THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2010 - 2011THPT TĨNH GIA 2 pptx

9 230 0
THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2010 - 2011THPT TĨNH GIA 2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1 bd BD Aa SỞ GD & ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 2 THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2010 - 2011 MÔN: SINH HỌC - HỌC ( Thời gian: 60 phút ): Mã đề: 311 Câu 1: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp thu được ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là: A. 8 / 36. B. 27 / 36. C. 1 / 36. D. 34 / 36. Câu 2: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là: A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 2 : 1. Câu 3: Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây nên. Bố mẹ đều tóc quăn, mắt bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ - lục. kiểu gen của người mẹ là A. AAX M X M . B. AaX M X m . C. AaX M X M . D. AAX M X m . Câu 4: Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 NST, đó là dạng thể đột biến A. ba nhiễm (2n + 1)hoặc một nhiễm kép (2n -2). B. tam bội (3n) hoặc thể ba. C. một nhiễm (2n -1) hoặc đơn bội. D. ba nhiễm (2n + 1) hoặc một nhiễm (2n -1). Câu 5: Chọn giống động vật thường tiến hành A. Những cá thể đột biến có lợi được chọn lọc rồi trực tiếp nhân thành giống mới. B. Không có phương pháp nào nói trên được áp dụng. C. Lai giống rồi chọn lọc. D. Gây đột biến rồi chọn lọc. Câu 6: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBB, trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cặp Aa rối loạn sự phân li trong lần phân bào 2, cặp BB phân li bình thường sẽ cho ra những loại giao tử nào? A. AAB, aaB, B. B. AaB, B. C. AAB, aaB, AB. D. AaB, aaB, a. Câu 7: Điều không thuộc bản chất của quy luật phân li của Menđen là A. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định. B. các giao tử là giao tử thuần khiết. C. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố DT quy định. D. do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp. Câu 8: Một cây có kiểu gen AaBbDdEe. Mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Theo lí thuyết khi cây trên tự thụ phấn tỉ lệ số cá thể có kiểu hình 3 tính trạng trội 1 tính trạng lặn là A. 27 / 64. B. 27 / 256. C. 54 / 256. D. 81 / 256. Câu 9: Ở ngô có 3 gen ( mỗi gen gồm 2 alen ) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. Người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Tỉ lệ cây có chiều cao 90 cm ở F 2 là bao nhiêu? A. 1 / 64. B. 1 / 32. C. 1 / 16. D. 1 / 4. Câu 10: Tính trạng lông vằn và không vằn ở một nòi gà do một cặp alen A, a quy định, F 1 đồng loạt một kiểu hình, F 2 có 19 gà trống lông vằn : 11 gà mái lông vằn : 9 gà mái lông không vằn. Phát biểu nào sau đây là đúng 1. Tính trạng lông vằn trội so với lông không vằn. 2. Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong việc truyền tính trạng cho con. 3. Cặp NST giới tính của gà mái là XX, gà trống là XY. 4. Gà trống thuộc giới đồng giao tử, gà mái thuộc giới dị giao tử. A. 1,3. B. 1,4. C. 2, 3. D. 3,4. Câu 11: Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Bố mẹ không chỉ truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà còn truyền đạt một kiểu gen. B. Kiểu gen quy định định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. D. Giới tính có ảnh hưởng tới sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen. Câu 12: Trong những điều kiện nghiệm đúng sau của định luật Hacđi - Vanbec, điều kiện cơ bản nhất là A. quần thể phải đủ lớn, các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau. C. các loại hợp tử có sức sống như nhau. B. các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau. D. không có ĐB, CLTN, di - nhập gen. Trang 2 Mã đề: 311 Câu 13: Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen: 0,2 AA : 0,8Aa. Qua một số thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn trong quần thể là 0,375. Số thế hệ tự thụ phấn của quần thể là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng chủ yếu của CLTN là A. tế bào. B. cá thể. C. quần xã. D. quần thể. Câu 15: Xét 3 gen nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau, gen 1 gồm 3 alen, gen 2 gồm 4 alen, gen 3 gồm 5 alen. Số kiểu gen khác nhau trong quần thể về 3 gen trên là A. 800. B. 600. C. 300. D. 90. Câu 16: Một quần thể ngẫu phối có thành phần di truyền như sau 0,25BB : 0,1Bb : 0,65bb. Cấu trúc của quần thể trong hệ tiếp theo sẽ như thế nào A. 0,09BB : 0,21Bb : 0,7bb. B. 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb. C. 0,09BB : 0,12Bb : 0,8bb. D. 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb. Câu 17: Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy định bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng ? A. Nữ giới ( 0,04 X M X M : 0,32 X M X m : 0,64 X m X m ), nam giới ( 0,8 X M Y : 0,2 X m Y ). B. Nữ giới ( 0,36 X M X M : 0,48 X M X m : 0,16 X m X m ), nam giới ( 0,4 X M Y : 0,6 X m Y ). C. Nữ giới ( 0,49 X M X M : 0,42 X M X m : 0,09 X m X m ), nam giới ( 0,3 X M Y : 0,7 X m Y ). D. Nữ giới ( 0,81 X M X M : 0,18 X M X m : 0,01 X m X m ), nam giới ( 0,9 X M Y : 0,1 X m Y ). Câu 18: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích A. phát hiện đặc điểm được tạo ra từ hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. B. xác định được vai trò của di truyền liên kết với giới tính. C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ. Câu 19: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, một đột biến gen lặn có hại sẽ A. bị CLTN đào thải khỏi quần thể ngay sau một thế hệ. B. không bị CLTN đào thải hoàn toàn khỏi quần thề. C. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. D. bị CLTN đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại. Câu 20: Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá của sinh vật là A. CLTN tác động thông qua 2 đặc tính biến dị và di truyền. B. sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của ĐV. C. sự tích luỹ các ĐB trung tính. D. các yếu tố ngẫu nhiên tác động đến SV không liên quan tới tác động của CLTN. Câu 21: Khi phun thuốc kháng sinh ta không thể diệt được 100% vi khuẩn vì A. khi đó trong quần thể vi khuẩn sẽ hình thành những con có khả năng kháng thuốc. B. trong quần thể vi khuẩn có những con có khả năng kháng thuốc. C. thuốc kháng sinh gây ra những ĐB trong quần thể vi khuẩn. D. thuốc kháng sinh làm xuất hiện những cá thể kháng thuốc trong quần thể vi khuẩn. Câu 22: Quần thể cây tứ bội hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như một loài mới vì cây tứ bội A. có khả năng ST phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội. B. không có khả năng sinh giao tử bình thường. C. có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội. D. giao phấn với cây lưỡng bội tạo ra cây tam bội bất thụ. Câu 23: Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 24: Cho 2 cây F 1 đều dị hợp 2 cặp gen lai với nhau. F 2 thu được 15% số cây có kiểu hình mang 2 tính trạng lặn là thân thấp, lá ngắn. Kết luận đúng đối với F 1 là A. Cả 2 cây F 1 đã hoán vị gen với tần số 15%. B. Một trong 2 cây F 1 đã hoán vị gen với tần số 40%. C. Một trong 2 cây F 1 đã hoán vị gen với tần số 15%. D. Cả 2 cây F 1 đã hoán vị gen với tần số 40%. Câu 25: Cá chép có thể sống được ở 2 0 C đến 44 0 C, điểm cực thuận là 28 0 C. Cá rô phi có thể sống được ở 5,6 0 C đến 42 0 C, điểm cực thuận là 30 0 C. Nhận định nào sau đây là đúng nhất ? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi. B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì điểm cực thuận thấp hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. Trang 3 Mã đề: 311 Câu 26: Cho tập hợp các sinh vật sau 1. Các con cá trong ao. 2. Các con voi ở châu phi. 3. các con chim sẻ trong vườn. 4. Các con kiến trong tổ kiến. 5. Các cây rau trong vườn. Các tập hợp là quần thể sinh vật là A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4. C. 3, 4. D. 2, 3, 4, 5. Câu 27: Ở 1 loài cá, trứng bắt đầu phát triển ở 4 0 C và sẽ nở ra sau 60 ngày nếu nhiệt độ môi trường là 8 0 C. Tổng nhiệt hữu hiệu của quá trình phát triển thành cá con từ trứng là: A. 240 độ/ngày . B. 200 độ/ngày. C. 180 độ/ngày. D. 150 độ/ngày. Câu 28: Insulin được sinh ra ở? A. Tuyến bài tiết. B. Tuyến tụy. C. Trong gan. D. Tất cả đều đúng. Câu 29: Một người đàn ông bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người phụ nữ bình thường không mang gen bệnh, trong dòng họ không ai bị bệnh máu khó đông. Khả năng họ sinh một người con mắc bệnh là bao nhiêu A. 100%. B. 50%. C. 25%. D. 0%. Câu 30: Một loài thực vật giao phấn. A qui định thân cao, a thân thấp; B hoa màu đỏ, b hoa màu trắng; D hạt trơn, d hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ có kiêu gen AaBbDD và aaBbDd. Số loại kiểu gen và kiểu hình khác nhau ờ F 1 là A. 27 kiểu gen và 4 kỉểu hình. B. 27 kiểu gen và 8 kiểu hình. C. 12 kiểu gen và 8 kiểu hình. D. 12 kiểu gen và 4 kiểu hình. Câu 31: Nhịp độ tiến hoá được chi phối bởi nhân tố chủ yếu nào A. Tần số đột biến. B. Cường độ của chọn lọc tự nhiên. C. Sự đa dạng vốn gen của quần thể. D. Sự thay đổi điều kiện địa chất - khí hậu. Câu 32: Đậu Hà lan có 2n = 14. Hợp tử của đậu Hà lan được tạo thành nhân đôi bình thường 2 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 84 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử trên là thể đột biến nào sau đây? A. Thể tứ bội. B. Thể tam bội. C. Thể 1 nhiễm. D. Thể 3 nhiễm. Câu 33: Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số nhiễm sắc thể chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 79 nhiễm sắc thể. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là: A. Thể đa bội chẵn. B. Thể đa bội lẻ. C. Thể 1 nhiễm. D. Thể 3 nhiễm. Câu 34: Gen phân mảnh là gen A. có vùng mã hoá liên tục. B. chỉ có đoạn exôn. C. có vùng mã hoá không liên tục. D. chỉ có đoạn intrôn. Câu 35: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở A. số lượng cá thể và mật độ cá thể. B. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. C. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. D. tần số alen và tần số kiểu gen. Câu 36: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là A. mức phản ứng không do kiểu gen qui định. B. mỗi gen trong kiểu gen có mức phản ứng riêng. C. các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau. D. tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. Câu 37: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen ( A và a ), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 37,5%. B. 18,75%. C. 3,75%. D. 56,25%. Câu 38: Cho cây có kiểu gen AaBbDdEe tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là A. 32. B. 16. C. 8. D. 4. Câu 39: Để cải tạo năng suất của một giống lợn ỉ, người ta đã dùng giống lợn Đại bạch lai liên tiếp qua 4 thế hệ. Tỉ lệ hệ gen của Đại bạch trong quần thể ở thế hệ thứ 4 là A. 75%. B. 87,25% . C. 56,25%. D. 93,75%. Câu 40: Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học đã được chứng minh bằng công trình thực nghiệm qua thí nghiệm nào A. Thí nghiệm của S.Milơ 1953. B. Thí nghiệm của Côren và Bo năm 1910. C. Thí nghiệm của T.H Mooc gan năm 1910. D. Thí nghiệm của Men Đen năm 1864. Trang 4 Mã đề: 311 Câu 41: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận bằng phương pháp biến nạp là A. dùng CaCl 2 hoặc dùng xung điện làm dãn màng sinh chất để ADN dễ chui qua màng vào TB. B. dùng vi rút mang gen cần chuyển xâm nhập vào vi khuẩn. C. dùng súng bắn gen cần chuyển. D. chuyển gen bằng plasmit. Câu 42: Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hóa A. Một bộ ba mã hóa nhiều axit amin. B. Một axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba. C. Một bộ ba mã hóa một axit amin. D. Có nhiều bộ ba không mã hóa axit amin. Câu 43: Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến bộ sinh học là A. Phức tạp hóa tổ chức cơ thể. B. Sinh sản nhanh. C. Phân hóa đa dạng. D. Nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh sống thay đổi. Câu 44: Cơ thể mang kiểu gen DDd có thể thuộc thể đột biến nào sau đây? A. Thể 3n hoặc thể 1 nhiễm kép. B. Thể 4n hoặc thể 3 nhiễm. C. Thể 4 nhiễm hoặc thể 2 nhiễm kép. D. Thể 3n hoặc thể 3 nhiễm. Câu 45: Một quần thể người, nhóm máu O ( kiểu gen I 0 I 0 ) chiếm tỉ lệ 0,04; nhóm máu B ( kiểu gen I B I 0 , I B I B ) chiếm tỉ lệ 0,21; nhóm máu A ( kiểu gen I A I 0 , I A I A ) chiếm tỉ lệ 0,45; nhóm máu AB ( kiểu gen I A I B ) chiếm 0,3. Tần số tương đối của các alen I A , I B và I 0 trong quần thể này là: A. I A = 0,3 ; I B = 0,5 ; I 0 = 0,2. B. I A = 0,2 ; I B = 0,3 ; I 0 = 0,5. C. I A = 0,5 ; I B = 0,3 ; I 0 = 0,2. D. I A = 0,2 ; I B = 0,3 ; I 0 = 0,5. Câu 46: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập A. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. B. Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. C. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. D. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Câu 47: Trong chọn giống để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng nhất là A. Tạo được các dòng thuần. B. Thực hiện lai khác dòng. C. Thực hiện lai kinh tế. D. Thực hiện lai khác dòng và lai khác thứ. Câu 48: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là A. Tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực. B. Giải thích được tính đa dạng và tính thích nghi của sinh giới. C. Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ. D. Xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hóa lớn. Câu 49: Đặc điểm nào dưới đây của vượn người là không đúng A. Tay dài hơn chân, ngón tay cái kém phát triển. B. Lồng ngực hẹp bề trướ c sau. C. Đi lom khom vẫn phải tì hai chi trước xuống đất. D. Não có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn. Câu 50: Khả năng nào dưới đây là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau. B. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau . C. Mỗi loài kiếm ăn vào một giờ khác nhau trong ngày. D. Tất cả các khả năng được nêu. ……………………… & ……………………… Trang 5 bd BD Aa SỞ GD & ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 2 THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2010 - 2011 MÔN: SINH HỌC - HỌC ( Thời gian: 60 phút ): Mã đề: 312 Câu 1: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp thu được ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là: A. 34 / 36. B. 27 / 36. C. 8 / 36. D. 1 / 36. Câu 2: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là: A. 3 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 1 : 2 : 1. Câu 3: Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 NST, đó là dạng thể đột biến A. ba nhiễm ( 2n + 1 ) hoặc một nhiễm kép ( 2n -2). B. tam bội ( 3n ) hoặc thể ba. C. ba nhiễm ( 2n + 1 ) hoặc một nhiễm ( 2n -1 ). D. một nhiễm ( 2n - 1 ) hoặc đơn bội. Câu 4: Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây nên. Bố mẹ đều tóc quăn, mắt bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ - lục. Kiểu gen của người mẹ là A. AAX M X M . B. AAX M X m . C. AaX M X M . D. AaX M X m . Câu 5: Chọn giống động vật thường tiến hành A. Những cá thể đột biến có lợi được chọn lọc rồi trực tiếp nhân thành giống mới. B. Gây đột biến rồi chọn lọc. C. Lai giống rồi chọn lọc. D. Không có phương pháp nào nói trên được áp dụng. Câu 6: Một cây có kiểu gen AaBbDdEe. Mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Theo lí thuyết khi cây trên tự thụ phấn tỉ lệ số cá thể có kiểu hình 3 tính trạng trội 1 tính trạng lặn là A. 27 / 256. B. 27 / 64. C. 54 / 256. D. 81 / 256. Câu 7: Điều không thuộc bản chất của quy luật phân li của Menđen là A. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố DT quy định. B. các giao tử là giao tử thuần khiết. C. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định. D. do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp. Câu 8: Một cơ thể thực vật có kiểu gen AaBB, trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cặp Aa rối loạn sự phân li trong lần phân bào 2, cặp BB phân li bình thường sẽ cho ra những loại giao tử nào? A. AaB, B. B. AAB, aaB, B. C. AAB, aaB, AB. D. AaB, aaB, a. Câu 9: Ở ngô có 3 gen ( mỗi gen gồm 2 alen ) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. Người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Tỉ lệ cây có chiều cao 90 cm ở F 2 là bao nhiêu? A. 1 / 64. B. 1 / 32. C. 1 / 16. D. 1 / 4. Câu 10: Tính trạng lông vằn và không vằn ở một nòi gà do một cặp alen A, a quy định, F 1 đồng loạt một kiểu hình, F 2 có 19 gà trống lông vằn : 11 gà mái lông vằn : 9 gà mái lông không vằn. Phát biểu nào sau đây là đúng 1. Tính trạng lông vằn trội so với lông không vằn. 2. Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong việc truyền tính trạng cho con. 3. Cặp NST giới tính của gà mái là XX, gà trống là XY. 4. Gà trống thuộc giới đồng giao tử, gà mái thuộc giới dị giao tử. A. 1, 3. B. 2, 3. C. 1, 4. D. 3, 4. Câu 11: Trong những điều kiện nghiệm đúng sau của định luật Hacđi - Vanbec, điều kiện cơ bản nhất là A. các loại hợp tử có sức sống như nhau. B. quần thể phải đủ lớn, các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau. C. các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau. D. không có ĐB, CLTN, di - nhập gen. Câu 12: Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Kiểu gen quy định định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. B. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. C. Giới tính có ảnh hưởng tới sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen. D. Bố mẹ không chỉ truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà còn truyền đạt một kiểu gen. Trang 6 Mã đề: 312 Câu 13: Một quần thể ngẫu phối có thành phần di truyền như sau 0,25BB : 0,1Bb : 0,65bb. Cấu trúc của quần thể trong hệ tiếp theo sẽ như thế nào A. 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb. B. 0,09BB : 0,12Bb : 0,8bb. C. 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb. D. 0,09BB : 0,21Bb : 0,7bb. Câu 14: Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen: 0,2 AA : 0,8Aa. Qua một số thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn trong quần thể là 0,375. Số thế hệ tự thụ phấn của quần thể là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 15: Xét 3 gen nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau, gen 1 gồm 3 alen, gen 2 gồm 4 alen, gen 3 gồm 5 alen. Số kiểu gen khác nhau trong quần thể về 3 gen trên là A. 90. B. 300. C. 600. D. 800. Câu 16: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng chủ yếu của CLTN là A. quần xã. B. quần thể. C. cá thể. D. tế bào. Câu 17: Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy định bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng ? A. Nữ giới ( 0,36 X M X M : 0,48 X M X m : 0,16 X m X m ), nam giới ( 0,4 X M Y : 0,6 X m Y ). B. Nữ giới ( 0,04 X M X M : 0,32 X M X m : 0,64 X m X m ), nam giới ( 0,8 X M Y : 0,2 X m Y ). C. Nữ giới ( 0,81 X M X M : 0,18 X M X m : 0,01 X m X m ), nam giới ( 0,9 X M Y : 0,1 X m Y ). D. Nữ giới ( 0,49 X M X M : 0,42 X M X m : 0,09 X m X m ), nam giới ( 0,3 X M Y : 0,7 X m Y ). Câu 18: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, một đột biến gen lặn có hại sẽ A. không bị CLTN đào thải hoàn toàn khỏi quần thề. B. bị CLTN đào thải khỏi quần thể ngay sau một thế hệ. C. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. D. bị CLTN đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại. Câu 19: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích A. phát hiện đặc điểm được tạo ra từ hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. B. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. C. xác định được vai trò của di truyền liên kết với giới tính. D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ. Câu 20: Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá của sinh vật là A. sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của ĐV. B. CLTN tác động thông qua 2 đặc tính biến dị và di truyền. C. sự tích luỹ các ĐB trung tính. D. các yếu tố ngẫu nhiên tác động đến SV không liên quan tới tác động của CLTN. Câu 21: Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. di - nhập gen. Câu 22: Khi phun thuốc kháng sinh ta không thể diệt được 100% vi khuẩn vì A. thuốc kháng sinh gây ra những ĐB trong quần thể vi khuẩn. B. khi đó trong quần thể vi khuẩn sẽ hình thành những con có khả năng kháng thuốc. C. trong quần thể vi khuẩn có những con có khả năng kháng thuốc. D. thuốc kháng sinh làm xuất hiện những cá thể kháng thuốc trong quần thể vi khuẩn. Câu 23: Quần thể cây tứ bội hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như một loài mới vì cây tứ bội A. có khả năng ST phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội. B. giao phấn với cây lưỡng bội tạo ra cây tam bội bất thụ. C. có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội. D. không có khả năng sinh giao tử bình thường. Câu 24: Cho 2 cây F 1 đều dị hợp 2 cặp gen lai với nhau. F 2 thu được 15% số cây có kiểu hình mang 2 tính trạng lặn là thân thấp, lá ngắn. Kết luận đúng đối với F 1 là A. Một trong 2 cây F 1 đã hoán vị gen với tần số 40%. B. Cả 2 cây F 1 đã hoán vị gen với tần số 15%. C. Một trong 2 cây F 1 đã hoán vị gen với tần số 15%. D. Cả 2 cây F 1 đã hoán vị gen với tần số 40%. Câu 25: Cá chép có thể sống được ở 2 0 C đến 44 0 C, điểm cực thuận là 28 0 C. Cá rô phi có thể sống được ở 5,6 0 C đến 42 0 C, điểm cực thuận là 30 0 C. Nhận định nào sau đây là đúng nhất ? A. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì điểm cực thuận thấp hơn. B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi. D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. Trang 7 Mã đề: 312 Câu 26: Gen phân mảnh là gen A. có vùng mã hoá không liên tục. B. chỉ có đoạn intrôn C. có vùng mã hoá liên tục. D. chỉ có đoạn exôn. Câu 27: Một loài thực vật giao phấn. A qui định thân cao, a thân thấp; B hoa màu đỏ, b hoa màu trắng; D hạt trơn, d hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ có kiêu gen AaBbDD và aaBbDd. Số loại kiểu gen và kiểu hình khác nhau ờ F 1 là A. 27 kiểu gen và 8 kiểu hình. B. 27 kiểu gen và 4 kỉểu hình. C. 12 kiểu gen và 4 kiểu hình. D. 12 kiểu gen và 8 kiểu hình. Câu 28: Nhịp độ tiến hoá được chi phối bởi nhân tố chủ yếu nào A. Sự thay đổi điều kiện địa chất - khí hậu. B. Cường độ của chọn lọc tự nhiên. C. Sự đa dạng vốn gen của quần thể. D. Tần số đột biến. Câu 29: Ở 1 loài cá, trứng bắt đầu phát triển ở 4 0 C và sẽ nở ra sau 60 ngày nếu nhiệt độ môi trường là 8 0 C. Tổng nhiệt hữu hiệu của quá trình phát triển thành cá con từ trứng là: A. 150 độ/ngày. B. 180 độ/ngày. C. 200 độ/ngày. D. 240 độ /ngày. Câu 30: Insulin được sinh ra ở? A. Trong gan. B. Tuyến bài tiết. C. Tuyến tụy. D. Tất cả đều đúng. Câu 31: Một người đàn ông bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người phụ nữ bình thường không mang gen bệnh, trong dòng họ không ai bị bệnh máu khó đông. Khả năng họ sinh một người con mắc bệnh là bao nhiêu A. 0%. B. 25%. C. 50%. D. 100%. Câu 32: Đậu Hà lan có 2n = 14. Hợp tử của đậu Hà lan được tạo thành nhân đôi bình thường 2 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 84 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử trên là thể đột biến nào sau đây? A. Thể tam bội. B. Thể tứ bội. C. Thể 3 nhiễm. D. Thể 1 nhiễm. Câu 33: Cho tập hợp các sinh vật sau 1. Các con cá trong ao. 2. Các con voi ở châu phi. 3. các con chim sẻ trong vườn. 4. Các con kiến trong tổ kiến. 5. Các cây rau trong vườn. Các tập hợp là quần thể sinh vật là A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4. C. 2, 3, 4, 5. D. 3, 4. Câu 34: Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số nhiễm sắc thể chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 79 nhiễm sắc thể. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là: A. Thể 3 nhiễm. B. Thể đa bội chẵn. C. Thể đa bội lẻ. D. Thể 1 nhiễm. Câu 35: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở A. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. B. tần số alen và tần số kiểu gen. C. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. D. số lượng cá thể và mật độ cá thể. Câu 36: Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học đã được chứng minh bằng công trình thực nghiệm qua thí nghiệm nào A. Thí nghiệm của Côren và Bo năm 1910. B. Thí nghiệm của Men Đen năm 1864. C. Thí nghiệm của T.H Mooc gan năm 1910. D. Thí nghiệm của S.Milơ 1953. Câu 37: Để cải tạo năng suất của một giống lợn ỉ, người ta đã dùng giống lợn Đại bạch lai liên tiếp qua 4 thế hệ. Tỉ lệ hệ gen của Đại bạch trong quần thể ở thế hệ thứ 4 là A. 93,75%. B. 87,25%. C. 56,25%. D. 75%. Câu 38: Cho cây có kiểu gen AaBbDdEe tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. Câu 39: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen ( A và a ), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là A. 3,75%. B. 18,75%. C. 37,5%. D. 56,25%. Câu 40: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là A. mỗi gen trong kiểu gen có mức phản ứng riêng. B. mức phản ứng không do kiểu gen qui định. C. tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. D. các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau. Trang 8 Mã đề: 312 Câu 41: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận bằng phương pháp biến nạp là A. dùng vi rút mang gen cần chuyển xâm nhập vào vi khuẩn. B. dùng CaCl 2 hoặc dùng xung điện làm dãn màng sinh chất để ADN dễ chui qua màng vào TB. C. dùng súng bắn gen cần chuyển. D. chuyển gen bằng plasmit. Câu 42: Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hóa A. Có nhiều bộ ba không mã hóa axit amin. C. Một bộ ba mã hóa một axit amin. B. Một axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba. D. Một bộ ba mã hóa nhiều axit amin. Câu 43: Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến bộ sinh học là A. Phức tạp hóa tổ chức cơ thể. B. Sinh sản nhanh. C. Nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh sống thay đổi. D. Phân hóa đa dạng. Câu 44: Cơ thể mang kiểu gen DDd có thể thuộc thể đột biến nào sau đây? A. Thể 3n hoặc thể 1 nhiễm kép. B. Thể 3n hoặc thể 3 nhiễm. C. Thể 4 nhiễm hoặc thể 2 nhiễm kép. D. Thể 4n hoặc thể 3 nhiễm. Câu 45: Một quần thể người, nhóm máu O ( kiểu gen I 0 I 0 ) chiếm tỉ lệ 0,04; nhóm máu B ( kiểu gen I B I 0 , I B I B ) chiếm tỉ lệ 0,21; nhóm máu A ( kiểu gen I A I 0 , I A I A ) chiếm tỉ lệ 0,45; nhóm máu AB ( kiểu gen I A I B ) chiếm 0,3. Tần số tương đối của các alen I A , I B và I 0 trong quần thể này là: A. I A = 0,5 ; I B = 0,3 ; I 0 = 0,2. B. I A = 0,2 ; I B = 0,3 ; I 0 = 0,5. C. I A = 0,3 ; I B = 0,5 ; I 0 = 0,2. D. I A = 0,2 ; I B = 0,3 ; I 0 = 0,5. Câu 46: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập A. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. B. Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. C. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. D. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Câu 47: Trong chọn giống để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng nhất là A. Tạo được các dòng thuần. B. Thực hiện lai khác dòng. C. Thực hiện lai kinh tế. D. Thực hiện lai khác dòng và lai khác thứ. Câu 48: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là A. Giải thích được tính đa dạng và tính thích nghi của sinh giới. B. Tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực. C. Xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hóa lớn D. Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ. Câu 49: Đặc điểm nào dưới đây của vượn người là không đúng A. Đi lom khom vẫn phải tì hai chi trước xuống đất. B. Não có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn. C. Tay dài hơn chân, ngón tay cái kém phát triển. D. Lồng ngực hẹp bề trước sau. Câu 50: Khả năng nào dưới đây là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau. B. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau . C. Mỗi loài kiếm ăn vào một giờ khác nhau trong ngày. D. Tất cả các khả năng được nêu. ……………………… & ……………………… Trang 9 Đáp án Mã đề: 311 CÂU Đ A CÂU Đ A CÂU Đ A CÂU Đ A CÂU Đ A 1 D 11 A 21 B 31 B 41 A 2 A 12 A 22 D 32 A 42 B 3 B 13 C 23 C 33 D 43 D 4 D 14 B 24 B 34 C 44 D 5 C 15 D 25 A 35 D 45 C 6 A 16 B 26 C 36 B 46 B 7 A 17 D 27 A 37 A 47 A 8 B 18 C 28 B 38 B 48 C 9 A 19 B 29 D 39 D 49 B 10 B 20 B 30 D 40 A 50 D Đáp án Mã đề: 312 CÂU Đ A CÂU Đ A CÂU Đ A CÂU Đ A CÂU Đ A 1 A 11 B 21 D 31 A 41 B 2 C 12 D 22 C 32 B 42 B 3 C 13 C 23 B 33 D 43 C 4 D 14 B 24 A 34 A 44 B 5 C 15 A 25 C 35 B 45 A 6 A 16 C 26 A 36 D 46 B 7 C 17 C 27 C 37 A 47 A 8 B 18 A 28 B 38 C 48 D 9 A 19 B 29 D 39 C 49 D 10 C 20 A 30 C 40 A 50 D . TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 2 THI THỬ Đ I HỌC LẦN I NĂM 20 10 - 20 11 MÔN: SINH HỌC - HỌC ( Th i gian: 60 phút ): Mã đề: 3 12 Câu 1: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp thu được ở đ i con trong phép lai AAaa (4n). TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 2 THI THỬ Đ I HỌC LẦN I NĂM 20 10 - 20 11 MÔN: SINH HỌC - HỌC ( Th i gian: 60 phút ): Mã đề: 311 Câu 1: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp thu được ở đ i con trong phép lai AAaa (4n). gen I 0 I 0 ) chiếm tỉ lệ 0,04; nhóm máu B ( kiểu gen I B I 0 , I B I B ) chiếm tỉ lệ 0 ,21 ; nhóm máu A ( kiểu gen I A I 0 , I A I A ) chiếm tỉ lệ 0,45; nhóm máu AB ( kiểu gen I A I B ) chiếm

Ngày đăng: 22/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan