CÂU RÚT GỌN - CÂU ĐẶC BIỆT - CÂU GHÉP pptx

3 4.4K 17
CÂU RÚT GỌN - CÂU ĐẶC BIỆT - CÂU GHÉP pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU RÚT GỌN - CÂU ĐẶC BIỆT - CÂU GHÉP I. MỤC TIÊU: - HS ôn tập về câu rút gọn, câu đặc biệt, câu ghép. II. NỘI DUNG: I. Câu rút gọn: + Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý. Những câu đó gọi là câu rút gọn. + Trong câu rút gọn có thể chủ ngữ, vị ngữ hay cả chủ ngữ và vị ngữ được lược bỏ. Câu rút gọn giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. + Khi nói chuyện với người lớn tuổi, bậc trên, dùng câu rút gọn phải kèm hô ngữ để biểu lộ thái độ kính trọng, lễ phép. Ví dụ: - Cúc ơi, lớp nào lao động chiều nay ? - Lớp 5A! (câu rút gọn) - Các bạn ấy làm gì ? - Trồng cây ở vườn trường. (câu rút gọn) II. Câu đặc biệt: + Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt. + Chỉ khi cần thiết như: Biểu lộ cảm xúc, tỏ thái độ hay nêu nhận xét về một sự việc, một hiện tượng mới dùng câu đặc biệt. Ví dụ: Mưa. Gió. Bão bùng. III. Câu ghép: + Hai hay nhiều vế câu có quan hệ về ý, ghép lại với nhau gọi là câu ghép. + Trong câu ghép, mỗi về câu thường có đủ chủ ngữ và vị ngữ, diễn đạt một ý trọn vẹn. + Các vế câu được ngăn cách với nhau bằng dấu câu (dấu phẩy, dấu hai chấm …) hoặc bằng quan hệ từ (và, nhưng, nên, …). Ví dụ: Điện bị hỏng nên buổi diễn văn nghệ phải hoãn lại. + Trong câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ thì một từ đi với vế thứ nhất, một từ đi với vế thứ hai. Những cặp từ quan hệ thường dùng: - Vì nên… (nguyên nhân – kết quả). - Nếu thì … (điều kiện – kết quả). - Tuy nhưng (nhượng bộ) - Chẳng (không) những … mà còn (tăng tiến) * Phân loại câu ghép: 1. Câu ghép đẳng lập: Câu ghép đẳng lập là câu ghép có 2 vế câu trở lên, mỗi vế câu diễn đạt một ý không phụ thuộc vào nhau, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, … Ví dụ: - Nước mát lạnh và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể. - Mẹ em là giáo viên còn bố em là bác sĩ - Đất nước ta giàu đẹp; nhân dân ta cần cù. - Mọi người vỗ tay reo lên: Hồ Chủ tịch đã đến. 2. Câu ghép chính phụ: Câu ghép chính phụ chỉ có hai vế câu. Các vế câu có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ. Trong câu ghép chính phụ, một vế nêu ý chính và một vế nêu ý phụ. Mỗi từ chỉ quan hệ trong cặp từ đi với một vế câu ghép. Ví dụ: - Vì đường trơn nên xe phải đi chậm lại. - Nếu em học bài xong thì em được đi chơi. - Tuy bài hôm nay rất nhiều nhưng em vẫn làm xong sớm - Mặc dù mưa rất to nhưng lớp em vẫn đi học đầy đủ. . CÂU RÚT GỌN - CÂU ĐẶC BIỆT - CÂU GHÉP I. MỤC TIÊU: - HS ôn tập về câu rút gọn, câu đặc biệt, câu ghép. II. NỘI DUNG: I. Câu rút gọn: + Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược. tượng mới dùng câu đặc biệt. Ví dụ: Mưa. Gió. Bão bùng. III. Câu ghép: + Hai hay nhiều vế câu có quan hệ về ý, ghép lại với nhau gọi là câu ghép. + Trong câu ghép, mỗi về câu thường có. hiểu đúng ý. Những câu đó gọi là câu rút gọn. + Trong câu rút gọn có thể chủ ngữ, vị ngữ hay cả chủ ngữ và vị ngữ được lược bỏ. Câu rút gọn giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. + Khi nói

Ngày đăng: 20/06/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan