Kỹ thuật trồng giống hoa Lily Sorbonne. ppt

8 522 5
Kỹ thuật trồng giống hoa Lily Sorbonne. ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật trồng giống hoa Lily Sorbonne. Giống hoa Lily Sorbonne do Viện Nghiên cứu Rau quả và Viện Di Truyền Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhập nội từ năm 2000, được khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất năm 2002-2003. Năm 2006 giống hoa này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tạm thời và cho phép sản xuất thử tại một số tỉnh phía Bắc. Kết quả sản xuất thử trong 3 năm 2006-2008 cho thấy giống hoa Lily Sorbonne vẫn giữ được những đặc tính tốt như trong khảo nghiệm và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Chính vì vậy giống hoa Lily Sorbonne đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức năm 2009 theo Quyết định số 162/QĐ-TT-CLT ngày 04/6/2009. hoaly1 Giống hoa Lily Sorbonne được trồng tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương). * Đặc điểm sinh học, yêu cầu ngoại cảnh: - Đặc điểm sinh học: giống hoa Lily Sorbonne có chiều cao cây từ 85-90 cm, lá to, dài, nhọn (dài 10-12 cm, rộng 3-4 cm), có 5-7 nụ hướng lên trên, màu hoa hồng đậm, có mùi rất thơm, chất lượng hoa tốt. Thời gian sinh trưởng ở vùng có vụ đông lạnh từ 90-95 ngày, vùng có khí hậu ôn đới từ 108-117 ngày; cây hoa có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và ổn định qua các năm, ít bị sâu bệnh gây hại, có khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái khác nhau ở phía Bắc Việt Nam. - Yêu cầu ngoại cảnh: cây hoa Lily Sorbonne ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, trồng hoa vào vụ hè cần che bớt ánh sáng; hoa Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 25-28oC, ban đêm từ 18oC-20oC, dưới 12oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù (không nở được); đất quá khô hoặc nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của hoa Lily, thời kỳ đầu cây hoa cần nhiều nước (độ ẩm đất từ 75-80%), thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn để tránh rụng nụ, thối củ (độ ẩm đất từ 65-70%), độ ẩm không khí thích hợp cho cây hoa sinh trưởng, phát triển là từ 70-85%. * Kỹ thuật trồng: - Xử lý củ giống: Xử lý củ giống trước khi trồng để hạn chế bệnh thối củ bằng thuốc trừ nấm Ridomil Gold pha với tỷ lệ 25g/10 lít nước, hay Daconil pha với tỷ lệ 15g/8 lít nước. Sau đó ngâm củ giống trong dung dịch đã pha khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước rồi đem trồng. - Chuẩn bị đất, giá thể và tiến hành trồng: Lily có thể trồng bằng 2 phương pháp: trồng trên luống và trồng trong chậu; và có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất nhiều mùn, tơi xốp, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, có hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, không chứa mầm bệnh hại. - Phương pháp trồng trong chậu yêu cầu giá thể phải t¬ơi xốp, có khả năng giữ nước tốt. Có thể dùng giá thể gồm: 1/3 đất + 1/3 chất mùn tơi xốp + 1/3 phân chuồng hoai mục. Tốt nhất là hỗn hợp: 1/3 đất trồng lúa + 1/3 mùn sơ dừa + 1/3 phân chuồng, khô đã hoai mục. Chậu để trồng có thể làm bằng chất dẻo hoặc chậu sứ có quy cách tuỳ theo mục đích kinh doanh, thông thường chậu trồng 3 củ hoa Lily có đường kính 26 cm và chậu trồng 5 củ có đường kính 35cm. Cách trồng: cho lớp giá thể dầy tối thiểu 8cm vào trong chậu, sau đó tiến hành đặt củ hoa. Lưu ý nếu trồng từ trên 2 củ trong 1 chậu thì mũi củ nên quay ra phía ngoài thành chậu để khi cây mọc lên sẽ thẳng và phân bố đều trên mặt chậu. Đặt củ xong lấp giá thể lên củ có độ dầy từ 8-10 cm và tiến hành tưới đẫm nước. - Phương pháp trồng trên luống: đất được cày bừa kỹ đảm bảo tơi và phẳng, được nhặt sạch cỏ dại. Dùng thuốc Focmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80-1/100 lần phun vào đất với liều lượng 250 l/ha, dùng nilon phủ kín mặt đất, sau 5 - 7 ngày dỡ nilon, phơi đất 10-15 ngày sau đó tiến hành lên luống để trồng hoa Lily, luống rộng từ 1,0-1,2m, cao 25-30cm, rãnh luống rộng 30-35cm. Rạch hàng ngang hoặc hàng dọc sâu 12-15cm, nên tưới nước vào rạch trước khi trồng, sau khi nước ngấm hết, đặt củ giống lên, lấp một lớp đất dày khoảng 8-10 cm (tính từ mặt trên của củ) và ấn nhẹ để củ tiếp xúc tốt với đất. - Kỹ thuật chăm sóc: - Kiểm tra sự phát triển của rễ: Sau trồng 10-15 ngày có thể bới đất ở gần gốc của một số cây để kiểm tra sự phát triển của rễ, nếu thấy rễ trắng ra đều xung quanh gốc là cây sinh trưởng bình thường, nếu không có rễ trắng ra đều xung quanh gốc cây thì cần phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục (lúc này cần phải có sự tư vấn của các nhà khoa học). - Tưới nước: luôn phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng; kinh nghiệm kiểm tra lượng nước tưới vừa đủ: bóp chặt 1 nắm đất sau khi tưới, không thấy nước rỉ ra ngoài tay, đất nắm thành cục, gõ nhẹ vào nắm đất bị vỡ ra; lưu ý khi tưới cây cần tưới ở phần gốc để tránh làm lá và nụ bị ướt; nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới nước cho Lily trong nhà có mái che với chế độ tưới 30 phút/ngày là thích hợp nhất. - Bón phân: Cây hoa Lily không yêu cầu bón nhiều phân. Đặc biệt trong 3 tuần đầu (khi cây cao 10-15 cm) tuyệt đối không được bón bất kỳ một loại phân bòn hoá học nào. Rễ Lily rất nhạy cảm với phân, trong giai đoạn rễ hình thành gặp phân bón nó sẽ bị chết, cây không ra hoa hoặc ra hoa kém chất lượng. Cách bón: + Bón lót: tiến hành bón lót bằng phân chuồng hoai mục (phân lợn hay phân gà) phơi khô với lượng 0,5m3 phân cho diện tích 100m2. + Bón thúc lần 1 sau khi trồng 3 tuần: dùng phân Plant-Soul (20-20-20) tỷ lệ 1 kg/800 lít nước để tưới cho Lily hoặc có thể dùng phân bón Bình Điền (13-13- 13) lượng dùng 2kg/100m2 hòa vào nước để tưới. + Bón thúc lần 2 sau lần một 7-10 ngày: lượng bón là 0,2 kg đạm + 3,0 kg phân Bình Điền (13-13-13) hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống cho cho 100m2. + Bón lần 3 sau lần hai 7-10 ngày khi cây sắp xuất hiện nụ: lượng bón cho 100m2 là 0,3 kg đạm + 4,0 kg phân Bình Điền (13-13-13) + 0,5 kg lân + 1,0 kg Canciluic Nitrate hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống. + Bón lần 4 sau lần ba 7-10 ngày khi cây đang xuất hiện nụ hoa: lượng bón cho 100m2 là 0,2 kg đạm + 4,0 kg phân Bình Điền (13-13-13) + 0,5 kg lân + 0,3 kg kali + 1,0 kg Canciluic Nitrate hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống. + Bón lần 5 sau lần bốn 7-10 ngày: lượng bón cho 100m2 là 4,0 kg phân Bình Điền (13-13-13) + 0,5 kg lân + 0,3 kg kali hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống. + Bón lần 6 sau lần năm 7-10 ngày: lượng bón cho 100m2 là 4,0 kg phân Bình Điền (13-13-13) + 0,4 kg lân + 0,4 kg kali hòa vào nước tưới hoặc rắc đều trên mặt luống. Ngoài việc bón các loại phân trên, có thể dùng phân Plant-Soul (20-20-20) pha tỷ lệ 1kg/600 lít nước, định kỳ 5-7 ngày phun lên lá một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây. - Phòng trừ sâu bệnh: cây hoa Lily chủ yếu gặp các bệnh về nấm và thường bị nhiễm bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, khi cây bị bệnh thì tiến hành sử dụng thuốc Ridomil Gold và Score để phòng trừ. Nên phun định kỳ các loại thuốc này 7- 10 ngày/1 lần để phòng bệnh cho cây. - Điều khiển sinh trưởng và phát triển cho hoa Lily: + Biện pháp rút ngắn thời gian sinh trưởng cho hoa nở sớm: khi đã ấn định thời điểm thu hoạch, nếu trước khi thu hoạch 35 ngày chiều dài nụ hoa vẫn nhỏ hơn 3cm, có thể áp dụng biện pháp tăng nhiệt độ (dùng nilon quây kín và thắp đèn vào ban đêm) hoặc phun chế phẩm Đầu trâu 902 có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của lily từ 3 – 6 ngày và đồng thời giảm tỷ lệ hoa bị thui. Nếu kết hợp cả tăng nhiệt độ và phun chế phẩm Đầu trâu 902 có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của Lily khoảng 8 ngày, qua đó có thể điều khiển nở hoa của lily vào đúng dịp mong muốn. + Biện pháp kéo dài thời gian sinh trưởng cho hoa nở muộn: muốn kéo dài thời gian sinh trưởng của Lily cần áp dụng tổng hợp các biện pháp hạ nhiệt độ, giảm ánh sáng bằng cách che nắng, hạn chế tưới nước. Điều khiển nhiệt độ từ khi trồng đến khi ra hoa bằng các biện pháp sau: dùng lưới đen che bớt ánh sáng để hạ thấp nhiệt độ tối đa cho đất. Đặc biệt trong 3 tuần đầu là giai đoạn phát triển rễ thân, nếu thời tiết nắng nóng dùng 2 lớp lưới đen để che và che cả xung quanh vườn Lily, khi thời tiết mát mẻ chỉ cần một lớp lưới đen là được. Sau khi rễ phát triển khoảng 1cm thì bắt đầu dỡ bớt lưới đen ra để cung cấp thêm ánh sáng cho cây. Khi cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa cần phải mở lưới đen hoàn toàn cho đến khi nụ phát triển hoàn chỉnh tách hoàn toàn khỏi lá. Khi nụ dài 2-3cm gặp trời nắng nóng cần che lưới đen (giảm khoảng 70% ánh sáng). Vào những ngày cường độ ánh sáng yếu, trời âm u thì phải mở lưới ra. Trong thời gian từ 11h-14h nếu trời nóng thì phải che lưới đen lại. Để sản xuất hoa Lily Sorbonne chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cần áp dụng nghiêm chỉnh quy trình kỹ thuật trồng từ khi chuẩn bị hạt giống đến khi thu hoạch. Đồng thời cần đòi hỏi mỗi người nông dân trồng hoa luôn trau dồi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ những nhà khoa học và những người nông dân đã có thâm niên trong nghề trồng hoa Lily. . Kỹ thuật trồng giống hoa Lily Sorbonne. Giống hoa Lily Sorbonne do Viện Nghiên cứu Rau quả và Viện Di Truyền Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. theo Quyết định số 162/QĐ-TT-CLT ngày 04/6/2009. hoaly1 Giống hoa Lily Sorbonne được trồng tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương). * Đặc điểm. phía Bắc Việt Nam. - Yêu cầu ngoại cảnh: cây hoa Lily Sorbonne ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, trồng hoa vào vụ hè cần che bớt ánh sáng; hoa Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa

Ngày đăng: 21/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan