Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè

60 2.1K 9
Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN  Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Công Nghệ Sinh Học Môi Trường thuộc trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM một số cơ quan có thẩm quyền đã giúp đỡ nhiều nguồn tài liệu quý báu cũng như kiến thức có liên quan trong suốt thời gian làm tiểu luận tốt nghiệp học tập tại trường. Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn đến : -Cô Lê Thị Kim Oanh đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian làm luận văn . -Các thầy cô trong phòng thí nghiệm trường đã giúp đỡ em rất nhiều trong công việc . -Các anh chị thuộc trung tâm nghiên cứu ETM đã hướng dẫn tận tình trong việc phân tích lấy mẫu . cuối cùng là tập thể lớp 05ĐSH1. Một lần nữa cho em gởi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô, các anh chị các bạn đã tận tình giúp đỡ đóng góp những ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này . 1 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng có vai trò quyết định trong việc bảo đảm đời sống đối với con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng nhưng do nhận thức còn hạn chế con người chỉ chú ý đến việc khai thác sử dụng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý thức của con người đang làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước. Trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước đáng được xã hôi đặc biệt quan tâm. Thành phố chúng ta vốn rất nhiều kênh rạch, sông ngòi nhưng không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức nên các con kênh này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng gây mất vẻ mỹ quan làm tổn thất rất lớn về tài nguyên nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Kênh Thị Nghè nằm trên địa bàn thành phố cũng là một trong những con kênh hiện đang ô nhiễm nặng nề. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước kênh rạch nói chung tại kênh Thị Nghè nói riêng là việc làm cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Nghiên cứu thực trạng kênh Thị Nghè. - Xây dựng các biện pháp nhằm làm sạch bảo vệ môi trường kênh Thị Nghè. 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Làm sáng tỏ chất lượng nước khu vực kênh Thị Nghè hiện nay trên cơ sở khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá chất lượng nước khu vực này. Từ đó nêu lên nguyên nhân gây ra biến đổi chất lượng nước khu vực. 2 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Qua kết quả nghiên cứu những chỉ tiêu về hóa học, sinh học, làm sáng tỏ hiện trạng về chất lượng nước tại khu vực kênh thị Nghè. 1.4.2. Thực tiễn Những kết quả của đề tài sẽ giúp cho việc nghiên cứu sau này nhằm đề ra các biện pháp làm sạch bảo vệ nguồn nước cũng như khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước sau này. 1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người thực hiện không thể đánh giá toàn bộ chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè mà chỉ khoanh vùng đánh giá một số điểm mà khả năng cho phép từ cầu Thị Nghè đến cầu Điện Biên Phủ trong địa bàn quận 1 quận Bình Thạnh. Về mặt nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm trên kênh Nhiêu Lộc –Thị Nghè bằng các chỉ tiêu vi sinh một số chỉ tiêu hóa lí . Các nội dung nghiên cứu cụ thể: - Tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trên kênh Thị Nghè; - Tìm hiểu các dự án trên đang tiến hành trên kênh Thị Nghè ưu nhược điểm nếu có có thể đề ra các biện pháp giải quyết; 3 Hình 1.1 Bản đồ vùng kênh khảo sát 1.6. KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1. Khối lượng công việc * Thu thập tài liệu: - Các tài liệu về đặc điểm thủy văn của NL-TN - Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, Xã hội NL-TN - Các báo cáo về khoa học về vùng kênh NL-TN * Tiến hành khảo sát ven vùng kênh * Lấy mẫu 4 * Ngoài ra còn sử dụng mẫu phân tích nước từ các đơn vị khác * Các mẫu được phân tích với các chỉ tiêu hóa lý: pH, COD, BOD 5 , mùi vị, chất rắn hòa tan(TDS), độ điện dẫn (EC). Các chỉ tiêu vi sinh: định lượng Coliform, E.Coli, tổng số vi sinh hiếu khí. 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu theo phương pháp chọn lọc. - Phân tích thành phần hóa học của mẫu nước. - Đo pH bằng máy đo pH meter sension 1 của hãng HACH có 2 đầu đo: 1 đo pH 1 đo nhiệt độ. - Đo tổng chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng bằng máy đo độ dẫn EC. - Đo nhu cầu oxy hóa học COD bằng phương pháp dichromate hoàn lưu. - Xác định nhu cầu oxy sinh học BOD bằng phương pháp oxy hóa ướt. Trong đó vi sinh vật sống giữ vai trò oxy hóa các chất hữu cơ CO 2 , H 2 O NH 3 theo phương trình tổng quát sau . C n H a O b N c +(n+a/4-b/2-3c/4) O 2  nCO 2 + (a/2-3c/2) H 2 O + cNH 3 - Định lượng tổng Coliforms bằng phương pháp MPN. Trong môi trường lactose broth (giả định dương tính giả). Sau đó cấy lên môi trường BGBL xác định dương tính thật sau đó định lượng coliform theo bảng MPN. - Định lượng E.Coli bằng phương pháp MPN. Trong môi trường lactose broth (dương tính giả ) sau đó cấy chuyển qua môi trường pepton water xác định dương tính thật sau đó định lượng theo bảng MPN, sau đó xác định sinh hóa. Các 2 phương pháp trên đều là MPN 9 ống. - Tổng số vi sinh hiếu khí bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường PCR ủ 37 0 C trong 24 h. 5 Chương 2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NƯỚC Ô NHIỄM 2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại phát triển của thế giới sinh vật nhân loại trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn. Nước trên trái đất có số lượng rấl lớn. Với trữ lượng nước là 1,45tỷ km 3 bao phủ 71% diện tích trên trái đất, tương đương với một lớp nước dày 2.700 m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt trái đất (bằng 510 x 10 12 m 2 ). Tổng sản lượng nước trên trái đất gồm: 97,5% nước biển (mặn) chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm phần còn lại là những tảng băng trải rộng Bắc Nam cực. sau cùng trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí (Hội đồng Nước thế giới). Nước không ngừng thay đổi trạng thái, tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Nước bốc hơi ngưng tụ thành mưa, nước mưa rơi xuống các ao hồ, thủy vực hoặc tạo dòng chảy ra biển. Nhìn chung đại dương là nơi nhận được lượng mưa, tuyết rơi nhiều nhất; trung bình hàng năm lượng ngưng tụ này trên đại dương lên tới khoảng 990 mm so với 650 - 670 mm trên lục địa. Lượng mưa tuyết rơi hàng năm trên trái đất phân bố không đều, phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, địa hình Hiện nay, sự suy thoái các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến cho nguồn nước sạch đang ngày một giảm sút rất nhanh chóng tại nhiều nơi. Nhận thức về nước là một tài nguyên hữu hạn, cần phải sử dụng một cách tiết kiệm 6 là một nhận thức cơ bản cần phải nhấn mạnh cho tất cả mọi người trong việc sử dụng nước. Nước là một tài nguyên có thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương nếu khai thác sử dụng không hợp lý. Nước trên lưu vực sông có thể tái tạo hàng năm cả về số lượng lẫn chất lượng nhờ chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên. Tuy nhiên, tài nguyên nước trên lưu vực sông cũng rất nhạy cảm dễ bị tổn thương trước các biến đổi xấu đi của các nhân tố môi trường lưu vực. Sự khai thác sử dụng không hợp lý nguồn nuớc có thể làm giảm khả năng tái tạo của nước dẫn đến suy thoái nguồn nước của lưu vực sông. Nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế trong sử dụng phải coi trọng giá trị kinh tế của tài nguyên nước. Con người tuy nhận thức được tầm quan trọng vai trò không thể thiếu của nước đối với cuộc sống, nhưng với nếp nghĩ coi nước là thứ trời cho nên thường sử dụng nước một cách tuỳ tiện lãng phí. Phải trải qua hàng ngàn năm cho đến ngày nay, khi mà nguồn nước tại nhiều nơi đang trở nên khan hiếm có nguy cơ cạn kiệt, đe doạ sự phát triển lâu dài của nhân loại thì con người mới nhận ra giá trị kinh tế đích thực của tài nguyên nước cũng như dầu hoả hay như bất kỳ tài nguyên quý hiếm nào khác thấy rõ trong sử dụng cần phải coi nước như một loại hàng hoá. Đây là nhận thức mới được thế giới khẳng định trong mấy thập kỷ gần đây. Nó làm thay đổi căn bản quan điểm về sử dụng nước ngày nay so với trước đây là cơ sở chủ yếu cho việc xây dựng chiến lược quản lý sử dụng tài nguyên nước trong thế kỷ 21 các thế kỷ tiếp sau nữa. 2.1.1. Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự biến đổi của các thành phần trong nước không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi trường nước là sự suy giảm về chất lượng số lượng của thành phần như các chỉ tiêu lý hóa, đời sống của thùy sinh, gây ảnh hưởng xấu đối với con người sinh vật. 7 Ô nhiễm vi sinh là nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ từ đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh hoặc có hại phát triển, chủ yếu là các vi sinh vật sống trong ruột người. Chúng biến môi trường nước thành môi trường trung gian truyền bệnh gây tác động không tốt đến sức khỏe cộng đồng. 2.2. CÁC CHỈ TIÊU VI SINH Ý NGHĨA 2.2.1. Định lượng Coliform - Coliform là những trực khuẩn gram âm không sinh bào tử hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose, sinh acid là sinh hơi 37 0 C trong 24-48h. Trong thực tế phân tích coliform được định nghĩa là các vi khuẩn có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48h khi được ủ 37 0 C trong môi trường canh lauryl sulphate canh Brilliant green lactose bile salt. Nhóm coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên trong ruột người, động vật. Coliform là nhóm vi sinh vật chỉ thị: số lượng hiện diện của chúng trong nước, thực phẩm. - Coliform chịu nhiệt là những coliform có khả năng lên men lactose sinh hơi trong 24 giờ khi được ủ 44 0 C trong môi trường canh EC. Coliform phân là coliform chịu nhiệt có khả năng sinh indole khi được ủ 24 h 44.5 0 C trong canh trypton. Là 1 thành phần của hệ vi sinh đường ruột người các động vật máu nóng khác, được sử dụng để chỉ thị mức độ vệ sinh trong thực phẩm nước uống . 2.2.2. Tổng số vi sinh hiếu khí Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có sự hiện diện của oxi phân tử. Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện diện trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm. Chỉ số này được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở xem 1 mẫu khuẩn lạc là sinh khối phát triển tử 1 tế bào hiện diện trong mẫu được biểu diễn dưới dạng 1 số đơn vị hình thành khuẩn lạc (colony forminhg unit, CFU). Chỉ tiêu tổng vi sinh vật hiếu khí được dùng để giá chất lượng của mẫu về vi sinh vật. 8 2.2.3. Chỉ số vệ sinh E.coli Trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải vùng du lịch, dịch vụ, khu chăn nuôi vv…. nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trong phân người phân súc vật. Trong đónhiều loài vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, như tả lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Việc xác định tất cả các loài vi sinh vật có trong phân bị hòa tan vào nước, kể cả các vi khuẩn gây bệnh rất khó khăn phức tạp. Trong các nhóm đó người ta chọn e.coli làm vi sinh vật chỉ thị vì: - E.coli đại diện cho nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức độ vệ sinhnhiễm phân hay không nó có đủ tiêu chuẩn lý tưởng cho vi sinh vật chỉ thị. - Nó có thể xác định bằng các phương pháp phân tích vi sinh vật học thông thường phòng thí nghiệm. 2.2.4. Giới thiệu một số vi sinh gây bệnh thường gặp trong nước: - Campylobacter:gây bệnh viêm nhiễm đường ruột, hiện diện khắp nơi đặc biệt là những chỗ có điều kiện vệ sinh kém, là loài vi khuẩn ưa nhiệt. Các triệu chứng ngộ độc do sinh vật này gây ra là đau nhức, tiêu chảy, sốt, đau đầu, khó chịu. Chúng thường lây lan qua nguồn nước thực phẩm. - Shigella spp: Giống shigella thuộc họ vi khuẩn đường ruột, đối tượng lây nhiễm chủ yếu là người động vật. Trong môi trường nước loài này có thể tồn tại hơn 6 tháng. Đây là loài vi khuẩn gây ra bệnh lỵ (tiêu chảy nhẹ đến nặng đặc biệt đối tượng gây bệnh là trẻ em người già). - Streptococci phân: là nhóm vi khuẩn gram dương, hình cầu có đường kính khoảng 1 micromet sống thành từng chuỗi ngắn, được tìm thấy trong ruột người động vật máu nóng. - Pseudomonas aeruginosa: là nguyên nhân gây ra bệnh các vết thương, các bệnh về tai, tiết niệu, hô hấp … 9 - Psesomonas aeruginosa là vi khuẩn hiếu khí gram âm không tạo bào tử hình que kích thước 0,5 x 2 micromet. Tồn tại nồng độ thấp 50 con/gram phân người. Pseusomonas dính bám lên các vật nổi trong nước, có nồng độ cao trong nước thải sinh hoạt >10 5 /100ml, trong nước thải bệnh viện >10 6 /100ml. 2.3. CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC Ý NGHĨA 2.3.1. pH pH là đại lượng đặc trưng cho tính axit hoặc bazơ của nước được tính bằng công thức: pH = - lg [H + ]. 2.3.2. Tổng chất rắn hòa tan (TDS). Nước lôi cuốn hòa tan vô số vật chất hữu cơ vô cơ hoặc các ion kim loại theo dòng chảy. Ngoài các vật thể có kích thước lớn trong phạm vi thấy được của mắt, các vật thể còn lại sau khi nước bốc hơi tạo thành lớp cặn khô dưới đáy cốc được gọi là chất rắn hoà tan. Chất rắn tổng cộng bao gồm các thành phần: chất rắn qua lọc hay chất rắn hòa tan (TDS) chất rắn lơ lửng. Với hàm lượng chất rắn trong nước cao gây bệnh cho người dân, làm tiêu tốn hóa chất trong xử lý nước. Hàm lượng chất rắn khuyến cáo tối đa chỉ đến 1000mg/lthấp nhất là 500mg/l. 2.3.3. Độ dẫn điện Nước tự nhiên là dung môi tốt để hòa tan hầu hết các axit ,bazơ muối vô cơ. 2.3.4. Chỉ số BOD Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn trong việc liên hệ giữa nhu cầu oxy hóa với các hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị ô nhiễm. Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếu khí. Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn. 10 [...]... thể xác định COD để đánh giá mức độ ơ nhiễm 2.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Hiện nay trên thế giới có nhiều các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ơ nhiễm khác nhau nhưng do u cầu khách quan hiện chúng ta đánh giá mức độ ơ nhiễm Vi t Nam nên tơi dùng các tiêu chuẩn Vi t Nam quy định tiêu chuẩn nước về nước mặt nước sơng hồ Đồng thời để thuận lợi cho cơng tác đánh giá, người thực hiện tham khảo thêm tiêu chuẩn... nồng độ Coliform năm nay đã có chiều hướng suy giảm 6.82 lần lúc nước lớn, giảm 1,17 lần lúc nước ròng 32 Đánh giá Từ kết quả phân tích các trạm quan trắc kênh Nhiêu Lộc – Thò Nghè năm 2005 cho thấy chất lượng nước khu vực này bò ô nhiễm hữu cơ vi sinh mức cao Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm hữu cơ 2 trạm LVS ĐBP có xu hướng giảm thông qua nồng độ DO tăng BOD5 giảm, trong khi đó mức độ nhiễm vi. .. 4.2.3 Ô nhiễm vi sinh Coliform đo các trạm LVS ĐBP năm 2005 biến thiên từ 1,3x10 8 – 1,4x109 MPN/100 ml, vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B từ 1,3x10 4 – 1,2x105 lần Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước khu vực này bò ô nhiễm vi sinh rất nặng So với kết quả phân tích năm 2004, mức độ ô nhiễm vi sinh đo cả 2 trạm LVS ĐBP năm 2005 tăng từ 2,4 – 636 lần Cho thấy ô nhiễm vi sinh. .. đầu nguồn Nhiêu Lộc vẫn cao hơn bình thường 3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội: Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chảy qua địa bàn 5 quận huyện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đời sống hoạt động của khu vực này - Quận 1: Phía Bắc giáp quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, lấy kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè làm ranh giới giáp quận 3 lấy đường Hai Bà Trưng đuờng Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới Phía Đơng giáp quận 2,... Cho thấy ô nhiễm vi sinh đo 2 các trạm LVS ĐBP từ năm 2001 – 2005 có xu hướng tăng Hình 4.8 Ô nhiễm vi sinh đo các trạm kênh Nhiêu Lộc -Thò Nghè (2001 – 2005) Ơ nhiễm vi sinh (Coliform) năm 2007-2008: Nồng độ Coliform đo được 2 trạm quan trắc Lê Văn Sĩ Điện Biên Phủ: + Lúc nước lớn đạt: 1.25×106 MPN/100ml + Lúc nước ròng đạt: 1.16×107 MPN/100ml Nồng độ Coliform vượt xa tiêu chuẩn cho phép từ... 2,2 lần So với kết quả phân tích năm 2004, nồng độ BOD5 đo cả 2 trạm LVS ĐBP năm 2005 giảm từ 1,1 – 1,4 lần Hơn nữa, cho thấy nồng độ BOD5 đo các trạm TL AL từ năm 2001 – 2005 có xu hướng giảm Hình 4.6 Nồng độ BOD5 đo các trạm kênh Nhiêu Lộc – Thò Nghè (2001 – 2005) 30 Số liệu đánh giá BOD COD năm 2007-2008: • Nồng độ BOD đo được trên đoạn kênh + Lúc nước lớn đạt trung bình: 24.86 mg/l... hiện tham khảo thêm tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 một số quy chuẩn của Bộ Tài ngun ban hành 11 Chương 3 KHÁI QT VỀ VÙNG KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ 3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN: 3.1.1 Vị trí địa lý: Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè là 1 con kênh Lớn nằm trong khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh Kênh bắt đầu từ quận Tân Bình chảy qua địa bàn các quận Phú Nhuận, quận 3, quận 1 quận Bình Thạnh, kết thúc vảo nhánh sơng... đất TP Vi c xây cất lấn chiếm ven kênh ảnh hưởng đến dòng chảy là nguồn ơ nhiễm quan trọng do chất thải được xả thẳng xuống kênh Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của sơng Sài Gòn do lưu lượng nước thải lớn hơn khả năng thốt của kênh nên nước thải thường bị giữ lại vào mùa khơ gây nên tình trạng hơi thối do khơng có đủ nước vào pha lỗng Do đó tạo nên mơi trường hoạt động cho các vi sinh. .. lớn ) đến 1.03 lần nước ròng Hình 4.4 So sánh pH 2007-2008 4.2.2 Ơ nhiễm hữu cơ (DO, BOD) Nồng độ ơ nhiễm hữu cơ đo được 2 trạm Lê Văn Sĩ Điện Biên Phủ giao động từ 0.3-1mg/l Chứng tỏ nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp 29 Hình 4.5 Nồng độ DO đo các trạm kênh Nhiêu Lộc – Thò Nghè (2001 – 2005) Nồng độ BOD5 đo các trạm LVS ĐBP năm 2005 biến thiên từ 36,6 – 54,9 mg/l, vượt tiêu chuẩn chất... là 8 giờ vào tháng 2, 3 tối thiểu là 5 giờ vào tháng 10 Lượng mây thay đổi trung bình từ 65-80 % vào tháng 7, 8, 9 40 % vào tháng 2 Sấm sét, giơng gió thường có vào mùa mưa khoảng 6,7 ngày/tháng nhưng hiếm xảy ra vào các tháng còn lại 15 - Nhiệt độ khơng khí ít thay đổi giữa các tháng trong năm, biên độ dao động trong khoảng 5 -7 0 C Nhiệt độ trung bình năm là 27 0C Sự chênh lệch nhiệt độ giữa . để đánh giá mức độ ô nhiễm khác nhau nhưng do yêu cầu khách quan và hiện chúng ta đánh giá mức độ ô nhiễm ở Vi t Nam nên tôi dùng các tiêu chuẩn Vi t Nam quy định tiêu chuẩn nước về nước mặt và. làm vi sinh vật chỉ thị vì: - E.coli đại diện cho nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong vi c đánh giá mức độ vệ sinh có nhiễm phân hay không và nó có đủ tiêu chuẩn lý tưởng cho vi sinh vật chỉ thị. -. là một trong những con kênh hiện đang ô nhiễm nặng nề. Do vậy vi c nghiên cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước kênh rạch nói chung và tại kênh Thị Nghè nói riêng là vi c làm cần thiết. 1.2.

Ngày đăng: 21/06/2014, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan