Khi mắc bệnh khó tiêu pdf

3 132 0
Khi mắc bệnh khó tiêu pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi mắc bệnh khó tiêu Chứng khó tiêu chức năng hay còn gọi là chứng khó tiêu không có loét. Đây là thuật ngữ dùng để mô tả một hội chứng có đau hoặc đầy tức khó chịu ở vùng thượng vị mà không có tổn thương của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Những yếu tố dẫn đến chứng khó tiêu Cho tới nay, nguyên nhân của bệnh chưa được rõ ràng, nhưng có một số yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới xuất hiện bệnh như: - Rối loạn co bóp dạ dày tá tràng: 30 – 50% những người bị bệnh, quá trình tống thức ăn từ dạ dày xuống ruột của họ bị chậm lại. - Các yếu tố về tâm lý xã hội như: stress, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống cũng làm cho nhiều người mắc bệnh, nhất là trong điều kiện áp lực cuộc sống hiện nay. - Bên cạnh đó, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng là một nguyên nhân rất đáng lưu ý. - Tăng độ nhạy cảm của thần kinh với áp lực trong dạ dày tá tràng. Biểu hiện bệnh cảnh Bệnh cảnh có thể biểu hiện các triệu chứng giống như có loét dạ dày tá tràng hoặc chỉ biểu hiện bằng các rối loạn co bóp. Trong trường hợp bệnh có triệu chứng giống loét dạ dày tá tràng, người bệnh có đau vùng thượng vị, đau khi đói, đau giảm đi khi ăn vào, đau có thể xuất hiện vào ban đêm làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, đau có thể xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày. Một số người bệnh biểu hiện bằng triệu chứng rối loạn co bóp như: bệnh nhân cảm giác ăn nhanh no, sau khi ăn thấy bụng tức nặng, có thể có buồn nôn hoặc nôn oẹ, ợ hơi, đầy trướng ở vùng thượng vị, các triệu chứng tăng lên sau khi ăn làm người bệnh ngại ăn uống. Trong một số trường hợp, bệnh có thể là phối hợp các triệu chứng trên. Điều trị phải tùy nguyên nhân Để điều trị chứng khó tiêu, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân sẽ có cách điều trị tương ứng. Trong trường hợp bị khó tiêu chức năng, chủ yếu là triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, mau no… người ta có thể thử sử dụng các thuốc làm tăng co bóp dạ dày giúp đẩy hơi và thức ăn đi xuống ruột và hạn chế hiện tượng trào ngược. Thuốc thường được dùng là domperidon maleate. Thuốc này cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu và làm cho mau đói bụng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khoảng 5 – 7 ngày, nếu sau đó chứng khó tiêu vẫn không thuyên giảm, chúng ta phải đến bác sĩ để khám bệnh và tìm xem có bệnh thực thể nào gây ra chứng khó tiêu hay không, ví dụ như: viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày… Nếu bệnh nhân bị đau thượng vị, có thể kết hợp các thuốc giảm tiết acid hoặc trung hòa acid dịch vị sẽ làm cho bệnh nhân giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Cũng cần lưu ý, một số thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa nhất là khó tiêu, buồn nôn. Nếu phát hiện các thuốc này gây ra triệu chứng, tốt nhất nên đến bác sĩ để được đổi sang thuốc khác. Không nên dùng kéo dài các thuốc hỗ trợ tiêu hóa như các vitamin, các men tụy vì nếu bổ sung lâu ngày sẽ làm cho các tuyến tiêu hóa của cơ thể “lười” tiết các men, làm cho tình trạng khó tiêu xảy ra lâu hơn . Khi mắc bệnh khó tiêu Chứng khó tiêu chức năng hay còn gọi là chứng khó tiêu không có loét. Đây là thuật ngữ dùng để mô tả một hội chứng có đau hoặc đầy tức khó chịu ở vùng. hơi, khó tiêu và làm cho mau đói bụng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khoảng 5 – 7 ngày, nếu sau đó chứng khó tiêu vẫn không thuyên giảm, chúng ta phải đến bác sĩ để khám bệnh và tìm xem có bệnh. chứng tăng lên sau khi ăn làm người bệnh ngại ăn uống. Trong một số trường hợp, bệnh có thể là phối hợp các triệu chứng trên. Điều trị phải tùy nguyên nhân Để điều trị chứng khó tiêu, trước tiên

Ngày đăng: 19/06/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan