chương 5 dựng đoạn

7 384 1
chương 5 dựng đoạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG 5 DỰNG ĐOẠN I. KHÁI NIỆM VỀ ĐOẠN. 1. “Đoạn diễn đạt tương đối trọn một ý và tạo thành bởi nhiều câu liên kết. Trong bài văn, đoạn được nhận biết bằng chỗ thụt đầu dòng và một dấu chấm xuống dòng”. 2. “Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, thường gồm một số câu gắ n bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản”. 3. “Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu diễn đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ thụt lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu ch ấm ngắt đoạn”. Thống nhất 2 điểm : Mỗi đoạn văn : - Diễn đạt một nội dung nhất định (diễn đạt tương đối trọn một ý) - Mở đầu bẳng chỗ thụt đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. II. CẤU TRÚC CỦA ĐOẠN VĂN. 1. Câu mở đoạn, câu thân đoạn, câu kết đo ạn. Xét theo vị trí, ta chia câu trong đoạn 3 thành 3 loại câu mở đoạn, câu thân đoạn và câu kết đoạn. 1.1. Đoạn có đủ 3 loại câu . Đoạn có đủ 3 loại câu là đoạn hoàn chỉnh như một bài văn thu nhỏ. Tương ứng với 3 phần nhập, thân và kết của một bài văn, đoạn hoàn chỉnh có đủ 3 loại câu là câu mở đoạn, câu thân đoạn và câu kết đoạn. 1.2. Đoạn không có đủ 3 loại câu . Là đoạn thiếu 1 hoặc 2 trong 3 loại câu vừa nêu trên. . Thiếu câu mở đoạn . Thiếu câu kết đoạn . Thiếu câu mở đoạn và câu kết đoạn . Thiếu câu thân đoạn 2. Câu chủ đề. Xét theo ý nghĩa, ta chia câu trong đoạn thành 2 loại là câu diễn ý chính và câu diễn ý phụ. Đoạn thường chỉ có 1 câu diễn ý chính gọi là câu chủ đề. (topic sentence) 2 2.1. Đoạn có câu chủ đề ẩn. Câu chủ đề ẩn không được viết ra trong văn bản mà chỉ được người viết và người đọc hiểu ngầm. Trong trường hợp này, đoạn chỉ có những câu diễn ý phụ có quan hệ đẳng lập với nhau về ý nghĩa. Đoạn có câu chủ đề hiểu ngầm là đoạn chỉ có một loại câu là câu thâu đoạn. 2.2. Đoạn có câu chủ đề hiện . Câu chủ đề hiện là câu chủ đề được viết ra trên văn bản. Người ta thường dùng thuật ngữ câu chủ đề để chỉ loại câu chủ đề hiện này. Câu chủ đề có thể đặt ở đầu đoạn, giữa đoạn hoặc cuối đoạn. III. LIÊN KẾT CÂU. Thông thường giữa các câu phải có sự gắn bó chặt chẽ, sự gắn bó đó sở dĩ có được là nhờ người viết xác lập về mặt nội dung một quan hệ ý nghĩa về mặt hình thức ít nhất một phương thức liên kết. 1. Phương thức liên kết . 1.1. Phương thức lặp . * Lặp từ ngữ : Là phương thức liên kết thực hiện bằng cách lặp lại ở câu thứ hai một số từ ngữ đã xuất hiện ở câu thứ nhất. VD : Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Lặp từ ngữ có tính duy trì chủ đề và nhấn mạnh ý. Cần lưu ý : Phân biệt lặp từ ngữ với tư cách phân biệt lỗi liên kết và lỗi viết văn được coi là lỗi khi lặp làm cho câu văn lủng củng, bộc lộ sự nghèo nàn trong diễn tả. * Lặp cú pháp : (lặp cấu trúc) Là phương thức liên kết thực hiện bằng cách lặp lại ở câu thứ hai cú pháp của câu thứ nhất. VD : Anh lên xe trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư. Các kiểu lặp : + 1. a + b 2. a + b + 1. a + b 2. a / b Lặp đủ Lặp thiếu 3 1.2. Phương thức thế . * Thế đại từ : Là phương thức thực hiện bằng cách dùng ở câu thứ 2 một đại từ để thay thế cho từ hay ngữ, thậm chí có khi thay thế cho toàn bộ câu. VD : Ông cụ không nhìn ra Tnú nữa. Ở chỗ 2 con mắt anh bây giờ là 2 cục lửa. VD : Dân ta một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. * Thế đồng nghĩa : Là phương thức liên kết thực hiện bằng cách dùng các câu thứ 2 một từ hoặc ngữ đã xuất hiện ở câu thứ nhất. VD1 : Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai. VD2 : Người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hy sinh cũng không ít nhiều, không ít : Thế đồng nghĩa phủ định. VD3 : Ông lão há miệng ra khi bị con bò cạp chích. Ông biết thừa là bọn chúng chẳng làm gì ông, nhưng ông vẫn cứ phải ngạc nhiên như vậy (Thế đồng nghĩa miêu tả). VD4 : Trâu đã già, trông xa con vật thật đẹp dáng. (Thế dùng nghĩa lâm thời). Thế đồng nghĩa có tính cách duy trì chủ đề, mặt khác tránh được lỗi lặp. 1.3. Phương thức liên tưởng . * Liên tưởng bộ phận : là phương thức liên kết bằng cách dùng ở câu thứ 2 một từ ngữ chỉ bộ phận mà toàn thể của nó chỉ nói ở câu thứ nhất. VD1 : Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng VD2 : Nguyệt nhìn vết thương cười. Gương mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp. * Liên tưởng toàn thể : Phương thức liên kết bằng cách dùng ở câu thứ 2 một từ ngữ chỉ toàn thể mà bộ phận của nó đã đề cập ở câu thứ nhất. VD : Chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt lại sáng lên. Mái tóc thơm , dày và trẻ trung làm sao ! * Liên tưởng đồng loại : là phương thức liên kết bằng cách dùng ở câu thứ 2 một từ ngữ chỉ cùng 1 loại sự vật để được đề cập ở câu thứ nhất. VD1 : Gà lên chuồng từ lúc nảy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. VD2 : Bộ đội xung phong. Du kích nhào theo. 4 1.4. Phương thức nối. * Nối liên ngữ (nối quan hệ từ) là phương thức nối bằng cách dùng ở câu thứ 2 một từ hoặc ngữ có chức năng nối gọi là liên từ. VD1 : Khi sai nó trả tiền hoặc mua thứ gì. Còn 5, 3 xu hay một vài hào y hay cho nó luôn. Nhưng cho rồi y vẫn thường hay tiếc ngầm ngầm. VD2 : Cô giống cha cô mà cha cô chẳng khôi ngô chút nào. Trái lại mắt ông tròn như hai chấm mực, miệng ông hơi quạu, đôi môi giơ ra tới trước như kình với ai. * Nối luyến tính : Là phương thức liên kết bằng cách dùng ở câu thứ 2 một sự kiện xảy ra sau sự kiện ở câu thứ nhất mà không dùng phương thức nối liên ngữ. VD1 : Dây neo đứt phựt. Con thuyền hết ràng buộc, quay mình trôi phắt. VD2 : Bổng cửa buồng mở phăng ra, rồi lại đóng lại. Nghĩa bước ra. VD3 : Nó khuỵu cẳng. Một củ khoai ở mẹt biến mất. 2. Quan hệ ý nghĩa. 2.1. B ằng chứng : là quan hệ ý nghĩa xuất hiện khi câu thứ 2 nêu lên 1 sự kiện chứng tỏ nhận định ở câu thứ nhất là đúng đắn. VD: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bồn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh lớn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. 2.2. Dẫn chứng : Là quan hệ ý nghĩa khi câu thứ 2 nêu lên 1 sự kiện, 1 tình tiết trong câu văn, trong hàng loạt sự kiện, tình tiết để thuyết phục người đọc ý kiến nêu lên ở câu thứ nhất. VD1 : Hiện nay hình tượng tác giả đang được đặt ra nhưng chưa được thống nhất. Chẳng hạn hình tượng Nguyễn Du trong truyện kiều đến nay chưa được thống nhất. 2.3. Giải thích : Quan hệ ý nghĩa xuất hiện khi câu thứ 2 nêu lên một tập hợp sinh động, cụ thể, dễ hiểu để giải thích cho một vấn đề khó hiểu hơn được nêu lên ở câu thứ nhất. VD: Văn hóa bình thường và tự nhiên khiến ta thường không lưu ý. Điều đó cũng tựa như không khí ở xung quanh ta. 2.4. Định nghĩa . Là sự xác định ở câu thứ 2 nội dung của một khái niệm đã được nêu lên ở câu thứ nhất. 5 VD1 : Một cơ sở nữa để xác định loại thể tự sự và trữ tình. Tự sự là kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách chi tiết có đầu, có đuôi. 2.5. Khái niệm : Là sử dụng câu thứ 2 để đi sâu hơn, chi tiết hơn một vấn đề đã được nêu lên ở câu thứ nhất. VD : Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khỗ mà ngay cả y cũng buồn. 2.6. Nguyên nhân . Là quan hệ ý nghĩa xuất hiện khi câu thứ 2 xuất hiện để giải thích 1 lý do, 1 sự kiện đã nêu câu thứ nhất. VD : Mấy ngày sau võ đài mới bắt đầu. Bởi vì những tay võ kém đã bị lọc hết. 2.7. Kết quả . Là quan hệ ý nghĩa xuất hiện ở câu thứ 2, nêu lên sự kiện nảy sinh do một sự kiện khác đã được đề cập ở câu thứ nhất. VD : Trong mấy triệu người cũng có người thế nầy, người thế khác. Nhưng thế này hay thế khác đều do dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, độ lượng. Ta phải nhận rằng đã là con Hồng cháu Lạc thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. 2.8. Suy luận. Là quan hệ ý nghĩa xuất hiện khi câu thứ 2 nêu lên một nhận định rút ra một sự kiện được đề cập từ câu thứ nhất. VD : Sẩm tối, tiếng súng im hẳn. Thế là tụi giặc không vào sâu trong làng nữa. 2.9. Khái quát . Là quan hệ ý nghĩa xuất hiện khi câu thứ 2 nêu lên một nhận định chung từ một vài sự kiện riêng lẻ được đề cập ở câu thứ nhất. VD : Tuy không khóc nhưng lòng nao nao. Cảnh biệt ly bao giờ chẳng vậy. Khái quát 2.10. Tương phản : Là quan hệ ý nghĩa xuất hiện khi câu thứ 2 nêu lên một sự kiện trái với sự kiện đã được đề cập ở câu thứ nhất. VD : Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi. 2.11. Tương đồng : Là quan hệ ý nghĩa xuất hiện khi câu thứ 2 nêu lên sự kiện được cho là giống với sự kiện đã nêu ở câu thứ nhất. VD : Đứa con chết rồi. Mai cũng chết rồi. 2.12. Song hành : 6 Là quan hệ ý nghĩa giữa câu thứ 1 và 2 khi hai câu nầy có cùng một quan hệ ý nghĩa với 1 câu khác. Câu thứ 3 này có thể được viết ta hay hiểu ngầm. VD : (1) Họ vừa ngố cửa nhặng xị . (2) Đàn bà chửa mà đến nổi cho là lựu đạn giắt trong quần ! (3) Họ đánh vần xong một cái giấy ít nhất phải mất 15 phút, thế mà đứng thấy ai đi qua là hỏi giấy. Song hành Khai tri ển IV. NĂM MẨU ĐOẠN ĐƠN GIẢN : 1. Mẫu căn bản. Mẫu căn bản có 2 câu và 1 quan hệ ý nghĩa MH : VD : Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” (Hồ Chí Minh “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”). 2. Mẫu liệt kê : Liệt kê là kể ra 1 loạt sự vật đồng loại. Mẫu liệt kê có nhiều câu nhưng chỉ có 1 loại quan hệ ý nghĩa là quan hệ song hành. Các câu trong mẫu liệt kê có quan hệ đẵng lập với nhau. Do vậy, mẫu liệt kê luôn có câu chủ đề hiểu ngầm. MH : 3. M ẫu liệt kê có câu chủ đề. Mẫu liệt kê có câu chủ đề có nhiều câu và 2 loại quan hệ ý nghĩa, trong đó quan hệ thứ 1 phải khác song hành và những quan hệ còn lại đều thuộc song hành. MH : 4. Mẫu hỗn hợp liên tục. Mẫu hỗn hợp liên tục có nhiều câu và nhiều loại quan hệ ý nghĩa kết hợp với nhau không theo một trật tự nào hết. 1 2 3 MĐ QHYN MĐ SH SH SH MĐ QHYN # SH SH SH 7 MH : 5. Mẫu hỗn hợp gián đoạn. Mẫu hỗn hợp gián đoạn có nhiều câu và nhiều loại quan hệ ý nghĩa, trong đó có ít nhất 1 quan hệ không trực tiếp liên quan với câu đứng ngang ở trước nó. MH : Tóm lại : Nguyên tắc 1 đoạn có 4 câu : Có 2 câu (1) mẫu cơ bản Chỉ có 1 quan hệ (song hành) (2) mẫu liệt kê Có quan hệ song hành (3) mẫu liệt kê có câu chủ đề và 1 quan hệ khác Câu sau q/hệ (4) mẫu hỗn hợp liên tục ý nghĩa với câu trực tiếp Có nhiều đứng trước quan hệ loại # Có câu q/hệ (5) mẫu hỗn hợp gián đoạn với câu không trực tiếp đứng trước. Kết luận : Ở bước đầu của quá trình rèn luyện cách viết đoạn văn mạch lạc, học viên cần làm quen với mô hình cấu trúc của nh ững mẫu đoạn đơn giản này. Khi giai đoạn luyện tập đã qua, có được 1 kỹ năng thực hành thành thạo và tạo cho mình 1 kỹ thuật hành văn chặt chẽ, chính xác, xúc tích và có màu sắc riêng. BÀI TẬP : - Bài tập về dựng đoạn đoạn số 1, 2, 3 - Bài tập ôn về câu và đoạn. - Bài tập ôn về chữ, từ câu, đoạn. MĐ QHYN QHYN QHYN MĐ QHYN QHYN QHYN Có hơn 2 câu . câu thân đoạn, câu kết đo ạn. Xét theo vị trí, ta chia câu trong đoạn 3 thành 3 loại câu mở đoạn, câu thân đoạn và câu kết đoạn. 1.1. Đoạn có đủ 3 loại câu . Đoạn có đủ 3 loại câu là đoạn hoàn. 1 CHƯƠNG 5 DỰNG ĐOẠN I. KHÁI NIỆM VỀ ĐOẠN. 1. Đoạn diễn đạt tương đối trọn một ý và tạo thành bởi nhiều câu liên kết. Trong bài văn, đoạn được nhận biết bằng chỗ. văn, đoạn hoàn chỉnh có đủ 3 loại câu là câu mở đoạn, câu thân đoạn và câu kết đoạn. 1.2. Đoạn không có đủ 3 loại câu . Là đoạn thiếu 1 hoặc 2 trong 3 loại câu vừa nêu trên. . Thiếu câu mở đoạn

Ngày đăng: 21/06/2014, 16:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan