Copy of BAI TIEU LUAN pptx

11 231 0
Copy of BAI TIEU LUAN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thất nghiệp Bản đồ tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu - CIA 2005 Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Ở nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian ở nông thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng. Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe [1] . Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc thu nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v ). Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác. Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là người thừa tuy nhiên sự tác động là khác nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và chăm sóc con cái vẫn có thể được chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngược lại ở người nam, đem thu nhập cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng. Nam giới khi mất việc làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn, họ có thể tìm đến rượu, thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia đình [2] . Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và như đã nói ở trên đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát. Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. [sửa] Lợi ích Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát. Điều này được minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học. Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận. [sửa] Nguyên nhân Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng đồng nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động). Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp. Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp. Việc áp dụng nguyên lý cung - cầu vào thị trường lao động giúp lý giải tỷ lệ thất nghiệp cũng như giá cả của lao động. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh chỉ ra, ở các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ nữ và thanh niên còn là hậu quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao động. [sửa] Phân loại • Thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên bởi luôn có một số người trong giai đoạn chuyển từ chỗ làm này sang chỗ khác. • Thất nghiệp cơ cấu: do sự không tương thích của phân bố lao động và phân bố chỗ làm việc (khác biệt địa lý hoặc khác biệt kỹ năng). Người thất nghiệp không muốn hoặc không thể thay đổi nơi ở hoặc chuyển đổi kỹ năng. • Thất nghiệp chu kỳ: khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao động ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế. • Thất nghiệp kỹ thuật: do việc thay thế công nhân bằng máy móc hoặc công nghệ tiên tiến hơn. • Thất nghiệp thông thường: khi thu nhập thực tế xuống dưới mức chấp nhận được. • Thất nghiệp theo học thuyết Mark: là mức cần thiết để thúc đẩy công nhân làm việc và giữ mức lương thấp • Thất nghiệp theo mùa: khi công việc phụ thuộc vào nhu cầu theo thời tiết. Ví dụ: công nhân xây dựng trong mùa mưa, giáo viên dạy trượt tuyết trong mùa hè. Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x Số người không có việc làm Tổng số lao động xã hội 1)Lực lượng Lao động và Thất nghiệp Tự nhiên Trong phần trước chúng ta đã nói về việc cân bằng được xác định như thế nào trong thị trường lao động, nhưng chưa thực sự thảo luận về vị trí của thất nghiệp trong bức tranh này. ● Chúng ta sẽ bắt đầu bằng phân tích tại điểm cân bằng đầy đủ. ● Hãy nhớ lại rằng lực lượng lao động (LF) = số người có việc làm + số người không có việc làm. ● Lực lượng lao động bao gồm những người đang làm việc và những người đang kiếm việc làm, và chúng ta có thể giả định rằng con số này tăng lên khi mức lương thực tế tăng - chúng ta có thể xây dựng một đường lực lượng lao động (LF) dốc đi lên như trong Hình 1 dưới đây. ● Số lượng người có việc làm được xác định bởi điểm mà ở đó LD = LS. ● Số lượng người không có việc làm được xác định bằng sự chênh lệch giữ lực lượng lao động và điểm cắt nhau giữa LD và LS, như được chỉ ra trong Hình 1. Như hình trên chỉ ra, thậm chí tại mức việc làm đầy đủ chúng ta vẫn có một số người thất nghiệp, chúng ta gọi đó là thất nghiệp tự nhiên. ● Điều quan trọng là cần nhận thức được rằng khi cầu về lao động = cung về lao động, vẫn có một mức thất nghiệp tự nhiên phát sinh từ luân chuyển thị trường lao động tự nhiên. ● Trong thị trường lao động luôn có một dòng người lao động có/mất việc làm, gia nhập/thoát ra khỏi lực lượng lao động. ● Ngày nay ở Regina, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 6%, nhưng nếu bạn đi vòng quanh thành phố bạn sẽ thấy rất nhiều doanh nghiệp đăng quảng cáo tìm người - vẫn chưa có sự phù hợp hoàn hảo về công việc của những người lao động. ● Hình 2 dưới đây cho chúng ta thấy những luồng cơ bản chảy ra và chảy vào thị trường lao động. Những dòng lao động này luôn tồn tại, thậm chí là trong thời kỳ kinh tế bùng nổ. ● Phần chính của dòng lao động trên là những người thay đổi công việc, những người không bị thất nghiệp trong bất kỳ một khoảng thời gian nào. ● Tuy nhiên, cũng có những người đi ra và gia nhập lực lượng lao động, những người đôi khi mất việc làm. ● Những người này tạo ra mức thất nghiệp tự nhiên. ● Hình 3 dưới đây chỉ ra những dòng lao động này trong khoảng thời gian từ 1975-1994. ● Như chúng ta có thể thấy, thậm chí trong giai đoạn việc làm đầy đủ như 1980 và 1989, có một dòng lớn những người đi ra và gia nhập thị trường lao động và tạo nên mức thất nghiệp tự nhiên. ● Chúng ta thường tập trung vào ba nhóm cơ bản của thất nghiệp tự nhiên - thất nghiệp do thay đổi nghề, thất nghiệp theo mùa và thất nghiệp do cơ cấu. ● Chúng ta hãy xem xét từng nhóm một. Hình 3[1] 2. Thất nghiệp do Thay đổi Công việc và Thất nghiệp do Mùa Thất nghiệp vì thay đổi công việc xảy ra khi có sự luân chuyển thị trường lao động thông thường, dòng lao động đi ra và vào thị trường lao động như chỉ ra trong Hình 2 ở trên. ● Những người thay đổi công việc thường có xu hướng thất nghiệp tạm thời, và thường kiếm được công việc trong cùng một lĩnh vực. ● Ví dụ, bạn rời bỏ Hãng Sear bởi vì bạn ghét thời giờ làm việc, và cuối cùng bạn có được một công việc tương tự tại hãng Bay, nhưng với thời giờ làm việc như bạn mong muốn. ● Nhóm này bao gồm những người tốt nghiệp đại học, người làm việc gia đình, những người rời bỏ/mất công việc. ● Đây là một phần thông thường của nền kinh tế, như Hình 3 trên đây chỉ ra. Thất nghiệp theo mùa cũng là một phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc chỉ thực hiện được theo mùa nhất định - đánh cá, làm nông nghiệp, xây dựng Giải pháp của thị trường để giải quyết thất nghiệp theo mùa và thất nghiệp do thay đổi công việc bao gồm việc tìm việc tư nhân, quảng cáo của các doanh nghiệp cũng như người tìm việc, và các trung tâm tìm việc tư nhân. Các biện pháp của chính phủ bao gồm: trung tâm dịch vụ việc làm của chính phủ, và cố gắng giảm việc tăng thêm những khoản Bảo hiểm Thất nghiệp. ● Bảo hiểm thất nghiệp ở Canada rộng rãi hơn so với ở Hoa Kỳ từ năm 1971, đặc biệt là trong việc đối đãi với những người thất nghiệp theo mùa. ● Cho đến những cuộc cải tổ vài năm gần đây, người ta có thể làm việc 10 tuần ở Atlantic Canada, và nhận một khoản bảo hiểm thất nghiệp bằng 67% mức lương của bạn trong 40 tuần. ● Việc cung cấp bảo hiểm thất nghiệp này có xu hướng tăng mạnh về thời gian mọi người bỏ ra để tìm kiếm việc làm, và hỗ trợ những ngành làm việc mùa vụ. ● Và người ta cho rằng đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho mức thất nghiệp tự nhiên ở Canada cao hơn ở Hoa Kỳ. ● Gần đây, bảo hiểm việc làm (tên mới của bảo hiểm thất nghiệp) đã được cải tổ làm cho nó trở nên khó hơn để nhận được, thời gian làm việc được rút ngắn hơn, và các điều kiện khắt khe hơn. ● Sự thay đổi này làm giảm mức thất nghiệp do thay đổi công việc và mùa vụ. 3) Thất nghiệp do Cơ cấu. Thất nghiệp do cơ cấu kà sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế. ● Ví dụ kinh điển là sự dịch chuyển từ lực lượng lao động chiếm đa số trong nông nghiệp (70% số lao động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%. ● Khi chúng ta có sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế, chúng ta thường có các ngành phát triển cùng với sự tăng lên về nhu cầu lao động cũng như các ngành có sự suy giảm. ● Tuy nhiên, số lao động không có việc làm có xu hướng ở không đúng khu vực hoặc có kỹ năng không phù hợp cho công việc mới - chúng ta chỉ cần suy nghĩ về những người ngư dân nở Newfoundland với trình độ giáo dục lớp 8. ● Họ sẽ không trở thành những người lập trình máy tính, mặc dù có một sự thiếu hụt lớn những lập trình viên ở cả nước. ● Để có được một công việc mới, bạn phải tự thân cố gắng đào tạo lại, tự thân thay đổi chỗ ở, hoặc bạn chỉ có thể nghỉ hưu. ● Điều này có thể khó khăn đối với những người lao động, đặc biệt là nếu họ không trang trải được việc đào tạo lại, hoặc nếu họ già hơn. Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm: ● Sự dịch chuyển các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế tự do hơn - trong 10 năm qua cả xuất khẩu và nhập khẩu của chúng ta đã tăng lên đáng kể trong phần trăm của nền kinh tế, báo hiệu một sự dịch chuyển lớn trong thị trường lao động trong các ngành xuất khẩu và ngành nhập khẩu cạnh tranh. ● Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hoá và robot hoá. (Ví dụ như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính, nhân viên nhập dữ liệu,.v ) ● Những vấn đề trong các ngành dựa trên nguồn lực như là đánh cá và đốn gỗ. ● Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp. Lưu ý rằng trong một nền kinh tế năng động, một mức độ thất nghiệp lại tỏ ra hiệu quả. ● Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã hội. ● Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những công việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ. ● Lợi ích của kết quả do thay đổi công việc làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn. ● Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc cho phép những người lao động tìm kiếm được những công việc mà họ làm hiệu quả hơn. ● Do đó, tổng sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên. (So sánh trường hợp này với trường hợp của những người tốt nghiệp ở Trung Quốc tăng lên đến những năm 90. Họ được giao những công việc khi tốt nghiệp, với sự đóng góp rất ít về loại công việc và nơi làm việc) Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc mới nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở. ● Thực tế này có nghĩa là một chi phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội - ví dụ, những công nhân thất nghiệp do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai đoạn. ● Những người lao động này chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những ngành mới này. Giải pháp của thị trường để giải quyết loại thất nghiệp này là khuyến khích tư nhân đào tạo lại. ● Các biện pháp của chính phủ bao gồm trợ cấp đào tạo lại, trợ giúp việc phân bổ lại theo vùng. 4) Thị trường Lao động trong Thời kỳ Suy thoái: Thất nghiệp theo Chu kỳ. Nhiệm vụ cuối cùng của chúng ta là giải thích điều gì gây nên sự thất nghiệp tăng thêm trong thời kỳ khủng hoảng mà chúng ta có thể quan sát trong Hình 3 - có một sự tăng mạnh những người mất việc làm trong khoảng vài tháng thuộc thời kỳ suy thoái - lưu ý rằng các đoạn uốn vào năm 1982 và 1991 theo hướng lồi lên. ● Đây là một ví dụ của thất nghiệp chu kỳ, nó bằng không trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, nhưng mang số dương trong thời kỳ suy thoái, khi số người phải nghỉ việc tăng vọt. ● Nó được bắt đầu bằng sự sụt giảm nhu cầu lao động, phát sinh từ việc giảm tổng sản phẩm trong nền kinh tế. ● Tuy nhiên, vấn đề này lại được gia tăng bởi thực tế là mức lương có xu hướng ít thay đổi, và giảm xuống dần dần - mức lương thực tế trở nên quá cao trong thời kỳ suy thoái. ● Mức lương qúa cao này tạo nên sự thất nghiệp chu kỳ. ● Chúng ta hãy xem thất nghiệp chu kỳ xảy ra như thế nào. Xem xét một nền kinh tế bắt đầu với cân bằng việc làm đầy đủ như trong Hình 4 (a) dưới đây, với mức thất nghiệp tự nhiên, và mức lương thực tế . ● Bây giờ, giả sử rằng xảy ra suy thoái, và AD giảm, như trong Hình 4 (b). ● Trong ngắn hạn, mức lương thực tế được cố định tại W 0 . ● Do đó, khi tổng cầu giảm xuống làm gảm mức giá, chúng ta có mức lương thực tế tăng lên . ● Trong ngắn hạn, thị trường lao động không ở trong cân bằng tại LD = LS! ● Với mức lương thực tế tăng lên, doanh nghiệp thuê ít lao động đi - chúng ta di chuyển đường LD trong phần (a) của Hình 4, với L 1 lao động được thuê. ● Số việc làm giảm đi có nghĩa là sản xuất giảm xuống thể hiện qua hàm tổng sản xuất - điều này có nghĩa là GDP thực tế cung ứng ra thấp hơn - đây là sự dịch chuyển xuống đường SAS như trong phần (b) của Hình 4. ● Doanh nghiệp thuê ít lao động hơn có nghĩa là thất nghiệp tăng lên - tổng thất nghiệp tăng lên, qua sự tăng lên trong thất nghiệp chu kỳ chúng ta có thể thấy được trên đồ thị. ● Chú ý rằng thất nghiệp chu kỳ xảy ra là do trên thực tế cung lao động lớn hơn cầu lao động. Làm thế nào chúng ta thoát ra khỏi tình trạng này? ● Các biện pháp của thị trường cho thất nghiệp chu kỳ bao gồm việc đàm phán lại mức lương cuối cùng ở một mức thấp hơn - đường SAS cuối cùng điều chỉnh lại sang phải khi mức lương danh nghĩa giảm, làm giảm mức lương thực tế về với giá trị cân bằng. ● Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự khôi phục nền kinh tế quá chậm nên cần các biện pháp can thiệp của chính phủ, bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ nên hiệu ứng số nhân sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về lao động. ● Chính phủ cũng cần thực hiện chính sách tài chính ngược chu kỳ và chính sách tiền tệ ngược chu kỳ để dịch chuyển đường tổng cầu AD sang phải, và làm giảm mức lương thực tế bằng cách tăng giá lên. ● Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu của khoá học, một trong những tranh luận chủ yếu của kinh tế học vĩ mô là sự tranh luận về mức lương điều chỉnh chậm như thế nào. ● Các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng mức lương điều chỉnh nhanh chóng, nên hầu hết thất nghiệp đều là tự nhiên, và chính sách của chính phủ ít đóng vai trò ở đây. 1. Các nhà kinh tế học Keynes mới cho rằng mức lương điều chỉnh chậm chạp, và do đó yêu cầu sự can thiệp của chính phủ bằng chính sách ngược chu kỳ. 2. Chúng ta hãy dành những tranh luận này trong Kinh tế học 302. 5) Nghiên cứu tình huống: Suy thoái 1990-91 và Sự hồi phục chậm chạp những năm 90. Hãy xem xét những dữ liệu sau đây về sự suy thoái 1990-91. Mức lương thực tế Thất nghiệp (Tỷ đô la theo giờ) Mức thất nghiệp GDP thực tế (tỷ đô la) 1990, quý I $13.65 23 7.5% 710.5 1992, quý II $14.65 21.6 11.3% 697.1 Điều gì xảy ra ở Canada trong những năm 90. ● Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng có nhiều yếu tố xảy ra cùng một lúc. ● Trước hết, chúng ta đã thấy trong chương 6, có sự giảm mạnh trong tổng cầu tại những năm đầu của thập kỷ 90 do 1. Chính sách tiền tệ chống lạm phát của Ngân hàng Canada, làm tăng lãi suất thực tế và giảm nhu cầu đầu tư. 2. Chi tiêu tiêu dùng giảm, do sự giảm lòng tin người tiêu dùng trong tương lai. 3. Giảm xuất khẩu ròng, do sự suy thoái ở Hoa Kỳ và tỷ giá hối đoái cao bất thường. ● Thứ hai, có một sự giảm sút về nhu cầu lao động do việc cơ cấu lại rộng khắp trong toàn bộ nền kinh tế Canada ảnh hưởng bởi Hiệp định Tự do Thương mại, sự ra đời của GST, và thay đổi kỹ thuật mạnh mẽ trong ngành công nghiệp máy tính. ● Tổng cầu AD giảm xuống tạo ra sự tăng lên thất nghiệp chu kỳ, trong khi việc cơ cấu lại lại tạo ra thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp tự nhiên! Trong những năm tiếp theo, ảnh hưởng của việc cơ cấu lại dần dần kết thúc, và những công nhân mới bắt đầu làm việc trong những lĩnh vực mới - đường cầu lao động bắt đầu dịch chuyển sang phải, làm giảm mức thất nghiệp tự nhiên. ● Bên cạnh đó, nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi, và xuất khẩu của chúng ta sang Hoa Kỳ tăng mạnh, làm tăng tổng cầu. ● Tuy nhiên, giữa những năm 90, chúng ta có trưng cầu dân ý ở Quebec, điều này làm tăng sự không chắc chắn về tương lai, và tạo áp lực đối với đồng đô la Canada và được thể hiện bằng sự tăng lãi suất mạnh mẽ trong các năm 1994-95, điều này làm giảm tổng cầu đầu tư do đó giảm tổng cầu. ● Hơn nữa, chính quyền liên bang và hầu hết các tỉnh bắt đầu lo lắng về thâm hụt của họ, bắt đầu cắt giảm chi tiêu và tăng thuế - chính sách ngược chu kỳ này làm giảm tổng cầu. ● Kết quả của những yếu tố này là tổng cầu KHÔNG khôi phục lại trong những năm 90, và thất nghiệp chu kỳ vẫn cao. Vậy, điều gì xảy ra cuối những năm 90? ● Sự cơ cấu lại nền kinh tế hầu như đã kết thúc (ngoại trừ một số lĩnh vực như nông trại và đánh cá), và "Nền kinh tế Mới" đang tăng trưởng mạnh, với nhu cầu về lao động lớn - mức thất nghiệp tự nhiên dường như đang giảm ở Canada, và giảm rõ rệt ở Hoa Kỳ. ● Chính phủ đã kết thúc việc cân bằng ngân sách, và do đó chính sách của họ không còn kéo nền kinh tế tụt xuống. ● Kinh tế Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh, do đó xuất khẩu tăng trưởng mạnh. ● Lãi suất thực tế thấp và nền kinh tế đang tăng trưởng làm cho các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào hàng hoá - cầu đầu tư cũng tăng. ● Kết quả của những yếu tố này là tổng cầu đã tăng mạnh trong những năm qua, và GDP thực tế cũng tăng mạnh, và gần đạt đến mức sản xuất tự nhiên. Việt Nam lo thất nghiệp gia tăng Hai ngành may mặc và giày dép tại các khu công nghiệp bị mất nhiều việc nhất. Trong buổi chất vấn tại quốc hội, bộ trưởng Lao động và Thương binh Xã hội Việt Nam dự đoán trong năm nay sẽ có khoảng từ 300.000 cho đến 400.000 người mất việc. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân nói thêm tình hình cũng không sáng sủa đối với khu vực xuất khẩu lao động của Việt Nam. Theo bà do kinh tế toàn cầu suy thoái, khoảng 6.000 công nhân xuất khẩu của Việt Nam sẽ mất việc ở ngoại quốc và phải về nước trong năm nay. Còn trong nước, bà Ngân nói, mất việc chủ yếu xảy ra tại các xưởng gia công hàng xuất khẩu như giầy dép và may mặc. Cuối năm 2008, theo thống kê, Việt nam có chừng 45 triệu lao động. Một nửa số này làm nghề nông, lâm và thủy sản. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,64 phần trăm. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm. Thách thức Phân tích gia cho rằng con số này không phản ánh đúng thực chất của thất nghiệp tại Việt Nam. Số người không có việc làm tại nông thôn và thành thị hiện cao hơn con số này.

Ngày đăng: 22/06/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thất nghiệp

    • [sửa] Lợi ích

    • [sửa] Nguyên nhân

    • [sửa] Phân loại

    • Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp

      • 1)Lực lượng Lao động và Thất nghiệp Tự nhiên

      • 2. Thất nghiệp do Thay đổi Công việc và Thất nghiệp do Mùa

      • 3) Thất nghiệp do Cơ cấu.

      • 4) Thị trường Lao động trong Thời kỳ Suy thoái: Thất nghiệp theo Chu kỳ.

      • 5) Nghiên cứu tình huống: Suy thoái 1990-91 và Sự hồi phục chậm chạp những năm 90.

      • Việt Nam lo thất nghiệp gia tăng

        • Thách thức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan