Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long

58 1.1K 10
Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 3 Chương I 4 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 I. Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính 4 1. Khái niệm 5 2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 5 3. Các loại báo cáo tài chính 6 3.1. Bảng cân đối kế toán 7 3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 8 3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 10 II. Nội dung phân tích các báo cáo tài chính 11 1. Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính 11 1.1. Nhóm chỉ số cơ cấu – báo cáo phân tích cơ cấu 11 1.1.1 Cơ cấu tài sản (TS) 11 1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn 13 1.2. Nhóm tỷ số khả năng thanh toán 14 1.2.1. Hệ số thanh toán hiện thời 14 1.2.2. Khả năng thanh toán nhanh 14 1.2.3. Khả năng thanh toán tức thời 14 1.2.4. Khả năng thanh toán lãi vay 15 1.3. Nhóm tỷ số hoạt động 15 1.3.1. Nhóm tỉ lệ hiệu quả hoạt động 16 1.3.2. Nhóm tỉ lệ về khả năng sinh lời 16 1.4. Nhóm tỉ lệ về phân tích rủi ro 19 1.4.1. Rủi ro kinh doanh 19 1.4.2. Rủi ro tài chính 20 1.4.3. Rủi ro thanh khoản 22 1.5. Nhóm tỷ số về khả năng tăng trưởng 22 2. Phương pháp phân tích tài chính Dupont và Dupont mở rộng 24 2.4. Phương pháp phân tích tài chính Dupont 24 2.4.1. Nguồn gốc 24 2.4.2. Nội dung 24 2.5. Phương pháp phân tích tài chính Dupont mở rộng 26 III. Cách sử dụng các tỷ số tài chính 27 1. Định giá chứng khoán 27 2. Xác định hệ số rủi ro  29 3. Xác định chất lượng tín dụng trong phân loại trái phiếu 29 4. Dự đoán khả năng phá sản của công ty 32 CHƯƠNG II 33 ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG (CAN) 33 I. Khái quát chung về Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long 33 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long 33 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long 33 1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 35 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long 35 2.1 Mục tiêu phát triển 35 2.2. Đánh giá vị thế của Công ty 36 II. Phân tích Báo cáo tài chính của CAN 37 1. Bảng cân đối kế toán của CAN. 37 1.1 Phân tích kết cấu Tài sản và nguồn vốn của CAN 43 1.1.1 Nhận xét: 44 1.1.2 Kết luận: 45 1.2. Phân tích khái quát sự biến động về Tài sản và Nguồn vốn 46 1.2.1 Phân tích khái quát sự biến động về Tài sản 47 1.2.2 Phân tích khái quát sự biến động về Nguồn vốn 48 1.3 Phân tích tính ổn định và khả năng tự tài trợ 49 2. Bảng Báo Cáo Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh 50 2.1 Phân tích Kết cấu của BCKQKD 52 2.2 Phân tích Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí: 54 2.3 Phân tích Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh: 55 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp 55 4. Phân tích tình hình tài chính của CAN thông qua các tỷ số 58 4.1 Tỷ số về khả năng thanh toán 58 4.2 Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn 59 4.3 Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động 60 4.3.1 Nhóm tỷ số về hiệu quả hoạt động 60 4.3.2 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời 61 4.4 Phân tích tỷ lệ tăng trưởng của CAN 63 4.5 Định giá CAN trên thị trường 63 5. Kết luận về tình hình tài chính của CAN 63 III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long 64 1. Giải Pháp 64 1.2 Kiến nghị 65 1.2.1 Đối với thị trường nước ngoài 65 1.2.2 Đối với thị trường trong nước 66 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

MỤC LỤC 1.2.2. Khả năng thanh toán nhanh 11 1.2.3. Khả năng thanh toán tức thời 12 1.2.4. Khả năng thanh toán lãi vay 12 1 MỞ ĐẦU Sau hơn hai mươi năm tiến hành Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã những bước tiến dài trên tất cả mọi lĩnh vực, từ nông nghiệp cho tới công nghiệp và dịch vụ. Mở cửa nền kinh tế giúp cho các doanh nghiệp hội được học hỏi và nâng cao vị thế của mình thông qua quá trình hợp tác, liên doanh, liên kết và thậm chí là cả cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Cùng với quá trình này, những bài học kinh nghiệm được đúc rút, những nhu cầu mới được nảy sinh với mong muốn từ phía các doanh nghiệp là không ngừng cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Trong một vài năm gần đây, với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, các doanh nghiệp ngày càng nhiều hội để phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngày càng nhiều các công ty cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã chứng tỏ sức hút của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư cũng như đây là một kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp muốn niêm yết cố phiếu của mình cần rất nhiều điều kiện và một trong số những điều kiện quan trọng là phải các báo cáo tài chính minh bạch và rõ ràng, được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín. Từ đó tạo sở ra quyết định cho nhà đầu tư thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính. Đồng thời phân tích tài chính (PTTC) là một công cụ dễ dàng được áp dụng với nhiều đối tượng và phản ánh trung thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp người phân tích đưa ra những quyết định hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu của việc phân tích các báo cáo tài chính là nhằm đánh giá tình hình hoạt động của công ty thông qua một hệ thống các chỉ số tài chính, từ đó xem xét khả năng tài chính của công ty trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính từ những lý do trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: " Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long" Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra đánh giá về hiệu quả hoạt động của công ty đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường năng lực sản xuất của Ha Long Canfoco. Chương I TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH I. Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính 1. Khái niệm Phân tích báo cáo tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Phân tích các báo cáo tài chính là trọng tâm của phân tích tài chính doanh nghiệp. Nó giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trên sở đó, những người sử dụng thông tin thể nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư hiệu quả. 2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Các đối tượng khác nhau thì phân tích báo cáo tài chính với mục đích khác nhau.  Đối với nhà quản trị doanh nghiệp Mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị doanh nghiệp là lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp hoạt động tốt là doanh nghiệp khả năng sinh lãi cao và thanh toán được các khoản nợ của doanh nghiệp. Như vậy, hơn ai hết, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đủ thông tin để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, hiểu rõ thực trạng tài chính doanh nghiệp. Đây chính sở để nhà quản trị đưa ra những chiến lược, kế hoạch cũng như những quyết định quản lý phù hợp nhằm đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.  Đối với nhà đầu tư Các nhà đầu tư là những người bỏ vốn vào doanh nghiệp, do đó mối quan tâm hàng đầu của họ lại là các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, khả năng sinh lãi. 4 Phân tích báo cáo tài chính cung cấp tất cả thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, nhà đầu tư quan tâm tới phân tích tài chính để tìm kiếm những thông tin cần thiết nhằm đưa ra các quyết định đầu tư an toàn và hiệu quả.  Đối với những người cho vay Những người cho vay thường là các ngân hàng và doanh nghiệp khác. Mối quan tâm chủ yếu của họ là việc nhận biết nhu cầu vay và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt quan tâm tới các tài sản tính thanh khoản cao, từ đó đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự an toàn của các khoản cho vay cũng là một yếu tố được người cho vay cân nhắc khi quyết định cho vay. Do đó, họ cũng rất quan tâm đến vốn chủ sở hữu vì đây là sự đảm bảo cho các khoản vay trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Phân tích báo cáo tài chính giúp những người cho vay đánh giá được khả năng sinh lãi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và mức độ đảm bảo an toàn của khoản cho vay, trên sở đó người cho vay đưa ra quyết định cho vay hay không, cho vay bao nhiêu là đủ, lãi suất bao nhiêu là hợp lý Ngoài ra, phân tích báo cáo tài chính còn là mối quan tâm của các quan quản lý Nhà nước, của những người lao động trong doanh nghiệp Các quan quản lý sử dụng kết quả phân tích chủ yếu với mục đích kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Còn đối với những người lao động, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp gắn liền với cuộc sống của họ; do đó, tình trạng của doanh nghiệp như thế nào cũng được những người lao động hết sức quan tâm. Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính ý nghĩa rất lớn đối với nhiều đối tượng khác nhau, nó giúp những người quan tâm đến doanh nghiệp nhận biết một cách trung thực và toàn diện về tình hình hoạt động, về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Trên sở đó, họ thể đưa ra những quyết định quản lý, quyết định đầu tư, quyết định cho vay tốt nhất. 3. Các loại báo cáo tài chính 5 3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó (thường là ngày cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm), cho biết tổng giá trị tài sản, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm lập. Bảng cân đối kế toán còn cho biết cấu đầu tư tài sản, các chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Dựa vào bảng cân đối kế toán nhà phân tích tài chính thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân đối vốn, khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán doanh nghiệp. Cụ thể theo Chuẩn mực số 21 về trình bày báo cáo tài chính của Việt Nam, bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây : 1. Tiền và các khoản tương đương tiền; 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; 3. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác; 4. Hàng tồn kho; 5. Tài sản ngắn hạn khác; 6. Tài sản cố định hữu hình; 7. Tài sản cố định vô hình; 8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn; 9. Chi phí xây dựng bản dở dang; 10. Tài sản dài hạn khác; 11. Vay ngắn hạn; 12. Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác; 13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; 14. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác; 15. Các khoản dự phòng; 16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số; 17. Vốn góp; 18. Các khoản dự trữ; 19. Lợi nhuận chưa phân phối. 3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập từ hoạt động của công ty qua một thời kỳ kinh doanh. BCKQKD cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng vốn 6 của công ty, đồng thời cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp ngân sách khác. Theo chuẩn mực 21, các khoản mục chủ yếu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; 2. Các khoản giảm trừ; 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; 4. Giá vốn hàng bán; 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ; 6. Doanh thu hoạt động tài chính; 7. Chi phí tài chính; 8. Chi phí bán hàng; 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp; 10. Thu nhập khác; 11. Chi phí khác; 12. Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất); 13. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp; 15. Lợi nhuận sau thuế; 16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất); 17. Lợi nhuận thuần trong kỳ. 3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận của Báo cáo tài chính, phản ánh dòng tiền vào và ra trong từng thời kỳ của doanh nghiệp (thường là ngắn hạn). Nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Các dòng tiền vào, ra trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được chia thành 3 nhóm theo 3 loại hoạt động: + Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 7 Dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp (gồm: Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ; từ doanh thu khác; Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ; Tiền chi trả lãi vay ). Các dòng tiền này cung cấp thông tin bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. + Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Dòng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền (gồm: Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ; Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại; Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại ) + Dòng tiền từ hoạt động tài chính Dòng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là dòng tiền liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các dòng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính gồm: Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu; Tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành; Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn; Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay; Tiền chi trả nợ thuê tài chính; Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu. Nói tóm lại, các Báo cáo tài chính mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi của các chỉ tiêu trong báo cáo này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến 8 những báo cáo còn lại. Để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, nhà phân tích cần phải kết hợp thông tin trong các BCTC để được sự đánh giá chi tiết, cụ thể và chính xác nhất về thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như dự đoán nhu cầu tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. II. Nội dung phân tích các báo cáo tài chính 1. Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính 1.1. Nhóm chỉ số cấu – báo cáo phân tích cấu Báo cáo phân tích cấu là một bảng bao gồm tỷ trọng của những khoản mục của báo cáo tài chính trong đó tất cả các khoản mục của bảng cân đối kế toán được so sánh với tổng giá trị tài sản và tất cả các khoản mục của báo cáo kết quả kinh doanh được so sánh với doanh thu. Các tỷ lệ trong báo cáo phân tích rất hữu ích trong việc so sánh nhanh quy mô giữa hai doanh nghiệp khác nhau và kiểm tra các xu hướng trong nội bộ một công ty. 1.1.1 cấu tài sản (TS) Để đánh giá trình độ sử dụng vốn (TS) của DN, các nhà phân tích nghiên cứu về bố trí cấu TS. Tỷ số này sẽ trả lời câu hỏi: trong một đồng vốn mà DN sử dụng, bao nhiêu đầu tư vào TSNH, bao nhiêu đầu tư vào TSDH. Tùy theo từng loại hình kinh doanh mà tỷ số này ở mức độ cao thấp khác nhau. Nhưng bố trí cấu TS càng hợpbao nhiêu, thì hiệu quả sử dụng vốn càng tối đa bấy nhiêu. Bố trí cấu TS lệch làm mất cân đối giữa TSNH và TSDH dẫn đến thừa hay thiếu một loại TS nào đấy. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản = Giá trị của từng bộ phận tài sản x 100 Tổng số tài sản Việc phân tích cấu TS chỉ căn cứ vào sự thay đổi tăng hay giảm về giá trị mà đánh giá tốt hay xấu thì vẫn chưa đủ mà còn phải căn cứ vào tỷ trọng của TS đó 9 trong tổng TS. Lượng giá trị TS của một loại TS cuối kỳ so với đầu năm mà tăng nhưng các TS khác thể: cũng tăng nhưng với tốc độ nhanh hơn thì xét về tổng thể tỷ trọng TS đó lại giảm xuống. Hoặc ngược lại, thì tỷ trọng của TS đó lại tăng lên. Để kết luận chính xác và đầy đủ thông qua sự biến động của hai loại vốn trên phải căn cứ vào thực trạng kinh doanh cũng như tình hình sử dụng vốn của DN. Ta cần lập bảng phân tích sau: Bảng phân tích cấu TS Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư dài hạn V. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản Việc lập bảng cấu TS cho phép ta phân tích được sự biến động của từng khoản mục TS cả về số tương đối và số tuyệt đối trong tổng TS hiện của DN. 1.1.2. cấu nguồn vốn Phân tích theo nguồn hình thành NV cho biết quy mô, nội dung, tính chất kinh tế của nguồn vốn mà DN đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kết cấu nguồn vốn phải phản ánh trách nhiệm về vật chất và pháp lý của DN. 10 Tương tự như phần cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích cấu nguồn vốn như sau: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm S ố tiền T ỷ trọng % S ố tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn Sau khi phân tích cấu TS, cấu NV cho phép chúng ta kết luận sau: Việc phân bổ vốn như vậy đã hợp lý chưa? Tình hình đầu tư như thế nào? Khả năng huy động của DN ra sao? Nguồn vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả đã hợp lý chưa? DN cần khắc phục gì trong thời gian tới? Tuy vậy, để đánh giá tình hình TC của DN như thế còn chưa đủ, để kết luận chi tiết, chính xác hơn ta cần đi phân tích tiếp nhóm chỉ tiêu sau đây. 1.2. Nhóm tỷ số khả năng thanh toán 1.2.1. Hệ số thanh toán hiện thời Tài sản lưu động Hệ số thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện thời thường được sử dụng để xem xét khả năng thanh toán nợ khi đến hạn thanh toán của công ty. Ở đây, nợ ngắn hạn được sử dụng làm mẫu số bởi vì chúng là những khoản nợ cần phải thanh toán gấp trong vòng 1 năm. 1.2.2. Khả năng thanh toán nhanh 11 [...]... tổng tài sản 14 Hệ số thanh toán hiện hành 15 Hệ số thanh toán tức thời 16 Tài sản lưu động trên doanh thu CHƯƠNG II ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG (CAN) I Khái quát chung về Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long 1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long Năm 1957, Nhà máy cá hộp Hạ. .. trẻ em của Liên hợp quốc Nhà máy cá hộp Hạ Long Hải Phòng đã được đổi tên thành công ty Đồ hộp Hạ Long Hải phòng năm 1995 Nhiều sản phẩm của công ty được tăng huy chương vàng trong các hội chợ Quốc tế-Việt Nam Sản lượng của công ty từ chỗ vài chục tấn đã tăng lên hàng trăm tấn Đầu năm 1999, Công ty Đồ hộp Hạ Long thành Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long theo quyết định số 256/1998QĐ_TTg của Thủ tướng Chính. .. tác quan trọng - Tạo môi trường nuôi dưỡng và phát triển nhân tài - Trách nhiệm góp phần phát triển cộng đồng - Luôn tạo lợi ích cho cổ đông và thành viên công ty 2.2 Tình hình thị trường của Công ty Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Longcông ty chuyên sản xuất các sản phẩm đóng hộp chế biến từ các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm Công ty cung cấp các sản phẩm này tại thị trường trong nước và thực... đồng quản trị dựa trên các hội đầu tư tiềm năng của công ty Một công ty thể giữ lại thu nhập và tái đầu tư miễn sao tỷ lệ thu nhập dự tính từ các khoản đầu tư đủ bù đắp chi phí vốn của công ty 2 Phương pháp phân tích tài chính Dupont và Dupont mở rộng 2.4 Phương pháp phân tích tài chính Dupont 2.4.1 Nguồn gốc Donaldson Brown (1885-1965) là một chuyên viên cao cấp về tài chính và là giám đốc của. .. động = N 1.4.2 Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là loại rủi ro mà công ty phải đối mặt khi huy động vốn từ các khoản nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty Mức rủi ro tài chính thể chấp nhận được của một công ty phụ thuộc rất nhiều vào rủi ro kinh doanh - Tỉ lệ nợ: Tỉ lệ nợ là các tỉ lệ so sánh tỉ trọng của các khoản nợ với các nguồn vốn khác như vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường và lợi nhuận... đóng hộp, hàng công nghệ phẩm + Nhập khẩu: Các thiết bị, vật tư nghuyên liệu, hóa chất, công nghệ thực phẩm phục vụ sản xuất và kinh doanh Thị trương nước ngoài chủ yếu của Công ty: Singapore, Italia, Australia, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Nga, Trung Quốc, Bắc Mỹ, Nhật Bản và các nước ASEAN 2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long 2.1 Mục tiêu phát triển Mục tiêu của công ty. .. ——————— Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng tài sản Tiếp đó chúng ta sẽ xem xét hạn chế của đòn bẩy tài chính đến công ty thông qua ảnh hưởng của Chi phí trả lãi như một phần của tổng tài sản 23 EBIT Chi phí trả lãi LN trước thuế —————— - —————— = ——————— Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản Ta lại có, LN trước thuế Tổng tài sản LN trước thuế ——————— x —————— = ——————— Tổng tài sản VCSH VCSH Tỷ số này... sở hữu  Hệ số + Độ lệch chuẩn của doanh thu + Độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động + Độ lệch chuẩn của thu nhập ròng + Độ lệch chuẩn của ROA  Chỉ số khác + Tổng tài sản + Khối lượng trái phiếu phát hành + Mệnh giá của tất cả các trái phiếu được mua bán của công ty 4 Dự đoán khả năng phá sản của công ty Những nhà phân tích còn rất quan tâm đến việc dùng các tỷ số tài chính để nghiên cứu, xem xét tình... kế toán tài chính để ngăn cản sự gian lận trên thị trường tài chính Sau đó là sự phát triển của “ Kỷ nguyên marketing và quản lý chiến lược”, hiệu quả về chi phí không còn được xem như là chìa khóa của sự thành công Tuy nhiên phương pháp Dupont vẫn được xem là một trong những phương pháp phân tích nhà quản trị quan tâm 2.4.2 Nội dung Phương pháp phân tích tài chính Dupont hay phương pháp phân tích tách... khả năng phá sản của công ty  Các tỷ số tài chính thường được sử dụng trong việc phân tích này gồm: 29 5 Tỷ lệ dòng tiền mặt trên tổng nợ 6 Tỷ lệ dòng tiền mặt trên nợ dài hạn 7 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 8 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 9 EBIT trên tổng tài sản 10 Tổng nợ trên tổng tài sản 11 Giá trị thị trường của chứng khoán trên giá trị sổ sách 12 Tài sản lưu động trên tổng tài sản 13 Thu

Ngày đăng: 21/06/2014, 20:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.2. Khả năng thanh toán nhanh

  • 1.2.3. Khả năng thanh toán tức thời

  • 1.2.4. Khả năng thanh toán lãi vay

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan