Cây thuốc chữa bệnh Parkinson ppt

7 428 0
Cây thuốc chữa bệnh Parkinson ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây thuốc chữa bệnh Parkinson Bệnh run ở người cao tuổi trong Y học cổ truyền tương đương với bệnh Paskinson và hội hứng Paskinson trong Y học hiện đại. Bệnh tiến triển dài ngày, có thể chia làm 3 thời kỳ: đầu, giữa và cuối; căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, cơ chế sinh bệnh của từng thời kỳ mà định ra phương pháp chữa trị khác nhau. Biểu hiện lâm sàng của thời kỳ đầu: Đầu hoặc tay chân run hoặc tê cứng nhẹ, động tác tay chân chậm chạp, khả năng hiệp đồng chi trên giảm, còn có thể tự chủ trong sinh hoạt, biểu lộ tình cảm kém, trầm cảm nhẹ, ít nói, vẫn nghe hiểu, cảm giác kém, váng đầu hoặc nặng đầu, có lúc hồi hộp khó thở, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, kém ăn, chất lưỡi đỏ sậm, rêu mỏng trắng hoặc trắng nhờn; mạch tế sác hoặc huyền hoạt, bệnh thường là dưới một năm. Cơ chế sinh bệnh: Cơ bản thời kỳ này thường là mộc uất thổ trệ. Can mộc có công năng hoá khí huyết, thúc đẩy vận hoá. Can chủ về cân mạc còn tỳ chủ về tứ chi, mộc uất thổ trệ thì hoá nguyên bất túc, việc sơ tiết thực hiện kém, tứ chi cân mạc không được nuôi dưỡng đầy đủ, do đó mà có hiện tượng run. Phép chữa: là sơ can nhu cân để trị ngọn, kiện kỳ ích khí để trị gốc. Sơ can nhu cân thì chọn dùng bài thuốc Tiêu dao tán hoặc Nhất quán tiên, Linh dương câu đằng thang; kiện tỳ ích khí thì chọn dùng bài thuốc Lục quân tử thang hoặc Quy tỳ thang. Các bài thuốc Tiêu dao tán: Sài hồ 30g, Đương quy 30g, Bạch thược 30g, Bạch truật 30g, Phục linh 30g, Trích cam thảo 15g, tất cả nghiền thành bột thô mỗi lần uống 6 - 9g, cũng có thể sắc nước uống. Nhất quán thiên: Bắc sa sâm 10g, Mạch đông 10g, Đương quy thân 10g, Sinh địa hoàng 30g, Cam kỷ tử 12g, Xuyên luyện tử 5g, sắc uống. Linh dương câu đằng thang: Linh dương giác phiến 4,5g (sắc trước), Sương tang diệp 6g, Xuyên bối 12g, Sinh địa tươi 15g, Câu đằng 9g (cho vào sau), Cúc hoa 9g, Phục thần mộc 9g, Sinh bạch thược 9g, Sinh cam thảo 2,4g, Đạm trúc như 15g (sắc trước cùng với Linh dương giác), sắc uống. Lục quân tử thang: Nhân sâm 10g, Bạch truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g, Trần bì 9g, Bán hạ 12g, sắc uống. Quy tỳ thang: Bạch truật 30g, Phục thần 30g, Hoàng kỳ 30g, Long nhãn nhục 30g, Toan táo nhân 30g, Nhân sâm 15g, Mộc hương 15g, Trích cam thảo 8g, Đương quy 3g, Viễn chí 3g, thêm Sinh khương 6g, Hồng táo 3-5 quả, sắc nước uống. Có thể làm hoàn mật, mỗi hoàn nặng khoảng 15g, uống khi đói 1 hoàn, chiêu với nước đun sôi, ngày uống 3 lần. Biểu hiện lâm sàng của thời kỳ giữa: Đầu hoặc tay chân run rõ rệt, biên độ run dưới 9 cm, hoặc tay chân co quắp mức vừa phải, động tác tay vụng về, đầu cúi về phía trước, vai hơi gập, bước đi dài 20-35 cm, nhấc chân khá khó khăn, có biểu lộ lo lắng hoặc trầm cảm mức vừa phải, nói năng khó nhọc, nói lắp, sinh hoạt cần người giúp, nằm trở mình ngồi dậy khó khăn, chất lưỡi đỏ sậm, lưỡi béo, rêu mỏng trắng hoặc trơn nhờn, mạch trầm tế hoặc tế sáp, bệnh đã 2-3 năm. Cơ chế sinh bệnh cơ bản của thời kỳ này là can tỳ, thận khuy hư, tinh huyết bất túc, cân mạc không được nuôi dưỡng, đồng thời có hiện tượng vận hoá thất thường, đàm ứ trở lại, phong hoả bên trong bốc lên. Phép chữa là khoát đàm hoá ứ thì chọn dùng bài thuốc Hoàng liên ôn đảm thang, hoặc Thông khiếu hoạt huyết thang. Tư bổ cam thận thì chọn dùng bài thuốc Tả quy hoàn, hoặc Tả quy ẩm, Lục vị địa hoàng hoàn. Các bài thuốc: Hoàng liên ôn đảm thang: Hoàng liên 6g, Bán hạ 6g, Trúc như 6g, Chỉ thực 6g, Trần bì 6g, Chích cam thảo 3g, Phục linh 5g, Sinh khương 3 lát, sắc nước uống. Thông khiếu hoạt huyết thang: Xích thược 3g, Xuyên khung 3g, Đào nhân 9g, Hồng Hoa 9g, Hành 3g, Hồng táo 5g, Xạ hương 0,15g, thêm rượu lượng vừa đủ, sắc nước uống. Tả quy hoàn: Thục địa 240g, Sơn dược120g, Câu kỷ120g, Sơn thù du 120g, Xuyên ngưu tất 90g, Thỏ ty tử 120g, Lộc giao 120g, Quy bản 120g, làm hoàn mật, mỗi hoàn nặng khoảng 15g, uống lúc sáng sớm và tối khi đói, mỗi lần 1 hoàn chiêu nước muối nhạt, cũng có thể sắc nước uống. Tả quy ẩm: Thục địa 9g, Sơn dược 6g, Câu kỷ 6g, Chích cam thảo 3g, Phục linh 4g, Sơn thù du 5g; sắc nước uống. Lục vị địa hoàng hoàn: Thục địa hoàng 24g, Sơn thù du 12g, Sơn dược khô 12g, Trạch tả 9g, Phục linh 9g, Đan bì 9g, làm hoàn mật, mỗi hoàn khoảng 15g, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 hoàn, uống lúc đói, cũng có thể sắc nước uống. Biểu hiện lâm sàng của thời kỳ cuối: Biên độ run lớn hơn 9cm, run thường xuyên, tỉnh rậy là run, không thể kiềm chế được, hoặc tay chân co quắp mức độ nặng hai bên cánh tay trên không động đậy được, chân nhấc bước khó khăn, dáng đi hoang mang, bước đi dài không tới 8cm, quay người chậm chạp, cần người giúp mới đứng được, mở miệng chảy nước dãi, giọng khàn yếu ớt, không tự mặc quần áo được, không trở mình ăn uống được, không còn khả năng tự liệu lý trong sinh hoạt. Lưỡi gầy, chất lưỡi đỏ sậm hoặc hơi sậm, ít rêu, mạch tế sác hoặc trầm tế; bệnh thường đã trên 3 năm. Cơ chế sinh bệnh của bệnh cơ bản của thời kỳ này là can thận hư tổn, tinh huyết thiều nguồn. Can thận không thể hỗ trợ cho nhau, không cung cấp đầy đủ tinh huyết cho não, không thấm ướt được cân mạc, do đó mà tình trạng run trở nên trầm trọng, cơ bắp toàn thân tê cứng. Đây là kết quả của bệnh trạng từ suy hư đã chuyển sang thương tổn. Phép chữa là bổ ích tinh huyết, dùng bài thuốc Đại bổ âm hoàn, Hổ tiềm hoàn, Hữu quy ẩm. Các bài thuốc: Đại bổ âm hoàn: Hoàng bá 120g, Tri mẫu 120g, Thục địa hoàng 180g, Quy bản 180g, nghiền bột mịn. Lấy tuỷ sống lợn (lượng vừa đủ) hấp chín, giã nát, trộn đều với thuốc, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn khoảng15g. Uống lúc sáng sớm và tối, mỗi lần uống 1 hoàn, chiêu với nước muối loãng; cũng có thể sắc nước uống. Hổ tiềm hoàn: Hoàng bá 150g, Quy bản 120g, Tri mẫu 60g, Thục địa hoàng 60g, Trần bì 60g, Bạch thược 60g, Tỏa dương 45g, Hổ cốt 30g, Cam khương 15g; tất cả nghiền bột mịn, trộn mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng khoảng 10g, Uống lúc sáng sớm và tối, mỗi lần uống 1 hoàn, chiêu với nước muối nhạt hoặc với nước; có thể sắc nước uống. Hữu quy ẩm: Thục địa hoàng 6 - 30g, Sơn dược 6g, Sơn thù du 3g, Câu kỳ tử 6g, Cam thảo 6g, Đỗ trọng 6g, Nhục quế 6g, Chế phụ tử 9g; sắc nước uống. . Cây thuốc chữa bệnh Parkinson Bệnh run ở người cao tuổi trong Y học cổ truyền tương đương với bệnh Paskinson và hội hứng Paskinson trong Y học hiện đại. Bệnh tiến triển. cứng. Đây là kết quả của bệnh trạng từ suy hư đã chuyển sang thương tổn. Phép chữa là bổ ích tinh huyết, dùng bài thuốc Đại bổ âm hoàn, Hổ tiềm hoàn, Hữu quy ẩm. Các bài thuốc: Đại bổ âm hoàn:. gầy, chất lưỡi đỏ sậm hoặc hơi sậm, ít rêu, mạch tế sác hoặc trầm tế; bệnh thường đã trên 3 năm. Cơ chế sinh bệnh của bệnh cơ bản của thời kỳ này là can thận hư tổn, tinh huyết thiều nguồn.

Ngày đăng: 22/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan