Lão nông một đời bền bỉ trồng dừa doc

8 109 0
Lão nông một đời bền bỉ trồng dừa doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lão nông một đời bền bỉ trồng dừa Mê nghề vườn, một lão nông gắn bó gần như trọn cuộc đời với cây dừa. Dù lắm lúc sản phẩm bán rẻ như cho, nhưng ông vẫn không chút nao lòng. Tám mươi tuổi, ông Nguyễn Văn Tư (quen gọi Tư Thợ Bạc), ngụ xã Tân Phú, huyện Châu Thành (Bến Tre) còn khá rắn rỏi. Mỗi đợt thu hoạch, 4ha vườn dừa của ông Tư Thợ Bạc cho từ 6000 - 8000 trái. (Ảnh: D.T.Huy) Khi lái xe honda, lúc đi xe đạp, khỏe trong người thì lội bộ gần 1,5 km để thăm vườn. Đều đặn mỗi ngày giống hệt như công chức, sáu giờ sáng ông đã lên vườn, mười một giờ về nhà nghỉ trưa. Buổi chiều ít lắm ông cũng phải có mặt chăm sóc vườn dừa vài giờ đồng hồ, cho đến khi trời tối mịt mới quay về nhà. Tuổi thơ lang bạt Quê nội của ông ở Vĩnh Kim (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), nhưng ông lại sinh ra trên đất chùa tháp Campuchia. Cha ông sống bằng nghề thợ bạc, lang thang khắp xứ để mưu sinh. Sau này trở về quê Tiền Giang tiếp tục làm nghề, cuộc sống cũng lắm khó khăn. Những năm tháng chiến tranh ác liệt, giai đoạn nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, thấy không thể yên tâm làm ăn, gia đình ông rời bỏ phố chợ Long Định. Họ vượt sông Tiền về quê ngoại ở xã Phú Đức, rồi chuyển lên xã Tân Phú (huyện Châu Thành, Bến Tre) định cư. Năm hai mươi tuổi, ông Tư Thợ Bạc lập gia đình với một cô thôn nữ cùng xã. Đôi vợ chồng trẻ nhà quê, ít chữ, nhưng giỏi nghề nông và nổi tiếng chịu khó, lam lũ làm ăn. Họ bắt đầu cuộc sống tự lập chỉ với đôi bàn tay trắng. Từ làm thuê, đến mướn đất của địa chủ để làm ra hạt lúa, rồi mua lại đất canh tác… Đó là quãng thời gian lao động cật lực trong gần chục năm. Lô đất đầu tiên ông Tư Thợ Bạc mua lại của con ông Huyện Lý rộng 2ha, là đất trồng lúa, chỉ một năm sau ông đã lên liếp lập vườn trồng cây ăn trái. Thời ấy, trên vùng đất phù sa màu mỡ của nhánh sông Hàm Luông quanh năm đầy ắp nước ngọt, có lẽ người ý thức lập vườn đầu tiên không ai khác ngoài ông Tư. Giờ đây, miệt vườn trù phú quê ông (ở cánh Tây huyện Châu Thành), cây cối đã phủ xanh ngút mắt, là một trong số những địa phương trồng cây ăn trái chủ lực của tỉnh. Ngoài nghề vườn, trước đó ông Tư còn làm nghề thợ bạc tại chợ xã Tân Phú, một nghề mà theo ông là “cha truyền con nối”. “Con người có nghề, như chim có cánh” – ông nói. Chính những lúc khó khăn nhất của nghề nông, thì nghề thợ bạc là kế mưu sinh nuôi sống cả nhà và làm ra của cải… Sau 30/4/1975 ông Tư nghĩ hẳn nghề thợ bạc, nhưng ông rất vui vì hiện có cô con gái nối nghiệp. Giai đoạn khởi đầu làm nghề vườn (cách đây hơn 50 năm), vợ chồng ông trồng sầu riêng, mãng cầu, cau xanh, dưới mương thả rau nhút. “Cả bốn thứ này thời đó đều bán có giá, nhất là vào mùa cau nghịch và mãng cầu bán thu huê lợi thiệt thấy ham” - ông Tư kể. Vợ ông cắt rau nhút gánh ra chợ bán mỗi buổi sáng, dư cả tiền mua gạo, thức ăn. Nguồn thu từ vườn cây và nghề thợ bạc của ông, bắt đầu đẻ ra thêm đất. Từ 2ha, nâng lên 4ha, cho đến hôm nay gia đình ông sở hữu ba lô đất tổng cộng gần 7ha, cùng nhiều căn nhà phố, tại chợ xã Tân Phú và trung tâm thành phố Bến Tre… Mơ về một rừng dừa Rừng dừa bạt ngàn phía sau lưng là thành quả cả đời lam lũ của ông Tư. (Ảnh: D.T.Huy) Năm 1972, khi vườn sầu riêng già cỗi, ông chuyển sang trồng dừa. Từ rất lâu, ông có mong ước được sở hữu một rừng dừa sum suê bạt ngàn. Bởi theo ông: “Chỉ có cây dừa mới gắn bó bền lâu với mình. Tuổi càng về già, trồng dừa nhẹ lo hơn các loại cây ăn trái khác, vì không phải tốn nhiều công sức chăm sóc”. Hai lô đất rộng hơn 4ha tại ấp Tân Bắc và Tân Nam của ông hiện có gần 500 gốc dừa. Tính đến nay, vườn dừa đã song hành cùng ông ngót hơn 38 năm. Còn lại là diện tích đất cồn ven sông, trồng cây ăn trái ở ấp Tân Tây. Đứng trước một rừng dừa cao ngất nghễu, trái sai oằn đong đưa theo gió, ông cười đôn hậu: “Bà nhà tui đã mất mấy năm qua. Tuổi già cô đơn, giờ tui chỉ có rừng dừa này là bạn. Một ngày không đi thăm vườn, sống khép mình trong căn phố ngột ngạt, cảm giác buồn và thiếu vắng một cái gì đó rất khó tả”. Ông Tư làm vườn thuộc hàng bài bản. Để nâng thu nhập của vườn dừa, hai bên liếp cặp mé mương, ông trồng dừa theo khoảng cánh nanh sấu, xen kẽ với cây bòn bon. Giữa liếp ông trồng thêm một hàng măng cục thẳng tắp. Măng cụt và bòn bon trong vườn dừa cũng có tuổi xấp xỉ với cây dừa (30 năm). Hai loại cây trồng xen này cho thu nhập tương đương với tổng thu của cây dừa. Ông trầm ngâm, tính toán thật chi ly để khẳng định vị thế của cây dừa Bến Tre đối với đời sống người nông dân. Cây dừa không bỏ một thứ gì, từ lá, thân, trái, thậm chí ngoài cơm dừa, vỏ và gáo dừa cũng có thể thu lợi. Chúng tôi đến tham quan một lô vườn dừa rộng 2ha của ông, dù đang mùa nghịch nhưng cũng thu hoạch bán cho thương lái được 3.500 trái/đợt. Ông ước tính 4ha thu hoạch mỗi đợt cách nhau 1,5 tháng, được khoảng 8.000 trái. Một năm thu hoạch 8 đợt không dưới 60.000 trái. Giá dừa khi trồi khi sụt, tính bình quân cây dừa cho ông thu nhập trên 45 triệu đồng/ha. Cộng gộp thêm hai nguồn thu từ cây bòn bon và măng cụt trồng xen, mỗi hécta vườn dừa của ông Tư Thợ Bạc luôn đạt doanh thu hằng năm từ 60 - 80 triệu đồng. Chăm sóc dừa tơ. (Ảnh: D.T.Huy) Theo ông Nguyễn Văn Tài, Chủ tịch UBND xã Tân Phú, có giai đoạn bà con trong xã rủ nhau đến vườn của ông Tư để chọn mua dừa giống về trồng. Đây cũng chỉ là giống dừa địa phương, nhưng nhờ ông Tư cần cù chăm sóc, cây cho trái sớm, trái rất sai Tấm gương chí thú lao động, biết tiết kiệm để làm nên của cải, sống chan hòa vì tình làng nghĩa xóm của ông Tư, còn là gương mẫu để người dân trong xã giáo dục con cái học tâp noi theo. Vào những năm khó khăn nhất của nghề trồng dừa, hàng loạt diện tích dừa bị đốn hạ để chuyển sang trồng loại cây ăn trái khác. Riêng ông Tư vẫn bền chí. Và ông đã thành công, khi chọn mô hình trồng xen dừa với cây ăn trái đặc sản để nâng cao thu nhập, cố duy trì cây dừa. Tài sản cho con Nhìn dáng ông nhỏ nhắn, vác chiếc gàu tưới cây đi dưới cái nắng nóng mùa khô hạn trong vườn dừa, mới hiểu ông yêu quý cây trái như thế nào. Vạch từng tán lá măng cụt, xem chúng đang kết trái chật kín các đầu đọt, ông nói: “Năm nay măng cụt trúng mùa. Dừa cũng bước vào đợt ra trái non cho vụ thuận. Loay quay bòn bon sẽ đâm bông. Mình chỉ việc chăm sóc phân nước là được. . Lão nông một đời bền bỉ trồng dừa Mê nghề vườn, một lão nông gắn bó gần như trọn cuộc đời với cây dừa. Dù lắm lúc sản phẩm bán rẻ như cho, nhưng. với đời sống người nông dân. Cây dừa không bỏ một thứ gì, từ lá, thân, trái, thậm chí ngoài cơm dừa, vỏ và gáo dừa cũng có thể thu lợi. Chúng tôi đến tham quan một lô vườn dừa rộng 2ha của ông,. nhất của nghề trồng dừa, hàng loạt diện tích dừa bị đốn hạ để chuyển sang trồng loại cây ăn trái khác. Riêng ông Tư vẫn bền chí. Và ông đã thành công, khi chọn mô hình trồng xen dừa với cây ăn

Ngày đăng: 20/06/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan