Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su Phần 6 docx

3 421 0
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su Phần 6 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su - Phần 6 Bệnh lá Bệnh này khiến lá rụng sớm, làm thời gian nghỉ cạo lâu hơn. Cây non bị bệnh tăng trưởng kém, lâu đến tuổi cạo mủ. Cây gốc ghép bị bệnh phải chờ các tầng lá mới ổn định mới có thể ghép được. Có 4 bệnh lá chính: Bệnh phấn trắng do Oidium heveae gây nên, xuất hiện khi: - Nhiệt độ cao (20-30 độ C). - Độ ẩm không khí trên 80%, đặc biệt ở một số nơi có nhiều sương mù vào buổi sáng. - Đất ẩm, thiếu đạm và kẽm. Ở Việt Nam, do ít khi hội đủ 3 điều kiện này nên bệnh thường không nặng, chỉ xuất hiện khi cây mọc lá non (tháng 2 - 3). Lá bị bệnh rủ xuống, không còn xanh bóng, bìa lá cong queo; mặt dưới có những đám phấn trắng. Bệnh nặng, lá sẽ khô héo và rụng, cây phải mọc lá mới, sản lượng giảm. Hoa cũng có thể bị rụng. Các dòng vô tính dễ mắc bệnh là PB 28/59, PB 5/51, Tj 1 và RRIM 628. Các loại ít mắc bệnh là PR 107, PB 86. Phòng bệnh bằng cách phun bột lưu huỳnh lúc sáng sớm trong những ngày khô ráo, ít gió, lúc cây vừa mọc lá lại, tỉa bỏ cây yếu, cắt cành rủ… Một số nước áp dụng phương pháp ép rụng lá sớm hơn một tháng để cây mọc lại sớm hơn. Cũng có thể phòng bệnh bằng cách phun axit cacodylic hoặc muối natri của axit mêtan -arsenic (MSMA) lên lá cây, sau đó bón phân urê thúc cây mọc chồi non. Bệnh héo đen đầu lá hoặc thán thư (do Colletotrichum gloesporoides gây nên) và bệnh đốm mắt chim (do Helminthosporium heveae gây nên). Hai bệnh này xuất hiện vào mùa mưa trên cây con ở vườn ươm trồng quá dày hoặc trên cây ngoài lô khi trời quá ẩm. Ở bệnh héo đen đầu lá, lá non xuất hiện lỗ viền nâu đỏ, héo dần rồi rụng. ở bệnh đốm mắt chim, lá có những đốm tròn nhỏ (1-3mm) thủng ở giữa, bao quanh bởi một đường viền màu nâu đỏ. Bệnh tuy không làm cây chết nhưng bị suy yếu, lớn chậm. Bệnh lây lan nhanh nên cần phát hiện kịp thời và xử lý bằng cách dùng hỗn hợp Boócđô, thuốc Calixin, Zinep hoặc Manep Bệnh rụng lá mùa mưa (do Phytophatora palmivora P.botryosa hay P. meadii kết hợp gây nên). Lá có đốm nâu đen, có điểm trắng ở giữa; tược non có đốm đen, khô rồi chết, quả non có đốm đen, khô và rụng. Đặc điểm dễ nhận thấy của bệnh này là xì mủ ở giữa cuống lá. Phòng bệnh bằng cách tỉa bớt cây yếu, cắt cành rủ, chọn giống kháng bệnh, ghép tán bằng các dòng vô tính kháng bệnh. Côn trùng và súc vật phá hại Phần lớn các loài trùng ít phá cao su vì cây có mủ mau đông đặc, sâu bọ không thích ăn vì chứa axit cyanhydric. Tuy nhiên, vẫn còn một số loài cắn phá như: - Mối, dế, bọ dừa: phòng trị bằng cách vệ sinh, dùng thiên địch hoặc các hỗn hợp hydrat cacbon với clo. - Loại hút nhựa, ăn lá có bọ rầy (rệp) rệp bột, sâu ăn lá. - Ốc sên khổng lồ và nhiều loại sên phá cây cao su non bằng cách hút nhựa, mủ. - Trùng dây (tuyến trùng) phá rễ, tác hại nhiều ở cây phủ đất. - Động vật có xương, có vú như: + Chuột túi, sóc, thỏ rừng ăn hạt, cắn phá và gặm vỏ cây cao su non. + Nhím gặm vỏ, nhổ cây con để ăn rễ, cắn đứt cây con, ăn hạt mới nảy mầm. Có thể dùng bẫy sóc và nhím hoặc trị bằng mồi độc. + Khỉ, voi, nai, chồn bay, heo rừng: Ăn cành lẫn rễ, đọt non, làm gãy đổ cây. Trị bằng săn bắn, đầu độc, ngăn cản chúng vào vườn phá hại cây. . Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cao Su - Phần 6 Bệnh lá Bệnh này khiến lá rụng sớm, làm thời gian nghỉ cạo lâu hơn. Cây. bệnh, ghép tán bằng các dòng vô tính kháng bệnh. Côn trùng và súc vật phá hại Phần lớn các loài trùng ít phá cao su vì cây có mủ mau đông đặc, sâu bọ không thích ăn vì chứa axit cyanhydric nhiều loại sên phá cây cao su non bằng cách hút nhựa, mủ. - Trùng dây (tuyến trùng) phá rễ, tác hại nhiều ở cây phủ đất. - Động vật có xương, có vú như: + Chuột túi, sóc, thỏ rừng ăn hạt,

Ngày đăng: 20/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan