Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su Phần 5 pptx

4 365 0
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su Phần 5 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su - Phần 5 Chăm sóc vườn cây non Trồng cây phủ đất và diệt cỏ dại Sau khi khai hoang và trồng cao su non, để chống sự thoái hoá đất, giữ nước, giữ màu và để cỏ dại không lấn át cây cao su con, cần phải trồng cây phủ đất và diệt cỏ dại. Người ta thường dùng các cây họ Đậu để phủ đất. Đây là loại cây có khả năng cố định đạm của khí trời do sự cộng sinh của một số vi khuẩn (như Rhizobium) sống trong các nốt sần ở rễ để tăng cường chất dinh dưỡng cho đất. Chẳng những ít cạnh tranh thức ăn và nước đối với cao su, cây họ Đậu còn phủ đất nhanh, cho nhiều chất xanh, bồi bổ thêm chất màu cho đất. Ngoài ra, còn một số cây phủ đất được ưa thích như: + Mắc cỡ không gai: mọc nhanh, cho nhiều chất xanh và nốt sần, khô héo về mùa nắng nhưng hạt lại mọc vào mùa mưa, có tác dụng phục hồi đất. Một số cây phủ đất kém hơn nhưng cải tạo đất tốt và cho nhiều lá xanh dùng để làm phân như: Lục lạc hay sục sạc đậu ma, cốt khí, tràng quả, keo dâu, cây so đũa. Trồng xen hoa màu Trồng cây hoa màu giữa các hàng cao su, vừa giúp bảo vệ đất, vừa cho thu hoạch hoa lợi và lương thực, thực phẩm trong thời kỳ cao su chưa có mủ, chưa che kín đất. Trong 3-4 năm đầu, cây trồng xen chẳng những không gây hại mà còn gián tiếp giúp cao su phát triển tốt, mau được cạo mủ. Các loại cây thường trồng là lúa cạn, bắp, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng (lạc),… Ở Thái Lan, người ta nhận thấy sau 3 năm nếu để cây cỏ mọc tự do, cao su rất dễ suy yếu, phát triển chậm, nhưng nếu trồng xen hoa màu thì chúng phát triển tốt, nhanh cho mủ. Cần tận dụng tối đa mọi diện tích đất trống để kết hợp chăn nuôi và trồng các cây khác; trên sườn dốc ven suối có thể trồng hồ tiêu, càphê, điều, cây ăn quả; đất thấp thì trồng bắp, lúa cạn, khoai lang, rau màu… Diệt cỏ dại Làm cỏ bồn với đường kính 1m quanh gốc cao su sau khi trồng 1 tháng. Tuỳ theo mùa cỏ mọc nhanh hay chậm để xới đất, kéo đất và vun quanh gốc. Nếu cây phủ đất lấn vào vòng tròn nên dọn thật sạch. Khi có cỏ mọc lẫn trong đám cây phủ đất cũng cần diệt cỏ. Có thể sử dụng thuốc MSMA (muối natri của axit mêtan -acxenic) lúc cây dưới 1 tuổi, MSMA+Diuron hoặc Paroquat (khi hệ cỏ dại đã biến đổi). Khi cao su trên một tuổi và thân đã hoá gỗ thì ngoài MSMA, có thể dùng các loại thuốc diệt cỏ mạnh hơn như Dalapon, Glyphosate… Dặm, cắt chồi, tỉa cành Dặm Trong hai năm đầu, thấy cây nào chết, cần dặm bằng những cây đã ghép, cùng tuổi, cùng dòng vô tính đã dự trữ sẵn ở vường ươm. Cắt chồi, tỉa cành Cắt bỏ chồi mọc ở gốc ghép (chồi dại), dùng dao bén cắt các chồi mọc dọc thân cây ghép 2,5 - 3m để thân cây nhẵn nhụi, thuận lợi cho việc cạo mủ. Khi cành lá quá um tùm, tán quá lớn, quá dày, nhất là khi nhánh giòn dễ gãy thì nên tỉa bớt cành, ngay khi cây được 3 tuổi. Bón phân Đối với cây cao su non, chú ý bón nhiều phốt -phát, nhất là ở vùng đất xám, vì lân giúp cây tăng trưởng, nhưng vẫn phải có đủ các yếu tố dinh dưỡng khác như đạm, kali, magiê. Đào rãnh sâu 10-15cm, cách gốc bằng bán kính của tán lá. Trộn phân với đất, chôn vào rãnh. Chú ý làm cỏ sạch trước khi bón. Sau đó xới và ủ gốc, phủ lên một lớp đất để chống hạn, chống cháy. Bón lúc đất đủ ẩm: cuối mùa mưa (tháng 10-12) đủ N, P, K để cây tái tạo vòm lá mới; và đầu mùa mưa (ở miền Nam là tháng 5) thêm Mg và Ca (canxi) cần cho sự tạo mủ. Cây còn nhỏ tăng trưởng tốt thì về sau sản xuất mủ được nhiều. Do đó, bón cho vườn ươm, vườn cây non là cần thiết. Các dòng vô tính tăng trưởng nhanh (PB 235, Av. 2037,…) lúc cây non cần nhiều phân hơn các dòng tăng trưởng chậm (PR 107). Đốn bớt cây Đốn tỉa cây xấu, cong queo, để lại cây có đường vanh lớn, đồng đều; chú ý tỉa sao cho cây có khoảng cách tương đối đều nhau. 1. Đối với cây ghép, tỉa giảm số cây từ 450-550 cây/ha xuống còn 400- 450cây/ha. Tỉa làm 2 lần, lần đầu lúc cây 3 đến 3,5 tuổi, khoảng 8% số cây (35-45 cây), sau đó 1 năm tỉa thêm 10% nữa (54-55 cây). 2. Đối với cây trồng hạt (cây thực sinh), trồng và tỉa nhiều hơn trên mỗi hecta vì vườn không đồng đều, thường trồng 600-700 cây/ha. Loại bỏ 40%, cuối cùng còn khoảng 400 cây/ha. Nếu khéo tỉa, vườn trồng hạt trở nên đồng đều và cho sản lượng tăng 25 - 50% khi cây trưởng thành. . Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su - Phần 5 Chăm sóc vườn cây non Trồng cây phủ đất và diệt cỏ dại Sau khi khai hoang và trồng cao su non, để chống sự thoái hoá. tỉa giảm số cây từ 450 -55 0 cây/ha xuống còn 400- 450 cây/ha. Tỉa làm 2 lần, lần đầu lúc cây 3 đến 3 ,5 tuổi, khoảng 8% số cây ( 35- 45 cây), sau đó 1 năm tỉa thêm 10% nữa (54 -55 cây). 2. Đối với. Trồng xen hoa màu Trồng cây hoa màu giữa các hàng cao su, vừa giúp bảo vệ đất, vừa cho thu hoạch hoa lợi và lương thực, thực phẩm trong thời kỳ cao su chưa có mủ, chưa che kín đất. Trong 3-4 năm

Ngày đăng: 20/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan