểm yếu và tiềm năng của chính bản thân mình. Vai trò của người thầy trong việc giáo dục sinh viên ngày càng trở nên quan trọng. Chúng ta từng nghĩ về người thầy như là người chế biến thông tin. Ngày nay, nhận thức về vai trò người thày không phải dừng lại ở đó. May mắn thay, sự bùng nổ kiến thức đã buộc chúng ta nhận thức lại vai trò người thày. Không thể nào pha trộn, chế biến tất cả những kiến thức mà sinh viên sẽ cần cho cuộc đời họ sau khi ra trường, vì thế chúng ta cần nhấn mạnh “biết học như thế nào” là điều cốt yếu của nền giáo dục hiện đại. Vì vậy vai trò mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của sinh viên, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức và sử dụng kiến thức. Nói tóm lại, giúp cho sinh viên có được các năng lực tự giáo dục suốt đời. Giảng viên đại học thường được coi là tấm gương của một học giả mẫu mực mà sinh viên của họ muốn được noi theo và là hiện thân thực sự về môn học mà họ đang đảm nhận. Vai trò mới của người giáo viên như là một hình mẫu sẽ có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều so với vai trò chỉ đơn thuần là người pha trộn, chế biến thông tin trong việc làm gia tăng ảnh hưởng của giảng viên lên cách tư duy và phương pháp nghiên cứu của sinh viên trong suốt cuộc đời. Bởi thế, người thày phải biết chấp nhận những thách thức để thực hiện tốt vai trò đặc biệt của mình. Giúp định hướng các cơ hội phát triển cho thế hệ sau có lẽ là một biểu hiện cao quý nhất của con người. Đó là sự bất tử không gì có thể so sánh được, và như Obafemi Awolowo đã nhận xét, “gần giống như một sự chia xẻ vĩnh hằng mà con người có thể đạt tới trên trái đất này”. Đó thực sự là một vinh dự và trách nhiệm. Người thầy luôn có may mắn với những cơ hội hàng ngày để trả lời cho sự cao quí đó. . tác của một giáo viên Những đặc tính dạy học mà chúng ta mong đợi của một giáo viên trong trường đại học là gì? Bản liệt kê một số đặc tính đó được cho dưới đây: 1. Hiểu sinh viên học tập. Đặc tính chung của giáo viên đại học Theo truyền thống, giáo viên đại học được xem như là một hình mẫu trong các việc: - Dạy học; - Nghiên cứu; và - Phục. Giảng viên đại học thường được coi là tấm gương của một học giả mẫu mực mà sinh viên của họ muốn được noi theo và là hiện thân thực sự về môn học mà họ đang đảm nhận. Vai trò mới của người giáo

Ngày đăng: 22/06/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan