thuyet trinh docx

24 441 0
thuyet trinh docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Khoa Lâm Nghiệp Nhóm I GV:Lê Ngọc Thông Nhóm thực hiện: 11114004-Nguyễn Ngọc Tân (DH11LN) 11114062-Đào Văn Lợi (DH11LN) 11114109-Lê Ngọc Thích (DH11LN) 11114031-Trần Thị Thảo Dung (DH11LN) 11114081-Nguyễn Thị Ngân (DH11LN) 11114073-Hứa Quý Lộc (DH11LN) Mục Lục  Phần I  Giá trị của đa dạng sinh học về kinh tế, xã hội, sinh học…  Phần II  Sự suy thoái về đa dạng sinh học  PhầnIII  Các giai đoạn của quá trình suy thoái Phần I  1)Khái niệm về đa dạng sinh học  Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống’’.  . Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau là:  +Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên trái đất.  +Đa dạng di truyền bao gồm các thành phần các mã di truyền cấu trúc nên cơ thể sinh vật (nucleotides, genes, chromosomes) và sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với nhau. Đa dạng di truyền của loài Keo má trắng Platycercus eximius (ở Úc) thể hiện qua màu sắc và đốm thân. Sơ đồ còn chỉ ra các vùng phân bố của chúng (Nguồn: Richard B Primack).  +Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau.  Rừng mưa nhiệt đới (Tropical rain forests). Nguồn: Botanical society of America  Rừng ôn đới(temperate forests) Nguồn: photo by fred Norris  Cây bụi (Shrubland, Chaparral) Nguồn: Botanical society of Americ  2) Giá trị kinh tế  +Trực tiếp: Là những giá trị được con người trực tiếp khai thác và sử dụng.  -Giá trị sử dụng cho tiêu thụ: Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại sản phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế. Những sản phẩm này không đóng góp gì vào tổng thu nhập quốc dân (GDP), nhưng nếu không có những nguồn tài nguyên này thì con người sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người là protein, nguồn này được lấy từ thịt của động vật  -Giá trị cho sản xuất: Là giá trị bán các sản phẩm thu lượm, khai thác được từ thiên nhiên trên thị trường trong nước và ngoài nước. Sản phẩm này được định giá theo các phương pháp kinh tế tiêu chuẩn và giá được định là giá mua tại gốc, thường dưới dạng sơ chế hay nguyên liệu. Ví dụ, hàng năm tiền thu mua vỏ quế ở Việt Nam khoảng 1 triệu đôla, còn tiền bán các loại thuốc chế biến từ vỏ quế khoảng 2,5 triệu đôla  +Gián tiếp:Những giá trị kinh tế gián tiếp là những khía cạnh khác của đa dạng sinh học mang lại lợi ích cho cả cộng đồng. Những lợi ích này không phải là hàng hoá hay là dịch vụ, không đo đếm được và có khi vô giá nên thường không được tính đến trong quá trình tính toán giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng có vai trò rất quan trọng trong công việc duy trì những sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế quốc gia phụ thuộc.  -Giá trị sinh thái: Là cơ sở tồn tại của sự sống trên trái đất trong đó có con người.Hệ sinh thái rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới. Đa dạng sinh học là nhân tố quan trọng để duy trì các sinh thái cơ bản như: quang hợp của thực vật, điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu, hạn chế sự xói mòn đất, cung cấp oxy cho con người, góp phần tạo các dịch vụ nghỉ ngơi và du lịch sinh thái.  Đa dạng sinh học là cốt lõi đế xác định nguồn gốc sự sống.  -Giá trị giáo dục và khoa học: Con người có thể tìm được rất nhiều thông tin từ thiên nhiên thông qua nghiên cứu khoa học. Nâng cao kiến thức tăng cường giáo dục và tăng vốn sống cho con người. Thông qua nghiên cứu khoa học và giáo dục con người hiểu rõ hơn về giá trị của đa dạng sinh học.  -Giá trị văn hóa và dân tộc học: Đa dạng sinh học còn có nhiều giá trị về văn hóa và dân tộc học mà nó dựa trên nền tảng về đạo đức và kinh tế. Hệ thống giá trị của hầu hết các tôn giáo, triết học và văn hóa cung cấp những nguyên tắc và đạo lí cho việc bảo tồn loài. Con người phải nỗ lực hành động nhằm hạn chế sự tuyệt chủng của loài. Phần II  -Suy thoái đa dạng sinh học là sự mất mát tính đa dạng vốn có của về động vật, thực vật, các loài sinh vật, có trong môi trường tự nhiên từ đó làm giảm chức năng,giá trị của đa dạng sinh học.  -Nguyên nhân:Tự nhiên và con người là 2 nguyên nhân chủ yếu.  +Mất nơi cư trú và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn các loài đến bờ tuyệt chủng của các loài. Do vậy việc bảo vệ nơi cư trú của các loài là hết sức quan trọng.  +Khai thác quá mức: Nhằm thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác. Khi con người còn ít thì tự nhiên còn đủ khả năng để cung cấp nhưng khi số lượng người quá đông thì chúng ta phải khai thác một lượng tài nguyên rất lớn để phục vụ cho nhu cầu. Từ đó ngày càng làm giảm tính đa dạng của sinh học.

Ngày đăng: 21/06/2014, 12:20

Mục lục

    -Sự mất mát do suy thoái đa dạng sinh học:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan