Quản Lý Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn doc

4 392 0
Quản Lý Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Trong thời gian gần đây, huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp bộc pháp dịch bệnh chồi rồng trên nhãn gây thất thu nghiêm trọng. Nếu diện tích nhãn ở Đồng Tháp 5087 ha thì huyện Châu Thành có 3713 ha, trên 80% đang bị bệnh chổi rồng nằm. Nhà vườn hiện rất hoang mang vì nhãn là nguồn thu nhập chính của phần lớn nhà vườn ở huyện. Giai đoạn đầu do chưa nắm rõ nguyên nhân nên nông dân rất lúng túng trong phòng trừ dẫn đến tiến mất tật mang. Rất nhiều nông dân đốn nhãn để chuyển qua trồng cam. Đến nay mặc dù Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã xác định bệnh chồi rồng do vi khuẩn được truyền bởi nhện lông nhung, nhưng nông dân vẫn gặp lúng túng trong công tác phòng trừ. Đây không phải là loại bệnh mới, nó được ghi nhận đầu tiên ở Trung Quốc năm 1941 tại tỉnh Phúc Kiến, 17 huyện/quận/thành phố trồng nhãn của tỉnh này bị thiệt hại từ 20-100%. Sau đó lan qua tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hồng-Kông. Bệnh cũng xuất hiện ở Thái Lan và Brazil (Kitijima et al., 1986; Koizumi et al., 1995; Menzel et al., 1989; So and Zee, 1972; Zhu et al., 1994). Về nguyên nhân gây bệnh, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho bệnh chổi rồng do vi khuẩn, nhưng các nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy bệnh chồi rồng do virus hình que dài 700-1.300 nm (Ye et al. 1990; Chen et al. 2000), trong khi Thái Lan lại cho là do phytoplasma (Chantrasri et al., 1999; Visitpanich et al., 1999). Cả 3 đối tượng này đều rất khó trị. Tại Thái Lan cho thấy tiêm thuốc kháng sinh Pyrrodinimethyl tetracycline (PMT) gần chồi bệnh, bệnh biến mất sau 1-2 tháng (Ungasit et al., 1999). Một cách trị bệnh khác ở Thái Lan hong nóng cành bệnh ban ngày 40°C ban đêm 30°C trong 40-90 ngày giảm bệnh 10-20%, áp dụng trong sản xuất giống sạch bệnh Về môi giới truyền bệnh, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã xác định là nhện lông nhung (Eriophyes dimocarpi). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của nhóm tác giả Trung Quốc (Oirui và ctv., 2003). Nhưng các thử nghiệm tại Trung Quốc cho thấy có thêm bọ xít nhãn (Tessaratoma papillosa) và sâu đục gân lá (Cornegenapsylla sinica) là môi giới truyền bệnh. Bệnh còn xuất hiện trên dây tơ hồng (Cuscuta campestris). Nhưng vậy so với các bệnh bệnh greening trên cam quít chỉ do rầy chổng cánh, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu truyền, bệnh chổi rồng trên nhãn phức tạp hơn vì đến nay trên thế giới phát hiện có ít nhất 3 con côn trùng có khả năng truyền bệnh. Cũng giống như bệnh greening trên cam quít, bệnh chổi rồng truyền mắt ghép. Nhưng nó phát tán nhanh hơn vì còn truyền qua hạt và đang nghi có khả năng truyền bệnh qua hạt phấn, có thể đây là do trong thời gian ngắn, bệnh chổi rồng lây lan nhanh ở các vùng trồng nhãn đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70-80% diện tích trồng nhãn. Dựa trên các hiểu biết về tác nhân gây bệnh, nguồn lây lan và môi giới truyền bệnh cũng như nguyên tắc quản chúng, (Chen et al., 1999b), sáu phương pháp quản dịch hại tổng hợp được đề xuất bao gồm: - Kiểm tra chặt chẽ vùng bệnh, nhất là khâu quản giống, tuyệt đối không sử dụng các vật liệu trong vùng bệnh như hạt, mắt, gốc ghép để nhân giống; - Chọn nhân các giống chống chịu tốt với bệnh. Tại Trung Quốc khuyến cáo giống kháng bệnh như ‘Lidongben’ và ‘Shuinan No. 1’, tại Thái Lan giống Dawn, Việt Nam bước đầu ghi nhận nhãn xuồng cơm vàng, nhãn long ; - Xây dựng vùng sản xuất giống sạch bệnh. Vùng này phải nằm cách ly với các vườn nhãn, nếu là vùng đang bị bệnh chổi rồng do nhện long nhung rất nhỏ không có loại lưới nào chặn được. - Định kỳ phun thuốc trừ côn trùng là môi giới truyền bệnh. Việc phun xịt cần tiến hành đồng loạt để từng hiệu quả phòng trừ, luân phiên thay đổi thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc. Đối với nhện long nhung, phun thuốc lần đầu khi chớm xuất hiện chồi non sau 7 ngày cắt tỉa cành, sau đó phun định kỳ 7 ngày/lần giúp bảo vệ một phần các chồi non và làm giảm mức độ hại của hội chứng trổi rồng trên nhãn so với đối chưng không phun. (Vũ Mạnh Hà và Mai Văn Trị, 2006) Phun hỗn hợp giữa Cypermethrin với Petrolium Spray Oil (PSO) cho hiệu quả phòng trừ cao hơn so với các nghiệm thức sử dụng đơn lẻ một loại thuốc Cypermethrin, Diafenthiuron, Lưu huỳnh và PSO. Việc phun thuốc cần thực hiện đồng loạt để tránh nhện di chuyển - Loại bỏ các nhánh, bông nhãn bị bệnh đem hủy để diệt mầm bệnh và môi giới truyền - Chăm sóc nhãn bằng kỹ thuật bón phân, tưới nước và bồi dưỡng đất (Chen et al., 2001). - Trong các giải pháp, giải pháp nhân nhanh giống chống chịu bệnh chổi rồng. Điển hình tại Thái Lan, giống Dawn được nhân nhanh giống chiếm 85% (Yan Diczbalis 2002) đã giúp Thái Lan khống chế được bệnh, sản lượng nhãn của Thái tăng từ 40.000 tấn năm 1997 lên 230.000 tấn năm 2007 . Quản Lý Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Trong thời gian gần đây, huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp bộc pháp dịch bệnh chồi rồng trên nhãn gây thất thu nghiêm trọng. Nếu diện tích nhãn ở Đồng. đây là lý do trong thời gian ngắn, bệnh chổi rồng lây lan nhanh ở các vùng trồng nhãn đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70-80% diện tích trồng nhãn. Dựa trên các hiểu biết về tác nhân gây bệnh, . so với các bệnh bệnh greening trên cam quít chỉ do rầy chổng cánh, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu truyền, bệnh chổi rồng trên nhãn phức tạp hơn vì đến nay trên thế giới phát hiện có ít

Ngày đăng: 20/06/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan