Báo cáo nghiên cứu khoa học " Vinh - Trung tâm Khoa học & Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ " ppt

5 324 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Vinh - Trung tâm Khoa học & Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vinh - Trung tâm Khoa học & Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là một trong những thành phố lớn nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, giao điểm của các tuyến giao thông quan trọng Bắc - Nam và Đông - Tây, là đầu mối gắn với các quốc lộ số 7, 8, 46, 48; có quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam đi qua; có cảng Bến Thủy, gần cảng Cửa Lò; có sân bay Vinh…. Thời gian qua, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ tỉnh Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng nhằm đưa Nghệ An cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp đến năm 2020 và thành phố Vinh trở thành Trung tâm khoa họccông nghệ (KH-CN) vùng Bắc Trung Bộ. Ngày 30/9/2005, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ”, trong đó xác định thành phố Vinh là đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và của vùng Bắc Trung Bộ; trung tâm đào tạo nguồn nhân lực về khoa học - công nghệ, văn hóa, thể thao, y tế vùng; trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ra vào của vùng Bắc Trung Bộ, cả nước và quốc tế. Triển khai thực hiện Quyết định 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Nghị quyết 01/2006/NQ-TU, trong đó phê duyệt nhiều chương trình, đề án có tầm quan trọng chiến lược. Ngày 28/7/2006, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 71/2006/QĐ- UBND phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm khoa học - công nghệ vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2006-2010 và các năm tiếp theo” (sau đây gọi là Đề án công tác - 71). Mục tiêu của đề án là xây dựng được một hệ thống các đơn vị KH-CN chuyên ngành đủ mạnh, nâng dần chất lượng đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề, đẩy nhanh quá trình nâng cấp một số trường cao đẳng lên hệ đại học, trường trung học chuyên nghiệp lên hệ cao đẳng để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực KH-CN, giải quyết các nhiệm vụ KH-CN trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, phấn đấu đến năm 2020, Vinh trở thành Trung tâm KH-CN vùng Bắc Trung Bộ. Để góp phần thực hiện các mục tiêu kể trên, 5 nhóm giải pháp chủ yếu đã được xác định trong đề án đó là: 1. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực KH- CN; 2. Nhóm giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng KH-CN; 3. Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý KH-CN; 4. Nhóm giải pháp về các dự án, đề án ưu tiên; 5. Nhóm giải pháp về vốn. Trong số 05 nhóm giải pháp vừa nêu, nhóm giải pháp về các dự án, đề án ưu tiên có 20 dự án thành phần, với nhu cầu vốn đầu tư đến 648 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực KH-CN trên các lĩnh vực: Công nghiệp - Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Dịch vụ - Thương mại, Thông tin - Truyền thông, Nông - Lâm nghiệp, Thủy sản, Tài nguyên - Môi trường, KH-CN (bao gồm cả Khoa học xã hội và Nhân văn). Sở KH&CN tỉnh được giao làm đơn vị chủ trì đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án công tác - 71. Trong 6 năm qua, Sở KH&CN phối hợp với các Sở, ngành địa phương và tranh thủ sự giúp quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, ngành TW liên quan đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện nội dung của các dự án thành phần; đồng thời đẩy mạnh công tác tham mưu, tư vấn trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động KH- CN trên địa bàn. Các chính sách có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KH-CN của tỉnh phải kể đến là: Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND về Quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng caoNghệ An giai đoạn 2007- 2010; Quyết định số 56/2007/QĐ-UBND về việc bổ sung Điều 9 Quyết định số 88/2005/QĐ-UBND về xét thưởng các công trình sáng tạo KH&CN trên địa bàn Nghệ An; Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH-CN nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa ở Nghệ An; Quyết định số 1332/QĐ-UBND phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường công nghệ giai đoạn 2009- 2010, có tính đến 2015; Quyết định số 65/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định một số chính sách đối với nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, hành chính Nhà nước, sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, xã hội các cấp ở tỉnh Nghệ An. Song song với việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách kể trên, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao tiềm lực KH-CN cho các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH-CN trên địa bàn cơ bản cũng được quan tâm triển khai, sớm hoàn thành, đưa các công trình, cơ sở, phòng thí nghiệm vào hoạt động, đó là: Dự án nâng cấp và phát triển Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 886/QĐ - BNN-XD với tổng mức đầu tư 35 tỷ đồng; Dự án nâng cấp và phát triển Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng Khu IV được phê duyệt với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ đồng; Dự án nâng cấp và phát triển Trung tâm Thú y vùng Bắc Trung Bộ (nay là Cơ sở Thú y vùng III) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt với tổng mức đầu tư 11,250 tỷ đồng; Dự án nâng cấp và phát triển Trung tâm Kiểm định xe cơ giới tại Nghĩa Đàn được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt với tổng mức đầu tư 8,89 tỷ đồng; Dự án nâng cấp và phát triển Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An ngang tầm đơn vị Bắc Trung Bộ được UBND tỉnh phê duyệt với mức đầu tư 11,635 tỷ đồng; Dự án nâng cấp Viện Quy hoạch - Kiến trúc xây dựng Nghệ An ngang tầm đơn vị Bắc Trung Bộ được phê duyệt với tổng mức đầu tư 8,138 tỷ đồng; Dự án nâng cấp và phát triển Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An ngang tầm đơn vị Bắc Trung Bộ được phê duyệt với tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng; Dự án đầu tư cơ sở thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao - công nghệ sinh học trong sản xuất rau an toàn và hoa cao cấp với tổng mức đầu tư 19,5 tỷ đồng. Các dự án đã được phê duyệt, đang triển khai đạt mức độ hoàn thành khối lượng công việc 90-95%, gồm: Dự án nâng cấp Trung tâm Thông tin Khoa học - Công nghệ và Tin học Nghệ An ngang tầm đơn vị Bắc Trung Bộ (gồm trụ sở Trung tâm & Sàn giao dịch Công nghệ và Thiết bị) với tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng; Dự án xây dựng trụ sở làm việc của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn với trụ sở làm việc được phê duyệt gần 20 tỷ đồng; Dự án nâng cấp Đài Khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ với tổng mức đầu tư 54,350 tỷ đồng; Dự án xây dựng và nâng cấp các phòng thử nghiệm - đo lường của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Nghệ An đạt tiêu chuẩn Quốc gia (Vilas) với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng. Các dự án đã được phê duyệt, đang triển khai đạt tiến độ 20-30%, là: Dự án Công viên Công nghệ thông tin Nghệ An; Dự án xây dựng và phát triển Phân viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ với tổng mức đầu tư 31 tỷ đồng; Dự án nâng cấp Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Nghệ An… Các dự án đầu tư nâng cao tiềm lực KH-CN, tăng cường cơ sở vật chất cho các Viện, Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng KH-CN được triển khai quyết liệt, sớm hoàn thành và đi vào hoạt động đã tạo ra bước thay đổi căn bản cho các đơn vị KH-CN: cơ sở hạ tầng được nâng cấp, thiết bị được đầu tư hiện đại, năng lực nghiên cứu ứng dụng KH-CN được nâng lên với quy mô lớn hơn và phạm vi mở rộng, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KH-CN vào sản xuất và đời sống, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và các tỉnh trong vùng. Sau 6 năm thực hiện Đề án “Xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm KH- CN vùng Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2006-2010 và các năm tiếp theo”, hệ thống các đơn vị KH-CN chuyên ngành của Trung ương cũng như của tỉnh được nâng cấp và phát triển, được tăng cường thêm năng lực để giải quyết các nhiệm vụ KH-CN của tỉnh, của vùng. Những gì đã làm được kể trên trong khoảng thời gian không dài (gần 6 năm) là rất đáng trân trọng. Đó là thành quả có được nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của các nhà khoa học, quản lý; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành ở Nghệ An; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ có hiệu quả của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương. Hy vọng trong thời gian tới, các đơn vị KH-CN trên địa bàn thành phố Vinh: các Viện nghiên cứu, các trung tâm vùng, các cơ sở KH-CN của tỉnh tiếp tục quan tâm đổi mới toàn diện cơ chế quản lý hoạt động KH-CN; phát huy, sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đã và đang được đầu tư; phấn đấu vươn lên trở thành các đơn vị KH-CN ngang tầm Bắc Trung Bộ, góp phần đưa thành phố Vinh trở thành Trung tâm KH-CN vùng, đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh Nghệ An và các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ như niềm kỳ vọng của Đảng và nhân dân ở địa phương cũng như Trung ương./. . Vinh - Trung tâm Khoa học & Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là một trong những thành phố lớn nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, giao điểm của các tuyến. lượng công việc 9 0-9 5%, gồm: Dự án nâng cấp Trung tâm Thông tin Khoa học - Công nghệ và Tin học Nghệ An ngang tầm đơn vị Bắc Trung Bộ (gồm trụ sở Trung tâm & Sàn giao dịch Công nghệ và. 71/2006/Q - UBND phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm khoa học - công nghệ vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 200 6-2 010 và các năm tiếp theo” (sau đây gọi là Đề án công tác - 71).

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan