tiểu luận về luật hành chính của nước việt nam doc

25 6.6K 110
tiểu luận về luật hành chính của nước việt nam doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Trong quá trình học tập tại giảng đường, thư viện trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM cơ sở Thanh Hóa.Ban giám hiệu nhà trường, khoa kinh tế đã tạo điều kiện liên hệ cho em, sinh viên của trường có được một môi trường tìm hiểu những kiến thức sâu rộng. Em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cảm ơn khoa kinh tế đã tạo điều kiện cho em có một môi trường tốt để tìm hiểu kĩ càng lại những kiến thức đã học. Cụ thể là với môn Pháp luật đại cương do cô:………………………… hướng dẫn. Em xin cảm ơn tới cô:………………………… đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. Cảm ơn cô đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập. Tuy đã có rất nhiều cố gắng và nổ lực trong quá trình làm bài tiểu luận, xong không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu,trình bày và đánh giá.Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô cùng tất cả các bạn đọc. . Xin trân thành cảm ơn! Phần thứ nhất:Những vấn đề chung Ngày nay,việc hiểu biết pháp luật để sống và làm việc theo pháp luật của các thành viên trong xã hội là yêu cầu rất cần thiết;phù hợp với tiến bộ xã hội.Đảng và nhà nước ta đã đặt ra yêu cầu tăng cường giáo dục cho toàn thể mọi ngươi dân.Vì vậy “pháp luật” đang là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội. Từ Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật XHCN nói riêng ,Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều bộ luật ,tiêu biểu như :”luật hành chính” để phục vụ cho đời sống của mọi người dân.Luật hành chính giúp mọi người có được những kiến thức cơ bản về luật pháp hành chính Nhà nước CHXHCN Việt Nam,vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.Hiểu biết được những quy định của pháp luật,tôi và các bạn,chúng ta sẽ có ý thức ,nếp sống lành mạnh hơn,đúng pháp luật hơn.Tuy nhiên,bên cạnh đó.trong xã hội của chúng ta hiện nay co không ít các bạn trẻ không hiểu biết gì về luật hành chính gây ra nhiều rắc rối trong xa hội.Do đó am hiểu luật hành chính là một điều rất cần thiết trong xã hội hiện nay.Vì vậy,tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề “tìm hiểu về luật hành chính của nước CHXHCN Việt Nam” để làm đề tài cho bài tiêu luận kết thúc môn pháp luật đại cương của mình. Sau đây là những nội dung được tìm hiểu. Phần thứ hai:Nội dung nghiên cứu. CHƯƠNG I - Luật hành chính và khoa học luật hành chính A. Luật Hành chính là ngành luật về tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước I - Khái niệm về Luật hành chính 1. Khái niệm chung Trong khoa học luật hành chính, thuật ngữ "hành chính" được hiểu là sự quản lý của nhà nước, tức là hành chính công (còn gọi là hành chính nhà nước), xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, là quản lý công vụ quốc gia của bộ máy hành chính nhà nước. 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Những quan hệ xã hội được Luật hành chính điều chỉnh gồm ba nhóm lớn: - Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó quan trọng nhất; - Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án và Viện kiểm sát; Hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước làm nảy sinh nhiều quan hệ xã hội, được tổng hợp lại những nhóm quan hệ xã hội chủ yếu sau đây: - Nhóm thứ nhất: Những quan hệ xã hội nảy sinh giữa cơ quan hành chính cấp trên và cơ quan hành chính cấp dưới trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước; - Nhóm thứ hai: Những quan hệ giữa hai bên đều là cơ quan hành chính cùng cấp, thực hiện các quan hệ phối hợp phục vụ lẫn nhau; - Nhóm thứ ba: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền với một bên là các tổ chức sự nghiệp và tổ chức kinh doanh của các thành phần kinh tế trong xã hội; - Nhóm thứ tư: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền với một bên là các tổ chức xã hội và các đoàn thể nhân dân; - Nhóm thứ năm: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền và một bên là công dân. 3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính Sự điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội trên đây mà Luật hành chính sử dụng chủ yếu bằng phương pháp quyết định một chiều, hay là phương pháp chỉ huy, mệnh lệnh. Nhưng đôi khi chúng ta cũng bắt gặp trong quan hệ pháp luật hành chính phương pháp thoả thuận. ở đây tồn tại sự thoả thuận của các bên tham gia quan hệ. Ví dụ, trong ban hành các quyết định liên tịch (các bên cùng thỏa thuận ra quyết định chung như Thông tư liên bộ, Nghị quyết liên tịch giữa Ban Chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương luật quy định, phải hỏi ý kiến hoặc thoả thuận với cơ quan khác). Ngoài ra, trong hợp đồng hành chính như hợp đồng thực hiện các công dịch hành chính, hợp đồng với công chức ngoại ngạch tuy có sự thoả thuận, nhưng không có sự bình đẳng tuyệt đối về ý chí như trong hợp đồng dân sự, kinh tế. Trong hợp đồng hành chính(1), một bên là cơ quan nhà nước nên có những đặc quyền hành chính, đưa ra những điều kiện mà bên khác trong quan hệ buộc phải tuân theo. Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa: Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước, nói cách khác là các quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Do đó, Luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước. 4. Hệ thống Luật hành chính Luật hành chính không phải là tập hợp máy móc, giản đơn các quy phạm, mà là một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất các nhóm quy phạm có quan hệ hữu cơ với nhau. Các quy phạm Hành chính gồm: các quy phạm vật chất và các quy phạm thủ tục. Các quy phạm vật chất Luật hành chính gồm hai phần: phần chung và phần riêng. Phần chung bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ có tính chất chung, phát sinh trong mọi lĩnh vực, phạm vi quản lý hành chính nhà nước. Các quy phạm của phần chung quy định: - Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, chế độ công vụ và quy chế cán bộ, công chức nhà nước; - Sự tham gia của cá nhân, tổ chức vào tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước; - Hình thức, phương pháp hoạt động của cơ quan, công sở, công chức nhà nước trong thực hiện quyền hành pháp; - Các phương thức kiểm tra, giám sát đối với hệ thống hành chính nhà nước để bảo đảm pháp chế, kỷ luật. II. Nguồn của luật hành chính Việt Nam 1. Khái niệm nguồn của Luật hành chính Việt Nam Xác định nguồn của Luật hành chính Việt Nam tuỳ thuộc vào quan niệm chung về nguồn của pháp luật. Trong các sách, báo khoa học luật học nước ta phổ biến quan niệm coi nguồn của pháp luật là những hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật, nói cách khác là những văn bản pháp luật chứa các quy phạm pháp luật. Từ đó có thể coi nguồn của Luật hành chính là những hình thức biểu hiện bên ngoài của Luật hành chính, nói cách khác là những văn bản pháp luật chứa các quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, trong một số trường hợp còn gồm cả các văn bản hướng dẫn xét xử của Toà án. 2. Phân loại nguồn Luật hành chính Có nhiều cách phân loại nguồn của Luật hành chính. Mỗi cách phân loại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định. - Theo cấp độ hiệu lực pháp lý của văn bản có: + Văn bản luật. + Văn bản dưới luật. - Theo phạm vi hiệu lực có: + Văn bản do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành. + Văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành. - Theo chủ thể ban hành văn bản có: + Văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). + Văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý đối với ngành, lĩnh vực Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân). + Văn bản của cơ quan tổ chức xã hội ban hành để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước khi được Nhà nước uỷ quyền. + Văn bản liên tịch (giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức xã hội ). + Văn bản do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành trực tiếp liên quan tới hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 3.Hệ thống hoá nguồn Luật hành chính Hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính là hoạt động nhằm chấn chỉnh các quy định của Luật hành chính, đưa chúng vào một hệ thống nhất định. Hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính nhằm: Tạo ra một hệ thống văn bản pháp luật hành chính hoàn chỉnh, thống nhất, trong đó vai trò của các đạo luật, pháp lệnh ngày càng quan trọng đối với sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của pháp luật hành chính; làm cho nội dung các quy định của pháp luật hành chính phù hợp với những nhu cầu của quản lý hành chính nhà nước trong nền kinh tế thị trường, có hình thức rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng. Hoạt động hệ thống hoá nguồn của Luật hành chính được thực hiện theo hai phương thức: Tập hợp hoá và pháp điển hoá. III. Luật hành chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam 1. Vai trò của Luật hành chính Vai trò của Luật hành chính thể hiện ở tầm quan trọng của các vấn đề mà nó điều chỉnh: Thứ nhất: các quy phạm hành chính quy định cụ thể các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước XHCN Việt Nam, các hình thức áp dụng cụ thể các nguyên tắc ấy trong tổ chức và hoạt động quản lý cơ chế bảo đảm thực hiện các nguyên tắc ấy. Thứ hai: các quy phạm của Luật hành chính điều chỉnh mọi vấn đề về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Thứ ba: Luật hành chính quy định về cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện công vụ. Cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước là một chủ thể quan trọng của quản lý hành chính nhà nước, trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý hành chính nhà nước. Thứ tư: tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, thu hút nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước là một hình thức quan trọng. Thứ năm: Luật hành chính có vai trò cụ thể hoá, chi tiết hoá quy định của quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời còn quy định bổ sung những quyền và nghĩa vụ mới trong nhiều lĩnh vực. Thứ sáu: Luật hành chính là ngành luật quy định về hành động hành chính. Nó định ra những giới hạn, những hình thức và phương pháp tác động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đối với những đối tượng bị quản lý. Thứ bảy: Luật hành chính còn quy định về tổ chức và hoạt động quản lý hành chính trong các ngành, lĩnh vực Tóm lại, phạm vi điều chỉnh của Luật hành chính rất rộng lớn, bao gồm các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bằng phương pháp điều chỉnh bắt buộc và cấm đoán kết hợp với trao quyền, tạo khuôn khổ pháp lý, Luật hành chính có vai trò to lớn bảo đảm trật tự hoá các quan hệ xã hội và hoạt động phục vụ công cho đời sống công dân. 2. Quan hệ của Luật hành chính với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật a) Luật hành chính có liên quan mật thiết với Luật nhà nước (còn gọi là Luật Hiến pháp) b) Luật hành chính liên quan chặt chẽ với Luật dân sự c) Luật hành chính quan hệ hữu cơ với Luật lao động d) Luật hành chính quan hệ rất chặt chẽ với Luật tài chính e) Luật hành chính liên quan chặt chẽ với Luật hình sự g) Luật hành chính cũng có mối liên hệ với Luật đất đai B - Khoa học luật hành chính Việt Nam I - Quan niệm về khoa học luật hành chính Việt Nam Khoa học Luật hành chính là một ngành khoa học pháp lý chuyên ngành gồm một hệ thống những luận thuyết khoa học, những khái niệm, phạm trù, quan niệm về ngành Luật hành chính, được phân bổ, sắp xếp theo một trình tự lôgic nhất định cấu thành khoa học Luật hành chính. Khoa học Luật hành chính cũng giống như mọi ngành khoa học khác luôn biến đổi phát triển. 1. Đối tượng nghiên cứu Khoa học Luật hành chính Khoa học Luật hành chính có đối tượng nghiên cứu rộng lớn, nhưng chủ yếu là: - Những vấn đề củaluận quản lý hành chính nhà nước có liên quan chặt chẽ tới ngành Luật hành chính - Hệ thống quy phạm luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các ngành và lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. - Vấn đề nội dung pháp lý, cơ cấu, tương quan giữa các yếu tố nội tại của các quan hệ pháp luật hành chính. - Nghiên cứu các chủ thể của Luật hành chính trên cơ sở những quy định của Luật hành chính . - Các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước, quyết định quản lý hành chính nhà nước, thủ tục hành chính, cưỡng chế hành chính nhà nước, trách nhiệm hành chính; - Các phương thức kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước. - Cơ sở pháp luật hành chính đối với tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong các ngành và lĩnh vực như hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. 2. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu khoa học Luật hành chính Phương pháp luận của khoa học Luật hành chính là lập trường xuất phát và quan điểm tiếp cận để nghiên cứu ngành Luật hành chính và những vấn đề quản lý hành chính liên quan trực tiếp với ngành luật đó. Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học Luật hành chính áp dụng các phương pháp nhận thức khoa học cụ thể như: trừu tượng khoa học, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích thuần tuý quy phạm pháp luật so sánh, nghiên cứu xã hội cụ thể (phương pháp xã hội học cụ thể), hệ thống, thống kê, v.v Trong các nguồn của khoa học Luật hành chính, còn có: các bản Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 và các văn bản pháp luật có liên quan; các tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta; các tác phẩm của các luật gia, các nhà hành chính học. Đồng thời, không thể không tham khảo, tiếp thu những yếu tố hợp lý của khoa học Luật hành chính của các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, rằng đó là tri thức chung của nhân loại, nhất là những luận thuyết về tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, về quản lý hành chính như Nhà nước pháp quyền, phân lập các quyền hành chính học phát triển v.v II - Mối quan hệ giữa khoa học luật hành chính và các khoa học xã hội Khoa học Luật hành chính có quan hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học pháp lý và khoa học xã hội khác. Các kết luậnluận điểm khoa học củaluận về nhà nước và pháp luật, của khoa học luật nhà nước cũng như những luận điểm, khái niệm, phạm trù của triết học nói chung, kinh tế chính trị học, hành chính học v.v là cơ sở lý luận của khoa học hành chính. Còn khoa học Luật hành chính nghiên cứu bản thân hệ thống quy phạm luật hành chính và các quan hệ mang tính chất tổ chức - pháp lý hành chính trong quản lý hành chính nhà nước, tức là các quan hệ pháp luật hành chính (quan hệ quản lý được các quy phạm luật hành chính điều chỉnh). Hai khoa học có mối quan hệ mật thiết cũng như hệ thống quy phạm luật hành chính liên quan với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bởi quá trình xây dựng tổ chức bộ máy quản lý được điều chỉnh bằng quy phạm luật hành chính, nhưng không thể đồng nhất chúng. Chương II Quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính I - Khái niệm, nội dung và đặc trưng của quy phạm pháp luật hành chính 1. Khái niệm Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, do đó quy phạm pháp luật hành chính là những quy tắc hành vi do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh những quan hệ xã hội cụ thể trong lĩnh vực quản lý của chính nhà nước. Quy phạm luật hành chính là một loại quy phạm pháp luật cũng giống như mọi quy phạm pháp luật khác có tính bắt buộc chung, áp dụng nhiều lần và hiệu lực của chúng không phụ thuộc vào sự áp dụng. 2. Đặc trưng của quy phạm pháp luật hành chính Tính mệnh lệnh được thể hiện trong các quy phạm luật hành chính không giống nhau: - Có loại quy phạm bắt buộc trực tiếp phải hành động hoặc cấm hành động, theo một cách thức nhất định trong một điều kiện nhất định. - Có loại quy phạm cho phép ta lựa chọn một trong những phương án hành vi nhất định do quy phạm đã quy định trước. - Có loại quy phạm trao khả năng hành động theo xét đoán của mình, tức là thực hiện hoặc không thực hiện các hành động do quy phạm đó xác định. II - Cơ cấu quy phạm luật hành chính Cơ cấu quy phạm luật hành chính, cũng như cơ cấu quy phạm pháp luật nói chung, bao gồm hai bộ phận: giả định,quy định và hệ quả Giả định là phần của quy phạm nêu rõ những điều kiện thực tế mà nếu có chúng thì mới có thể thi hành hoặc áp dụng những quy phạm đó. Nó trả lời những câu hỏi: Ai? Khi nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào? Quy định là phần của quy phạm đặt ra quy tắc hành vi, tức là nội dung quyền và nghĩa vụ, trình tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Nó trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Làm như thế nào? Chế tài là phần quy phạm chỉ rõ các biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm phần quy định của quy phạm, nó trả lời câu hỏi: hậu quả gì nếu không làm đúng những quy định của Nhà nước? Song, quy phạm luật hành chính có những đặc điểm riêng. III - Phân loại quy phạm pháp luật hành chính Việc phân loại quy phạm luật hành chính dựa vào nhiều căn cứ khác nhau. 1. Dưới góc độ nội dung và hình thức thủ tục a) Các quy phạm vật chất Luật hành chính gồm các chế định sau: - Về công vụ, công chức nhà nước; - Về địa vị pháp lý hành chính của công dân; - Về hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước; - Về quyết định hành chính nhà nước; - Về cưỡng chế hành chính và trách nhiệm hành chính; - Về kiểm soát đối với hoạt động hành chính; - Về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. b) Các quy phạm thủ tục Luật hành chính Quy phạm thủ tục Luật hành chính là một bộ phận quan trọng của Luật hành chính. Tương ứng với từng loại quy phạm thủ tục hành chính là các loại thủ tục hành chính khác nhau. Có ba nhóm thủ tục hành chính: * Thủ tục hành chính nội bộ * Thủ tục liên hệ hành chính * Thủ tục văn thư 2. Các cách phân loại khác [...]... pháp luật là nguồn của Luật hành chính V - Thực hiện quy phạm luật hành chính Quy phạm luật hành chính được thực hiện dưới các hình thức sau: 1 Tuân thủ quy phạm Luật hành chính Tuân thủ quy phạm luật hành chính là hình thức thực hiện quy phạm Luật hành chính, trong đó các chủ thể kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính cấm Ví dụ: một công dân kiềm chế không thực hiện những hành. .. mà Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, các nghị định về xử phạt hành chính ngăn cấm Không thực hiện hành vi vi phạm hành chính nghĩa là công dân đó đã tuân thủ các quy định của các văn bản pháp luật đó 2 Thi hành quy phạm luật hành chính Thi hành quy phạm luật hành chính là hình thức thực hiện quy phạm luật hành chính, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực (làm việc... phạm luật hành chính Sử dụng quy phạm luật hành chính là hình thức thực hiện quy phạm luật hành chính, trong đó chủ thể tự do thực hiện hay không thực hiện quyền chủ thể của mình đã được pháp luật hành chính quy định 4 áp dụng quy phạm luật hành chính áp dụng quy phạm luật hành chính là hoạt động ban hành các văn bản cá biệt để giải quyết những việc cụ thể - cá biệt trên cơ sở quy phạm luật hành chính. .. xử phạt hành chính, còn phòng ngừa chung là phòng ngừa các vi phạm pháp luật từ những cá nhân khác II - Vi phạm hành chính 1 Các dấu hiệu của vi phạm hành chính Dựa vào các dấu hiệu pháp lý đó để xác định một hành vi nào đó là vi phạm hành chính + Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ hành vi đó được thực hiện ngược lại với quy định của pháp luật Đó là hành động bị pháp luật hành chính cấm... động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước cò thẩm quyền ,các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế,văn hóa,xã hội Luật hành chính điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Những quan hệ này có thể gọi là những quan hệ chấp hành- Điều hành hoặc những quan hệ quản lý hành chính nhà nước .Luật hành chính do... đối với hoạt động hành chính nhà nước I - Quản lý hành chính nhà nước - đối tượng của hoạt động kiểm soát 1 Cơ sở của hoạt động kiểm soát đối với quản lý hành chính nhà nước Hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước nằm trong mối liên hệ với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, đều chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan khác, hoặc của các tổ chức xã hội, công dân Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động... quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác Việc quy định này nhằm mục đích đảm bảo sự thống nhất của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi toàn quốc Điều 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong... hiện hành động mà pháp luật hành chính buộc phải thực hiện + Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi Những người bình thường đạt tới độ tuổi nhất định đều có khả năng điều khiển, nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi, hậu quả của hành vi + Vi phạm hành chínhhành vi bị xử phạt hành chính Đây là dấu hiệu có tính quy kết, vì nhà làm luật quy định những hành vi nào là vi phạm hành. .. phạm hành chính và định ra biện pháp, mức phạt đối với hành vi đó 2 Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính gồm: - Mặt khách quan; - Khách thể; - Chủ thể; - Mặt chủ quan III - Các cơ quan có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì chỉ có Chính phủ... trong xử lý vi phạm hành chính Ngoài thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, còn có các thủ tục áp dụng các biện pháp hành chính khác gồm: thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng; thủ tục đưa vào trung tâm giáo dục, chữa bệnh; thủ tục áp dụng quản chế hành chính Phần thứ ba:Kết luận Tóm lại ,luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những . thống hành chính nhà nước để bảo đảm pháp chế, kỷ luật. II. Nguồn của luật hành chính Việt Nam 1. Khái niệm nguồn của Luật hành chính Việt Nam Xác định nguồn của Luật hành chính Việt Nam tuỳ thuộc. Luật hành chính và khoa học luật hành chính A. Luật Hành chính là ngành luật về tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước I - Khái niệm về Luật hành chính 1. Khái niệm chung Trong khoa học luật. nảy sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Do đó, Luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước. 4. Hệ thống Luật hành chính Luật hành chính không phải là tập hợp máy

Ngày đăng: 20/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan